Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm cân khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Từ VLOS
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh với đặc điểm là tình trạng mất cân bằng hormone. PCOS là một dạng rối loạn nội tiết, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, rậm lông như nam giới và có hình dạng buồng trứng đặc trưng trên hình ảnh siêu âm. Ngoài hiện tượng kinh nguyệt và hormone thất thường, nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang còn bị lên cân và khó giảm cân.[1] PCOS còn liên quan đến tình trạng tiền tiểu đường. Chỉ cần giảm 5%-7% số cân nặng trong vòng 6 tháng cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của PCOS và tăng khả năng thụ thai.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh[sửa]
-
Đưa
chất
đạm
và
rau
quả
vào
mỗi
bữa
ăn.
Đạm
và
rau
quả
là
sự
kết
hợp
tuyệt
vời
cho
việc
giảm
cân.
Hai
loại
thực
phẩm
này
tăng
sức
bật
cho
cơ
thể
và
tiếp
nhiên
liệu
cho
việc
giảm
cân.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng
đối
với
người
mắc
hội
chứng
buồng
trứng
đa
nang,
vì
căn
bệnh
này
có
thể
khiến
việc
giảm
cân
khó
khăn
hơn.
- Đạm là một chất dinh dưỡng vĩ mô (là dưỡng chất mà cơ thể cần với số lượng lớn). Nếu bạn cắt bớt quá nhiều đạm, quá trình giảm cân có thể chậm lại. Đạm là dưỡng chất thiết yếu trong mọi chế độ ăn, nhưng đặc biệt quan trọng trong trường hợp PCOS – đây thực sự là nhiên liệu giúp bạn giảm cân.
- Cố gắng ăn ít nhất 46 g đạm mỗi ngày. Bạn có thể dễ dàng tiêu thụ lượng đạm này với một thực đơn cân bằng.[3]
- Đạm gầy bao gồm các thực phẩm như: thịt gia cầm, thịt bò nạc, hải sản, thịt lợn, đậu, đậu lăng, các loại hạt, trứng và các sản phẩm sữa ít béo. Nên chọn nhiều loại phong phú trong số thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày và hàng tuần.
- Hoa quả và rau xanh dồi dào vitamin, khoáng chất và các chất chống ô-xy hóa và thường ít calorie. Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm bổ dưỡng này để giúp duy trì bữa ăn ít calorie.
-
Hạn
chế
ngũ
cốc
và
tinh
bột.
Nhiều
phụ
nữ
PCOS
còn
xảy
ra
tình
trạng
kháng
insulin,
do
đó
việc
kiểm
soát
lượng
tinh
bột
nạp
vào
là
điều
quan
trọng.[4]
Chế
độ
ăn
kiêng
low-carb
không
được
khuyến
khích
áp
dụng.
Thay
vào
đó,
bạn
nên
ăn
một
lượng
vừa
phải
ngũ
cốc
nguyên
hạt
100%.
Cố
gắng
mỗi
ngày
ăn
khoảng
3
khẩu
phần
ngũ
cốc
nguyên
hạt.
- Một khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt là khoảng 1 ounce (28 g). Ví dụ, 1 lát bánh mì làm từ bột mì nguyên hạt là khoảng 1 ounce và là 1 khẩu phần.
- Ngũ cốc 100% nguyên hạt chỉ được sơ chế ở mức tối thiểu và có đủ 3 thành phần của hạt: cám, nội nhũ và phôi. Toàn bộ những thành phần này gộp lại gọi là ngũ cốc nguyên hạt.
- Ngũ cốc nguyên hạt đem lại nhiều lợi ích hơn so với ngũ cốc tinh chế. Đây là nguồn dồi dào chất xơ, vitamin, chất khoáng và chất chống ô-xy hóa.
- Gạo lứt, hạt quinoa, bánh mì hoặc mì làm từ lúa mì nguyên hạt và lúa mạch đều là các loại ngũ cốc nguyên hạt 100%.
-
Loại
bỏ
các
thức
uống
có
đường
và
uống
2
lít
nước
mỗi
ngày.
Mỗi
ngày
bạn
nên
uống
ít
nhất
8
ly
hoặc
2
lít
chất
lỏng
trong
và
không
đường
như
nước,
trà
đá
hoặc
nước
có
thêm
hương
vị
không
chứa
calorie
để
duy
trì
một
thực
đơn
cân
bằng
và
cơ
thể
khỏe
mạnh.[5]
- Các loại nước uống có đường có thể khiến tình trạng kháng insulin thường thấy ở phụ nữ PCOS tiến triển xấu hoặc nặng thêm.
- Nước soda, cà phê và trà có đường có thể làm tăng lượng calorie tiêu thụ hàng ngày và cản trở quá trình giảm cân. Ngoài ra, PCOS thường đi kèm với tình trạng đề kháng insulin, do đó điều quan trọng là phải hết sức tránh đường tinh luyện.[4]
- Luôn đem một chai nước bên mình để có thể theo dõi và đo lường lượng nước uống trong ngày.
-
Kiểm
soát
lượng
calorie
trong
mỗi
bữa
ăn.
Quá
trình
giảm
cân
khi
mắc
PCOS
bao
gồm
theo
dõi
khẩu
phần,
các
loại
thức
ăn
và
lượng
calorie.
Cố
gắng
cắt
giảm
khoảng
500
calorie
trong
tổng
số
lượng
calorie
hàng
ngày.
Như
vậy
bạn
có
thể
giảm
được
khoảng
0,5
kg
mỗi
tuần.[6]
- Cắt giảm 500 calorie một ngày nghĩa là 3.500 calorie một tuần. Lượng calorie này tương đương khoảng 0,5 kg.[6]
- Không cắt giảm quá 500 calorie một ngày hoặc ăn ít hơn 1.200 calorie một ngày. Nếu không, cơ thể bạn sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất.[7]
- Nếu muốn thấy kết quả giảm cân nhanh hơn, bạn có thể tăng hoạt động thể chất để đốt cháy calorie nhiều hơn thay vì cắt giảm thêm lượng calorie trong chế độ ăn.
- Quá trình giảm cân an toàn là 0,5 kg đến 1 kg mỗi tuần. Việc giảm cân quá nhanh có thể không an toàn hoặc rất khó duy trì.[7]
-
Chọn
món
ăn
vặt
lành
mạnh.
Quá
trình
giảm
cân
và
ăn
kiêng
khi
mắc
PCOS
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
đói
hơn
giữa
các
bữa
ăn.
Giảm
cân
không
có
nghĩa
là
bạn
phải
tuyệt
đối
tránh
ăn
vặt.
Bạn
có
thể
chọn
các
món
ăn
vặt
có
hàm
lượng
đạm
gầy
cao
và
chứa
một
số
chất
xơ.
Sự
kết
hợp
này
là
hợp
lý
và
giúp
bạn
có
cảm
giác
no
cho
đến
bữa
ăn
chính
hoặc
bữa
ăn
vặt
đã
định.[8]
- Cẩn thận với việc ăn vặt! Các món ăn vặt có thể giúp bạn vượt qua khoảng thời gian 4-5 tiếng đồng hồ giữa các bữa ăn, hoặc có thể tiếp năng lượng cho bạn trước và sau khi tập luyện thể thao.[9] Nếu cảm thấy đói nhưng chỉ còn một tiếng nữa là đến bữa ăn, hãy thử bỏ bữa ăn vặt và nhịn cho đến bữa ăn chính.
- Các món ăn vặt có lượng đạm và chất xơ cao gồm: cà rốt và hummus (món khai vị làm từ đậu, gà và gia vị), cần tây và bơ đậu phộng, một quả táo nhỏ và một thanh phô mai hoặc một hộp sữa chua Hy Lạp nhỏ với hoa quả.
Tăng cường hoạt động thể chất[sửa]
-
Tập
luyện
với
các
bài
tập
cardio.
Một
số
thay
đổi
về
hóa
chất
và
hormone
ở
phụ
nữ
mắc
chứng
PCOS
có
thể
khiến
quá
trình
giảm
cân
trở
nên
khó
khăn.
