Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm chậm nhịp tim lúc nghỉ
Từ VLOS
Nhịp tim hay mạch là số lần tim đập trong một phút, và đó cũng là chỉ số cho thấy tim phải làm việc với cường độ thế nào khi tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhịp tim lúc nghỉ là nhịp tim chậm nhất khi cơ thể gần như ở trạng thái nghỉ tuyệt đối. Biết được nhịp tim lúc nghỉ có thể giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát và đặt ra nhịp tim mong muốn. Nếu bạn có nhịp tim lúc nghỉ chậm thì nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm xuống đáng kể.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đánh giá Nhịp tim[sửa]
-
Tìm
ra
nhịp
tim
lúc
nghỉ
hiện
tại.
Trước
khi
hành
động
để
giảm
chậm
nhịp
tim
thì
bạn
phải
biết
điểm
khởi
đầu
của
mình
nằm
ở
đâu.
Để
làm
việc
này
bạn
chỉ
cần
bắt
mạch
và
đếm
số
lần
mạch
đập,
đơn
giản
bằng
cách
sờ
vào
động
mạch
cảnh
ở
cổ
hay
cổ
tay.
- Bạn nhớ nghỉ ngơi và thả lỏng trước khi bắt đầu.
- Thời điểm tốt nhất để đếm mạch là trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.[1]
-
Bắt
mạch.
Để
bắt
mạch
tại
động
mạch
cảnh
bạn
nhẹ
nhàng
đặt
đầu
ngón
tay
trỏ
và
ngón
giữa
lên
một
bên
cổ,
về
phía
có
khí
quản.
Nhẹ
nhàng
ép
ngón
tay
cho
đến
khi
bạn
sờ
thấy
mạch.
Muốn
có
số
đọc
chính
xác
nhất
thì
bạn
đếm
số
lần
đập
trong
60
giây.[2]
- Hoặc bạn có thể đếm trong 10 giây và nhân kết quả cho sáu, hay đếm trong 15 giây rồi nhân cho bốn.
- Để đếm mạch ở cổ tay bạn đặt ngửa một lòng bàn tay lên.
- Đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn của tay còn lại vào bên dưới phần gốc của ngón cái cho đến khi cảm thấy mạch.
-
Đánh
giá
nhịp
tim
lúc
nghỉ.
Sau
khi
biết
được
nhịp
tim
của
mình
bạn
cần
tìm
ra
vị
trí
của
nó
trên
thang
chia
nhịp
tim
để
phân
loại
tình
trạng
sức
khỏe.
Nhịp
tim
lúc
nghỉ
bình
thường
nên
nằm
giữa
60
tới
100
nhịp
trên
phút
(bpm).[3]
Tuy
nhiên
nhịp
tim
nhanh
hơn
90
bpm
có
thể
xem
là
cao.[1]
- Nếu nhịp tim chậm hơn 60 bpm và bạn có các triệu chứng như chóng mặt, thở hổn hển và thị giác đường hầm, khi đó bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe.
- Nhịp tim lúc nghỉ của các vận động viên có sức bền tốt là từ 40 tới 60 bpm.[4] Tuy nhiên họ không gặp các triệu chứng xấu như chóng mặt.
- Kiểm tra nhịp tim trong vài ngày rồi lấy giá trị trung bình.
-
Biết
khi
nào
nên
đi
khám
bệnh.
Người
có
nhịp
tim
lúc
nghỉ
nhanh
không
gặp
nguy
hiểm
trước
mắt,
nhưng
về
lâu
dài
sẽ
gặp
các
vấn
đề
về
sức
khỏe.
Trong
trường
hợp
này
bạn
nên
tìm
cách
giảm
chậm
nhịp
tim
từ
từ
bằng
cách
tập
thể
dục.[5]
Nhưng
nếu
bạn
có
mạch
rất
chậm
hoặc
thường
xuyên
có
những
lúc
tim
đập
nhanh
khó
hiểu,
đặc
biệt
khi
những
triệu
chứng
này
đi
kèm
theo
chóng
mặt
thì
bạn
nên
đi
khám
bệnh.[3]
- Thông thường nếu nhịp tim cao đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn cũng nên đi gặp bác sĩ.
- Trước khi tới bệnh viện bạn phải cân nhắc những nguyên nhân khác khiến nhịp tim cao, chẳng hạn như uống cà phê.[5]
- Đồng thời bạn phải cho bác sĩ biết nếu mình đang uống một loại thuốc khác có thể ảnh hưởng tới nhịp tim, như thuốc ức chế beta.
Tập Thể dục để có Nhịp tim lúc Nghỉ chậm hơn[sửa]
-
Bắt
đầu
bằng
việc
luyện
tập
đều
đặn.
Cách
tốt
nhất
để
giảm
nhịp
tim
an
toàn
là
kết
hợp
vào
thói
quen
hằng
ngày
bài
tập
thể
dục
làm
tăng
nhịp
tim.
