Giúp một người vượt qua chứng nghiện heroin

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Heroin là một chất bất hợp pháp thuộc nhóm thuốc phiện có tính gây nghiện cực kỳ cao. Người sử dụng heroin nhanh chóng phát triển độ dung nạp, do đó họ rất dễ dùng quá liều dẫn đến những hậu quả chết người. Cai nghiện heroin đột ngột cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng.[1] Việc giúp đỡ một người vượt qua chứng nghiện heroin có thể vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của xã hội là một yếu tố then chốt trong quá trình phục hồi, và bạn có thể giúp được điều đó. Trong vai trò là người bạn, người thân hoặc đồng nghiệp của người nghiện ma túy, điều quan trọng đối với bạn là phải biết được mọi khía cạnh khác nhau của tình trạng nghiện heroin để có thể nhận thức thấu đáo về những vấn đề nằm ở phía trước. Chỉ khi đó bạn mới có thể thông cảm và hỗ trợ cho một người nghiện đang cần giữ vững quyết tâm phục hồi.

Các bước[sửa]

Đối chất với người nghiện[sửa]

  1. Lựa lời khi nói chuyện. Mặc dù nghiện ma túy là một căn bệnh và là vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng không may đó cũng là nỗi ô nhục lớn của xã hội. Nhiều người dùng những ngôn từ hạ thấp nhân phẩm của người nghiện, chẳng hạn như gọi họ là “con nghiện”, “dân xì -ke”, “nhơ nhuốc” hoặc tương tự. Những từ ngữ như thế càng làm tăng nỗi hổ thẹn xung quanh tình trạng nghiện và không giúp gì cho người thân yêu của bạn. Nghiện là một hiện tượng vô cùng phức tạp và không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của người nghiện. Đừng đánh giá một người vì chứng rối loạn của họ.[1]
    • Luôn dùng những từ ngữ như “người lệ thuộc chất kích thích” thay vì “con nghiện”.
    • Khi nói chuyện với người nghiện, luôn luôn đề cập đến tình trạng nghiện của họ với từ chứ không dùng từ . Ví dụ câu nói “Mình lo rằng thứ đó đang làm hại bạn” là đúng, nhưng “Mình lo rằng bạn là người nghiện ma túy” thì không thích hợp.
    • Tránh dùng những từ như "sạch" để diễn tả việc không dùng ma túy và "dơ bẩn" cho việc dùng ma túy. Những từ ngữ như thế càng nhấn mạnh nỗi hổ thẹn và khiến người thân yêu của bạn tăng cảm giác xấu hổ về tình trạng nghiện của họ, và điều này có thể dẫn đến việc họ càng sử dụng nhiều hơn.
  2. Tìm sự hỗ trợ bên ngoài. Một chuyên gia tư vấn chuyên điều trị nghiện ma túy có thể giúp bạn hoặc hoặc gia đình cân nhắc các lựa chọn để ứng xử với người nghiện. Chuyên gia tư vấn là bên thứ ba khách quan và ít có liên quan cá nhân với người trong cuộc, do đó họ có tiếng nói bên ngoài rất cần thiết và hợp lý. Thêm vào đó, các chuyên gia tư vấn được đào tạo để cho người bệnh sự cảm thông, hỗ trợ và khuyến khích, điều mà những người thân thiết của người nghiện khó mà đáp ứng do đang âu lo và có liên quan mật thiết đến mức không dễ có cái nhìn rạch ròi - bao gồm cả bạn. Cố gắng tìm một chuyên gia tư vấn trong khu vực bạn ở, hoặc cân nhắc tham khảo ý kiến của bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu của bạn.
    • Có một cách khác, nếu thấy liệu pháp đó không phù hợp với mình, bạn có thể tham dự các buổi gặp gỡ Nar-Anon có chức năng giúp đỡ gia đình và bạn bè của người nghiện.[2]
    • Chuyên gia điều trị việc lạm dụng thuốc cũng có thể hướng dẫn cách thức giúp đỡ bệnh nhân. Bạn nên chuẩn bị cung cấp các thông tin chi tiết về tần suất và lượng heroin người đó sử dụng, về việc họ có dùng thêm loại ma túy nào khác không, thời gian nghiện đã bao lâu, các triệu chứng và kiểu hành vi, v.v….[3]
    • Để biết thêm thông tin tổng quát về hiện tượng nghiện ma túy, xem Substance Abuse and Mental Health Services Administration hoặc National Institute on Drug Abuse.