Tăng
cường
hoạt
động
thể
chất
có
thể
giúp
đẩy
nhanh
quá
trình
trao
đổi
chất
và
tăng
khả
năng
đốt
cháy
calorie
của
cơ
thể.
- Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút cho các bài tập aerobic hoặc cardio cường độ trung bình là một mục tiêu thích hợp, có thể hỗ trợ cho những nỗ lực giảm cân của bạn. Cố gắng dành ra ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các bài tập cardio cường độ trung bình.[10]
- Nếu có thể, bạn nên tăng thời gian tập luyện với bài tập cardio. Khi vận động nhiều hơn, bạn sẽ thấy được các lợi ích lâu dài về sức khỏe.[10]
- Tăng dần việc tập luyện, bắt đầu từ bài tập nhẹ như đi bộ. Khi sức vóc đã được cải thiện, bạn có thể tăng cường độ hoặc thời gian tập luyện. Tăng cường tập luyện dần dần để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa chấn thương.[11]
- Thử nhiều hoạt động aerobic cho đến khi bạn tìm được bài tập yêu thích. Như vậy bạn sẽ có nhiều khả năng duy trì thông lệ tập luyện mà bạn thấy hứng thú.
- Các bài tập cardio bao gồm: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, trượt patin, cuốc bộ đường dài, bơi lội.
-
Tập
tăng
cường
sức
mạnh.
Bạn
nên
tập
các
bài
tăng
cường
sức
mạnh
trong
khoảng
25
phút,
ít
nhất
mỗi
tuần
hai
ngày
để
đem
lại
lợi
ích
cho
sức
khỏe.[10]
Việc
tăng
khối
cơ
giúp
tăng
cường
trao
đổi
chất,
qua
đó
đẩy
lùi
số
cân
nặng
khó
giảm
ở
bệnh
nhân
PCOS.
- Có bằng chứng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc tập weight training (bài tập trọng lượng) với sự cải thiện trong việc đáp ứng insulin và giảm các triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang.[12]
- Một số bài tập tăng cường sức mạnh bao gồm weight training, pilates, hoặc tập tạ.
-
Tập
chung
với
một
người
bạn.
Các
nghiên
cứu
cho
thấy
người
tập
thể
dục
khi
có
bạn
tập
cùng
sẽ
giữ
được
động
lực
và
thói
quen
tập
luyện.[13]
- Có một người bạn cùng đến phòng tập gym sẽ vui hơn và giúp bạn đỡ chán.
- Nếu không tìm được bạn hoặc người thân cùng tập gym, bạn có thể tham gia lớp tập chung. Bạn sẽ thấy hứng thú khi tập chung với nhiều người. Nếu tiếp tục theo lớp đó, có thể bạn sẽ nhận ra những người thường đến tập và làm quen được với các bạn mới!
Theo dõi tiến trình giảm cân[sửa]
-
Đặt
ra
các
mục
tiêu.
Việc
ghi
ra
những
mục
tiêu
thực
tiễn
và
cụ
thể
là
một
cách
tuyệt
vời
để
giữ
động
lực
và
đi
đúng
hướng.
Đó
cũng
là
một
cách
rất
hay
để
thấy
được
tiến
triển
của
bạn!
- Đặt ra các mục tiêu nhỏ giúp bạn chạm tới mục tiêu lớn hơn về lâu dài. Điều này giúp tiến trình có vẻ bớt choáng ngợp hơn là nghiền ngẫm về một mục tiêu giảm cân to tát!
- Mua cân sức khỏe hoặc các vật dụng khác cần thiết cho việc theo dõi và hướng đến các mục tiêu.
- Lập một biểu đồ hoặc ghi chép về tiến trình của bạn – bạn giảm được bao nhiêu cân hoặc bạn thực hiện đúng chế độ ăn trong bao nhiêu ngày.
-
Mua
một
quyển
sổ
để
ghi
nhật
ký.
Ghi
nhật
ký
là
một
cách
tuyệt
vời
giúp
bạn
giảm
stress,
giải
tỏa
áp
lực
và
theo
dõi
tiến
trình
thực
hiện.
