Giáo dục địa phương là phần học bắt buộc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009.

Theo đó, khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phương, trong các bài dạy còn phải thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các phần: giảng dạy các tiết học (bài, môđun, chủ đề...) đã quy định dành cho giáo dục địa phương. Đưa nội dung giáo dục địa phương thành một phần của tiết học.

Hằng năm, các Sở GD-ĐT tổ chức rút kinh nghiệm về thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tổ chức biên soạn bổ sung, cập nhật tài liệu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được các điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục địa phương, thời lượng dành cho phần này được dùng để ôn tập, củng cố môn học đó.

Cụ thể, thời lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đã được quy định tại chương trình môn học. Riêng môn Giáo dục công dân, có bài thực hành, ngoại khoá với nội dung phù hợp với thực tiễn địa phương, cấp THCS mỗi lớp 3 tiết/năm học và cấp THPT mỗi lớp 2 tiết/năm học. Sở GD-ĐT có nhiệm vụ quy định phân phối chương trình và hướng dẫn thực hiện.

Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn rõ, ngoài tài liệu giáo dục địa phương, cần tham khảo các tài liệu về văn hoá, ngôn ngữ, tác phẩm văn học sáng tác về đề tài địa phương hoặc tác giả người địa phương; tài liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương; tài liệu địa chí địa phương (nếu có). Đặc biệt, cần tham khảo các tài liệu thuộc chủ đề giáo dục ý thức công dân của địa phương.

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây