Giúp đỡ người đang tự cắt bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tự cắt là hình thức tự ngược đãi bản thân nhưng người thực hiện không có ý định tự tử. Người tìm đến giải pháp tự cắt nhiều lần thường là những người hay rơi vào tình trạng cô đơn, trống trải trong tâm hồn, có mối quan hệ rắc rối hay bất ổn. Những người tự cắt cũng có thể không có khả năng đối phó với căng thẳng, bất lực khi thể hiện cảm xúc và tình cảm do thiếu kỹ năng giao tiếp, đã có trải nghiệm chấn thương tâm lý, hoặc có thể đã bị lạm dụng theo hình thức nào đó, có thể là tình dục, thể xác hoặc cảm xúc tại một số thời điểm trong đời.[1] Nếu bạn cho rằng người quen của bạn đang tự cắt chính mình, bạn có nhiều cách để giúp đỡ họ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Kết nối với người thân của bạn[sửa]

  1. Chắc rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ. Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ một người có hành vi tự cắt, điều quan trọng là bạn phải mạnh mẽ về tinh thần và cảm xúc trước khi bắt đầu. Khi giúp đỡ một người đang tự gây tổn thương, có thể bạn sẽ phải lắng nghe và chứng kiến một vài tình huống rất khó khăn và đau khổ. Bạn phải cam kết điều đó ngay từ đầu. Bạn không thể quyết định rút lui khi đã thực hiện được một nửa. Bạn sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn với họ nếu bạn quay lưng sau khi họ đã chia sẻ mọi nỗi đau và trải nghiệm với bạn.
    • Hiểu rằng giúp đỡ một người đang tự làm hại bản thân cũng có thể mang lại cảm giác mới mẻ cho bạn. Có thể bạn cảm thấy giận người đó, bày tỏ sự đồng cảm với họ, hoặc vô cùng thất vọng. Khi bạn trải nghiệm những cảm giác này, nhớ giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc để có thể bày tỏ sự ôn hoà và yêu thương với họ.[2]
  2. Tiếp cận người đó bằng sự bình tĩnh và lòng từ bi. Nếu nhận thấy bạn của mình có vết cắt trên cánh tay, hay nếu bạn thấy họ thay đổi trang phục để che giấu làn da ngay cả khi trời đang nóng, hoặc nếu bạn có bất kỳ lý do gì khác để nghĩ rằng người đó đang tự cắt, bạn nên cố gắng giúp đỡ. Khi tiếp cận, hãy thể hiện thái độ thoải mái, nhẹ nhàng. Đừng cố gắng buộc tội họ đang giấu bạn điều gì đó, la mắng hoặc cãi nhau bằng bất cứ giá nào. Họ cần sự hỗ trợ và thấu hiểu cũng như sự giúp đỡ, vì thế việc buộc tội họ hoặc trở nên hung hăng sẽ chẳng giúp ích gì. Thay vào đó, hãy tiếp cận họ với lòng yêu thương, sự hiểu biết và cho họ biết rằng bạn luôn ở bên họ.
    • Nếu họ không sẵn sàng thừa nhận, bạn nên chấp nhận là họ cần thêm thời gian. Hãy vẫn để mắt đến họ và sẵn sàng hỗ trợ bằng cách khác, để họ biết rằng bạn quan tâm và luôn có mặt vì họ. Họ sẽ đến với bạn khi đã sẵn sàng trò chuyện.
    • Đừng bao giờ gửi cho bạn của bạn tối hậu thư. Hãy luôn hỗ trợ và tích cực.[3]
  3. Thừa nhận cảm xúc của họ. Vì hầu hết những người tự cắt làm vậy là để giải phóng cảm xúc nội tại, sẽ có ích nếu để cho người đó biết rằng bạn thừa nhận và hiểu được cảm xúc của họ, hoặc ít nhất là cảm thông với họ. Bạn cần kết nối với họ theo mức độ cá nhân để có thể giúp đỡ, tiếp xúc và trở thành một phần trong quá trình hồi phục của họ. Nói với họ rằng bạn hiểu những cảm xúc choáng ngợp và đôi khi bạn cũng bị choáng ngợp như vậy.
    • Bạn cũng có thể dùng thời gian này để trò chuyện về cách bạn giải phóng cảm xúc của mình mà không nói về cách để thay đổi chúng. Điều này sẽ gợi ý cho họ về cách tích cực để thể hiện cảm xúc mà không tự cắt bản thân, tuy nhiên điều này không nên là những gợi ý mang tính công kích để thay đổi cuộc sống của họ.
    • Mặc dù bạn muốn cho họ thấy rằng bạn thông cảm, nhưng bạn không bao giờ nên tự cắt bản thân để thể hiện với họ sự thông cảm đó. Điều này sẽ chỉ làm tổn thương bạn và tiếp tay cho hành vi tự gây thương tích.[3]
  4. Hãy nhất quán. Đừng do dự về việc tiếp cận một người đang tự gây tổn thương. Đừng hành động như thể bạn nghi ngờ ý định, cảm xúc và hành vi của họ. Nếu bạn cảm thấy bạn không thể tin họ hay những gì họ nói, đừng thể hiện điều đó. Hãy có mặt để hỗ trợ họ và để họ biết bạn đang ở bên cạnh. Khiến họ tin tưởng hoàn toàn có thể mất thời gian. Nếu lúc này, bạn tiếp cận họ với một thái độ mong muốn giúp đỡ, rồi lúc khác bạn lại thể hiện thái độ Tôi không quan tâm, nó sẽ có hại nhiều hơn là có lợi.[4]
  5. Đừng kiểm soát. Đừng cố gắng giúp đỡ người thân hay bạn bè bằng cách hành động như thể bạn đang kiểm soát cuộc sống của họ. Mặc dù bạn muốn thay đổi thái độ tự ngược đãi bản thân đó, nhưng bạn không cần phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ hoặc kiểm soát họ. Đừng quá nghiêm khắc hay tỏ ra kiểm soát. Điều này có thể làm họ hoảng sợ đến mức họ sẽ cho rằng bạn khó gần.
    • Nó cũng có thể làm tình trạng tự cắt tồi tệ hơn, đặc biệt nếu họ dùng việc đó như một cách để kiểm soát cuộc sống hoặc cơ thể của mình.[5]
  6. Dù bạn rất muốn giúp bạn bè hoặc người thân, bạn vẫn không thể làm cho họ bình tĩnh lại hay thay đổi thái độ. Để thực sự ngừng hành vi tự cắt, chính người đó phải tự tìm một cách để đạt được điều này.
  7. Giữ mối liên kết mở. Có lẽ bạn không thể tiếp cận bạn của mình. Nếu họ chưa thực sự muốn được giúp đỡ, bạn không thể ép họ. Đảm bảo bạn để lại số điện thoại tiện liên lạc và để họ biết rằng bạn có mặt là vì họ, nhưng đừng ép họ phải nghe lời bạn dù bạn đã cố gắng nói chuyện với họ. Nếu bạn thúc ép quá nhiều, bạn có thể đẩy họ ra xa và sau đó bạn sẽ không thể giúp gì được nữa.
    • Cố gắng để mắt đến người đó nếu hành vi tự cắt gia tăng. Trong trường hợp này, bạn cần đề xuất sự giúp đỡ của chuyên gia để kiểm soát hành vi tự gây thương tích cho bản thân.[3]

Giúp họ vượt qua việc tự cắt[sửa]

  1. Khuyến khích hoạt động. Cố gắng động viên người thân càng năng động càng tốt. Khi họ cảm thấy bối rối hoặc có ý muốn tự cắt bản thân, họ cần tìm một lối thoát tích cực, năng động hơn để giải tỏa. Đề xuất các bài tập thể dục cường độ mạnh, như chạy, nhảy múa, aerobic, bơi lội, quần vợt hoặc đấm bốc. Những bài tập này có thể giúp giải tỏa nỗi buồn, sự công kích hay cảm xúc không lành mạnh dẫn đến việc tự cắt. Đề nghị tham gia với họ và tập thể dục cùng nhau.
    • Để giúp làm dịu tinh thần, họ cũng có thể thử tập yoga, thiền hoặc thái cực quyền. Những bài tập này sẽ giúp họ có được một cuộc sống mới, với sự tiếp cận mới, năng động và tự tin.
