Giúp bạn trai bỏ thuốc lá

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giúp Bạn trai Bỏ thuốc lá)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi bạn quan tâm đến ai đó, bạn không muốn nhìn thấy anh ấy có cách ứng xử gây hại cho bản thân và người khác. Đáng tiếc là hút thuốc có cả hai tác động đó. Sự giúp đỡ của bạn có thể khiến anh ấy dễ từ bỏ thói quen xấu này hơn. Tuy nhiên, bạn không thể buộc ai đó bỏ thuốc, mà quyết định làm việc đó hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của anh ấy.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hỗ trợ Một cách Phù hợp[sửa]

  1. Đừng đưa ra các số liệu thống kê. Bạn trai của bạn biết hút thuốc có hại cho anh ấy và có thể cũng muốn bỏ thuốc. Vì vậy, sẽ không thực sự có ích nếu đưa ra các dữ kiện về bệnh tật, tuổi thọ, v.v... Thực ra, bảo ai đó đừng hút thuốc chỉ khiến họ hút nhiều hơn.[1]
    • Thay vào đó, có thể bạn muốn tập trung vào xu hướng hành xử của mọi người và vai trò của việc nghiện thuốc.
    • Chỉ ra tỷ lệ hút thuốc đang giảm đều trong vài thập kỷ qua, và nhiều người đã bỏ thuốc thành công.
    • Vì nhiều người hút thuốc chỉ để có cảm giác hòa nhập vào tập thể, biết được hành vi đó ngày càng không phổ biến sẽ khích lệ họ từ bỏ thuốc.
    • Chỉ ra rằng hút thuốc nghĩa là nghiện ngập có thể giúp bạn trai của bạn nhận thấy anh ấy không kiểm soát được cuộc sống của mình. Việc hút thuốc sẽ không còn hấp dẫn và anh ấy sẽ cố gắng bỏ thuốc để tự kiểm soát hơn.
  2. Hiểu được mọi người không giống nhau. Điều đó có nghĩa là không có một phương pháp cho tất cả mọi người, mà mỗi người có mức độ và kiểu hỗ trợ khác nhau. Nói chuyện với bạn trai để biết anh ấy cần giúp đỡ theo kiểu gì.
    • Bạn trai của bạn có thể gián tiếp cho thấy anh ấy muốn nói chuyện về việc bỏ thuốc. Hãy tập trung vào những đề tài anh ấy đề cập – lời khuyên của bác sĩ, một thành viên trong gia đình có bầu, một ai đó đã bỏ thuốc – để mở đầu câu chuyện.[2]
  3. Nếu điều đó không xảy ra, hãy tìm cách bắt đầu chủ đề một cách nhẹ nhàng. Có thể luật về hút thuốc hoặc thuế thuốc lá ở địa phương bạn đang thay đổi. Hãy hỏi bạn trai nghĩ gì về việc này, từ đó chuyển sang hỏi anh ấy về thói quen của mình.[2]
    • Bạn: Sáng nay em đọc báo thấy nói thành phố đang cấm hút thuốc trong nhà hàng.
    • Anh ấy: Ý tưởng hay đấy. Anh không thích thức ăn ám mùi thuốc lá.
    • Bạn: Em ngạc nhiên khi thấy anh nói vậy đấy. Nếu không hút thuốc trong thời gian lâu như thế anh có chịu được không?
    • Anh ấy: Có chứ, thực ra, anh đang cố giảm hút thuốc.
    • Bạn: Thật không anh? Em có thể giúp gì cho anh được?
  4. Thử phương pháp cú huých. Sẽ rất khó để tìm ra được sự cân bằng phù hợp giữa việc khuyến khích bạn trai của bạn bỏ thuốc và việc hành xử theo cách anh ấy nhận thấy khi từ bỏ lựa chọn của mình. Các luật sư và chuyên gia kinh tế cho rằng phương pháp cú huých có thể khích lệ sự thay đổi trong khi vẫn để mọi người tự quyết định.[3]
    • Phương pháp cú huých hoạt động như sau: hãy bảo bạn trai mở tài khoản tiết kiệm và bỏ tiền đáng lẽ dùng để mua thuốc lá vào đó. (Một cái lọ đặt trên kệ bếp cũng được).
    • Vào cuối mỗi đợt xác định trước, hãy hỏi liệu anh ấy có hút thuốc không. Nếu không, anh ấy nhận được tiền. Nếu có, tiền sẽ được dùng vào từ thiện.
    • Một số biến thể của phương pháp này bao gồm yêu cầu từ thiện vì lý do bạn trai của bạn không ủng hộ!
    • Nếu anh ấy có người bạn cũng đang cố gắng bỏ thuốc (hay nếu bạn đang cố gắng bỏ), họ có thể biến việc đó thành một cuộc đua tranh. Người nào không hút thuốc lâu hơn thì sẽ được tiền, người nào bỏ cuộc trước sẽ phải làm từ thiện cho tổ chức mà người thắng cuộc lựa chọn.
  5. Vận động mạng lưới những người hỗ trợ. Nếu bạn trai đồng ý, hãy nói chuyện với những người bạn của bạn và mọi người trong gia đình về kế hoạch của anh ấy, và khuyến khích họ giúp đỡ. Nhắc bạn trai của bạn rằng bác sĩ cũng là một phần trong mạng lưới trợ giúp đó, và hỏi liệu anh ấy có muốn gặp bác sĩ để nói chuyện về biện pháp cai thuốc.[4]
  6. Hãy suy nghĩ trước khi hỏi thăm. Một số người hút thuốc muốn bạn hỏi thăm tình hình cai thuốc mỗi ngày để tăng thêm động lực, trong khi những người khác lại cho rằng thói quen như vậy là xâm phạm riêng tư và phản tác dụng. Hãy hỏi bạn trai liệu việc hỏi thăm thường xuyên có ích hay có hại cho anh ấy.[5]
  7. Đặt những câu hỏi dạng mở. Hãy để bạn trai của bạn nói về trải nghiệm của anh ấy - tại sao anh ấy bắt đầu hút thuốc, việc đó khiến anh ấy cảm thấy thế nào, vì sao anh ấy muốn bỏ thuốc, điều gì khiến việc bỏ thuốc khó khăn, v.v… Cách này sẽ giúp bạn hiểu hơn mối quan hệ của anh ấy với thuốc lá, và có thể giúp anh ấy có thêm kết nối mà trước đó chưa từng làm được.[2]
    • Bạn: Tại sao anh hút thuốc?
    • Anh ấy: Vì ở trường, mấy đứa lớn hơn anh hút.
    • Bạn: Thế bây giờ thì sao? Làm gì còn lũ trẻ lớn hơn anh ở đây đâu.
    • Anh ấy: Anh nghĩ có lẽ đã thành thói quen.
    • Bạn: Anh có nghĩ mình sẽ hút thuốc mãi không?
    • Anh ấy: Không, nhưng bỏ thuốc khó lắm.
    • Bạn: Anh có thể làm được mà! Anh có muốn em lên kế hoạch cho anh không?
  8. Chỉ ra những tiến bộ nhỏ. Với một người hút thuốc, thậm chí chỉ một ngày không hút thuốc là đáng để khen rồi. Hãy phát hiện và dùng điều đó làm bằng chứng cho thấy bạn trai của bạn có thể sống mà không cần thuốc lá. Những tiến bộ nhỏ như vậy sẽ giúp tăng sự tự tin của anh ấy.
  9. Tập trung vào con người nói chung. Đừng để quá trình bỏ thuốc trở thành tất cả những gì bạn có trong mối quan hệ của các bạn. Thậm chí nếu anh ấy muốn bạn hỏi thăm tình hình, hãy hỏi về một ngày và cảm nghĩ chung của anh ấy. Đừng chỉ quanh quẩn với việc liệu hôm nay anh có hút thuốc hay không.

Tập trung vào Thời gian Dài hạn[sửa]

  1. Lập kế hoạch, nhưng hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch đó. Dự kiến một ngày bỏ thuốc là động lực và khiến bạn trai của bạn tập trung vào mục tiêu đó, tuy nhiên không nên quá cứng nhắc. Nếu anh ấy dự định ngày bỏ thuốc, hãy đảm bảo anh ấy hiểu rằng dù không hoàn toàn bỏ thuốc vào ngày đó thì anh ấy cũng không phải là người thất bại.[4]
  2. Chú ý trạng thái tạm thời của các triệu chứng khi bỏ thuốc. Nhiều người sẽ trải qua những thứ như mất ngủ, khó tập trung, lo lắng, bồn chồn, cáu bẳn và trầm cảm. Những triệu chứng này thường mất đi trong vòng một hoặc hai tuần. Bằng việc nhắc bạn trai đó là triệu chứng tạm thời, bạn sẽ giúp anh ấy tin rằng anh sẽ vượt qua được.[6]
  3. Hiểu được bỏ thuốc là một đường cong học tập. Nhiều người phải mất vài lần mới bỏ thuốc được. Nếu bạn trai của bạn tái nghiện, hãy động viên anh ấy rút kinh nghiệm để lần sau có thể tránh được nguyên nhân hút lại. Hút thuốc là hành xử học được và bỏ thuốc cũng vậy.[5]
  4. Nói chuyện về vấn đề là khi nào, không phải là nếu. Tái nghiện có thể gây ra chán nản, vì vậy hãy giải thích cho bạn trai rằng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi anh ấy thử lại - và trước khi anh ấy thành công. Trong thực tế, hầu hết những người bỏ thuốc đều sớm tái nghiện.[5]