  3. Tiếp cận trực tiếp người nghiện. Cố gắng nói ra những âu lo của bạn về việc họ sử dụng ma túy. Bạn cần chắc chắn rằng người đó không dùng ma túy trong cuộc trò chuyện với họ; nếu người đó đang dùng hoặc vừa mới dùng ma túy, hãy khoan nói chuyện với họ và nên thử lại sau. Tránh trách mắng, răn dạy, “lên lớp” và nói những câu giáo điều; thay vào đó bạn chỉ nên nói về sự lo lắng của mình.[4]
    • Chuẩn bị sẵn những dẫn chứng về các hành vi có vấn đề của họ khiến bạn lo lắng. Đưa ra những sự việc đã xảy ra, ví dụ như “Khi bạn hủy kế hoạch của chúng ta tuần trước…” thay vì nói “Bạn lúc nào cũng thất hứa”. Dùng những câu có chủ ngữ là “Tôi”, ví dụ như “Tôi nhận thấy” hoặc “Tôi lo rằng”, vì những câu này ít mang tính trách móc hơn và không đặt người thân của bạn vào thế đề phòng.[4]
    • Nhấn mạnh ảnh hưởng của việc nghiện heroin lên thứ mà họ quan tâm nhiều nhất, có thể là nghề nghiệp, bạn bè, con cái, v.v… Điều này có thể giúp người đó nhận ra rằng hành động của họ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ.[4]
    • Bạn cũng có thể sắp đặt cho việc can thiệp, một quá trình được hướng dẫn chuyên môn, trong đó người nghiện heroin được gặp gỡ bạn bè, gia đình, chủ lao động, v.v… Sự can thiệp là hữu ích, vì qua đó người nghiện có thể liên hệ tình trạng nghiện với những vấn đề trong cuộc sống của họ. Chín mươi phần trăm sự can thiệp do các chuyên gia được đào tạo thực hiện đã đem lại kết quả là người nghiện sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ. Liên hệ với Hội đồng Quốc gia địa phương về Tình trạng Lệ thuộc Rượu và Ma túy (NCADD) để được hướng dẫn thêm.
  4. Tránh bị cuốn theo cảm xúc. Khi biết người thân nghiện ma túy, phản ứng đầu tiên của bạn có thể là thuyết phục người đó dừng lại bằng cách đe dọa, năn nỉ hoặc van xin. Những hành động đó sẽ không có tác dụng – heroin ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của người nghiện đến mức họ không thể ngừng sử dụng chỉ vì mong muốn của bạn. Người dùng heroin sẽ chỉ ngừng lại khi họ sẵn sàng. Người ta dễ rơi vào việc dọa dẫm để mong người nghiện ngừng sử dụng ma túy, nhưng điều đó thực sự không khả thi, không giúp họ ngừng hành vi đó và xử lý nguyên nhân đã dẫn họ đến với heroin.
    • Nhớ rằng việc để cảm xúc lấn át có thể gây tác dụng ngược và chỉ khiến cho người nghiện cảm thấy tội lỗi, từ đó họ sẽ càng lún sâu vào việc lạm dụng ma túy.
    • Đôi khi có những người nghiện lâu năm phải chạm đến “điểm đáy” (điểm thấp nhất trong cuộc đời của một người đánh dấu bằng sự tuyệt vọng và mù mịt về tương lai, hoặc một biến cố lớn xảy ra như bị bắt giữ) thì mới quyết định cai nghiện. Tuy nhiên, phần đông số người nghiện không cần chạm đến điểm đáy mới mong muốn được giúp đỡ.[3]
  5. Điều chỉnh cách mở lời cho cuộc trò chuyện. Cách nói chuyện với người nghiện như thế nào là tùy vào mối quan hệ của bạn và người đó. Họ là thành viên trong gia đình, là bạn thân hay đồng nghiệp của bạn? Cân nhắc ghi ra trước cách thức mà bạn muốn khởi đầu cuộc trò chuyện để chuẩn bị tinh thần cho mình. Sau đây là vài gợi ý “nhập đề” có thể giúp bạn tiếp cận người đó với cách thích hợp::[4]
    • Giúp đỡ người thân trong gia đình - "Mẹ, mẹ có biết rằng con yêu mẹ lắm không, và con nói điều này là từ lòng yêu thương dành cho mẹ. Gần đây có những lúc mẹ có vẻ như lơ đãng, và mọi người đều biết mẹ đang dùng ma túy. Thậm chí tuần trước mẹ còn quên cả ngày tốt nghiệp của con. Con nhớ mẹ, bố nhớ mẹ, cả nhà đều yêu mẹ. Mẹ có thể ngồi xuống và nói chuyện về việc này không?”
