Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm cân bằng nước ép rau quả
Từ VLOS
Nước ép rau quả là một trào lưu ăn kiêng khá mới, tập trung vào nước ép hoa quả và rau củ để thay thế hoặc bổ sung cho các bữa ăn. Có nhiều lợi ích về sức khỏe gắn liền với nước ép rau quả như giảm cân, tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất.[1] Hơn nữa, nước rau quả ép có thể là một cách đơn giản và ngon lành để đưa thêm hoa quả và rau vào chế độ ăn (nhất là đối với những người không có hứng thú với hoa quả hoặc rau củ, hoặc không có thời gian chuẩn bị hàng ngày). Việc tuân theo chế độ ăn kiêng bằng nước ép có thể giúp giảm cân, đặc biệt là khi kết hợp với hoạt động thể chất.[2] Bạn hãy làm theo các bước dưới đây để áp dụng một kế hoạch ăn kiêng bằng nước ép rau quả an toàn và cân bằng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bắt đầu kế hoạch ăn kiêng với nước ép rau quả[sửa]
-
Mua
máy
ép
rau
quả.
Dụng
cụ
thiết
yếu
để
áp
dụng
chế
độ
ăn
kiêng
với
nước
rau
quả
ép
là
máy
ép
rau
quả.
Bạn
có
thể
mua
máy
ép
lạnh
(còn
gọi
là
máy
ép
kiểu
Auger)
hoặc
máy
vắt
nước
rau
quả.
Máy
ép
hoa
quả
có
nhiều
loại,
nhiều
kích
cỡ
với
giá
cả
khác
nhau,
từ
vài
trăm
ngàn
cho
đến
gần
chục
triệu
đồng.[3]
- Máy ép lạnh kiểu Auger thường đắt hơn. Loại máy này hoạt động bằng cách từ từ nghiền và ép hoa quả hoặc rau củ để vắt lấy nước. Ưu điểm của kiểu máy này là loại bỏ được nhiều bã hơn. Bã là vỏ và các phần xơ của rau quả khiến nước ép có chứa nhiều xơ. Nhược điểm của kiểu máy này là dễ bị kẹt khi ép các loại rau quả dai, cứng.[3]
- Máy ép rau quả tách bã khỏi nước ép và lọc qua màng lọc để không còn bã trong nước ép. Cần phải rửa sạch và gọt vỏ mọi loại rau củ và hoa quả để không làm kẹt máy. Nhược điểm của loại máy này là khó rửa.[3]
- Nghiên cứu nhiều loại nhãn hiệu và kiểu máy trước khi mua. Chọn các đặc điểm như dễ sử dụng, dễ rửa và dễ bảo quản. Ví dụ, bạn nên tìm một máy ép rau quả với các bộ phận có thể rửa bằng máy rửa bát hoặc phần phễu đầu vào rộng để có thể tiếp nhận thực phẩm có kích thước lớn hơn.
- Bạn cũng nên cân nhắc mua máy xay sinh tố. Máy xay sinh tố cũng có nhiều kích cỡ và giá cả. Loại máy này xử lý toàn bộ hoa quả hoặc rau củ. Không giống như máy ép rau quả, máy xay sinh tố cho phép bạn ăn toàn bộ rau quả - kể cả phần thịt và vỏ hoa quả có chứa chất xơ. Nếu thấy quá đặc, bạn có thể thêm nước sao cho vừa ý.[1]
-
Mua
nước
ép
rau
quả
tươi
nguyên
chất
100%.
Nhiều
loại
máy
ép
rau
quả
quá
đắt
và
không
phù
hợp
với
túi
tiền
của
mọi
người.
Nếu
vẫn
muốn
ăn
kiêng
bằng
nước
ép
rau
quả,
bạn
có
thể
thử
mua
nước
ép
nguyên
chất
100%
thay
vì
tự
làm.
- Tránh mua nước ép cô đặc đông lạnh hoặc cocktail hoa quả. Các loại nước ép này thường có thêm đường, hương liệu và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
- Ở bên ngoài các cửa hàng thực phẩm thường có các quầy bán nhiều loại nước ép rau quả tươi. Bạn có thể mua lẻ một phần hoặc mua với số lượng lớn.
-
Mua
nhiều
loại
hoa
quả
và
rau
củ.
Một
phần
thiết
yếu
trong
kế
hoạch
ăn
kiêng
bằng
nước
rau
quả
ép
là
nên
có
sẵn
nhiều
loại
rau
quả.