Trung
tâm
Kiểm
soát
Bệnh
của
Hoa
Kỳ
(CDC)
khuyến
nghị
tham
gia
vào
hoạt
động
làm
tăng
nhịp
tim
ở
cường
độ
vừa
phải
150
phút
mỗi
tuần
đối
với
người
lớn
khỏe
mạnh,
và
hoạt
động
tăng
cường
cơ
bắp
ít
nhất
2
ngày
mỗi
tuần.
Khi
tập
tăng
cường
cơ
bắp
bạn
nên
tập
trung
vào
tất
cả
các
cơ
chính
như
cẳng
chân,
hông,
lưng,
bụng,
ngực,
vai
và
cánh
tay.[6]
- Muốn có tim khỏe mạnh thì bạn nên tập thể dục 40 phút mỗi lần từ cường độ vừa phải cho tới cao, ba hay bốn lần một tuần.
- Trong đó cần có các bài tập kéo giãn và tăng cường dẻo dai như yoga.
- Bạn cố gắng kết hợp vào thời gian tập này các bài tập tăng cường cơ bắp hai lần mỗi tuần.[7]
-
Xác
định
nhịp
tim
cao
nhất.
Để
đạt
được
nhịp
tim
lúc
nghỉ
mong
muốn
bạn
phải
điều
chỉnh
cách
tập
luyện
sao
cho
đạt
được
nhịp
tim
theo
ý
muốn
trong
lúc
tập.
Bằng
cách
này
bạn
có
thể
theo
dõi
cường
độ
tập
luyện
cũng
như
biết
tim
mình
đang
hoạt
động
ở
mức
độ
nào,
rồi
từ
từ
tăng
lên
khi
cơ
thể
rắn
rỏi
hơn.
Vì
thế
bạn
cần
phải
xác
định
nhịp
tim
tối
đa
của
mình.
Về
vấn
đề
này,
tất
cả
các
phương
pháp
an
toàn
đều
mang
tính
tương
đối
nhưng
ít
nhất
bạn
có
được
cái
nhìn
tổng
quát.
- Một cách cơ bản là lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn.[8]
- Do đó nếu bạn 30 tuổi thì nhịp tim tối đa xấp xỉ là 190 nhịp trên phút.
- Người ta thấy phương pháp này chính xác hơn đối với người dưới 40 tuổi.
- Gần đây có một phương pháp hơi phức tạp hơn là nhân tuổi của bạn cho 0,7, sau đó lấy 208 trừ đi kết qua thu được.
- Như vậy một người 40 tuổi có nhịp tim tối đa là 180 (208 - 0,7 x 40).[9]
-
Xác
định
biên
độ
nhịp
tim
mong
muốn.
Sau
khi
biết
được
giá
trị
xấp
xỉ
của
nhịp
tim
tối
đa,
bạn
xác
định
được
biên
độ
nhịp
tim
mong
muốn
cho
quá
trình
tập
luyện.
Nhờ
vào
việc
vận
động
trong
phạm
vi
nhịp
tim
này
bạn
có
thể
theo
dõi
chính
xác
hơn
mức
độ
làm
việc
của
tim
và
sắp
xếp
chế
độ
tập
luyện
chính
xác
hơn.
- Có một nguyên tắc chung là nhịp tim trong khi vận động ở cường độ trung bình sẽ bằng khoảng 50-69% nhịp tim tối đa. Khi mới bắt đầu tập bạn nên giữ nhịp tim nằm ở phạm vi thấp trong biên độ nhịp tim mong muốn của mình.[10]
- Hoạt động mạnh và gắng sức khiến nhịp tim đạt được 70 tới 85% giá trị tối đa.[4] Bạn nên từ từ nâng cường độ tới mức này, nếu là người mới tập thể dục trở lại thì bạn cần khoảng sáu tháng để đạt tới điểm này một cách an toàn.[10]
-
Giám
sát
nhịp
tim
trong
lúc
tập.
Bạn
chỉ
cần
đếm
mạch
ở
cổ
tay
hay
ở
cổ
là
biết
được
nhịp
tim
trong
khi
tập.
Đếm
trong
15
giây
rồi
nhân
số
đó
cho
bốn.
Khi
tập
bạn
nên
giữ
nhịp
tim
trong
khoảng
50%
tới
85%
giá
trị
tối
đa,
do
đó
nếu
đang
thấp
hơn
mức
này
thì
bạn
phải
nâng
cường
độ
lên.[7]
- Ngoài ra bạn cũng cần tập chậm và tăng từ từ nếu là người mới tập. Như vậy bạn vẫn thu được lợi ích mà giảm thiểu khả năng chấn thương và bớt ngán tập.[8]
- Trong khi đang đếm mạch bạn phải dừng tập.