Bạn
có
thể
ghi
chú
về
các
món
bạn
đã
ăn,
số
cân
đã
giảm
được
và
mọi
khó
khăn
mà
bạn
đang
đối
mặt.[14]
Nhật
ký
cũng
thích
hợp
để
ghi
chép
về
cuộc
sống
khi
bạn
mắc
PCOS,
các
trở
ngại
do
căn
bệnh
gây
ra,
và
tác
động
của
căn
bệnh
lên
trọng
lượng
và
tâm
trạng
của
bạn.
- Đừng tự tạo áp lực phải ghi nhật ký mỗi ngày. Nhưng việc ghi chú số cân nặng của bạn mỗi lần cân để thấy được sự tiến triển của bạn cũng là một ý tốt.
- Mua quyển sổ đẹp và hấp dẫn. Bạn sẽ thấy vui và thích thú hơn khi mở quyển nhật ký ra để viết.
- Đừng nghĩ rằng mình phải viết tràng giang đại hải. Nếu bạn chỉ nghĩ ra được vài chữ để viết thì cũng không sao!
-
Tự
thưởng
cho
mình.
Hãy
tự
thưởng
cho
mình
mỗi
lần
đạt
được
một
mục
tiêu!
Những
phần
thưởng
thú
vị
nho
nhỏ
có
thể
giúp
tạo
động
lực
và
khuyến
khích
bạn
tiếp
tục
phấn
đấu
hướng
đến
mục
tiêu
cuối
cùng.[15]
- Không tự thưởng bằng thức ăn. Các món khoái khẩu hoặc những bữa ăn tối ở nhà hàng có thể đẩy bạn ra khỏi kế hoạch ăn uống lành mạnh và thậm chí còn khiến bạn lên cân.[15]
- Chọn những phần thưởng mà bạn thích thú hoặc thực sự mong muốn, chẳng hạn như một đôi giày hoặc chiếc áo mới.
- Bạn có thể thử thưởng cho mình bằng những hoạt động giúp bạn vận động như một buổi học bơi thuyền kayak hay một buổi đánh golf ở sân golf mà bạn yêu thích.
- Phần thưởng thích hợp khác là những hoạt động yên tĩnh và giúp giảm stress. Bạn có thể thử đi mát-xa hay chăm sóc móng.
-
Nói
chuyện
với
người
khác
về
các
mục
tiêu
của
bạn.
Trách
nhiệm
với
các
mục
tiêu
của
mình
có
thể
giúp
bạn
đảm
bảo
tiếp
tục
kế
hoạch
đã
định
–
đặc
biệt
là
khi
bạn
biết
có
người
đang
quan
tâm.
- Nói với bạn thân, người nhà hoặc bác sĩ về các mục tiêu giảm cân và ăn kiêng của bạn. Nhờ kiểm tra hàng tuần để giúp bạn theo dõi tiến trình giảm cân.
- Bạn cũng cần có trách nhiệm với chính mình. Thường xuyên kiểm tra cân nặng, ghi nhật ký và theo dõi mức insulin là những cách hữu hiệu để bạn cảm thấy có trách nhiệm khi hướng tới các mục tiêu.
Hiểu và đối phó với PCOS[sửa]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ.
Bác
sĩ
chăm
sóc
sức
khỏe
ban
đầu
hoặc
bác
sĩ
sản
phụ
khoa
thường
là
người
chẩn
đoán
và
là
một
trong
những
nguồn
thông
tin
tốt
nhất.
Bạn
nên
sắp
xếp
cuộc
hẹn
với
bác
sĩ
để
kiểm
tra
tiền
sử
bệnh,
tình
trạng
sức
khỏe
hiện
tại
và
hỏi
về
PCOS.
- Nhờ bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng quát, ước tính số cân nặng mà bạn cần giảm và tác động có thể xảy ra đối với tình trạng của bạn.
- Bạn cũng nên xin lời khuyên của bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc thay đổi trong lối sống để giúp kiểm soát căn bệnh.