    • Tập thể dục cũng giải phóng chất endorphin trong cơ thể, là chất hóa học giúp họ cảm thấy thoải mái.[5] Khi một người tự cắt bản thân, chất endorphin sẽ dồn về khu vực bị cắt và làm chảy máu gây ra cảm giác thư giãn, hạnh phúc và nhẹ nhõm. Thay vào đó, tập thể dục là một cách tích cực để giải phóng chất endorphin.[6]
  2. Giúp nâng cao lòng tự trọng. Lòng tự trọng thấp là một trong những lý do khiến một người tự cắt. Bạn cần giúp họ hiểu rằng việc tự cắt không thể cải thiện nhận thức của họ về hình ảnh của bản thân, tuy nhiên những thành tích và thành tựu thì có thể. Giúp họ chứng minh với chính mình rằng họ tuyệt vời và đạt được nhiều thành công. Thành công có thể đến từ học tập, công việc, bạn bè hoặc hoạt động tình nguyện. Khi họ có ý thức về thành tích của mình, lòng tự trọng sẽ được nâng cao và họ sẽ cảm thấy thoái mái hơn với chính mình. Điều này sẽ khiến người đó không còn muốn tự cắt bản thân.[2]
    • Bạn có thể giúp bạn mình nhận ra rằng họ có nhiều thành công bằng cách chia sẻ với họ một danh sách những phẩm chất và thành quả tích cực của họ.
  3. Đừng lên lớp. Xúi giục sẽ không khiến họ muốn thay đổi hành vi tự gây tổn thương. Đừng cố gắng dạy bảo ai đó bằng việc quở trách và lên lớp trong thời gian dài. Duy trì những cuộc nói chuyện ngắn và đơn giản. Hãy để họ hiểu và lĩnh hội những điều bạn đã nói với họ. Cho họ thời gian để suy ngẫm.
    • Có những lời động viên nhỏ tại một nơi dễ chịu, yên bình, ở giữa thiên nhiên, không có sự hối hả và nhộn nhịp, mang tính riêng tư, và khả năng bị làm phiền ở mức tối thiểu. Nếu bạn không thể đến nơi nào đó ngoài trời, hãy thử tìm một nơi yên tĩnh trong căn hộ hoặc nhà hoặc một phòng học tách biệt ở thư viện địa phương. Địa điểm chính xác không quan trọng, miễn đó là một nơi bạn có thể trò chuyện chân thành và liên tục.
    • Dành cho họ nhiều thời gian để trò chuyện với bạn. Cho họ thời gian như họ mong muốn. Đừng thúc ép họ đẩy nhanh mọi việc và luôn chọn địa điểm và thời điểm mà họ cảm thấy thoải mái.
  4. Hãy kiên nhẫn. Người thân của bạn sẽ không chấm dứt hành vi tự cắt trong một sớm một chiều hoặc chỉ bởi vì bạn bảo họ phải dừng lại. Đối với họ, đây là phương pháp họ biết để xử lý cảm xúc của mình. Bảo họ dừng hành vi lại ngay lập tức có thể khiến họ sợ hãi vì họ đã quen với cơ chế đối phó này và cảm thấy lạc lõng khi thiếu kỹ năng ứng phó thay thế. Điều này cũng khiến họ cảm thấy tệ hơn vì bạn đang cố gắng cướp đi cách để họ đối phó với nỗi đau và chấn thương tâm lý. Hãy kiên nhẫn và chấp nhận rằng sẽ mất thời gian. Đừng chán nản, và hãy dành thời gian giúp đỡ họ.[7]
    • Việc đưa ra tối hậu thư mà không có cách giúp đỡ hay hỗ trợ họ để tìm thấy giải pháp thay thế an toàn không phải là một lựa chọn sáng suốt và có thể gây hại nhiều hơn lợi.[8]
  5. Gợi ý đọc sách. Những người tự cắt thường sợ hãi khi giao tiếp xã hội vì họ sẽ phải đối mặt với những cái nhìn ngờ vực và sự tò mò từ người khác. Để có thể giúp họ không nghĩ về việc tự cắt và tránh tình huống xã hội không thoải mái, hãy gợi ý họ đọc nhiều sách hơn. Sách sẽ mở ra những chân trời mới. Họ có thể du hành ra khỏi bốn bức tường trong phòng mà không cần thực sự phải đi ra ngoài. Họ cũng có thể nhận ra có vô số cách mà nhiều người khác nhau đã đối mặt với những thời điểm và trải nghiệm khó khăn.