    • Giúp đỡ bạn thân - "Bạn biết không Quỳnh, chúng mình chơi thân với nhau từ bé, mình coi bạn như chị em. Mình biết có nhiều việc xảy ra với bạn, nhưng mình thấy bạn hủy bỏ nhiều kế hoạch của chúng ta, đến muộn và cứ lờ đờ. Có vẻ như bạn cũng không hòa hợp với gia đình như trước nữa. Mình rất lo cho bạn. Mình quan tâm đến bạn và muốn nói chuyện thêm với bạn về việc này.”
    • Giúp đỡ đồng nghiệp - "Huy, cậu là một trong những người giỏi nhất trong văn phòng này, nhưng gần đây cậu đã bỏ lỡ rất nhiều việc. Ngay tuần này mình không thể nộp báo cáo vì thiếu phần của cậu. Gần đây cậu có vẻ không bình thường, mình biết cậu đang dùng ma túy. Mình muốn cậu biết rằng nếu cậu gặp rắc rối, mình sẵn lòng giúp cậu. Cậu là nhân viên giỏi ở công ty, và mình không muốn việc này ảnh hưởng đến công ăn việc làm của cậu”.
  6. Đề nghị cách điều trị tức thời. Khi đã diễn đạt những âu lo của mình, bạn hãy đi vào vấn đề tìm sự giúp đỡ và điều trị. Một lời hứa giảm bớt hoặc ngừng hành vi có vấn đề đó là chưa đủ; cần phải có phương pháp điều trị, sự hỗ trợ và các kỹ năng đối phó để có thể vượt qua chứng nghiện. Diễn giải phương pháp điều trị nào bạn đã nghĩ đến. Cũng như các căn bệnh kinh niên khác, việc cai nghiện phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
    • Tìm hiểu trước khi đưa ra đề nghị về một kế hoạch điều trị hoặc một trung tâm. Có nhiều hình thức điều trị, và chi phí cao không có nghĩa là hiệu quả cao. Thông thường, việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiện nặng hay nhẹ. Tất nhiên bạn cũng cần nghĩ đến chi phí, nhưng ngoài ra cũng phải cân nhắc đến các yếu tố khác như kiểu điều trị (điều trị theo nhóm, riêng từng cá nhân, kết hợp, dùng thuốc, v.v…), cơ sở vật chất (ngoại trú, nội trú, v.v…) và môi trường giới tính (chung cho cả nam và nữ hoặc tách riêng).[2][3]
    • Đa số các trường hợp cần có các chương trình phục hồi ngoại trú hoặc nội trú để cai nghiện. Thông thường phải có đơn thuốc để giúp người nghiện giải độc an toàn.[5] Tiếp đó, các nhà nghiên cứu thấy rằng chương trình 12 bước là một phương pháp hữu hiệu và ít tốn kém để tránh xa ma túy và rượu.[6][7][8]
    • Lưu ý rằng đa số những người nghiện ma túy, đặc biệt là nghiện loại đắt tiền như heroin, sẽ không thể tự chi trả cho việc điều trị của mình, do đó có thể bạn phải hỗ trợ họ trong vấn đề này. Ở Mỹ có một số trung tâm điều trị được chính phủ tài trợ thông qua Cục quản lý Lạm dụng Ma túy và Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần (SAMHSA).[2]
  7. Cho người đó thấy lòng yêu thương, sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn. Cho dù họ có phản ứng thế nào khi đối chất, bạn hãy cho họ biết rằng bạn luôn ở bên họ và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.