Bạn
nên
mua
cả
hai
loại
tươi
và
đông
lạnh
để
có
thể
sử
dụng
linh
hoạt
và
có
nhiều
lựa
chọn
phong
phú
hơn.
- Về nguyên tắc, nước ép phải có tỷ lệ 2/3 lượng rau củ và 1/3 lượng hoa quả. Hoa quả thường chứa nhiều đường và sẽ khiến đường huyết tăng vọt.
- Rau quả đông lạnh cho phép bạn tích trữ được các loại trái mùa. Hơn nữa, với đồ đông lạnh bạn có thể sử dụng từng phần nhỏ mỗi lần mà không lo bị hỏng.
- Pha trộn rau quả tươi và đông lạnh có thể khiến nước ép đặc hơn, tương tự như sinh tố, đem lại cảm giác thú vị khi thưởng thức.
- Cẩn thận chỉ nên mua rau quả đông lạnh không đường. Đọc nhãn thành phần để chắc chắn trên nhãn chỉ ghi tên hoa quả hoặc rau củ.
-
Chuẩn
bị
ép
thử
một
số
loại
rau
quả.
Trước
khi
mua
số
lượng
lớn
hoa
quả
và
rau,
bạn
nên
thử
xay
hoặc
ép
từng
phần
nhỏ.
Việc
này
sẽ
giúp
bạn
khỏi
phí
phạm
vào
những
loại
rau
quả
mà
bạn
không
thích
hương
vị
của
nó
khi
được
ép
thành
nước.
- Thông thường máy ép rau quả hoặc máy xay sinh tố khi bán sẽ kèm theo sổ tay hướng dẫn và các công thức. Đó là một gợi ý tốt cho các công thức pha chế nhanh.
- Lưu ý rằng khi tự làm nước ép tươi, bạn cần phải dùng một lượng rau quả đủ để ép thành nước. Ví dụ, cần phải có 6-8 củ cà rốt lớn mới đủ cho một ly nước ép.[4]
- Nhớ rửa sạch mọi loại hoa quả và rau củ trước khi ép. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn xay cả vỏ vào trong thức uống.
- Sử dụng theo sổ tay hướng dẫn. Hầu hết các loại máy đều khuyên rằng nên cho các nguyên liệu nhẹ vào trước (như rau xanh), tiếp đó là các nguyên liệu mềm (như chuối hoặc cà chua) và sau cùng là các thực phẩm cứng hơn (như cà rốt và táo).[5]
-
Mỗi
lần
chỉ
chuẩn
bị
1-2
khẩu
phần
nước
ép
tươi.
Rau
quả
tươi
khi
vắt
hoặc
ép
thường
dễ
nhiễm
vi
khuẩn
có
hại
hơn
và
có
thể
gây
bệnh.[2]
- Mỗi lần chỉ chuẩn bị nước ép cho một ngày. Bảo quản mọi loại nước ép trong lọ đậy kín không quá 24 tiếng.[6]
- Đảm bảo mọi loại nước ép rau quả tươi phải được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp vào khoảng dưới 5 độ C.[6]
- Mua những chai nước nhỏ có nắp kín hoặc các lọ đựng thực phẩm để trữ trong tủ lạnh từng phần nhỏ cho an toàn. Lọ đựng thực phẩm cũng thuận tiện để đem theo khi ra ngoài.
Thiết kế chế độ ăn kiêng bằng nước ép rau quả[sửa]
-
Mua
sắm
các
nguồn
hướng
dẫn.
Ăn
kiêng
bằng
nước
ép
rau
quả
có
thể
khá
phức
tạp.
Có
nhiều
chương
trình,
các
loại
nước
ép
và
phương
pháp
ép
khác
nhau.
Việc
mua
sắm
hoặc
tìm
hiểu
các
công
thức
và
chương
trình
ăn
kiêng
có
thể
giúp
bạn
theo
đuổi
kế
hoạch
ăn
kiêng
dễ
dàng
hơn.
- Dành thời gian tìm kiếm các chương trình ăn kiêng bằng nước ép trên mạng. Có rất nhiều chương trình để bạn cân nhắc, do đó việc dành nhiều thời gian để nghiên cứu sẽ giúp bạn xác định kiểu nào phù hợp nhất, hoặc bạn có thể kết hợp một số kiểu khác nhau nếu thích.
