Viết một bài phát biểu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có thể một lúc nào đó bạn sẽ phải phát biểu trước đám đông hoặc trong một sự kiện xã hội và việc chuẩn bị cho những dịp như vậy đòi hỏi phải có kế hoạch và soạn thảo trước bài phát biểu. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn chuẩn bị và viết một bài phát biểu tuyệt vời.

Các bước[sửa]

Những điều Căn bản[sửa]

  1. Chọn chủ đề. Một bài phát biểu tốt cần phải tập trung vào một thông điệp cụ thể có liên quan tới sự kiện đó. Nó phải phù hợp với mối quan tâm của thính giả và quan trọng đối với người nghe.
    • Một bài phát biểu tại trường học thường không bị hạn chế, vì vậy hãy chọn một chủ đề mà bạn đam mê. Một bài phát biểu tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc truyền tải nội dung cũng như tâm huyết mà người diễn giả đặt vào đó. Nếu bạn nhiệt tình, khán giả của bạn cũng sẽ như vậy.
  2. Tìm một mục đích hoặc một chính đề. Tại sao bạn lại phát biểu về chủ đề này? ("Giáo viên của tôi bảo tôi làm vậy!" hay "Tôi phải làm vậy" không phải là những lý do hợp lý).
    • Chính đề là nội dung chính mà bạn cần nhấn mạnh. Nếu bạn viết một bài phát biểu về một sự việc diễn ra trong cuộc đời bạn, thông điệp mà bạn muốn gửi gắm là gì? Chủ đề của bạn có thể là một lần bạn suýt chết nhưng chính đề hoặc mục đích của bạn có thể là đồng tình với việc sử dụng dây an toàn. Bạn cần phải đưa ra lý do để chứng minh cho điều đó; "Nó đã cứu sống tôi" là một lý do mà không ai có thể chối cãi!
      • Một bài phát biểu tốt cần phải được thực hiện vì một mục đích tốt: để truyền cảm hứng, để hướng dẫn, kêu gọi sự giúp đỡ và hành động, v.v. Đây là mục đích cao cả - và không chỉ là lời nói; nâng cao cái tôi của diễn giả; hay xu nịnh, dọa dẫm, hoặc bôi xấu bất cứ ai.
  3. Sắp xếp. Tất cả các bài phát biểu tốt đều đòi hỏi một sự sắp xếp theo trình tự nhất định: mở bài, thân bài và kết luận. Một bài phát biểu không phải là một bài văn không có trình tự hay một tập hợp những ý kiến lộn xộn.
    • Thân bài. Hãy chỉ ra ít nhất ba luận điểm chứng tỏ cho lý lẽ của bạn. Nếu chúng hỗ trợ lẫn nhau thì càng tốt. Trong bản thảo đầu, bạn có thể lập một danh sách và chọn ra những lý lẽ đanh thép nhất sau đó.
  4. Có tính thuyết phục. Nếu những luận điểm của bạn không lô-gíc, đừng cố gắng nhồi nhét chúng với những lý do khác. Hãy đảm bảo mục đích của bạn là đúng đắn và cố gắng thêm vào những luận điểm có tính thuyết phục cao.
    • Những lý thuyết của Plato về tính luân lý, tính truyền cảm và tính xác thực sẽ vô cùng hữu ích. Thuyết phục khán giả của bạn đồng ý bằng việc đạt được sự tin cậy (tính luân lý) hoặc sử dụng sự tín nhiệm của họ với những người khác (khi bạn nghĩ về công ty Hanes, bạn sẽ nghĩ tới những sản phẩm đồ lót chất lượng cao hay bạn nghĩ tới Michael Jordan?). Bằng việc khơi gợi những cảm xúc của họ (tính truyền cảm) hoặc đơn giản là sử dụng lô-gích (tính xác thực). Không phải cái này nhất thiết sẽ mạnh mẽ hoặc hiệu quả hơn những cái kia; tất cả đều phụ thuộc vào hoàn cảnh.