    • Nếu người nghiện đồng ý điều trị, bạn hãy sẵn sàng, ví dụ như gọi cho Narcotics Anonymous (một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những người nghiện ma túy) ở địa phương để biết lịch trình gặp mặt ở trong khu vực. Bạn cũng có thể trao đổi với người ở trung tâm điều trị gần đó để có một nơi sẵn sàng liên hệ. Cho người nghiện biết rằng bạn sẽ đi cùng họ đến trung tâm, đến các buổi gặp gỡ hoặc gặp một cá nhân cụ thể nào đó mà bạn giới thiệu.
    • Người nghiện có thể phản ứng giận dữ, phẫn nộ hoặc lạnh nhạt. Phủ nhận cũng là một trong những triệu chứng của nghiện ma túy. Bạn đừng coi đó là xúc phạm cá nhân và phản ứng tương tự, thay vào đó hãy khẳng định rằng bạn đang cố gắng giúp đỡ họ.[4]
  8. Chuẩn bị cho tình huống người nghiện từ chối điều trị. Người nghiện có thể không nghĩ rằng họ cần sự trợ giúp của bạn. Đừng nghĩ rằng bạn đã thất bại; ít nhất thì bạn cũng đã gieo một ý nghĩ về việc phục hồi vào đầu óc của người nghiện. Tuy nhiên, nếu họ từ chối điều trị, bạn nên chuẩn bị kế hoạch kế tiếp.
    • Bạn sẽ làm gì khi người đó từ chối? Những việc cần làm có thể bao gồm cắt đứt tài chính và các nguồn khác (để không còn tạo điều kiện cho việc sử dụng ma túy nữa) hoặc thậm chí yêu cầu họ ra khỏi nhà (nhất là khi bạn có bạn bè khác hoặc thành viên trong gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng từ người nghiện).[4]
    • Quả là không dễ dàng để người thân ra đi khi họ nghiện ma túy. Tuy nhiên, bạn hãy giữ liên lạc và cho họ biết rằng bất cứ khi nào họ nghĩ lại và đồng ý điều trị thì cửa nhà bạn luôn rộng mở. Nhớ rằng bạn đang giúp chữa trị cho họ. Đôi khi chúng ta phải chịu đựng nỗi đau về một người bạn hoặc người thân để giúp đem lại điều tốt lành cho họ. Chẳng thế mà có câu yêu cho roi cho vọt, bởi đó không phải là một cách dễ chịu để giúp đỡ người khác, nhưng bạn có thể cứu vớt cuộc đời một con người.
  9. Làm rõ những điều bạn nói. Bạn phải cẩn thận về hành vi của mình và thái độ đối với người đang vật lộn với chứng nghiện. Phải nhất quán và diễn đạt rõ ràng những điều bạn nói; không hứa hẹn hoặc đe dọa suông. Ví dụ như lời hứa “giúp đỡ với mọi khả năng” có thể diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau. Có phải bạn muốn nói là giúp họ tìm một chi nhánh địa phương của Narcotics Anonymous (NA) hay cho họ tiền (mà người nghiện có thể dùng để mua ma túy)? Bạn phải nói thật rõ ràng ý định của mình để tránh hiểu lầm. Đối với lời đe dọa về hậu quả cũng vậy. Khi đã nói rằng lần sau họ sẽ bị đuổi khỏi nhà nếu bị bắt gặp dùng ma túy, bạn phải sẵn sàng làm đúng như thế.
    • Luôn trung thành với điều bạn nói – đây là nguyên tắc quan trọng nhất vì nó cho người nghiện thấy rằng bạn là người đáng tin và lời nói của bạn có giá trị. Nếu đã hứa làm chuyện gì để đáp lại hành vi của người đó, bạn hãy làm như vậy. Nếu họ không làm được như yêu cầu, bạn đừng cho họ điều đó. Khi đã cảnh báo điều gì, bạn cần thực hiện nếu họ không nghe lời.
    • Tạo dựng và duy trì sự tin cậy là vô cùng quan trọng. Tránh những hành vi phá vỡ lòng tin như la hét, gắt gỏng, “lên lớp”, hứa hẹn hoặc đe dọa suông.