- Tính di truyền là yếu tố nguy cơ chủ yếu: con gái của phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có 50% nguy cơ phát triển hội chứng này. Ngoài ra, yếu tố di truyền về tiểu đường cũng làm tăng độ rủi ro.[16]
- Tình trạng tăng cân, hiếm muộn, rậm lông mặt và trầm cảm là một số triệu chứng xảy ra ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.[17]
-
Tìm
sự
tư
vấn
của
chuyên
gia
dinh
dưỡng.
Nhiều
chuyên
gia
dinh
dưỡng
có
kinh
nghiệm
về
hội
chứng
buồng
trứng
đa
nang
và
giảm
cân.
- Có sự liên hệ mật thiết giữa PCOS và tình trạng tăng đề kháng insulin.[17] Chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp cho bạn một kế hoạch ăn uống cụ thể hoặc danh sách các thức ăn giúp kiểm soát tình trạng đề kháng insulin.
- Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn giảm cân, mọi loại thực phẩm cần tăng cường hoặc tránh cũng như các nguồn thông tin về PCOS và ăn kiêng.
-
Mua
các
nguồn
nghiên
cứu
về
PCOS.
Một
trong
những
bước
đầu
tiên
cần
thực
hiện
sau
khi
được
chẩn
đoán
PCOS
là
tự
tìm
hiểu
về
căn
bệnh
càng
nhiều
càng
tốt.
Điều
này
sẽ
giúp
bạn
tích
cực
hơn
trong
việc
chăm
sóc
sức
khỏe
của
mình.
- Hỏi bác sĩ về các nguồn mà họ cho là tốt nhất . Mua một vài nguồn trong số đó để bắt đầu nghiên cứu.
- Bạn cũng có thể thử xem các nguồn đáng tin cậy trên mạng để biết thêm thông tin. Có nhiều website khác nhau dành riêng cho PCOS mà qua đó bạn có thể thu thập được nhiều thông tin.
-
Uống
thuốc
đầy
đủ
theo
toa
bác
sĩ.
Bác
sĩ
có
thể
chỉ
định
một
số
loại
thuốc
giúp
bạn
kiểm
soát
PCOS.
Một
số
thuốc
nhằm
kiểm
soát
sự
đề
kháng
insulin,
một
số
thuốc
khác
dùng
để
điều
trị
tình
trạng
mất
cân
bằng
hormone
hoặc
kinh
nguyệt
thất
thường.[18]
- Nhiều phụ nữ mắc căn bệnh này cũng đề kháng insulin và có thể được dùng thuốc metformin để giúp giảm cân.
- Luôn giữ bản danh sách tên và liều lượng mọi loại thuốc, vitamin, khoáng chất hoặc thực phẩm bổ sung thảo mộc mà bạn đang sử dụng. Các thông tin chính xác có thể giúp bác sĩ kê toa thuốc có lợi nhất cho bạn.
- Bạn cũng nên theo dõi mọi tác dụng phụ hoặc các triệu chứng có thể xảy ra do việc dùng thuốc. Báo cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe về bất cứ triệu chứng nào nếu có.
-
Xây
dựng
nhóm
hỗ
trợ.
Chia
sẻ
với
bạn
bè,
gia
đình
hoặc
đồng
nghiệp
về
tình
trạng
của
bạn.
Sự
hỗ
trợ
của
mọi
người
trong
quá
trình
giảm
cân
sẽ
có
ích
cho
bạn
trong
việc
giảm
cân
lâu
dài,
đồng
thời
giúp
bạn
đối
phó
với
các
triệu
chứng
của
PCOS.
- Tìm sự hỗ trợ của những người cũng mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Họ cũng trải qua và chống chọi với những trở ngại mà bạn đang đối mặt. Có các nhóm hỗ trợ hoặc diễn đàn trên mạng dành cho PCOS và giảm cân.
- Bạn cũng có thể tìm được các nhóm hỗ trợ thông qua phòng khám của bác sĩ hoặc qua các website về PCOS.
