Giảm đau

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cơn đau có hai loại. Đau cấp tính là cơn đau kéo dài ít nhất vài giây và dài nhất là vài tuần. Đau cấp tính thường là dấu hiệu cơ thể bị chấn thương hoặc nhiễm trùng. Đau mãn tính kéo dài lâu hơn và tiếp tục ngay cả khi chấn thương đã lành. Có nhiều cách để giảm đau, bao gồm dùng thuốc, liệu pháp tự nhiên và thay đổi lối sống.[1] Mặc dù vậy, vẫn nên lưu ý rằng cơn đau có thể không thể kiểm soát ngay cả khi bạn đã làm theo những khuyến nghị trên. Do đó, nên đặt cho mình một mục tiêu kỳ vọng hợp lý khi muốn kiểm soát cơn đau.  

Các bước[sửa]

Sử dụng liệu pháp tự nhiên và thuốc thay thế[sửa]

  1. Chườm nóng. Phương pháp này tương đối tốt cho những vùng cơ thể bị căng cứng.
    • Đổ nước nóng vào chai và dùng khăn quấn lại. Không chườm nóng trực tiếp lên da để tránh bị bỏng.
    • Cảm giác ấm sẽ giúp tăng tuần hoàn và dòng chảy của máu đến vùng bị đau.
    • Phương pháp này tương đối tốt dành cho vùng cơ bị đau hoặc cứng, căng cứng lưng hoặc đau bụng do hành kinh.
  2. Chườm lạnh để làm dịu cơn đau. Cách này giúp gây tê cho vùng bị đau và giảm sưng.
    • Sử dụng túi đá hoặc túi đậu đông lạnh. Dùng khăn quấn bên ngoài để đá không chạm trực tiếp vào da.
    • Chườm lạnh khoảng 10 phút rồi chờ da ấm dần lên để tránh nguy cơ bị tê cóng. Có thể chườm lạnh một lần nữa vào cuối ngày.[2]
    • Chườm lạnh giúp giảm đau ở khớp bị sưng, viêm, đỏ, vết bầm hoặc các vết thương nhỏ khác.
  3. Thử dùng liệu pháp thảo dược. Mặc dù chưa được kiểm nghiệm một cách nghiêm ngặt nhưng một số đối tượng cho biết thảo dược rất có ích. Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng thảo dược mà không hỏi ý kiến bác sĩ. [3]
    • Gừng có thể giúp giảm viêm.
    • Cúc thơm Feverfew giúp giảm đau đầu, đau bụng và đau răng. Tuy nhiên, không dùng Feverfew cho phụ nữ mang thai.
    • Nghệ giúp giảm viêm, giảm ợ nóng và viêm khớp. Người bị bệnh túi mật không được dùng nghệ.
    • Cây móng quỷ. Cây móng quỷ giúp ích cho bệnh viêm khớp hoặc đau lưng. Người bị sỏi mật, viêm loét dạ dày hoặc viêm loét đường ruột, phụ nữ mang thai không được dùng cây móng quỷ.
  4. Châm cứu. Châm cứu là phương pháp đưa kim mỏng vào các huyệt trên cơ thể. Mặc dù chưa thể hiểu được cơ chế giảm đau của phương pháp này nhưng người ta cho rằng châm cứu kích thích cơ thể tiết hóa chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphin.[4]
    • Nhiều phòng khám điều trị giảm đau có cung cấp phương pháp châm cứu. Bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu và nên đến phòng châm cứu có uy tín.
    • Kim được dùng là loại rất mỏng, vô trùng, đóng gói sẵn và dùng một lần. Khi châm kim, bạn sẽ cảm thấy hơi nhói. Kim sẽ được cắm tại huyệt khoảng 20 phút.
    • Có thể bạn sẽ cần châm cứu nhiều lần để đạt hiệu quả giảm đau tối đa.
    • Châm cứu rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu, đau bụng kinh, đau lưng, viêm xương khớp, đau vùng mặt và vấn đề về tiêu hóa.
  5. Kiểm soát cơn đau bằng phương pháp phản hồi sinh học. Trong phương pháp này, chuyên gia trị liệu sẽ kết nối bạn với máy cảm biến để biết phản ứng của cơ thể về mặt sinh lý học. Sau đó, thông tin này sẽ được dùng để tập trung vào việc thay đổi thể chất trong cơ thể.[5]
    • Bạn có thể biết được cơ nào đang bị căng và giảm đau cơ bằng cách học giãn cơ.
    • Phương pháp phản hồi sinh học có thể cho bạn biết thông tin về tình trạng căng cơ, cảm biến nhiệt độ cơ thể, phản ứng toát mồ hôi và nhịp tim.
    • Nên đến gặp chuyên gia liệu pháp phản hồi sinh học uy tín và được cấp giấy hành nghề. Nếu muốn tự sử dụng thiết bị tại nhà, bạn cần cảnh giác để tránh mua phải thiết bị kém chất lượng.
  6. Thử phương pháp Kích thích Điện Chức Năng. Trong phương pháp này, máy tính sẽ gửi các xung điện nhỏ vào cơ thể thông qua điện cực (khiến cơ co lại). Lợi ích của phương pháp này gồm có:[6]
    • Phạm vi chuyển động lớn hơn
    • Ít co cơ
    • Tăng sức mạnh
    • Giảm tình trạng giảm mật độ xương
    • Cải thiện tuần hoàn máu