Làm cho Bài phát biểu có Hiệu quả[sửa]

  1. Dùng từ ngữ một cách thông minh. Khi bạn phát biểu cho học sinh lớp 8, bạn không nên nói những điều quá khó hiểu - hay nói cách khác là nên sử dụng những từ ngữ mà chúng có thể hiểu và cảm nhận.Hãy chiều theo những khán giả của bạn - họ muốn nghe gì?
    • Nói vậy tức là, khán giả của bạn biết những gì? Đừng lãng phí thời gian giải thích những khái niệm mà họ đã biết; hay tệ hơn là tự cho rằng họ biết hết tất cả những điều cơ bản và khiến họ cảm thấy vô cùng khó hiểu. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của họ khi viết - những kiến thức cơ bản nào họ cần biết trước khi bạn đi vào nội dung chính của mình?
  2. Lôi kéo sự chú ý. "Bắt tay" với họ - dĩ nhiên là theo nghĩa bóng. Cá nhân hóa bài phát biểu của bạn bằng việc kết nối với các khán giả. Cùng xây dựng sự tán thành cũng như mối quan hệ của họ với bạn.
    • Cựu Đại sứ Robert Strauss thường bắt đầu bài diễn thuyết của ông bằng câu: "Trước khi bắt đầu, tôi có một vài điều muốn nói". Móc nối của bạn với khán giả là gì?
    • Luôn cười thật chân thành, kể cả khi bạn viết. Khán giả sẽ có thể biết được điều đó. Có lẽ bạn sẽ muốn bắt đầu với một câu đùa thú vị hoặc một câu chuyện ý nghĩa có liên quan tới hoàn cảnh đó.
    • Khi viết, hãy nghĩ tới những điều mà bạn sẽ nói với một người bạn của mình. Bạn càng thoải mái và cởi mở, khán giả của bạn sẽ càng cảm thấy bị lôi cuốn. Chọn cách bạn thể hiện bản thân mình như thể bạn đang tranh luận với ai đó bạn thấy thoải mái nhất, người mà bạn có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình với họ. Một bài phát biểu bằng cả "trái tim" là bài phát biểu cảm động nhất.
  3. Tập trung vào thông điệp của bạn. Một vài người thường sẽ rất dễ đi lạc đề hoặc cố gắng bao gồm quá nhiều thứ cùng một lúc. Bài phát biểu của bạn chứa đựng một thông điệp và đó là điều duy nhất cần được nhấn mạnh trong suốt bài phát biểu. Đừng tập trung vào những chi tiết hay tệ hơn là những điều không hề liên quan. Nếu không khán giả của bạn sẽ cảm thấy bối rối không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
    • Dông dài sẽ đánh mất sự chú ý của khán giả. Khi luận điểm của bạn đã được tập trung và nhấn mạnh, đừng e ngại chuyển sang phần tiếp theo. Bạn có nhiều những luận điểm cần được chú ý - hãy cho chúng khoảng thời gian như nhau.
  4. Hình minh họa. Trình bày bài viết của bạn bằng đồ họa. Mục tiêu của bạn đó là khiến khán giả của bạn ghi nhớ được những luận điểm chính trong bài viết của bạn. Nếu sau đó có người hỏi hoặc khen ngợi bài phát biểu của bạn, có thể sẽ là, "tôi thích câu chuyện Tom kể về chị gái của anh ấy", hay "biểu đồ về mức thu nhập năm nay thật hữu ích". Chứ có lẽ họ sẽ không nói rằng "luận điểm thứ hai trong phần thân bài của bạn thật là thấu đáo và lô-gíc". Vì vậy hãy suy nghĩ tới hình thức.
    • Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Nếu bạn đang nói chuyện với đội kinh doanh của mình về lượng tiêu thụ ít ỏi của năm, việc đưa một bức ảnh về gia đình của họ sống trong cảnh đói nghèo nhằm ép buộc họ làm việc chăm chỉ hơn không phải là một ý kiến hay. Hình ảnh cần được sử dụng hợp lý. Nếu bạn đang nói về những con số, hãy sử dụng đồ thị. Nếu bạn đang nói về cảm xúc, bạn có thể vẽ một bức tranh. Hãy hiểu rõ về tình huống của bản thân.
  5. Ngắt nghỉ. Những diễn viên giỏi nhất diễn hiệu quả như nhau (nếu không giỏi hơn) giữa những lời thoại của họ. Hãy ngừng hoặc ngắt đoạn khi bạn thật sự muốn một luận điểm được hiểu rõ. Mọi người sẽ tự động chú ý - nhìn, ngồi thẳng dậy và ngẩng đầu lên và thật sự lắng nghe sự im lặng. Giờ thì điều đó đang kiểm soát cả căn phòng.
    • Các bài phát biểu cần phải thật tự nhiên - chứ không phải chỉ đọc trên giấy. Khi bạn nói, bạn luôn có những chỗ ngắt nghỉ. Điều này sẽ không khiến bạn chậm lại hay cho thấy những khuyết điểm của bạn mà nó thể hiện rằng bạn hiểu rất rõ về điều này, bạn đang nói về nó như một người chuyên nghiệp.