    • Sách cũng đem đến cơ hội để hiểu rằng có nhiều chiến lược đối phó tích cực và được chấp nhận. Giới thiệu cho họ một số cuốn sách có ý nghĩa động viên, như cuốn sách giúp họ hiểu được nội tâm và đánh giá tình trạng cá nhân khó khăn của mình.
  6. Cân nhắc viết nhật ký. Một cách tuyệt vời để giúp người thân của bạn chấp nhận việc tự cắt là viết nhật ký. Yêu cầu họ duy trì viết nhật ký hằng ngày để họ viết ra tất cả suy nghĩ, nỗi khổ, đau đớn, và niềm vui. Viết lách có thể xua tan nỗi đau và để lại cho họ cảm giác nhẹ nhõm và thanh thản. Bạn có thể bảo họ viết bất cứ suy nghĩ nào.
    • Đừng khuyên họ viết cụ thể về việc tự cắt trừ phi họ đến gặp bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia tư vấn. Bạn không bao giờ biết những chuyện rắc rối gì có thể xảy ra, vì thế gợi ý bạn bè tập trung vào hành vi trở ngại bù đắp cho chấn thương tâm lý thì không phải là một ý kiến hay, trừ khi họ đến gặp chuyên gia để được giúp đỡ.
    • Nhật ký cũng có thể giúp nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, hay chuyên gia tư vấn hiểu được tình trạng của họ trước khi chẩn đoán và điều trị.[9]

Tránh sự cố khác[sửa]

  1. Loại bỏ một số vật dụng gây kích thích. Nguy cơ tự cắt bản thân sẽ cao hơn khi họ ở nhà và tiếp cận các công cụ. Đó có thể là nhiều vật dụng khác nhau, như dao cạo râu, dao, kéo hoặc chai thủy tinh. Bạn cần động viên họ bỏ những đồ vật này ra khỏi môi trường sống để họ không bị cám dỗ có hành vi tự cắt.
    • Ngồi với họ khi họ di chuyển một số vật dụng ra khỏi khu vực sống. Nếu họ không sẵn sàng loại bỏ chúng, hãy giúp họ đặt chúng trên kệ cao hay trong một căn phòng riêng biệt ở nhà. Điều này sẽ cho họ nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về những gì mình đang làm trước khi thực hiện, điều này có khả năng giúp họ chấm dứt việc tự cắt bản thân.
  2. Cổ vũ tinh thần của họ. Xóa bỏ những suy nghĩ rắc rối ra khỏi tâm trí là một cách tuyệt vời để giúp bạn của bạn không muốn tự gây thương tích cho bản thân. Với sự đồng ý của họ, cố gắng thay đổi môi trường và đồ vật xung quanh để giúp họ cảm thấy tốt hơn. Đi du lịch, thay đổi sự sắp xếp và trang trí trong phòng, thay đổi màu tường, hoặc dán một số áp phích thú vị, vui nhộn hay truyền cảm hứng. Bạn cũng có thể giúp họ chọn một vài thay đổi họ muốn cho căn phòng và giúp họ thực hiện những thay đổi đó thành sự thật. Đó có thể là thay đổi về mùi hương, vẻ ngoài và cảm giác về căn phòng.
    • Luôn đồng hành trong quá trình từ đầu đến cuối. Dẫn họ đi mua sắm vật dụng mới cho căn phòng và không rời họ cho đến khi hoàn thành dự án. Giúp họ tận hưởng quá trình chào đón sự thay đổi trong cuộc sống.
  3. Cung cấp yếu tố đánh lạc hướng. Chiến đấu với sự thôi thúc tự cắt bản thân là rất khó khăn khi họ ở nhà một mình hoặc nếu họ quá lo lắng cho bản thân và có cảm giác đau đớn. Yêu cầu họ gọi cho bạn hoặc gặp nhau khi họ có thôi thúc tự cắt. Cố gắng để bản thân tham gia một vài hoạt động với họ, khiến họ ngừng suy nghĩ về việc tự ngược đãi. Nghĩ về điều họ thích, mối quan tâm, sở thích và cố gắng thực hiện những điều liên quan.