Thoa thuốc[sửa]

  1. Thử dùng thuốc giảm đau thoa tại chỗ. Bạn có thể thoa trực tiếp lên vùng bị đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau với thành phần hoạt chất khác nhau. [7]
    • Capsaicin (Capzasin, Zostrix). Capsaicin là chất khiến ớt có vị cay. Các thuốc này ngăn dây thần kinh gửi tín hiệu đau đi hiệu quả.
    • Salicylates (Aspercreme, Bengay). Loại kem này chứa Aspirin, giúp giảm viêm, giảm đau.
    • Thuốc kích thích giảm đau (Icy Hot, Biofreeze). Loại thuốc này chứa tinh dầu bạc hà (menthol) hay long não (camphor) giúp bạn cảm thấy ấm hoặc lạnh.
    • Các thuốc này thường được dùng để giảm đau khớp.
    • Luôn đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau dạng thoa cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
    • Cẩn trọng với dấu hiệu của phản ứng dị ứng, ví dụ như mề đay, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, khó thở, khó nuốt.
  2. Giảm viêm bằng thuốc không kê đơn. Thuốc kháng viêm không steroid giúp ngăn cơ thể tạo ra các chất gây viêm. Thuốc kháng viêm phổ biến gồm có: [8]
    • Aspirin (Anacin, Ascriptin, Bayer, Bufferin, Excedrin). Không dùng Aspirin cho trẻ dưới 19 tuổi.
    • Ketoprofen (Orudis)
    • Ibuprofen (Motrin, Advil, Nuprin, Medipren)
    • Naproxen sodium (Aleve)
    • Các thuốc này có thể hiệu quả trong việc giảm đau do viêm xương khớp, đau lưng, đau cơ, bệnh Gout, vấn đề về răng, đau bụng kinh, đau khớp do sốt, hoặc đau đầu.
    • Luôn tuân thủ hướng dẫn trên nhãn thuốc. Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc. Cẩn trọng với dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc chữa bệnh có thể tương tác với thuốc kháng viêm giảm đau.
  3. Đi khám bác sĩ nếu bị nhiễm trùng hoặc chấn thương không thể điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị để chữa lành nhiễm trùng/chấn thương và kê thuốc giảm đau.
    • Đi khám bác sĩ khi bị chấn thương về thể chất như bong gân, gãy xương hoặc vết cắt sâu. Bác sĩ có thể băng bó vết thương hoặc khâu cho vết cắt lành lại. Nếu cần dùng thuốc giảm đau mạnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn.
    • Tiếp nhận chăm sóc y tế kịp thời nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhiễm trùng nghiêm trọng gồm có nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm phế quản, nhiễm trùng mắt hoặc tai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, đau bụng dữ dội (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng ổ bụng),...Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh mạnh và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn khi kháng sinh bắt đầu tiêu diệt nhiễm trùng.
  4. Trao đổi với bác sĩ về thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả và bạn vẫn đau dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn nữa như Morphine hoặc Codeine.[9][10]
    • Những thuốc này mang tính gây nghiện. Vì vậy, chỉ nên dùng nếu được bác sĩ kê đơn.
  5. Tiêm cortisone để chữa đau mãn tính. Cortisone thường được tiêm trực tiếp vào khớp bị đau. Cortisone thường chứa một loại corticosteroid và chất gây tê cục bộ. [11]
    • Tiêm cortisone có thể hiệu quả đối với những bệnh như Gout, viêm khớp, ban đỏ Lupus, hội chứng ống cổ tay, viêm gân và nhiều bệnh khác.[12]
    • Vì tiêm cortisone có thể gây thương tổn sụn khớp nếu chỉ được tiêm đối đa 3-4 lần mỗi năm.[13]
  6. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc chống trầm cảm để giảm đau. Mặc dù chưa hiểu rõ cơ chế phát huy tác dụng nhưng thuốc chống trầm cảm có thể giúp tăng các chất trong cột sống để giảm tín hiệu đau.[14]
    • Có thể mất vài tuần để thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng.
    • Thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích trong việc điều trị viêm khớp, đau do chấn thương cột sống, tổn thương thần kinh, đau do đột quỵ, đau đầu, đau lưng và đau xương chậu.
    • Tricyclic là thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn nhất để giảm đau.