- Bạn cũng nên suy nghĩ mua sách hoặc kế hoạch ăn kiêng bằng nước ép để sử dụng ở nhà. Có một nguồn để tham khảo ở nhà cũng có ích.
- Một số nguồn đáng tin cậy cung cấp kế hoạch ăn kiêng bằng nước ép rau quả gồm:Nước ép cho ức khỏe & giảm cân của WebMD, How to Start Juicing: Kế hoạch bữa ăn 7 ngày của EatingWell, Ép và nghiền hoa quả lành mạnh của MayoClinic và điều bạn cần biết về nước ép quả của NCHR.
-
Thảo
ra
kế
hoạch.
Sau
khi
tìm
hiểu
các
chế
độ
ăn
kiêng
bằng
nước
ép,
bạn
có
thể
thấy
rằng
có
rất
nhiều
lựa
chọn
khác
nhau.
Nếu
không
định
đi
theo
một
chương
trình
đặc
biệt
nào,
bạn
có
thể
tự
lên
kế
hoạch
riêng
cho
mình
để
duy
trì
chế
độ
ăn
cân
bằng
và
lành
mạnh.
- Tính xem có bao nhiêu bữa ăn bạn sẽ thay thế bằng nước ép rau quả hoặc lượng nước ép bạn định tiêu thụ một ngày là bao nhiêu. Bạn sẽ tìm thấy một số thực đơn ăn kiêng khuyến nghị về lượng nước ép nên tiêu thụ trong một ngày, ví dụ như 1-2 khẩu phần “rau xanh” hoặc nước ép rau củ.[5]
- Sắp xếp tiêu thụ nhiều loại nước ép trong ngày. Nên có kế hoạch mỗi ngày dùng cả hoa quả và rau củ mà không chỉ riêng một loại.
- Bạn cũng nên sắp xếp sử dụng nhiều loại hoa quả và rau củ mỗi ngày. Ví dụ, ly nước ép buổi sáng của bạn có thể gồm táo và cải xoăn, còn lựa chọn buổi chiều của bạn sẽ là cà rốt, cam và gừng.
-
Theo
dõi
cân
nặng.
Điều
quan
trọng
là
theo
dõi
cân
nặng
của
bạn
trong
khi
tuân
theo
bất
cứ
chế
độ
ăn
kiêng
hoặc
chương
trình
giảm
cân
nào.
Việc
này
sẽ
giúp
bạn
ghi
lại
tiến
triển
và
nhận
biết
chế
độ
ăn
kiêng
bằng
nước
ép
có
hiệu
quả
hay
không
hiệu
quả
với
bạn
ra
sao.
- Tốt nhất là nên cân 1-2 lần mỗi tuần. Bạn sẽ không có cái nhìn toàn cảnh nếu ngày nào cũng cân. Con số cân nặng (tăng cân hoặc giảm cân) dao động mỗi ngày là bình thường và có thể không chính xác so với con số cân nặng từng tuần.[7]
- Mua một chiếc cân sức khỏe để có công cụ thích hợp ở nhà giúp bạn đi đúng hướng.
- Giảm cân mỗi tuần một ít. Đó sẽ là một cách thú vị và đầy khích lệ để để xem bạn đã tiến bộ đến đâu.
Lên kế hoạch giảm cân an toàn và khỏe mạnh[sửa]
-
Tham
khảo
bác
sĩ
hoặc
chuyên
gia
dinh
dưỡng
có
giấy
phép
đăng
ký.
Việc
trao
đổi
với
bác
sĩ
trước
khi
bắt
đầu
bất
cứ
chế
độ
ăn
kiêng
nào
là
một
ý
tưởng
khôn
ngoan.
Bác
sĩ
có
thể
hướng
dẫn
thêm
hoặc
khuyến
nghị
các
phương
pháp
thay
thế
có
thể
thích
hợp
với
sức
khỏe
của
bạn
hơn.
Chuyên
gia
dinh
dưỡng
sẽ
cung
cấp
cho
bạn
chương
trình
ăn
kiêng
để
giảm
cân
hiệu
quả
hơn.
- Nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu của bạn. Họ có thể giới thiệu một chuyên gia dinh dưỡng để hỗ trợ thêm.
- Bạn có thể tìm chuyên gia dinh dưỡng trên các trang trực tuyến.
-
Tiêu
thụ
ít
nhất
1200
calorie
mỗi
ngày.