    • Nếu họ yêu thiên nhiên, hãy đi bộ đường dài. Nếu họ thích vẽ, bạn cần khuyến khích họ vẽ. Sẽ có ích để họ làm bất cứ điều gì sáng tạo, như sáng tác truyện, chơi nhạc cụ, hoặc vẽ tranh. Họ cũng có thể xem phim hoặc chương trình tivi, nghe nhạc, chơi trò chơi, hoặc bất cứ gì họ thích.
    • Nếu bạn khiến họ bận rộn với các hoạt động và điều yêu thích, họ thường sẽ bị phân tâm khỏi hành vi và nhu cầu tự cắt bản thân.
    • Nếu họ không đi ra ngoài nhiều, bạn cần khuyến khích họ gặp người mới, mở mang giao thiệp, và nuôi dưỡng mối quan hệ. Điều này có thể cải thiện sự tự tin, lòng tự trọng, và giúp họ xây dựng niềm tin với mọi người.

Khuyến khích điều trị[sửa]

  1. Đề nghị nhận sự giúp đỡ. Khi lần đầu tiên bạn biết rằng bạn bè hoặc người thân đang tự gây thương tích cho bản thân, bạn cần tìm hiểu liệu họ có sẵn sàng tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hay chuyên gia tư vấn hay không. Những chuyên gia này đã qua đào tạo chuyên môn để giúp mọi người chiến đấu lại hành vi có hại trong cuộc sống. Nếu bạn của bạn khăng khăng rằng họ không mất trí, hãy đồng ý với họ. Nói với họ rằng mọi người gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần vì nhiều vấn đề của cuộc sống và gặp nhiều lần vì sự phát triển cá nhân. Nếu họ lo lắng về sự xấu hổ khi gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, bạn cần đề nghị họ gặp ai đó không sống trong khu vực của họ. Dịch vụ tốt và hữu ích sẽ thực sự giúp họ giải quyết vấn đề. Chuyên gia có kiến thức tốt hơn để giúp họ hiểu tại sao họ tự gây thương tích cho bản thân và những gì họ đang cố gắng để hoàn thành với hành vi đó.[10]
    • Sự tham gia của chuyên gia sức khỏe tâm thần là cần thiết nếu bạn xem trọng sự phục hồi của người thân. Luôn có sự xấu hổ liên quan đến việc tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần, tuy nhiên cần phải thuyết phục người thân tìm kiếm việc điều trị.[1]
    • Nếu họ không sẵn sàng để điều trị, bạn cần đề nghị giúp họ nghiên cứu về việc tự gây thương tích cho bản thân và các tác nhân kích thích. Có rất nhiều thông tin trên mạng về nhiều chủ đề, và tự ngược đãi bản thân (tự cắt) thì không ngoại lệ. Đảm bảo bạn tìm thấy thông tin và tài liệu từ những nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như tổ chức tâm lý học hoặc trang web về đường dây trợ giúp. Một số nội dung có nguy cơ gây hiểu nhầm và phản tác dụng, cản trở việc giúp đỡ bạn bè hoặc người thân cảm thấy tốt hơn.
  2. Khuyến khích họ tham gia vào nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ gồm nhiều cá nhân tập hợp vì họ có cùng một vấn đề, mối bận tâm tương tự, đối mặt với những thử thách, và trải qua những kinh nghiệm giống nhau. Mặc dù bạn hoạt động như một người trong nhóm hỗ trợ suốt một khoảng thời gian, họ có thể cần sự đồng hành từ người hiểu chính xác những gì họ đang trải qua. Sau khi dành thời gian với bạn, có lẽ họ dần đủ can đảm để gặp gỡ những người giống như mình để biết được nhiều câu chuyện khác, sự thất vọng, cách họ đã thành công vượt qua hành vi tự cắt, và tìm hiểu cách thức và lý do tại sao họ thất bại.[11]
    • Họ sẽ do dự hoặc không sẵn sàng để là một phần trong nhóm hỗ trợ dành cho những người tự cắt. Để cổ vũ họ, bạn có thể đi cùng để động viên và hỗ trợ họ khi cần thiết nhằm thực hiện bước điều trị cuối cùng.