Thay đổi lối sống để giảm đau[sửa]

  1. Nghỉ ngơi. Khi nghỉ ngơi, cơ thể có thể dùng nhiều năng lượng hơn giúp giảm đau. Vì vậy, bạn cần ngủ đủ giấc mỗi đêm để cơ thể có thời gian hồi phục. Nên ngủ ít nhất 8 tiếng liên tục.[15]
    • Tránh các bài tập thể dục cường độ quá cao như chạy bộ khi cơ thể đang phục hồi.
    • Tránh những tình huống khiến tâm trạng căng thẳng. Thay đổi sinh lý mà cơ thể phải trải qua khi bị stress có thể làm chậm quá trình phục hồi.
  2. Tiếp nhận vật lý trị liệu. Nếu cảm thấy phương pháp này có ích, bác sĩ có thể đề nghị chuyên gia vật lý trị liệu điều trị cho bạn. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn sử dụng các bài tập để:[16]
    • Tăng cường sức khỏe của các cơ yếu
    • Tăng phạm vi di chuyển
    • Hồi phục sau chấn thương
    • Vật lý trị liệu thường hiệu quả trong điều trị bệnh cơ xương khớp, thần kinh-cơ, tim phổi và các bệnh khác.
  3. Áp dụng phương pháp thư giãn để kiểm soát cảm xúc. Cơn đau có thể gây lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và tức giận, từ đó gây ra thay đổi trong cơ thể như căng cơ. Vì vậy, bạn có thể thử các phương pháp thư giãn để xoa dịu cảm xúc, bao gồm:[17]
    • Liệu pháp Thư giãn động, căng-chùng cơ. Từ từ làm căng một nhóm cơ trên cơ thể rồi giãn cơ.
    • Phương pháp Hình dung. Tập trung hình dung về một nơi tạo cảm giác thư giãn.
    • Hít thở sâu
    • Thiền
    • Yoga
    • Thái Cực Quyền
    • Mát-xa
    • Thôi miên
  4. Đến gặp chuyên gia tâm lý. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối phó với những cảm xúc đó.[18][19]
    • Nếu có biểu hiện thể chất của căng thẳng về cảm xúc, ví dụ như căng cơ gây đau, gặp chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn xác định và ngăn chặn tình trạng căng thẳng.
  5. Thử tiếp nhận liệu pháp nhận thức hành vi. Đây là liệu pháp có bằng chứng cho thấy giúp người bệnh vượt qua thử thách hay đối mặt với cơn đau khó tránh khỏi. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi giúp ích cho bệnh nhân bị đau lưng mãn tính. [20] Chuyên gia sẽ giúp bạn:[21]
    • Xác định nguyên nhân gây đau.
    • Có niềm tin trong việc điều trị giảm đau.
    • Hiểu được rằng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn thất bại trong việc điều trị giảm đau.
    • Khuyến khích bạn hình thành những suy nghĩ tích cực để đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống.

Warning[sửa]

  • Luôn đọc và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn thuốc không kê đơn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
  • Nếu đang uống thuốc chữa bệnh, hãy hỏi bác sĩ trước khi muốn dùng một loại thuốc mới, cả thuốc không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng. Thuốc kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc chữa bệnh.
  • Không kết hợp thức uống chứa cồn với thuốc.
  • Hỏi bác sĩ xem thuốc có nên tránh dùng khi lái xe không.
  • Một số thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nếu dùng trong thời gian dài. Vì vậy, không tự ý dùng thuốc lâu hơn hướng dẫn mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.healingchronicpain.org/introduction/definitions
  2. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-bruise/basics/art-20056663
  3. http://www.everydayhealth.com/pain-management/natural-pain-remedies.aspx
  4. http://my.clevelandclinic.org/health/treatments_and_procedures/hic_Acupuncture
  5. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/biofeedback/basics/what-you-can-expect/prc-20020004
  6. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/functional-electrical-stimulation-for-spinal-cord-injury/basics/definition/prc-20013147
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/in-depth/pain-medications/art-20045899
  8. https://my.clevelandclinic.org/health/drugs_devices_supplements/hic_Non-Steroidal_Anti-Inflammatory_Medicines_NSAIDs
  9. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/morphine-oral-route/description/drg-20074216
  10. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/codeine-oral-route/description/drg-20074022
  11. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cortisone-shots/basics/definition/prc-20014455
  12. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cortisone-shots/basics/why-its-done/prc-20014455
  13. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cortisone-shots/basics/risks/prc-20014455
  14. http://www.mayoclinic.org/pain-medications/art-20045647
  15. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/how-many-hours-of-sleep-are-enough/faq-20057898
  16. http://www.cc.nih.gov/rmd/pt/index.html
  17. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
  18. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/psychotherapy/basics/risks/prc-20013335
  19. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cognitive-behavioral-therapy/basics/definition/prc-20013594
  20. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000415.htm
  21. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cognitive-behavioral-therapy/basics/what-you-can-expect/prc-20013594

Liên kết đến đây