Việc
tiêu
thụ
ít
hơn
1200
calorie
mỗi
ngày
là
không
an
toàn
và
lành
mạnh
trong
quá
trình
giảm
cân,
nhất
là
khi
kéo
dài
quá
vài
ngày.[8]
Nhớ
rằng
cho
dù
chọn
chương
trình
ăn
kiêng
nào
thì
bạn
cũng
phải
tiêu
thụ
đủ
số
calorie
mỗi
ngày.
- Dùng nhật ký ăn uống hoặc ứng dụng tính toán calorie để theo dõi lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày.
- Chỉ thử thay thế 1-2 bữa ăn bằng nước quả thay vì áp dụng chế độ ăn kiêng hoàn toàn với chất lỏng. Ăn 1-2 bữa cân bằng sẽ giúp bạn đảm bảo đạt tiêu chuẩn về calorie mỗi ngày.
- Tác dụng phụ của chế độ ăn hạn chế calorie có thể bao gồm: mệt mỏi/kiệt sức, yếu ớt và đói. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn gồm tình trạng thiếu hụt dưỡng chất như thiếu máu, giảm khối cơ và các vấn đề về tim.[8]
-
Ăn
đủ
chất
đạm.
Mặc
dù
nước
ép
giúp
bạn
tiêu
thụ
một
lượng
lớn
hoa
quả
và
rau,
nhưng
hoa
quả
lại
không
có
hoặc
có
rất
ít
chất
đạm.
Để
duy
trì
một
chế
độ
ăn
kiêng
cân
bằng
và
lành
mạnh,
điều
quan
trọng
là
phải
tiêu
thụ
đủ
chất
đạm
mỗi
ngày.
- Tính trung bình, mỗi ngày phụ nữ trưởng thành cần tiêu thụ khoảng 46 g đạm, nam giới trưởng thành cần khoảng 56 g.[9]
- Việc bổ sung thêm bột đạm vào nước ép rau quả sẽ giúp kiểm soát đường huyết và không ảnh hưởng đến hương vị của nước ép.
- Thử xay sinh tố thay vì chỉ ép nước rau quả. Bạn có thể pha trộn các loại quả hạch, các loại hạt, bơ đậu phộng, sữa, sữa chua hoặc bột đạm để tăng hàm lượng đạm.
- Chỉ dùng nước ép thay cho 1-2 bữa ăn một ngày, đồng thời nhớ ăn đạm gầy trong mọi bữa ăn chính và ăn nhẹ.
-
Bổ
sung
nguồn
chất
xơ.
Một
số
chế
độ
ăn
kiêng
bằng
nước
ép
và
các
loại
máy
ép
rau
quả
loại
bỏ
bã
rau
quả
ra
khỏi
nước
ép.
Phần
bã
này
có
chứa
một
số
chất
dinh
dưỡng
và
phần
lớn
chất
xơ
trong
hoa
quả
và
rau
củ.
Chế
độ
ăn
ít
chất
xơ
cũng
có
thể
gây
táo
bón,
đường
huyết
không
ổn
định
và
tăng
cân.[10]
- Nhiều loại máy ép rau quả tách riêng bã và nước ép. Bạn có thể cho phần bã trở lại vào nước ép hoặc dùng làm nguyên liệu trong công thức nấu nướng khác. Ví dụ, bạn có thể thêm phần bã rau quả vào món súp, món hầm và nước sốt mì, trộn với món thịt hầm hoặc các món nướng ngon lành khác. Thử thêm phần thịt hoa quả vào các món ngọt như bánh nướng xốp, bánh quy hoặc bánh kếp.[11]
- Bạn cũng có thể thử uống thực phẩm bổ sung chất xơ mỗi ngày. Thực phẩm bổ sung chất xơ có các dạng viên nhai, viên con nhộng hoặc bột. Bổ sung 1-2 khẩu phần mỗi ngày.
- Cho dù nạp vào cơ thể theo kiểu gì, chất xơ vẫn là phần thiết yếu của một chế độ ăn lành mạnh. Đảm bảo không loại chất xơ ra khỏi chế độ ăn kiêng với nước ép rau quả.
-
Giới
hạn
thời
gian
chỉ
uống
chất
lỏng.
Mọi
chế
độ
ăn
kiêng
hoặc
thanh
lọc
bằng
chất
lỏng
hoặc
nước
ép
đều
không
có
chủ
ý
áp
dụng
lâu
dài.
