Duy trì tinh thần mạnh mẽ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tận hưởng sức khỏe tinh thần mạnh mẽ đồng nghĩa với việc hiểu được ý nghĩa của hạnh phúc, hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày, đủ tự tin để vượt qua rào cản trong đời sống. Theo nhiều cách, sức khỏe tinh thần cũng không khác sức khỏe thể chất là mấy khi ta hành động để đạt được tâm trí lành mạnh. Điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe tinh thần từ nhỏ tới lớn để tránh các bệnh trầm cảm, lo âu, căng thẳng quá mức, nghiện ngập, và nhiều tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới cơ thể. Tĩnh tâm chính là mục tiêu quan trọng xuyên suốt cuộc đời.

Các bước[sửa]

Hình thành Mối quan hệ[sửa]

  1. Kết nối với bạn bè và gia đình. Có nhiều người yêu mến và quan tâm đến bạn và sẽ là những người thành thật nhất. Sự trống rỗng sẽ được lấp đầy bởi những người bạn và thành viên gia đình, họ đem đến cho bạn sự thoải mái và tự tin. Điều quan trọng là phải cân bằng cuộc sống giữa công việc, niềm vui và gia đình.[1]
    • Trò chuyện với người bạn yêu quý và tin tưởng là cách tốt để giải tỏa căng thẳng, chăm sóc tâm trí sau khi làm việc hay những vấn đề áp lực khác.
    • Dù lịch làm việc có bận rộn đến đâu, hãy dành 1 ngày mỗi tuần để ở bên gia đình và bạn bè. Cơ thể và tâm trí của bạn sẽ cảm kích điều đó.
    • Gia đình và bạn bè mang đến sự gắn kết, gần gũi và những cuộc gặp mặt vui vẻ sẽ giúp giảm cảm giác cô đơn và căng thẳng.
  2. Giao tiếp với những người có chung sở thích. Trò chuyện với người chung sở thích tạo ra cảm giác thân thuộc và cải thiện sức khỏe tinh thần.[2]
    • Tham gia câu lạc bộ thể hình, đọc sách hay chơi bài, thể thao hay thậm chí là đi bộ buổi tối, không chỉ rèn luyện thể chất và tinh thần mà còn giúp bạn rời khỏi nhà.
    • Nuôi dưỡng tình bạn với người thông minh, có giáo dục và kinh nghiệm. Tình bạn này sẽ đem đến những cuộc đối thoại thuộc nhiều chủ đề giúp bạn nhận biết nhiều ý tưởng, quan điểm, hiểu biết mới có lợi cho việc rèn luyện tinh thần.
    • Bạn có thể tìm kiếm các câu lạc bộ hay tổ chức nêu trên ở nhiều nơi, chẳng hạn như qua mạng internet, mẩu tin trên báo, hoặc thông qua bạn bè và gia đình.
  3. Làm tình nguyện ở cộng đồng. Tham gia hoạt động tình nguyện được chứng mình sẽ làm gia tăng sự hạnh phúc, tự tin và cái tôi của một người. Làm tình nguyện đem đến lợi ích cho cộng đồng, cho bạn cảm giác được kết nối, được hoàn thành việc gì đó và thấy được mặt tích cực trong cuộc sống.[3]
    • Làm tình nguyện không nhất thiết phải là việc gì lớn lao. Bạn có thể giúp người hàng xóm lớn tuổi mua đồ tạp hóa, dọn tuyết vào mùa đông giúp một người mẹ đơn thân, hay trồng cây ở vườn hoa công cộng để nâng cao sức khỏe cho mọi người.
    • Theo sinh học, tác dụng phụ của việc tạo kết nối xã hội thông qua làm tình nguyện chính là giải phóng hoóc-môn oxytocin giúp thư giãn, tin tưởng và ổn định tâm lý.

Tận hưởng Cuộc sống[sửa]