Lời khuyên[sửa]
- Sử dụng chế độ ăn kiêng như một phần trong quá trình cải thiện lối sống thay vì chỉ ăn kiêng tạm thời. Phần thưởng đem lại cho bạn sẽ không chỉ là giảm cân mà còn là tăng mức năng lượng, giảm trầm cảm, bên cạnh đó có thể cải thiện khả năng thụ thai và giảm đề kháng insulin.
- Tìm hiểu các nghiên cứu, chọn ra một số ý tưởng hay và áp dụng vào cuộc sống của bạn. Bạn có thể thay đổi trong chế độ ăn, tăng hoạt động thể chất hoặc mua vài cuốn sách về PCOS.
- Nếu muốn thực hiện một số thay đổi trong lối sống, mỗi lần bạn nên thực hiện một hoặc hai yếu tố. Như vậy bạn sẽ thấy dễ dàng thích nghi hơn là thay đổi nhiều thứ cùng một lúc.
Cảnh báo[sửa]
- Luôn tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ sự thay đổi lớn nào trong chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.webmd.com/women/guide/polycystic-ovary-syndrome-pcos-and-weight-gain
- ↑ http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-home-treatment
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/protein
- ↑ 4,0 4,1 http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-topic-overview
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
- ↑ 6,0 6,1 http://www.webmd.com/diet/lose-weight-fast-how-to-do-it-safely?page=1
- ↑ 7,0 7,1 http://www.webmd.com/diet/lose-weight-fast-how-to-do-it-safely?page=2
- ↑ http://www.webmd.com/women/features/snack-smart?page=3
- ↑ http://www.womenshealthmag.com/weight-loss/best-time-to-eat
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp
- ↑ http://www.webmd.com/fitness-exercise/6-ways-avoid-workout-injuries
- ↑ http://breakingmuscle.com/womens-fitness/take-charge-of-polycystic-ovarian-syndrome-with-strength-training
- ↑ http://www.healthywomen.org/content/article/get-motivated-workout-you-wont-cancel
- ↑ http://www.webmd.com/diet/20080708/keeping-food-diary-helps-lose-weight
- ↑ 15,0 15,1 http://www.nhs.uk/Livewell/weight-loss-guide/Pages/non-food-rewards-for-losing-weight.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-what-increases-your-risk
- ↑ 17,0 17,1 http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-symptoms
- ↑ http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-medications
- ↑ http://www.webmd.com/women/guide/polycystic-ovary-syndrome-pcos-and-weight-gain
- ↑ http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-home-treatment
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/protein
- ↑ 4,0 4,1 http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-topic-overview
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
- ↑ 6,0 6,1 http://www.webmd.com/diet/lose-weight-fast-how-to-do-it-safely?page=1
- ↑ 7,0 7,1 http://www.webmd.com/diet/lose-weight-fast-how-to-do-it-safely?page=2
- ↑ http://www.webmd.com/women/features/snack-smart?page=3
- ↑ http://www.womenshealthmag.com/weight-loss/best-time-to-eat
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp
- ↑ http://www.webmd.com/fitness-exercise/6-ways-avoid-workout-injuries
- ↑ http://breakingmuscle.com/womens-fitness/take-charge-of-polycystic-ovarian-syndrome-with-strength-training
- ↑ http://www.healthywomen.org/content/article/get-motivated-workout-you-wont-cancel
- ↑ http://www.webmd.com/diet/20080708/keeping-food-diary-helps-lose-weight
- ↑ 15,0 15,1 http://www.nhs.uk/Livewell/weight-loss-guide/Pages/non-food-rewards-for-losing-weight.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-what-increases-your-risk
- ↑ 17,0 17,1 http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-symptoms
- ↑ http://www.webmd.com/women/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-medications
- http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0001408/
- http://women.webmd.com/tc/polycystic-ovary-syndrome-pcos-topic-overview?page=2
- http://www.womens-health.co.uk/pcos6.asp
- http://www.mayoclinic.com/health/polycystic-ovary-syndrome/DS00423/DSECTION=lifestyle-and-home-remedies
- http://www.youngwomenshealth.org/pcos_nutrition.html