  3. Xem xét liệu pháp hành vi biện chứng (Dialectical Behavior Therapy hay DBT). Liệu pháp hành vi biện chứng là một cách hiệu quả để điều trị cho người tự cắt. Đây là một cách thay đổi từ liệu pháp nhận thức hành vi. Trong DBT, các bác sĩ chuyên khoa thực hiện một phân tích toàn diện về người có hành vi tự cắt. Bên cạnh làm việc với người đang tìm cách chữa trị, các bác sĩ tâm thần cũng nỗ lực tìm hiểu về gia đình của bệnh nhân, điều này sẽ giúp họ hiểu và xác định tình huống và trải nghiệm có nguy cơ dẫn tới hành vi. Bác sĩ cũng cố gắng kết hợp các kỹ năng đối phó lành mạnh và phù hợp cho người đó.[12]
  4. Có sự can thiệp. Sự can thiệp được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người can thiệp có chuyên môn. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để mở ra một cuộc thảo luận giữa người đang tự cắt và người được cho là quan trọng trong cuộc sống của họ. Điều này sẽ khó khăn bởi vì khi có sự can thiệp thì cảm giác và tình cảm đau đớn có liên quan đến hành vi tự cắt được phơi bày trước những người quan trọng trong cuộc sống của họ. Trong khi nó giúp họ hiểu được mà không lo lắng về việc tự làm tổn thương nhau, lắng nghe là việc không dễ dàng.
    • Những chuyên gia can thiệp có một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ hành vi tự cắt ở người thân của họ. Người can thiệp có chuyên môn sẽ sắp xếp sự can thiệp cho người đang tự cắt và người thân của họ. Bạn cũng có thể là một trong những người tham gia vì bạn cũng quan tâm họ.[4]

Nói về hậu quả tiêu cực[sửa]

  1. Giải thích những vết sẹo. Sẽ có các dấu vết trên cơ thể còn lại từ việc tự cắt. Những dấu vết và vết thương do tự cắt có thể khiến người thân của bạn ngượng ngùng, điều này có nguy cơ khiến họ tránh xa việc hòa nhập xã hội với bạn bè và gia đình vì sợ hãi và xấu hổ. Vấn đề này còn làm giảm lòng tự trong và khiến họ cảm thấy bất an, nó thôi thúc họ tự cắt thêm lần nữa. Hãy giải thích điều này và để họ biết mình có thể chấm dứt và không có bất kỳ hoặc thêm vết sẹo nào nữa.
  2. Cảnh báo họ về rủi ro sức khỏe. Có thể đến một lúc nào đó khi việc tự cắt trên bề mặt sẽ không làm hài lòng họ, khiến họ cần cắt ngày càng sâu hơn theo thời gian. Điều này có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nhiễm trùng. Vết thương hở từ việc tự cắt không được bảo vệ sẽ gây nhiễm trùng và một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
    • Người thân của bạn có thể kết tự cắt ở sai vị trí, gây mất nhiều máu hoặc tử vong.[4][11]
  3. Chú ý đến bệnh thiếu máu. Hành vi tự cắt liên tục có thể phá vỡ chức năng của nhiều bộ phận hoặc cơ quan quan trọng trong cơ thể. Điều này là do cơ thể bị mất máu trong nhiều lần tự cắt, làm suy giảm nồng độ hemoglobin trong máu, gây ra thiếu máu. Bệnh thiếu máu không được điều trị có thể gây khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi tay và chân, đau ngực, ợ nóng, ra mồ hôi và ói mửa.[13]
    • Nếu là trẻ em và thanh thiếu niên, việc thiếu máu trầm trọng có thể ảnh hưởng đến kỹ năng vận động và tinh thần. Họ sẽ tập trung kém, ít tỉnh táo và ít phản ứng.
    • Người trưởng thành bị thiếu máu không được điều trị có thể gặp phải những bệnh liên quan đến tim và thậm chí có thể bị đột quỵ và vấn đề tim mạch. Bệnh thiếu máu cũng có thể làm giảm khả năng nhận thức.[14]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này