  1. Tìm sở thích. Dành thời gian cuối tuần để làm việc bạn thích. Mục tiêu chính là thư giãn và tận hưởng niềm vui mà không cảm thấy căng thẳng. Sở thích của bản thân chính là cái cớ tuyệt vời để nghỉ ngơi trong cuộc sống bận rộn nhưng vẫn cảm thấy muốn thực hiện chúng có mục đích.[2]
    • Nghiên cứu chỉ ra rằng sự phấn khích khi đi bộ, chơi cùng chó hay nấu nướng sẽ giải phóng stress, hình thức căng thẳng tích cực có lợi cho cơ thể.
    • Như cách nghỉ ngơi tích cực sau khi làm việc, sở thích còn đem đến những thử thách cho não bộ và giải tỏa sự căng thẳng. Tập trung vào hoạt động khác ngoại trừ công việc sẽ giúp não tập trung vào nhiệm vụ mới.
    • Chăm chú tham gia hoạt động bạn yêu thích khiến thời gian trôi rất nhanh. Đây là lúc bạn không đắm chìm trong quá khứ hay lo lắng về tương lai.
    • Tham gia các hoạt động bạn thích được chứng minh giúp làm hạ huyết áp, cortisol, béo phì và chỉ số khối cơ thể cùng lúc, gia tăng mức độ tâm lý xã hội tích cực. Sở thích rất tốt cho tâm trí, cơ thể và tâm hồn.
  2. Luôn hoạt động. Tập luyện không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho sức khỏe tinh thần. Nhiều nghiên cứu về gia tăng sự tự tin, tập trung và ngoại hình đều liên quan đến tập luyện. Tập luyện cải thiện giấc ngủ, mức năng lượng và khả năng giao tiếp xã hội, cùng lúc giảm thiểu áp lực, căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần. [4]
    • Không cần đăng ký ở phòng tập đắt tiền. Bạn có thể đi dạo quanh công viên, bơi ở biển, hồ, sông hay giãn cơ tại phòng khách. Có rất nhiều cách để duy trì tập luyện mà không cần tới phòng tập.
    • Tập thể dục điều độ. Bác sĩ khuyến cáo nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
    • Chọn hoạt động phù hợp với lịch làm việc hàng ngày và biến nó thành lề thói trong cuộc sống.
    • Nếu bạn cần bạn bè để tiếp thêm động lực, bạn có thể mời đồng nghiệp, bạn bè hoặc thành viên gia đình cùng tham gia.
  3. Ăn uống lành mạnh. Ăn uống lành mạnh là điều quan trọng để có sức khỏe tinh thần mạnh mẽ. Nếu không thực hiện được thì sức khỏe tinh thần sẽ bị ảnh hưởng. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng loại thực phẩm bạn ăn sẽ quyết định xem bạn có dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần hay không. Tóm lại, ăn uống điều độ, ăn nhiều rau và trái cây.[5]
    • Cố gắng ăn đủ 3 bữa một ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng sẽ khiến bạn đói hơn, dễ cáu kỉnh và mệt mỏi suốt cả ngày. Hãy ăn một bữa nhẹ vào buổi sáng.
    • Tập trung giảm các loại thực phẩm tinh chế như đường và tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau xanh. Đường cung cấp năng lượng nhưng lại khiến bạn mệt mỏi và cáu kỉnh, trong khi đường trong hoa quả hấp thụ ở mức thấp hơn và giúp tâm trạng ổn định.
    • Protein chứa nhiều amino acid tryptophan giúp giảm lo âu và căng thẳng, điều chỉnh hành vi, cải thiện giấc ngủ. Đảm bảo rằng não được cung cấp đầy đủ tryptophan bằng cách ăn nhiều thịt, cá, trứng, phô mai và các loại hạt trong bữa ăn.
    • Axít béo omega-3 và omeg-6 có nhiều trong dầu cá, chúng đóng vai trò quan trọng để não hoạt động và phát triển bình thường, chúng còn giúp phòng ngừa đau tim, đột quỵ và ung thư.
    • Uống nhiều nước để cấp đủ nước cho cơ thể và tránh uống nhiều rượu để không mất nước. Mất nước sẽ dẫn tới mệt mỏi, mất tập trung, giảm sút sức mạnh tinh thần, đây cũng chính là tác dụng phụ khi uống rượu.
    • Lên thực đơn đa dạng và thú vị để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cẩn thiết cho cơ thể và tâm trí để hoạt động ở cường độ cao.
    • Duy trì cân nặng phù hợp để kiểm soát tâm trạng và sự tự tin.
    • Tránh dùng ma túy. Lạm dụng chất gây nghiện không thể giải quyết vấn đề của bạn. Dùng ma túy chỉ gây thêm nhiều rắc rối.
  4. Rèn luyện thói quen ngủ có lợi. Ngủ 8 tiếng một ngày giúp thiết lập lại tâm trí và cơ thể để chuẩn bị cho ngày tiếp theo. Không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, giảm tập trung và dễ bị kích động.[2]
    • Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng giờ mỗi ngày. Thói quen tốt sẽ hình thành thói quen ngủ có lợi hơn vì cơ thể bắt đầu quen với hoạt động hàng ngày.
    • Nếu không ngủ đủ giấc, bạn có thể dành 5-10 phút để thư giãn não bộ bằng cách thả hồn, mơ mộng hoặc thiền.
  5. Nhờ giúp đỡ. Đừng sợ dựa dẫm vào người khác khi căng thẳng. Bạn có thể gửi con ở nhà mẹ một lúc hoặc để chúng ngủ lại nhà hàng xóm nếu thấy cần.[6]
    • Luôn cố gắng hỏi người mà bạn tin tưởng. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn tâm trí.
    • Sức mạnh và sự thấu hiểu thật sự bắt nguồn từ việc sử dụng nguồn lực chính là bạn bè và gia đình mỗi khi cần. Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối hay thất bại khi yêu cầu sự giúp đỡ. Trong đa số trường hợp, bạn sẽ khám phá ra rằng mọi người thích giúp đỡ người khác, đặc biệt là chuyện có lợi.
    • Cố gắng cụ thể hóa lý do bạn cần giúp đỡ. Mọi người sẽ thấu hiểu hơn khi họ biết mình đang giúp đỡ vì một lý do quan trọng.
  6. Tìm kiếm giúp đỡ từ chuyên gia. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là liệu pháp tâm lý, tập trung vào việc giải quyết vấn đề và bắt đầu thay đổi hành vi do nhiều rối loạn tâm lý khác nhau. Liệu pháp nhận thức là công cụ trong giảng dạy kỹ năng mới thay thế cho suy nghĩ và hành vi trong suốt đời.[7]
    • Trung tâm CBT giúp giải quyết những tình huống nặng về lý tính hơn cảm tính.
    • Có thể áp dụng liệu pháp với mọi người chứ không chỉ những người bị rối loạn tâm lý. Trên thực tế, nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống về khía cạnh công việc, nhà cửa, gia đình và bạn bè, mối quan hệ cá nhân hay đồng nghiệp thì đây chính là con đường an toàn dành cho bạn.
    • Liệu pháp nhận thức còn hữu dụng khi bạn muốn cải thiện trí thông minh, lợi ích văn hóa, kỹ năng mới hay đơn giản là cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.