Sự hỗ trợ xã hội trong suốt quá trình hồi phục[sửa]

  1. Không tạo điều kiện cho hành vi đó. Phá bỏ vòng luẩn quẩn khi người nghiện lệ thuộc vào bạn và sự hỗ trợ của bạn vô tình lại tiếp tay cho chứng nghiện. Đây gọi là “tạo điều kiện tiêu cực”. Học cách nói “không” và quyết tâm thực hiện; có lẽ đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người nghiện biến chuyển. Bạn cũng cần lưu ý là người nghiện rất có thể sẽ không phản ứng tích cực khi bạn từ chối cho họ thứ gì đó, do họ đã quen luôn có được mọi thứ họ cần.[2]
    • Nếu người nghiện là người nhà hoặc bạn thân của mình, bạn cần đặc biệt cân nhắc về tài chính. Nghĩ xem bạn có sẵn sàng cho họ mượn tiền không. Nhều người không thích cho mượn tiền vì biết rằng số tiền đó sẽ được dùng để mua ma túy, nhưng cũng có người coi đó là một cách để giúp người nghiện khỏi phạm tội hoặc càng lún sâu vào rắc rối nếu họ bị bắt giữ. Hãy quyết định về vần đề này và thực hiện đúng như vậy. Nếu bạn không muốn cho mượn tiền, hãy cứng rắn cho người đó biết lý do tại sao và đừng dao động. Nếu sẵn sàng cho họ mượn tiền, bạn phải bảo họ ghi giấy nợ mỗi lần cho mượn và nói rõ rằng bạn sẽ đòi mọi món nợ chưa trả. Nếu người đó không giữ lời, bạn đừng cho họ mượn tiền nữa.[9]
    • Ngoài ra, bạn đừng tạo điều kiện cho hành vi đó hoặc cố gắng đồng hành với họ bằng cách cũng tham gia dùng ma túy. Giữ an toàn cho bản thân phải là điều đầu tiên và quan trọng nhất.
  2. Không biện hộ cho người nghiện. Tránh bao che hoặc biện hộ cho hành vi của họ hoặc nhận trách nhiệm về mình (cho dù là công việc hoặc gia đình). Làm như vậy là bạn đã giúp người đó tránh khỏi hậu quả xấu từ hành vi của họ. Người nghiện phải biết rằng những việc họ làm sẽ dẫn đến hệ quả tiêu cực.
  3. Chuẩn bị đối phó với tình trạng tái nghiện. Rất ít người nghiện heroin có thể thành công trong việc giải độc và cai nghiện trong nỗ lực đầu tiên của mình. Nếu người thân của bạn tái nghiện, bạn cũng đừng mất lòng tin và phản ứng thái quá như đoạn tuyệt hoặc đuổi họ ra khỏi nhà. Nhớ rằng đa số người nghiện đều tái nghiện vài lần trước khi thực sự phục hồi. Ngay cả khi người nghiện đã vượt qua được giai đoạn cắt cơn thì việc phục hồi vẫn chưa phải là điều chắc chắn vì việc cai nghiện còn bao gồm nhiều vấn đề chứ không chỉ là thoát khỏi sự lệ thuộc thể chất vào heroin.
    • Tình trạng nghiện heroin không đơn thuần chỉ là về thể chất. Một người đang cố gắng cai nghiện heroin còn phải đối phó với các khía cạnh tinh thần và các tác nhân đã cuốn họ vào hành vi dùng ma túy lúc ban đầu. Ngay cả khi đã hết các triệu chứng cai nghiện, chứng nghiện vẫn tồn tại trong tâm trí họ, thôi thúc họ quay lại dùng ma túy lần nữa. Như vậy, quá trình cai nghiện phải bao gồm việc xử lý những vấn đề tiềm ẩn để thực sự loại trừ khả năng tái nghiện.
    • Nếu (hoặc khi) người đó tái nghiện, bạn đừng coi đó là điều xúc phạm cá nhân mà hãy tỏ ý hỗ trợ cho họ lần nữa.
  4. Tỏ ra thông cảm và kiên nhẫn. Hãy ủng hộ và cố gắng đừng luôn luôn nghi ngờ; bạn cần hiểu rằng vượt qua cơn nghiện heroin là rất gian nan, và nên tỏ ra cảm thông với cố gắng của họ. Thay vì phàn nàn khi họ vấp ngã trên con đường đoạn tuyệt với ma túy hoặc cố gắng kiểm soát nhất cử nhất động của họ, bạn hãy cho họ sự thấu hiểu và thông cảm. Một điều rất thực tế là cần phải khuyến khích người đó cố gắng hơn để đẩy lùi chứng nghiện.