Cung cấp Những thứ làm Phân tâm[sửa]

  1. Cung cấp đồ ăn. Mọi người hút thuốc vì nhiều lý do, một trong số đó là để đỡ buồn. Bạn trai của bạn cần có việc làm thay thế cho thái độ đó. Cân nhắc dự trữ những thứ sau ở xung quanh:[5]
    • Kẹo cứng để ngậm
    • Ống hút để nhai
    • Quả và rau củ thái nhỏ
  2. Dành thời gian bên nhau. Coi việc bỏ thuốc là cái cớ để cùng nhau tham gia nhiều hoạt động hơn. Cùng làm bữa tối, đi xem phim, hay ghé thăm bảo tàng - bất cứ thứ gì giúp bạn trai quên đi việc cai thuốc.[5]
  3. Tập thể dục. Một trong những hoạt động cùng nhau thực hiện chắc chắn là hoạt động thể chất. Thể dục có thể làm giảm nhiều vấn đề trong quá trình cai thuốc, bao gồm:[6]
    • Lo lắng
    • Trầm cảm
    • Cáu bẳn
    • Tăng cân

Bảo vệ Sức khỏe và Không gian của Bạn[sửa]

  1. Đừng nghĩ là bạn đang bị xúc phạm. Những người đang cố gắng bỏ thuốc sẽ thường xuyên cáu bẳn. Hãy hiểu rằng thái độ đó của bạn trai không phải là dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn có quyền nhắc nhở đối với thái độ thô lỗ hoặc không tốt và tránh ra chỗ khác nếu sự cáu bẳn bị lạm dụng hết mức.
  2. Đảm bảo ngôi nhà và ô tô của bạn là những không gian không khói thuốc. Điều này đặc biệt quan trọng nếu các bạn sống với nhau. Nếu bạn trai của bạn khiến bạn trở thành người hút thuốc thụ động thì cả hai có nguy cơ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hơn nữa, những người không hút thuốc ở nhà có khả năng dễ bỏ thuốc hơn.[7]
    • Đừng để bật lửa hay gạt tàn ở nhà, chúng chỉ nhắc cho anh ấy về những thứ đang muốn tránh.[5]
  3. Tránh những nơi sẽ có khói thuốc. Điều này không chỉ bảo vệ hơn nữa sức khỏe của bạn, mà còn giúp bạn trai của bạn tránh hút thuốc bằng cách loại bỏ môi trường có nguy cơ gây tái hút.
  4. Biết những giới hạn của bạn. Việc bạn trai bỏ thuốc quan trọng như thế nào đối với bạn? Mặc dù có những việc bạn có thể làm để giúp anh ấy bỏ thuốc, bạn cần phải nghĩ cách thực hiện nếu anh ấy không quan tâm đến việc đó.
    • Hãy suy nghĩ liệu việc anh ấy hút thuốc có át đi tất cả những tính cách tốt đẹp khác của anh ấy không. Hầu như ai cũng có những nhược điểm lớn, một số chuyên gia cho rằng có những tính xấu không thể chấp nhận được sẽ khó sống hạnh phúc.[8]
    • Ngoại lệ ở đây là khiếm khuyết lớn về tinh thần và đạo đức. Hút thuốc không thuộc nhóm này nhưng lại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống lành mạnh, lâu dài. Nếu việc đánh đổi bạn trai vì vấn đề sức khỏe khiến bạn quá đau khổ trong tương lai, có thể mối quan hệ của các bạn phải trả giá quá nhiều cho việc hút thuốc.
    • Nếu việc hút thuốc là điểm xấu không thể chấp nhận được, anh ấy phải nhận thức được điều đó. Sẽ không công bằng khi đưa ra tối hậu thư mà anh ấy chẳng biết gì cả. Hãy nói với anh ấy rằng bạn không thể sống cùng một người nghiện thuốc, nhưng bạn tin tưởng anh ấy có thể bỏ được và muốn giúp đỡ anh thực hiện việc này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này