Thử thách Bản thân[sửa]

  1. Học kỹ năng mới. Thử thách bản thân để tìm kỹ năng mới ở văn phòng, phòng tập, trong bếp hay nhà để xe. Chọn thứ gì đó khiến bạn thích thú và cố gắng làm chủ nó. Điều này giúp bạn đạt được mục tiêu, hình thành sự tự tin về khả năng của bản thân và cải thiện sức khỏe tinh thần.[8]
    • Hầu hết mọi công việc đều yêu cầu sự thích ứng theo thời gian. Vậy nên dành thời gian rèn luyện kỹ năng mới giúp bạn kiểm soát con đường sự nghiệp, nâng cao sự tự tin và suy nghĩ sắc bén.
    • Những người suốt đời học hỏi có thể theo kịp sự thay đổi nhanh chóng và đối mặt với thách thức của thời hiện đại.
    • Tập trung vào kỹ năng mới giúp tâm trí hoạt động ở cường độ cao, hạn chế nguy cơ giảm nhận thức và tận hưởng sức khỏe tinh thần tốt hơn.
  2. Đối phó với căng thẳng. Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, tuy nhiên hiểu được nguyên nhân căng thẳng là điều quan trọng để đối phó với chúng để giúp tinh thần khỏe mạnh. Lối sống cân bằng là cách trực tiếp nhất để đối phó với căng thẳng, nếu bạn thấy suy nhược do căng thẳng, bạn nên tham gia lớp học yoga hoặc luyện hít thở.[2]
    • Tập yoga là cách giúp bạn trải nghiệm bản chất thật: suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc. Yoga còn là cách tương tác với môi trường căng thẳng. Tóm lại, nó sẽ thay đổi chất lượng cuộc sống của bạn.
    • Nghỉ giải lao vài lần trong ngày, ngừng việc bạn đang làm và hít vào thở ra thật sâu giúp bạn làm sáng tỏ suy nghĩ, trấn tĩnh bản thân và làm việc hiệu quả hơn. Đảm bảo rằng bạn tìm được một địa điểm yên tĩnh để tập trung hít thở để không khí lưu thông trong toàn bộ cơ thể bạn.
  3. Sống cho khoảnh khắc thực tại. Dành thời gian mỗi ngày để thử và trải nghiệm các giác quan. Tập thể dục làm giảm sự mệt mỏi và cải thiện sức mạnh trí óc, giảm căng thẳng và tập trung suy nghĩ suốt ngày dài. Bộ não của chúng ta tràn ngập hình ảnh và suy nghĩ lộn xộn khi ta chịu đựng thế giới điên cuồng và hỗn loạn xung quanh. Bài tập chánh niệm cho phép ta tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, phá vỡ sự căng thẳng và lo lắng.[2] [9]
    • Chánh niệm là nghệ thuật trải nghiệm từng bước hoạt động hàng ngày bằng cách suy nghĩ có nhận thức về vai trò của giác quan trong những thú vui trần tục. Hít thở là yếu tố quyết định trong phương pháp này vì bạn cần tập trung hít vào, thở ra và cảm nhận không khí luồn lách trong cơ thể. Bài tập chánh niệm đem đến nhận thức về suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc của môi trường xung quanh ở thời điểm hiện tại.
    • Làm việc nhà hàng ngày cũng được coi là bài tập chánh niệm. Cho dù là hút bụi, là quần áo, quét dọn, hãy thực hiện từng bước của quá trình thay vì làm mà không suy nghĩ.
    • Dành 10 phút mỗi ngày để thực hiện hoạt động chánh niệm. Viết nhật ký ghi lại cảm nhận về mỗi hoạt động và giải thích trải nghiệm của bản thân. Điều quan trọng là nhận ra sự khác biệt khi hành động vô thức và có ý thức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]