Tạo Bài phát biểu[sửa]

  1. Bắt đầu bằng một phần giới thiệu mạnh mẽ. Mở đầu bằng một câu phát biểu quan trọng sẽ lôi kéo sự chú ý của khán giả. Bạn có nhớ về móc nối mà chúng ta đã nói bên trên? Giờ chính là lúc sử dụng nó. Bắt đầu ngay tức khắc, thể hiện cái tôi và những khía cạnh con người bạn.
    • Mở đầu bằng những chú ý hay câu trích dẫn quan trọng sẽ ngay lập tức thành lập sự tin tưởng. Đừng quá phụ thuộc vào từ điển Merriam Webster như công cụ duy nhất của bạn; tránh sử dụng những câu nói sáo rỗng rập khuôn bằng bất cứ giá nào.
  2. Sử dụng những cụm từ chung cho mỗi cá nhân. Chỉ ra những thứ "của chúng ta" - nhóm của chúng ta, thành phố/tỉnh/đất nước của chúng ta, hoặc trường học của chúng ta, niên khóa của chúng ta, công việc, con người và sản phẩm/ứng viên của chúng ta, v.v. Khán giả của bạn sẽ cảm thấy có liên quan và có cảm giác thuộc về. Nếu "chúng ta" nghĩ như vậy, họ cũng sẽ cảm thấy bắt buộc phải nghĩ như vậy.
    • Trong bài phát biểu của ông Nelson Mandela, ông đã bắt đầu bằng câu, "Ngày hôm nay chúng ta không chỉ kỷ niệm chiến thắng cho một đảng và là chiến thắng cho tất cả những người dân ở Nam Phi".[1] Và giờ thì đó là người có kỹ năng diễn thuyết mà không ai có thể phủ nhận.
  3. Hình thành thân bài. Phần này có thể bao gồm những luận điểm chính của vấn đề và những dẫn chứng chứng minh cho mỗi luận điểm. Danh sách mà bạn đã làm trước đó? Hãy thu hẹp xuống còn ba luận điểm. Những cái nào có sức thuyết phục nhất?
    • Bắt đầu với luận điểm mạnh nhất của bạn. Bạn muốn khán giả không nhìn thấy bất cứ lỗ hổng nào trong lý lẽ của bạn ngay từ đầu. Hãy khiến họ đứng về phía bạn trước khi họ có cơ hội xoi mói những điều bạn phải nói.
    • Dùng luận điểm yếu nhất của bạn ở phần giữa. Bạn đưa vào phần giữa để khiến nó dễ dàng bị quên đi nhất. Và, quả thực là như vậy.
    • Kết thúc bằng luận điểm mạnh thứ hai. Bạn sẽ muốn đẩy bài phát biểu lên cao trào trong phần kết luận. Nhắc lại, gói gọn quan điểm của bạn bằng bằng chứng cuối cùng.
  4. Cẩn thận khi chuyển ý. Hãy chuyển từ luận điểm này sang luận điểm khác một cách rõ ràng và hợp lý. Sai lầm lớn nhất của diễn giả và người viết đó là tự cho rằng mọi người sẽ tự hiểu - vị trí, thời điểm hay sự thay đổi các ý kiến. Giải thích rõ ràng cho khán giả khi bạn chuẩn bị thay đổi sang ý khác bằng những cụm từ như: "Như một ví dụ của điều này, chúng ta có thể thấy..." hoặc "Điều này sẽ dẫn chúng ta tới một vấn đề lớn hơn về...", v.v.
    • Việc chuyển ý không những cần phải có khi chuyển từ luận điểm này sang luận điểm khác trong phần thân bài mà còn cần phải có sau phần mở bài và trước khi chuyển sang phần kết luận. Một lần nữa, bài phát biểu của bạn phải liền mạch chứ không phải là một tập hợp những quan điểm không liên quan tới nhau. Hãy cho khán giả thấy được điều đó bằng việc chuyển ý một cách rõ ràng.
  5. Kết thúc mạnh mẽ. Kết luận bằng một lời khẳng định chắc chắn, tóm tắt lại những điều bạn đã nói. Hãy để cho họ những thắc mắc hoặc hàm ý nhất định; để lại cho họ một thứ gì đó - bạn muốn đó là điều gì?
    • Nhắc lại luận điểm chính. Khiến khán giả nhớ lại và nắm được trọng tâm. Đảm bảo rằng họ nhớ được những điều bạn không muốn họ quên.
    • Cho khán giả của bạn một cảm giác trọn vẹn trong những gì bạn viết. Mang họ trở lại với những gì bắt đầu nhưng với một tinh thần nhiệt liệt hơn - sau cùng, họ cũng đã có được tất cả những kiến thức cần thiết. Điều này có thể thực hiện bằng cách bắt đầu đoạn văn cuối cùng của bạn bằng một câu nói mạnh mẽ và mang tính tuyên bố để nhắc lại quan điểm của bạn.