Thay đổi Lối sống[sửa]
- Kết hợp tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh. Tình trạng quá cân khiến tim phải làm việc nhọc hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Do đó nếu bạn quá cân thì nên kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân và bớt gây áp lực cho tim, từ đó giúp giảm nhịp tim lúc nghỉ.[1]
-
Tránh
thuốc
lá.
Cũng
như
các
tổn
hại
khác
mà
thuốc
lá
có
thể
mang
lại,
người
hút
thuốc
thường
có
nhịp
tim
cao
hơn
người
không
hút
thuốc.
Cắt
giảm
hoặc
tốt
nhất
là
cai
hẳn
thuốc
lá
sẽ
giúp
giảm
chậm
nhịp
tim
và
cải
thiện
sức
khỏe
tim
nói
chung.[1]
- Chất nicotin làm co thắt mạch máu, gây tổn thương cơ tim và hệ mạch máu, do đó cai thuốc lá sẽ cải thiện đáng kể huyết áp, tuần hoàn máu và sức khỏe tổng quát, đồng thời giảm nguy cơ ung thư hoặc các vấn đề về đường hô hấp.
-
Giảm
tiêu
thụ
caffein.
Ai
cũng
biết
các
sản
phẩm
chứa
caffein
như
cà
phê
và
trà
có
thể
làm
tăng
nhịp
tim.[11]
Nếu
cho
rằng
mình
có
nhịp
tim
lúc
nghỉ
hơi
cao
thì
bạn
nên
giảm
tiêu
thụ
caffein.[5]
- Uống nhiều hơn hai cốc cà phê mỗi ngày có thể góp phần gây ra các tác dụng phụ, mà một trong số đó là tăng nhịp tim.[12]
- Thức uống đã khử caffein giúp bạn giảm lượng caffein hấp thu.
- Tránh uống rượu bia. Rượu bia có liên quan với nhịp tim cao và ảnh hưởng tới nhịp tim trung bình của bạn. Bạn nên bớt uống rượu bia để giảm nhịp tim lúc nghỉ.[13]
-
Giảm
căng
thẳng.
Giảm
tiếp
xúc
với
các
yếu
tố
gây
căng
thẳng
không
hẳn
là
việc
dễ
dàng,
nhưng
nó
giúp
nhịp
tim
lúc
nghỉ
của
bạn
giảm
theo
thời
gian.
Quá
căng
thẳng
có
thể
tác
động
tiêu
cực
lên
sức
khỏe,
do
đó
bạn
nên
tham
gia
vào
một
số
hoạt
động
để
xả
stress
như
thiền
hay
thái
cực
quyền.[1]
Cố
gắng
dành
ít
thời
gian
mỗi
ngày
để
thư
giãn
và
hít
thở
sâu.
- Về vấn đề này không ai giống ai nên bạn phải tìm ra hoạt động nào giúp mình xả stress tốt nhất.
- Đó có thể là nghe nhạc nhẹ hay nằm thư giãn trong bồn nước.
Lời khuyên[sửa]
- Một số thuốc cũng như các chất caffein và nicotin có thể tăng nhịp tim lúc nghỉ. Bác sĩ là người đưa ra đánh giá chính xác nhất về tác dụng phụ của thuốc so với lợi ích nó mang lại.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về sức khỏe tổng quát của bạn, vì nhịp tim lúc nghỉ chỉ là một trong số các thước đo về sức khỏe tim mạch. Họ cần làm thêm các xét nghiệm để đánh giá chính xác hơn.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Đồng hồ có kim chỉ giây hoặc đồng hồ bấm giờ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.health.harvard.edu/blog/increase-in-resting-heart-rate-is-a-signal-worth-watching-201112214013
- ↑ http://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/watching-rate-monitor
- ↑ 3,0 3,1 http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/MyHeartandStrokeNews/All-About-Heart-Rate-Pulse_UCM_438850_Article.jsp
- ↑ 4,0 4,1 http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/Target-Heart-Rates_UCM_434341_Article.jsp
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.vacardio.com/for-patients/blog/fast-heart-rate-when-to-worry/
- ↑ http://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/adults/index.htm
- ↑ 7,0 7,1 http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HighBloodPressure/PreventionTreatmentofHighBloodPressure/Physical-Activity-and-Blood-Pressure_UCM_301882_Article.jsp
- ↑ 8,0 8,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/exercise-intensity/art-20046887?pg=2
- ↑ http://www.webmd.com/fitness-exercise/the-truth-about-heart-rate-and-exercise?page=3
- ↑ 10,0 10,1 http://www.heart.org/HEARTORG/HealthyLiving/PhysicalActivity/FitnessBasics/Target-Heart-Rates_UCM_434341_Article.jsp#.Vt47mY-cHIU Show less
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15730434
- ↑ http://www.uhs.umich.edu/caffeine
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1767471/