Bạn
không
nên
làm
theo
các
chương
trình
khuyên
người
ta
chỉ
tiêu
thụ
nước
ép
rau
quả
hoặc
chất
lỏng
trong
thời
gian
lâu
quá
vài
ngày.[12]
- Các chế độ ăn kiêng hay thanh lọc bằng nước ép thường cung cấp rất ít calorie, hàm lượng đạm và một số dưỡng chất khác cũng thấp, và nếu áp dụng lâu dài có thể sẽ không an toàn và lành mạnh.[12]
-
Tham
gia
hoạt
động
thể
chất
thường
xuyên.
Đối
với
bất
cứ
chương
trình
giảm
cân
nào,
điều
quan
trọng
vẫn
là
tích
cực
vận
động.
Việc
tập
luyện
giúp
đốt
cháy
calorie
thừa
và
hỗ
trợ
cho
nỗ
lực
giảm
cân
của
bạn.
- Cố gắng mỗi tuần dành 150 phút với các bài tập cardio cường độ trung bình và ít nhất 2 ngày tập tăng sức mạnh với cường độ trung bình.[13]
- Cẩn thận không ép bản thân tập quá mức khi đang theo chế độ ăn kiêng ít calorie. Hoạt động thể chất đòi hỏi nhiều calorie. Khi đang phụ thuộc hoàn toàn vào nước ép rau quả hoặc chất lỏng ít calorie, bạn sẽ không đủ calorie cho các hoạt động thể chất cường độ cao.
Lời khuyên[sửa]
- Tránh các loại cocktails hoa quả đóng chai (ví dụ như Cranberry Juice Cocktail); vì trong đó hàm lượng đường cao.
- Nếu bạn là người không hứng thú với hoa quả hay rau củ thì việc bổ sung nước ép rau quả vào chế độ ăn có thể giúp bạn thu nạp thêm vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nếu có thể, tốt nhất bạn nên ăn nguyên cả quả hoặc rau củ để thu được lợi ích tối đa.
- Tìm hiểu kỹ lưỡng về các chương trình ăn kiêng bằng nước ép trước khi chọn mua máy ép hoặc các nguồn hướng dẫn đắt tiền.
Cảnh báo[sửa]
- Luôn tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu áp dụng bất cứ chế độ ăn kiêng nào hoặc trước khi thực hiện những thay đổi lớn trong chế độ ăn.
- Phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc có các bệnh về tim, gan, thận nên tránh ăn kiêng hoặc thanh lọc bằng nước ép rau quả.[12]
- Một số thuốc có thể tương tác với một số loại hoa quả. Luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ chương trình ăn kiêng bằng nước ép nào để đảm bảo an toàn và thích hợp khi dùng nhiều loại nước ép khác nhau.[14]
- Một số chương trình khuyến khích ăn kiêng với rất ít calorie, hàm lượng chất béo và chất đạm rất thấp, không an toàn khi áp dụng lâu dài và có thể không an toàn cho tất cả mọi người. Nhắc lại là bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu áp dụng.[14]
- Không uống trà nhuận trường hoặc thuốc nhuận trường trong khi áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc thanh lọc bằng nước ép rau quả. Điều này sẽ tăng rủi ro mất nước và mất cân bằng điện giải.[12]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.webmd.com/diet/juicing-health-risks-and-benefits?page=1
- ↑ 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/juicing/faq-20058020
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.consumerreports.org/cro/juicers/buying-guide.htm
- ↑ http://center4research.org/child-teen-health/diet-weight-and-physical-activity/6-things-you-need-to-know-about-juicing-your-veggies/
- ↑ 5,0 5,1 http://www.eatingwell.com/recipes_menus/drink_recipes/how_to_start_juicing_7_day_juice_plan_to_add_more_fruits_vegetables_to_your_diet
- ↑ 6,0 6,1 http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm093704.htm
- ↑ http://www.webmd.com/diet/weighing-in-on-scales-find-your-true-weight
- ↑ 8,0 8,1 http://www.nhs.uk/Livewell/loseweight/Pages/very-low-calorie-diets.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/protein
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/4-warning-signs-your-diet-may-lack-fiber?page=1
- ↑ http://www.vegetariantimes.com/blog/what-do-i-do-with-leftover-juice-pulp/
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 http://www.livescience.com/48887-juice-cleanse-dangers.html
- ↑ http://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/pa-health/index.htm
- ↑ 14,0 14,1 http://www.webmd.com/diet/juicing-health-risks-and-benefits?page=2