Sau khi Hoàn thành Bản thảo Đầu tiên[sửa]

  1. Gửi nó cho ai đó. Đây là điều hữu ích nhất mà bạn có thể làm. Cố gắng tìm một ai đó càng giống với khán giả của bạn càng tốt. Nếu họ ở cùng một hoàn cảnh, có thể họ sẽ có cùng một ấn tượng.
    • Yêu cầu họ phản hồi. Họ có cảm thấy điều gì khó hiểu không? Không cần thiết không? Họ có câu hỏi nào sau khi nghe xong? Họ có theo lô-gích của bạn và đồng ý với ý kiến của bạn không? Nó đã để lại cho họ những ấn tượng gì?
  2. Ghi âm và nghe lại để tăng tính rõ ràng. Thông thường khi viết, có nhiều cách dễ hiểu hơn để cùng diễn đạt một ý. Hãy để ý đến điều này và xem xét lại bài phát biểu của bạn. Với mỗi câu hiện tại - bạn có thể làm cho nó trở nên rõ ràng hơn không?
    • Nếu bạn không rõ ràng, có thể luận điểm hợp lý của bạn sẽ không được đánh giá cao hoặc hoàn toàn bị bỏ lỡ. Tính rõ ràng là điều quan trọng nhất cần có trong bài phát biểu của bạn.
  3. Đảm bảo tông giọng của bạn không thay đổi và hợp lý. Nếu bài phát biểu nghe như có ba người khác nhau viết nên, sẽ rất khó để theo dõi. Thêm vào đó, nếu bạn sử dụng ngôn ngữ trịnh thượng hay đơn giản là vượt quá khả năng của họ, bạn cũng sẽ đều gặp phải khó khăn. Làm thế nào để khán giả hiểu được bài phát biểu của bạn?
    • Đừng sử dụng những ngôn ngữ thô tục để lôi kéo sự chú ý của họ. Nó sẽ có hiệu quả, tuy nhiên sau khi bạn ngừng chỉ tay và chửi mắng, họ sẽ hoàn toàn không đếm xỉa tới bạn nữa.
  4. Viết bản thảo cuối cùng. Khi bạn đã có tất cả nội dung, hãy hoàn thành bản thảo cuối cùng. Đây sẽ là lúc bạn bắt đầu sử dụng các mẹo để truyền tải suy nghĩ.
    • Viết ngắt đoạn. Mặc dù bài phát biểu không nên đọc trực tiếp tuy nhiên việc diễn tập theo sự ngắt nghỉ trong bản thảo sẽ giúp bạn ghi nhớ được điều đó khi bạn đang phát biểu thật.
    • Viết ra những hành động của cơ thể. Mặc dù cuối cùng thì những điều này phải thật tự nhiên và không thể đọc theo kịch bản sẵn, việc viết một số lưu ý nhỏ khi bạn muốn nhấn mạnh một luận điểm nào đó bằng cơ thể của mình (như gương mặt, bàn tay, v.v.) có thể giúp bạn nhớ lại quy trình bạn luyện tập.
    • Tóm tắt bài phát biểu vào giấy nhớ. Bởi vì bạn không đọc bài phát biểu mình, vì vậy bạn nên viết tóm tắt bài thuyết trình của mình để tham khảo để bạn sẽ không bỏ quên một luận điểm nào... như cảm ơn sự chú ý của khán giả cũng như nhà tổ chức vì đã yêu cầu bạn phát biểu.