    • Nhớ rằng quá trình phục hồi không phải là một đường thẳng tắp từ điểm A đến điểm B. Sẽ có nhiều bước thăng trầm. Đừng liên tục hỏi người đó rằng họ có còn “giữ mình” không hoặc răn dạy họ không được tái phạm. Nếu bạn liên tục cằn nhằn, người nghiện sẽ không còn tin tưởng và thoải mái với bạn nữa mà có thể họ sẽ giấu giếm bạn mọi điều.
  5. Tích cực tham gia vào việc củng cố quá trình phục hồi. Khi người đó có tiến bộ, bạn cần khen ngợi và khích lệ, coi đó như một cột mốc trên con đường phục hồi (sau một tuần hoặc 30 ngày tỉnh táo). Điều này còn gọi là “tạo điều kiện tích cực” – chỉ hành vi khuyến khích sự thay đổi ở người nghiện ma túy.[2]
    • Tạo điều kiện cho người đó tiếp tục phục hồi và thay đổi bằng cách nhắn nhủ rằng bạn yêu thương họ và tin tưởng vào sự tiến bộ của họ.
  6. Luôn có mặt trong suốt quá trình hồi phục của người nghiện. Khi người nghiện tiếp nhận điều trị, dù là vào trung tâm phục hồi, gặp bác sĩ trị liệu hoặc đến những buổi gặp mặt, bạn hãy duy trì sự tham gia tích cực trong quá trình điều trị của họ. Thuyết phục họ tiếp nhận sự giúp đỡ và điều trị chỉ là giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi. Người thân của bạn vẫn cần sự hỗ trợ trong khi cố gắng điều trị và chiến thắng chứng nghiện. Cho người đó biết rằng bạn tin tưởng vào họ và sự phục hồi lâu dài của họ.
    • Một cách để duy trì sự quan tâm là cố gắng đến các buổi trị liệu hoặc các cuộc gặp mặt cho phép khách mời của những người nghiện tham dự. Điều này cũng có thể giúp bạn thêm cảm thông và thấu hiểu khi bạn tìm hiểu về chứng nghiện heroin và ảnh hưởng của nó lên con người.
    • Hỏi han về quá trình hồi phục của người đó. Tuy nhiên, thay vì hỏi theo dạng hỏi – đáp hoặc thẩm vấn (“Con có đi đến buổi gặp mặt hôm nay không?”, “Hôm nay con có nói chuyện với bác sĩ không?”,v.v…), bạn hãy nghĩ đến các câu hỏi mở để người đó có thể kể lại những điều họ muốn nói (ví dụ như “Buổi gặp mặt hôm nay thế nào con?” và “Con có học thêm được điều gì mới về bản thân trong quá trình điều trị này không”).

Hiểu về tình trạng nghiện heroin[sửa]

  1. Hiểu heroin là gì. Heroin là một chất ma túy thuộc nhóm thuốc phiện, loại thuốc giảm đau (analgesics), chiết xuất từ quả anh túc (Papaver somniferum). Loài cây này được biết đến là một loại thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất trong 7.000 năm qua. Thường bán dưới dạng chất bột màu trắng hoặc nâu được “trộn” với đường, bột, sữa bột hoặc thuốc ký ninh, heroin có thể được sử dụng dưới nhiều dạng, bao gồm tiêm tĩnh mạch, hút và hít.[10][11]
    • Hút heroin trở nên phổ biến từ những năm 1990 do lo ngại lây nhiễm HIV qua việc dùng chung kim tiêm. Hút cũng là cách dùng heroin chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
  2. Tìm hiểu về ảnh hưởng gây nghiện của heroin. Heroin gây nghiện chủ yếu bằng cách kích thích các thụ thể mu-opioid (MOR, tương tự như các thụ thể endorphin và serotonin đem lại cảm giác hạnh phúc) trong não. Dưới tác động của heroin, các vùng não và chất truyền dẫn thần kinh tạo ra cảm giác “khoan khoái”, giảm đau đớn và cơ thể bị lệ thuộc. Các phản ứng này khi kết hợp lại sẽ khiến người dùng mất kiểm soát và nghiện thuốc. Ngoài tác dụng giảm đau cực mạnh, heroin cũng làm suy nhược hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giảm nhịp tim và nhịp thở, kiềm chế cơn ho.[12][13]
    • Ngay sau khi sử dụng, heroin sẽ vượt qua hàng rào máu não. Tại đây heroin sẽ chuyển thành morphin và sau đó gắn kết với các thụ thể opioid. Người dùng heroin thuật lại sự “thôi thúc” hoặc dâng trào cảm giác đê mê. Cường độ thôi thúc tùy thuộc vào lượng thuốc nạp vào và tốc độ thuốc đi vào não và gắn kết với các thụ thể. Heroin đặc biệt dễ gây nghiện do rất nhanh chóng đi vào não và gắn kết với các thụ thể. Tác động xảy ra hầu như ngay lập tức. Người dùng thoạt đầu có thể cảm thấy buồn nôn, nhưng sau đó một cảm giác thanh thản và ấm áp lan tỏa trong cơ thể, đồng thời mọi ưu phiền hoặc đau đớn dường như được xua tan.[14]
    • Tình trạng “phê” sẽ tiếp diễn cho đến khi thuốc hết tác dụng, thông thường từ 6 đến 8 tiếng sau đó. Người dùng heroin sẽ phải bắt đầu suy nghĩ đến việc lấy thuốc ở đâu hoặc làm sao có tiền cho lần sử dụng tiếp theo trước khi xảy ra triệu chứng thiếu thuốc.
    • Biết rằng người dùng heroin có thể nói chuyện và suy nghĩ mạch lạc. Ngay cả với liều cao đủ để sản sinh ra euphoria thì người dùng cũng không thay đổi nhiều trong hành động phối hợp, cảm giác hoặc trí tuệ. Ở liều cao hơn, người dùng rơi vào tình trạng mơ màng, nửa thức nửa ngủ. Con ngươi co lại (“đồng tử đinh ghim”), mắt khép hờ. Hiện tượng này gọi là “mơ màng”, “ảo mộng” hoặc “giấc mơ opium”.
  3. Hiểu rằng heroin nhanh chóng gây nghiện. Chỉ trong khoảng một tuần, người dùng có thể phát triển tình trạng lệ thuộc heroin. Tuy rằng một số người có thể chỉ thỉnh thoảng mới dùng heroin, nhưng phần lớn mọi người đều có tâm trạng lạ thường khi sử dụng và rất khó để họ không tiếp tục quay trở lại để tìm cảm giác đó.
    • Có ghi nhận rằng chỉ cần ba ngày liên tiếp sử dụng heroin là người dùng đã nghiện, và bạn nên nhớ rằng có nhiều mức độ nghiện và triệu chứng thiếu thuốc khác nhau. Phần lớn mọi người không nhận ra các triệu chứng thiếu thuốc nhẹ sau một khoảng thời gian ngắn và có thể cho rằng đó chỉ là cảm giác mệt mỏi, cảm cúm, v.v…
    • Hai vấn đề liên quan đến chứng nghiện là khoảng thời gian sử dụng và hàm lượng morphine trung bình trong cơ thể. Tuy nhiên, thông thường người ta trở nên nghiện sau một đến 2 tuần dùng heroin hàng ngày. Sau khoảng thời gian này, việc ngừng sử dụng heroin sẽ gây nên các triệu chứng thiếu thuốc rõ rệt.
    • Một khi đã nghiện, việc tìm và sử dụng heroin sẽ trở thành mục tiêu chính của người nghiện.[15]
  4. Hiểu về việc cai thuốc. Khi giúp đỡ một người nghiện heroin cai thuốc, điều quan trọng là phải biết về các biểu hiện thực tế và triệu chứng. Hiện tượng thiếu thuốc diễn ra vài tiếng sau khi dùng thuốc, khi tác động của thuốc bắt đầu hết và heroin phân hủy trong máu. Các triệu chứng thiếu heroin hoặc các loại thuốc phiện khác cực kỳ khó chịu, và mặc dù không gây chết người hoặc tổn thương vĩnh viễn, chúng có thể gây tử vong cho người nghiện đang mang thai. Các triệu chứng này bao gồm cảm giác bứt rứt, đau nhức cơ và xương, rối loạn giấc ngủ, tiêu chảy, nôn, lạnh thấu xương, và chân không yên.[16]
    • Đối với người mới nghiện: Sau liều cuối cùng, người dùng heroin thông thường sẽ trải qua các triệu chứng thiếu thuốc nhẹ trong 4- 8 tiếng sau. Những triệu chứng này sẽ nặng hơn cho đến khi họ chạm đến đỉnh trong ngày thứ hai không dùng thuốc. Đó là ngày tồi tệ nhất, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần kể từ ngày thứ ba trở đi. Các triệu chứng cấp này sẽ được cải thiện đáng kể vào ngày thứ năm và thường chấm dứt trong bảy hoặc mười ngày.
    • Đối với người nghiện lâu năm: Sau thời gian cai thuốc cấp (được coi như trong 12 tiếng đầu tiên không dùng heroin) sẽ là “hội chứng cai thuốc kéo dài” hoặc “PAWS” (hội chứng sau khi cai thuốc cấp) có thể tiếp diễn trong 32 tuần sau đó. Các triệu chứng trong thời gian này bao gồm: bồn chồn; rối loạn giấc ngủ; huyết áp và mạch thất thường; đồng tử giãn; cảm giác lạnh; bứt rứt; thay đổi cảm nhận và cá tính; thèm thuốc vật vã.
    • Thông thường phần gian nan nhất trong quá trình giải độc không phải là việc cắt cơn mà là việc tránh xa ma túy. Điều này đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn lối sống. Tìm bạn bè mới, tránh xa những nơi mua bán ma túy và tìm những hoạt động nhằm bớt buồn chán và giảm thời gian có thể dùng thuốc là những việc bạn cần làm nếu muốn sống một cuộc sống không ma túy.
  5. Biết rằng cuộc chiến chống nghiện là không dễ dàng. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, cần ý chí và sức chịu đựng để đem lại sự thay đổi. Tuy có thể tỉnh táo trở lại, nhưng người từng nghiện heroin vẫn luôn phải đối mặt với sự cám dỗ khủng khiếp của ma túy. Rất khó để thay đổi hoàn toàn cuộc sống, vì cuộc chiến chống nghiện ngập cũng đồng nghĩa với việc thay đổi thói quen và các khía cạnh trong cuộc sống, chẳng hạn như những nơi lui tới hoặc những mối quan hệ xã hội. Thậm chí cả những hoạt động “bình thường” như xem ti vi cũng hoàn toàn khác khi người ta không dùng ma túy. Đó là lý do vì sao nhiều người đã cai nghiện nhưng sau đó lại tái nghiện.
    • Bạn cũng nên nhớ rằng nhiều người sử dụng heroin để trốn chạy hoặc đối phó với những vấn đề cá nhân như từng bị lạm dụng hoặc bạo hành, lòng tự trọng thấp, trầm cảm và nhiều nguyên nhân khác. Người nghiện heroin phải vật lộn khổ sở với việc cai thuốc và sau đó vẫn phải đối mặt với những vấn đề mà họ đã phải viện đến ma túy để trốn chạy, và bây giờ lại phải đối phó với những cơn thèm thuốc khủng khiếp.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng quên rằng nhiều người nghiện heroin cuối cùng cũng ngưng dùng thuốc, và không có giới hạn nào quyết định thời gian nghiện của người dùng.
  • Người dùng heroin sẽ ngưng dùng khi họ sẵn sàng, bất kể bạn làm gì hoặc nói gì với họ. Họ sẽ phải tự mình dừng lại. Người nghiện sẽ phải trải qua cảm giác rất mệt mỏi chán chường vì hụt hẫng.
  • Cân nhắc tìm sự trợ giúp cho chính mình khi người thân yêu hoặc bạn của bạn nghiện heroin. Al-Anon và Nar-Anon (không phải AA hoặc NA là những tổ chức dành cho người nghiện) là các tổ chức dành cho bạn bè và gia đình người nghiện ma túy. Những buổi gặp gỡ của các tổ chức này có thể giúp bạn duy trì ranh giới và cung cấp sự hỗ trợ khi bạn đối phó với người nghiện.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]