Hoàn thiện giọng nói

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai mà chẳng từng ít nhất một lần trong đời được nghe một chất giọng đẹp và ngọt ngào đến độ chúng ta chỉ thích thú nghe mà không cần biết họ thực sự nói gì. Mặc dù việc rèn luyện âm sắc và cách phát âm hoàn hảo có thể là một nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng một giọng nói đẹp thì bạn có thể đạt được trong thời gian tương đối ngắn. Mọi thứ bạn cần chỉ là một chút hướng dẫn và việc tập luyện chăm chỉ. Vậy thì, nếu bạn muốn phát triển một giọng nói hoàn hảo, hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây.

Các bước[sửa]

Rèn luyện một phong thái tốt khi nói[sửa]

  1. Nói to hơn. Khi bạn nói, điều quan trọng là mọi người phải nghe được, vì vậy hãy nói to lên! Nếu bạn hay nói thầm thì, lẩm bẩm hoặc cúi đầu khi nói, bạn sẽ dễ bị người khác nói át đi hoặc phớt lờ.
    • Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải hét lên, mà bạn nên điều chỉnh âm lượng tùy vào tình huống. Ví dụ, nếu đứng trước đám đông thì bạn cần phải nói to để mọi người nghe rõ.
    • Tuy nhiên nói to trong giao tiếp bình thường hàng ngày là không cần thiết và có thể gây ấn tượng không tốt.
  2. Nói chậm lại. Nói quá nhanh là một thói quen xấu và khiến người nghe khó theo kịp hoặc thậm chí không hiểu bạn nói gì. Điều đó sẽ dễ làm mọi người mất tập trung và không lắng nghe nữa.
    • Do đó, quan trọng là bạn cần điều chỉnh tốc độ bằng cách nói chậm hơn và ngắt giọng giữa các câu – điều này giúp nhấn mạnh những điều mà bạn đang truyền đạt, đồng thời cho bạn thời gian để thở!
    • Tuy nhiên bạn cũng không nên nói quá chậm. Nói quá chậm sẽ khiến người nghe cảm thấy đơn điệu, họ có thể mất kiên nhẫn và không tập trung nữa.
    • Tốc độ nói lý tưởng là khoảng 120 đến 160 từ một phút. Tuy nhiên, nếu đang thuyết trình, tốt nhất là bạn nên điều chỉnh tốc độ tùy vào nội dung những gì bạn nói – nói chậm có thể giúp nhấn mạnh một ý, trong khi nói nhanh hơn có thể gây ấn tượng về sự say mê và nhiệt thành.[1]
  3. Phát âm rõ. Nói rõ ràng có lẽ là điều quan trọng nhất trong việc cải thiện giọng nói. Bạn phải thật tập trung từng từ nói ra – phát âm tròn trịa và đúng.
    • Nhớ mở miệng, thả lỏng môi, giữ lưỡi và răng đúng vị trí khi nói chuyện. Điều này còn có thể giúp bạn loại bỏ hoặc sửa được tật nói ngọng nếu có. Có thể ban đầu bạn cảm thấy không quen, nhưng nếu liên tục cố gắng phát âm đúng, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy tự nhiên.[1]
  4. Tập thở sâu. Thở sâu là điều cần thiết để có giọng nói tròn trịa và đầy đặn. Phần đông mọi người thở quá nhanh và nông trong khi nói, kết quả dẫn đến là nói giọng mũi, không tự nhiên.
    • Hơi thở cần phải từ cơ hoành, không phải từ ngực. Để biết mình thở có đúng hay không, bạn đặt nắm tay lên bụng, ngay bên dưới xương sườn cuối cùng – nếu thở đúng, bạn sẽ cảm thấy bụng phồng lên, đồng thời vai nhô lên hạ xuống khi hít thở.
    • Tập thở bằng cách hít sâu để không khí tràn vào đầy bụng. Hít vào trong 5 giây, sau đó thở ra trong 5 giây nữa. Làm quen với phương pháp hít thở này, sau đó cố gắng áp dụng vào cách nói hàng ngày của bạn.
    • Nhớ rằng tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, cằm nâng cao và vai đưa về sau sẽ giúp bạn thở sâu hơn và dễ dàng nói to hơn. Tư thế này cũng tạo vẻ tự tin cho bạn trong khi nói.
    • Cố gắng hít thở sau mỗi câu nói – nếu áp dụng phương pháp thở sâu, bạn sẽ có đủ không khí để nói hết câu kế tiếp mà không phải dừng lại để thở. Điều này cũng giúp người nghe có thể theo kịp những điều bạn đang nói.
  5. Thay đổi âm sắc. Âm sắc của giọng nói thực sự có thể tác động đến chất lượng lời nói của bạn và tác động cả đến người nghe. Nói chung, âm sắc run run, lên xuống thất thường sẽ gây cảm giác hồi hộp, trong khi âm sắc đều đặn nghe bình tĩnh và thuyết phục hơn.[2]
    • Mặc dù không nên thay đổi âm sắc tự nhiên trong giọng nói, nhưng bạn nên cố gắng kiểm soát. Đừng để sự hồi hộp xâm chiếm bạn, và hãy cố gắng tập để có một giọng nói đầy đặn và mượt mà hơn.
    • Bạn có thể tập kiểm soát âm sắc của mình bằng cách ngân nga một giai điệu, hoặc đơn giản đọc to một đoạn văn. Nhớ rằng không phải lúc nào cũng cần giữ âm sắc đều đặn – một số từ nên được nói với âm sắc cao hơn để tạo hiệu quả nhấn mạnh.[3]

Tập nói[sửa]

  1. Tập một số bài luyện thanh. Việc thực hành các bài luyện thanh có thể là một cách hay để phát triển giọng nói tự nhiên của bạn. Thực hành khi đứng trước gương là cách có hiệu quả nhất. Có các kỹ thuật như sau:
    • Cố gắng thả lỏng miệng và dây thanh. Bạn có thể thực hiện bằng cách ngáp to, đưa hàm qua lại, ngân nga một giai điệu và dùng ngón tay nhẹ nhàng mát-xa các cơ ở họng.
    • Gia tăng thể tích và dung lượng hơi thở bằng cách đẩy hết không khí khỏi phổi khi thở ra, sau đó hít sâu vào và giữ trong 15 giây trước khi thở ra.
    • Rèn luyện âm sắc bằng cách hát âm “a”, đầu tiên với âm vực bình thường, sau đó dần dần hạ cao độ. Bạn cũng có thể thực hiện với từng chữ trong bảng chữ cái.[1]
    • Lặp lại nhiều lần các câu líu lưỡi như:
      • Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.
      • Buổi trưa ăn bưởi chua.
      • Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
  2. Tập đọc to. Nhịp điệu và âm lượng là điều cần thiết trong việc tập phát âm.
    • Chọn một đoạn trong sách hoặc tạp chí, hoặc tốt hơn là tìm bài phát biểu nổi tiếng (như bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo) và đọc to lên.
    • Nhớ đứng thẳng, thở sâu và mở to miệng khi nói. Đứng trước gương nếu bạn thấy điều này là hữu ích.
    • Tiếp tục thực hành đến khi bạn hài lòng với giọng nói của mình. Sau đó cố gắng áp dụng kỹ thuật đó khi nói chuyện hàng ngày.
  3. Tự ghi âm. Cho dù đa số mọi người không thích nghe âm thanh giọng nói của mình, nhưng ghi âm lại khi nói là một ý tưởng hay.
    • Việc này có thể giúp bạn tìm ra các lỗi mà bình thường bạn không nhận thấy, chẳng hạn như phát âm sai và các vấn đề về tốc độ nói hoặc âm sắc.
    • Ngày nay hầu như điện thoại nào cũng có chức năng ghi âm mà bạn có thể dùng để nghe lại giọng nói của mình. Bạn cũng có thể dùng máy quay (giúp bạn kiểm tra dáng điệu, giao tiếp bằng mắt và khẩu hình).
  4. Tìm một giáo viên luyện thanh. Nếu thực sự quan tâm đến việc cải thiện giọng nói – để tranh luận, phát biểu hay thuyết trình – thì có lẽ bạn nên tìm đến giáo viên luyện thanh. Họ có thể chỉ ra vấn đề trong giọng nói của bạn và giúp bạn sửa chữa.
    • Học với giáo viên luyện thanh là một ý tưởng tốt nếu bạn nói giọng địa phương hoặc giọng của bạn quá thô và đang cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ. Sửa giọng là một việc khó, do đó tìm một chuyên gia là một việc thực sự hữu ích.
    • Nếu học với giáo viên luyện thanh có vẻ như hơi quá, bạn có thể suy nghĩ tập luyện trước một người bạn hoặc người thân có giọng nói thật rõ ràng. Họ có thể tìm ra vấn đề và sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích. Điều này cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi nói trước mọi người.[4]
  5. Mỉm cười khi nói. Mọi người sẽ ưu ái hơn khi đánh giá bạn và những lời bạn nói nếu giọng của bạn cởi mở, thân thiện và khích lệ (ngược với giọng hung hăng, mỉa mai hoặc đơn điệu).
    • Một cách hay để có giọng nói thân thiện và nồng ấm là mỉm cười khi nói chuyện. Bạn không nên cười toe toét, nhưng chỉ cần hai mép hơi nhích lên là giọng nói của bạn sẽ nghe hấp dẫn hơn – ngay cả khi nói qua điện thoại.
    • Tất nhiên không phải lúc nào mỉm cười cũng thích hợp, nhất là khi bạn đang thảo luận về một vấn đề nghiêm túc. Nhưng hãy nhớ là giọng nói có cảm xúc (dù là bất cứ cảm xúc gì) cũng có thể tạo hiệu ứng kỳ diệu.[5]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu có điều kiện, bạn hãy thực hành các bài tập này trong phòng kín không lót thảm để có thể nghe giọng của mình rõ hơn.
  • Thử các bài tập hát khác nhau, vì đó là cách tuyệt vời để học cách thở đúng và nó cũng là một kỹ thuật thanh nhạc.
  • Nhớ rèn luyện tư thế đúng, vì điều đó là cần thiết cho một giọng nói hay.
  • Khi dây thanh tạo ra âm thanh, bạn phải cảm thấy độ rung trong lồng ngực, lưng, cổ và đầu. Độ rung này sẽ tạo sự cộng hưởng, đem lại âm thanh tròn đầy và ngọt ngào cho giọng nói của bạn. Đây chính là điều bạn đang mong muốn, do đó hãy dành nhiều thời gian để thả lỏng những bộ phận này.
  • Hàm và lưỡi là các bộ phận quan trọng nhất cần phải thả lỏng vì chúng tạo nên khoang cộng hưởng, giống như thùng âm thanh ở đàn ghi ta. Nếu miệng của bạn mím chặt, bạn phải dùng thêm nhiều sức để đạt được âm lượng tương tự. Thả lỏng và chuyển động nhẹ nhàng hàm và môi sẽ giúp giọng nói nghe tự nhiên hơn, bớt căng thẳng hoặc bớt nghẹt.
  • Đừng căng thẳng nếu bạn vẫn chưa hài lòng với giọng nói của mình. Một số giọng nói dễ nhận ra nhất có âm vực trải rộng từ cao đến thấp và tất cả đều ở khoảng giữa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]