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh kết thúc tẻ nhạt hay không thỏa đáng: Nói "Cảm ơn" để thể hiện rằng "Vâng, bài phát biểu đã kết thúc". Điều này là hoàn toàn không cần thiết.
  • Nhấn mạnh những luận điểm quan trọng của bạn! Đừng thay đổi bất cứ điều gì chỉ bởi vì bạn nghĩ rằng mọi người sẽ đánh giá bạn (đứng dậy để gây áp lực). Hãy thay đổi khi bạn muốn và cảm thấy thoải mái với những sửa đổi đó.
  • Suy nghĩ kỹ trước khi kết hợp bảng flipchart hoặc bảng trắng trong bài phát biểu của bạn. Khán giả có thể sẽ cảm thấy mất tập trung bởi chữ viết không được đẹp của bạn - hoặc xem bạn lóng ngóng với những dụng cụ của mình. Những diễn giả chưa vững hoặc rụt rè thường thích sử dụng đạo cụ bởi chúng giúp hướng sự chú ý ra chỗ khác. Cách thức nào phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn đều được.
  • Mỗi khán giả đều lắng nghe bài phát biểu của bạn với tư cách một cá nhân. Hãy nói với họ như nói với mỗi cá nhân, bằng việc sử dụng các từ như "bạn" và "của bạn" - thay vì "tất cả các bạn" hay "tất cả mọi người ở đây"; nó sẽ thẳng thắn và thuyết phục hơn, và sẽ lôi kéo từng khán giả của bạn, cho dù đó là năm hay năm nghìn người.
  • Ronald Reagan có một thói quen rằng ông luôn mang thêm một bản sao bài phát biểu của mình đề phòng trường hợp có điều gì đó xảy ra trong bài phát biểu - và có thể sẵn sàng đưa nó cho người dẫn chương trình.
  • Loại sự kiện sẽ quyết định độ dài bài phát biểu của bạn. Hãy cân nhắc tới việc trung bình một diễn giả sẽ nói khoảng 100 đến 135 từ mỗi phút. Dưới đây là một số mẫu ví dụ về độ dài của bài phát biểu:
    • Diễn giả chính tiêu chuẩn : 18 - 22 phút (khoảng 1800 đến 2970 từ)
    • Thúc đẩy hành động: 12 - 15 phút (khoảng 1200 đến 2025 từ)
    • Diễn giải trong nghi lễ: 5 - 7 phút (khoảng 500 đến 945 từ)
    • Thông tin hội nghị: 2 - 3 phút (khoảng 200 đến 405 từ)
    • Chúc mừng đám cưới: 2 - 3 phút (khoảng 200 đến 405 từ)
  • Cân nhắc tới nền tảng kiến thức cá nhân của khán giả. Một cách đơn giản để làm được đó là nghĩ tới những điều như: Khán giả của bạn là ai? Tại sao họ lại ở đây? Và sau khi nghe bài phát biểu của bạn, điều đầu tiên bạn muốn họ làm hay nói với một ai đó khác có thể là gì?
  • Còn ai thích hợp để viết "tiểu sử" giới thiệu về bản thân với khán giả hơn bạn? (Đây không phải là phần mở bài mà bạn làm trong bài phát biểu của mình). Trước khi phát biểu, hãy liên lạc với người sẽ giới thiệu bạn và gửi hoặc đọc cho họ những gợi ý về lời giới thiệu của bạn. Trừ phi đó là người hoàn toàn mới vào nghề bằng không anh ấy/cô ấy sẽ cảm thấy vô cùng cảm kích bởi bạn đã giúp họ trong việc phác thảo bản giới thiệu cá nhân của bạn.
  • Nếu bạn có giấy nhớ (mảnh giấy/thẻ với những chấm đầu hàng), thỉnh thoảng bạn có thể nhìn chúng. Đừng tạo quá nhiều chấm đầu hàng hoặc thẻ!
  • Đừng để bài phát biểu quá dài. Hãy nhanh chóng đi tới kết luận. Khán giả thường sẽ dần cảm thấy chán với những bài phát biểu quá dài.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng ba hoa. Tính thời gian cho bài phát biểu trong một vài lần thử. Nếu nó quá năm phút, tốt hơn hết bạn nên là một diễn giả có sức thu hút. Với những diễn giả không chuyên, khán giả của họ thường sẽ kiểm tra đồng hồ sau khoảng ba phút. Hãy nhớ rằng Abe Lincoln chỉ cần một đến hai phút cho bài diễn văn Gettysburg huyền thoại.
  • Đừng tạo một bài phát biểu dài và nhàm chán. Bằng không mọi người sẽ dần cảm thấy buồn ngủ trong suốt bài phát biểu. Luôn tỏ ra dí dỏm để khuấy động không khí.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây