Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm triệu chứng tâm thần phân liệt
Từ VLOS
Tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn não mạn tính có sự hiện diện và vắng mặt của một số triệu chứng nhất định. Triệu chứng dương tính xuất hiện trong bệnh tâm thần phân liệt bao gồm vấn đề nhận thức/suy nghĩ vô tổ chức, và ảo tưởng hoặc ảo giác.Triệu chứng âm tính bao gồm thiếu biểu hiện cảm xúc. Cách hiệu quả nhất để giảm triệu chứng tâm thần phân liệt đó là kết hợp dùng thuốc, hỗ trợ và tiến hành điều trị.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tiến hành chẩn đoán phù hợp[sửa]
-
Đi
khám
bác
sĩ.
Chẩn
đoán
tâm
thần
phân
liệt
phù
hợp
là
bước
quan
trọng
trong
việc
điều
trị
triệu
chứng
của
bệnh
này.
Tâm
thần
phân
liệt
rất
khó
được
chẩn
đoán,
vì
bệnh
có
nhiều
đặc
điểm
tương
tự
với
các
bệnh
tâm
thần
khác.
Nhờ
bác
sĩ
giới
thiệu
đến
chuyên
gia
tâm
thần,
nhà
tâm
lý
học
hoặc
bác
sĩ
chuyên
khoa
khác
có
khả
năng
chẩn
đoán
chính
xác.[1]
- Độ tuổi trung bình mắc bệnh tâm thần phân liệt là giai đoạn kết thúc tuổi vị thành niên cho đến đầu độ tuổi 20 ở nam giới, và ở phụ nữ là từ cuối độ tuổi 20 cho đến đầu độ tuổi 30. Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người lớn trên 40 tuổi hiếm khi mắc chứng tâm thần phân liệt.
- Việc chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ vị thành niên không phải là điều dễ dàng. Lý do là vì các dấu hiệu đầu tiên của bệnh bao gồm hành vi phổ biển ở trẻ vị thành niên: xa lánh bạn bè, không có hứng thú học tập, rối loạn giấc ngủ và dễ cáu gắt.
- Tâm thần phân liệt là bệnh di truyền phổ biến. Nếu người thân bị tâm thần phân liệt, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh so với những người khác.[2]
- Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nhiều khả năng bị chẩn đoán nhầm. Bạn nên gặp chuyên gia hiểu rõ cách thức bệnh ảnh hưởng đến dân tộc thiểu số nhằm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.[1]
-
Tìm
hiểu
triệu
chứng
của
tâm
thần
phân
liệt.
Những
người
tâm
thần
phân
liệt
thường
không
nhất
thiết
phải
biểu
hiện
tất
cả
triệu
chứng.
Bệnh
nhân
phải
có
hai
trong
số
biểu
hiện
trong
một
khoảng
thời
gian.
Triệu
chứng
phải
có
tác
động
đáng
kể
đến
khả
năng
hoạt
động
của
bệnh
nhân,
và
không
do
nguyên
nhân
khác
gây
nên,
chẳng
hạn
như
dùng
ma
túy.[1]
- Ảo tưởng hoặc ảo giác là triệu chứng phổ biến của tâm thần phân liệt. Ảo giác có thể bằng âm thanh hoặc hình ảnh. Những triệu chứng này thường gắn liền với nhiều cơn rối loạn tâm thần.
- Phát ngôn vô tổ chức là đặc điểm của sự thiếu tổ chức nhận thức ở người. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt, không tập trung vào một chủ đề, hoặc phản ứng một cách bối rối và kích thích. Người này có thể dùng từ ngữ tưởng tượng, hoặc tự tạo ngôn ngữ riêng cho mình.
- Hành vi vô tổ chức phản ánh tình trạng mất chức năng nhận thức tạm thời do tâm thần phân liệt. Người bệnh khó hoàn thành công việc, hoặc kết thúc nhiệm vụ ngoài sự mong đợi.
- Hành vi lơ mơ cũng có thể là triệu chứng tâm thần phân liệt. Bệnh nhân có thể ngồi hàng giờ mà không nói chuyện hoặc không nhận thức được môi trường xung quanh.
- Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt thường bị hiểu nhầm với trầm cảm. Bệnh bao gồm thiếu biểu hiện cảm xúc, mất đi hứng thú với hoạt động thường ngày, và/hoặc ít nói chuyện.
- Thông thường những người bị tâm thần phân liệt không cảm nhận được những triệu chứng này cho nên từ chối điều trị.
-
Lưu
ý
rằng
bạn
không
thể
tự
nhận
xét
triệu
chứng
của
mình.
Một
trong
những
đặc
điểm
khó
nhất
của
tâm
thần
phân
liệt
đó
là
khó
khăn
trong
việc
nhận
thức
suy
nghĩ
ảo
tưởng.
Suy
nghĩ,
ý
tưởng
và
nhận
thức
của
bạn
có
thể
hoàn
toàn
bình
thường,
nhưng
đối
với
người
khác
lại
là
ảo
tưởng.
Đây
thường
là
nguyên
nhân
căng
thẳng
giữa
bệnh
nhân
và
gia
đình
cũng
như
cộng
đồng
của
họ.[3]
- Gần một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt thường gặp khó khăn trong việc nhận thức suy nghĩ ảo tưởng. Phương pháp điều trị có thể giải quyết sự thiếu nhận thức.
- Chìa khóa để sống hòa hợp với tâm thần phân liệt đó là tìm hiểu cách thức yêu cầu giúp đỡ giải quyết vấn đề hoặc nhận thức gây rắc rối và các triệu chứng khác.
Tìm loại thuốc phù hợp[sửa]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
thuốc
trị
rối
loạn
tâm
thần.
Loại
thuốc
này
được
sử
dụng
để
chữa
triệu
chứng
tâm
thần
phân
liệt
kể
từ
giữa
thập
niên
50.
Thuốc
chống
rối
loạn
thần
kinh
loại
cũ,
đôi
khi
được
gọi
là
thuốc
chống
rối
loạn
tâm
thần
điển
hình
hoặc
thuốc
chống
rối
loạn
tâm
thần
thế
hệ
1,
có
tác
dụng
ngăn
chặn
nhóm
phụ
cơ
quan
thụ
cảm
dopamine
trong
não.
Loại
thuốc
chống
rối
loạn
tâm
thần
mới,
còn
được
gọi
là
thuốc
chống
rối
loạn
tâm
thần
không
điển
hình,
ngăn
ngặn
cơ
quan
thụ
cảm
cũng
như
thụ
quan
serotonin
cụ
thể.[4]
- Thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 1 bao gồm các loại thuốc như là chlorpromazine, haloperidol, trifluoperazine, perphenazine và fluphenazine .
- Thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 2 clozapine, risperidone, olanzapine, quetiapine, paliperidone và ziprasidone.
-
Lưu
ý
tác
dụng
phụ
không
mong
muốn.
Thuốc
chống
rối
loạn
tâm
thần
thường
có
tác
dụng
phụ
khá
mạnh.
Đa
số
tác
dụng
phụ
thường
biến
mất
sau
vài
ngày.
Chúng
bao
gồm
mờ
mắt,
thờ
thẫn,
nhạy
cảm
với
mặt
trời,
ngứa
da,
và
tăng
cân.
Phụ
nữ
có
thể
gặp
vấn
đề
liên
quan
đến
kinh
nguyệt.[5]
- Phải mất một thời gian mới có thể tìm được loại thuốc phù hợp. Bác sĩ có thể thử nhiều loại thuốc, và kết hợp các loại với nhau. Mỗi người phản ứng với thuốc theo cách khác nhau.
- Clozapine (Clozaril) có thể gây nên tình trạng giảm bạch cầu trong máu. Nếu bác sĩ kê toa clozapine, bạn cần đi xét nghiệm máu một hoặc hai tuần một lần.
- Tăng cân dân thuốc chống rối loạn tâm thần có thể gây tiểu đường và/hoặc cholesterol cao.
- Việc sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 1 có thể gây ra chứng rối loạn hệ thống thần kinh mạn tính (TD). TD gây chuột rút cơ bắp, thường ở xung quanh miệng.
- Tác dụng phụ khác của thuốc chống rối loạn tâm thần bao gồm cứng nhắc, run rẩy, co thắt cơ bắp, và bồn chồn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải những tác dụng phụ này.
-
Ghi
nhớ
rằng
thuốc
chỉ
dùng
để
khắc
phục
triệu
chứng.
Mặc
dù
thuốc
đóng
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
giảm
triệu
chứng
tâm
thần
phân
liệt,
nhưng
bản
thân
chúng
không
thể
chữa
khỏi
bệnh
này.
Đây
chỉ
là
một
công
cụ
để
giảm
triệu
chứng.[6]
Can
thiệp
tâm
lý
chẳng
hạn
như
liệu
pháp
cá
nhân,
đào
tạo
kỹ
năng
xã
hội,
phục
hồi
chức
năng
hướng
nghiệp,
hỗ
trợ
việc
làm,
và
liệu
pháp
gia
đình
cũng
có
tác
dụng
kiểm
soát
tình
trạng
bệnh.[7]
- Tìm thêm thông tin về phương pháp điều trị có thể kết hợp với thuốc để giảm triệu chứng.
-
Kiên
nhẫn.
Thuốc
có
thể
mấy
vài
ngày,
tuần,
hoặc
thậm
chí
lâu
hơn
để
phát
huy
tác
dụng
hiệu
quả.
Hầu
hết
bệnh
nhân
thấy
được
kết
quả
khích
lệ
sau
khi
dùng
thuốc
sáu
tuần,
nhưng
người
khác
lại
phải
mất
vài
tháng
để
cải
thiện
tình
hình.[6]
- Nếu không thấy bệnh thuyên giảm sau sáu tuần, bạn cần đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được tăng hoặc giảm liều lượng, hay đổi thuốc khác.
- Không được ngừng thuốc chống rối loạn tâm thần đột ngột. Nếu muốn dừng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tìm kiếm sự hỗ trợ[sửa]
-
Trao
đổi
thẳng
thắn
với
bác
sĩ.
Hệ
thống
hỗ
trợ
vững
chắc
là
một
trong
những
yếu
tố
chính
để
điều
trị
thành
công
bệnh
tâm
thần
phân
liệt.
Đội
ngũ
hỗ
trợ
có
thể
bao
gồm
chuyên
gia
sức
khỏe
tâm
thần,
gia
đình,
và
bạn
bè
cũng
như
những
người
cùng
mắc
bệnh
giống
như
bạn.[6]
- Trao đổi với bạn bè và người thân về triệu chứng của mình. Họ có thể giúp bạn tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần để được điều trị.
- Thông thường những người bị tâm thần phân liệt gặp khó khăn trong việc quản lý gia đình ổn định bền vững. Nếu có thể ở chung với gia đình trong thời điểm khó khăn này, bạn có thể để gia đình chăm sóc cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
- Các hình thức cư trú, chẳng hạn như nhà theo nhóm hoặc nhà hỗ trợ, có chức năng hỗ trợ bệnh nhân tâm thần phân liệt. Mỗi tỉnh thành có chính sách nhà ở khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ cơ quan chính phủ có liên quan hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác để tìm hiểu về dịch vụ này.
-
Đối
thoại
với
bác
sĩ
hoặc
chuyên
gia
trị
liệu.
Việc
giao
tiếp
hiệu
quả,
thẳng
thắn
với
chuyên
gia
tâm
lý
giúp
bạn
nhận
được
hình
thức
trị
liệu
tốt
nhất
từ
họ.
Thẳng
thắn
về
triệu
chứng
của
bản
thân
giúp
bác
sĩ
kê
toa
phù
hợp,
không
quá
nhiều
hoặc
quá
ít.[6]
- Bạn có thể tìm kiếm chuyên gia khác nếu cảm thấy bác sĩ hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của mình. Không nên ngưng điều trị thuốc mà chưa có kế hoạch dự phòng.
- Trao đổi thắc mắc với bác sĩ về vấn đề điều trị, tác dụng phụ của thuốc, triệu chứng dai dẳng, hoặc mối bận tâm khác.
- Sự tham gia của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị triệu chứng hiệu quả. Phương pháp sẽ có tác dụng tốt nhất nếu bạn hợp tác với đội ngũ chăm sóc.
-
Tham
gia
nhóm
hỗ
trợ.
Sự
kỳ
thị
tâm
thần
phân
liệt
có
thể
gây
khó
chịu
hơn
triệu
chứng
bệnh.
Trong
nhóm
hỗ
trợ
bao
gồm
những
người
cũng
mắc
bệnh,
bạn
có
thể
chia
sẻ
trải
nghiệm
của
mình
với
những
người
khác.
Việc
tham
gia
nhóm
hỗ
trợ
được
chứng
minh
là
một
trong
những
cách
hiệu
quả
để
giảm
thiểu
khó
khăn
khi
phải
sống
chung
với
tâm
thần
phân
liệt
và
những
bệnh
thần
kinh
khác.[8]
- Tại Hoa Kỳ, nhóm hỗ trợ đồng đẳng được cung cấp bởi các tổ chức sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như Schizophrenics Anonymous (SA) và NAMI. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tìm kiếm thông tin nhóm hỗ trợ tại địa phương trên internet.
- Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, nhóm hỗ trợ đồng đẳng cũng được thành lập trực tuyến. SA cung cấp nhóm hỗ trợ thông qua cuộc gọi hội nghị. Bạn có thể tìm nhóm hỗ trợ phù hợp với mình.
Thực hiện lối sống lành mạnh[sửa]
-
Ăn
uống
lành
mạnh.
Các
nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
những
người
bị
tâm
thần
phân
liệt
thường
ăn
uống
không
lành
mạnh
so
với
người
bình
thường.
Thiếu
hoạt
động
thể
chất
và
hút
thuốc
cũng
phổ
biến
ở
bệnh
nhân
tâm
thần
phân
liệt.
Nghiên
cứu
cho
hay
để
giảm
triệu
chứng
tâm
thần
phần
liệt,
bạn
cần
áp
dụng
chế
độ
ít
chất
béo
bão
hòa,
nhiều
axit
béo
không
sản
sinh
cholesterol,
và
ít
đường.[9]
- Yếu tố Tác động Mô thần kinh Có nguồn gốc từ Não (BDNF) là một loại protein hoạt động trong phần não liên quan đến nghiên cứu, ghi nhớ, và tư duy cao. Bằng chứng vẫn chưa cụ thể, nhưng có giả thuyết cho rằng chế độ béo và đường cao có thể làm triệu chứng tâm thần phân liệt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn uống không lành mạnh có thể gây nên vấn đề sức khỏe thứ cấp, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, hoặc béo phì.
- Ăn nhiều chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn có lợi giúp cải thiện chất lượng đường ruột. Nhiều người điều trị có ý thức về sức khỏe đối với triệu chứng tâm thần phân liệt đòi hỏi chế độ ăn uống bao gồm chế phẩm sinh học. Dưa bắp cải và súp đậu hũ là hai nguồn cung cấp chế phẩm sinh học tốt. Chế phẩm sinh học đôi khi được thêm vào thức ăn và có sẵn ở dạng chất bổ sung dinh dưỡng.[10]
- Tránh sản phẩm có chứa casein. Một vài người bị tâm thần phân liệt có phản ứng tiêu cực đối với casein, một thành phần trong các sản phẩm sữa.[11]
-
Cai
thuốc
lá.
Những
người
mắc
bệnh
tâm
thần
phân
liệt
thường
hút
thuốc
nhiều
hơn
người
bình
thường.
Một
nghiên
cứu
ước
tính
hơn
75%
người
trưởng
thành
được
chẩn
đoán
mắc
tâm
thần
phân
liệt
đều
hút
thuốc
lá.[12]
- Nicotine có thể cải thiện suy nghĩ tạm thời, đó là lý do tại sao những người tâm thần phân liệt chọn cách hút thuốc. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng tạm thời. Chất này không có tác dụng làm đối trọng hậu quả tiêu cực lâu dài của việc hút thuốc.
- Hầu hết những người hút thuốc bắt đầu hút trước khi xuất hiện triệu chứng rối loạn thần kinh của bệnh tâm thần phân liệt. Nghiên cứu vẫn chưa kết luận được liệu khói thuốc có khiến con người dễ bị tâm thần phân liệt, hoặc hút thuốc lá nhiều là tác dụng phụ của thuốc chống rối loạn tâm thần.
-
Thử
chế
độ
ăn
uống
không
chứa
gluten.
Gluten
là
tên
gọi
chung
của
những
protein
có
trong
hầu
hết
các
loại
ngũ
cốc.
Nhiều
người
bị
tâm
thần
phân
liệt
cũng
nhạy
cảm
với
gluten.
Họ
có
thể
mắc
bệnh
rối
loạn
tiêu
hóa
gây
nên
phản
ứng
tiêu
cực
với
gluten.[13]
- Những người mắc chứng tâm thần phân liệt có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao gấp ba lần. Nói chung, những người nhạy cảm với gluten thường dễ gặp vấn đề tâm thần. Điều này dẫn đến liên kết giả thuyết giữa vấn đề sức khỏe tâm thân và gluten.
- Nghiên cứu vẫn chưa đạt được kết luận về lợi ích sức khỏe từ chế độ ăn uống không chứa gluten.
-
Thử
chế
độ
tạo
xeton.
Chế
độ
này
có
hàm
lượng
béo
cao
và
cacbohydrat
thấp
nhưng
vẫn
cung
cấp
đủ
protein.
Ban
đầu
được
sử
dụng
để
điều
trị
rối
loạn
co
giật,
chế
độ
ăn
uống
này
được
áp
dụng
để
chữa
một
số
vấn
đề
sức
khỏe
tâm
thần.
Trong
chế
độ
ăn
uống
tạo
xeton,
cơ
thể
bắt
đầu
đốt
mỡ
thay
vì
đường,
tránh
sản
xuất
thêm
insulin.[13]
- Hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu cho thấy rằng chế độ này có thể khắc phục hoàn toàn triệu chứng tâm thần phân liệt, nhưng một số người vẫn muốn áp dụng nếu triệu chứng của họ không được cải thiện bằng phương pháp khác.
- Chế độ tạo xeton còn có tên gọi là chế độ Adkins, hoặc Paleo.
-
Thêm
axit
béo
Omega-3
vào
chế
độ
ăn
uống.
Các
nghiên
cứu
cho
hay
chế
độ
có
hàm
lượng
axit
béo
Omega-3
cao
giúp
điều
trị
triệu
chứng
tâm
thần
phân
liệt.
Lợi
ích
của
Omega-3
sẽ
tăng
cường
nếu
chế
độ
ăn
uống
có
chứa
chất
chống
oxy
hóa.
Chất
này
đóng
vai
trò
trong
việc
hình
thành
triệu
chứng
tâm
thần
phân
liệt.[14]
- Viên nang dầu cá cung cấp nguồn Omega-3 dồi dào. Bạn cũng nên ăn những loại cá nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi hoặc cá thu để tăng cường Omega-3. Các loại thực phẩm khác giàu Omega-3 bao gồm hạt hồ đào, bơ, hạt lanh hoặc những loại hạt khác.
- Dùng 2-4 gram Omega-3 mỗi ngày.
- Thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và C, và melatonin, được chứng minh là có tác dụng giảm triệu chứng tâm thần phân liệt.[15]
Điều trị tâm thần phân liệt bằng liệu pháp[sửa]
-
Áp
dụng
Liệu
pháp
Hành
vi
Nhận
thức
(CBT).
Liệu
pháp
nhận
thức
cá
nhân
được
chứng
mình
là
giúp
bệnh
nhân
thay
đổi
hành
vi
và
niềm
tin
thích
nghi
kém.
CBT
không
tác
động
trực
tiếp
nhiều
lên
triệu
chứng
tâm
thần
phân
liệt,
nhưng
nó
giúp
bệnh
nhân
tuân
thủ
chương
trình
điều
trị,
và
có
tác
động
hiệu
quả
đối
với
chất
lượng
cuộc
sống
nói
chung.
Ngoài
ra
liệu
pháp
nhóm
cũng
mang
lại
hiệu
quả.[16]
- CBT nên được tiến hành một lần một tuần từ 12-15 tuần để có kết quả tốt nhất. Các buổi trị liệu có thể lặp lại nếu cần.
- Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Vương quốc Anh, CBT là phương pháp điều trị phổ biến đối với tâm thần phân liệt so với thuốc chống rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, các nước khác vẫn chưa thể tiếp cận CBT một cách hiệu quả.
-
Điều
trị
giáo
dục
tâm
lý.
Đây
là
dạng
điều
trị
với
mục
đích
giáo
dục
bệnh
nhân
về
triệu
chứng
và
ảnh
hưởng
đối
với
cuộc
sống.
Nghiên
cứu
cho
rằng
việc
tìm
hiểu
triệu
chứng
tâm
thần
phân
liệt
giúp
bạn
nắm
rõ
cách
thức
mà
những
triệu
chứng
này
ảnh
hưởng
đến
bản
thân,
và
trang
bị
tốt
để
kiểm
soát
chúng.[17]
- Một trong những đặc điểm của tâm thần phân liệt đó là thiếu hiểu biết, bốc đồng, và không có kế hoạch rõ ràng. Việc hiểu rõ kết quả chẩn đoán giúp bạn đưa ra lựa chọn liên quan đến tình huống ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của bạn.
- Giáo dục là quá trình lâu dài, không phải là mục tiêu ngắn hạn. Hình thức điều trị này nên đóng vai trò khi làm việc với chuyên gia trị liệu, và có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như CBT.
-
Cân
nhắc
phương
pháp
điều
trị
bằng
xung
điện
(ECT).
Nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
ECT
mang
lại
lợi
ích
nhất
định
đối
với
bệnh
nhân
mắc
chứng
tâm
thần
phân
liệt.
Phương
pháp
này
được
áp
dụng
cho
người
bị
trầm
cảm
mạn
tính.
Đây
là
dạng
điều
trị
phổ
biến
ở
EU,
và
hiện
vẫn
chưa
có
nhiều
nghiên
cứu
hỗ
trợ
việc
sử
dụng
phương
pháp
để
trị
tâm
thần
phân
liệt.
Tuy
nhiên,
một
số
nghiên
cứu
ở
người
có
triệu
chứng
không
phản
ứng
với
phương
pháp
khác
lại
đáp
ứng
tốt
với
ECT.[18]
- ECT thường được áp dụng ba lần một tuần. Bệnh nhân có thể yêu cầu tối thiểu ba hoặc bốn buổi trị liệu hoặc tối đa 12 đến 15. Phương pháp ECT hiện đại không gây đau như phương pháp trong những thập kỷ trước khi mới hình thành phương pháp ECT.
- Mất trí nhớ là tác dụng phụ tiêu cực chính của ECT. Vấn đề liên quan đến trí nhớ thường phục hồi trong vài tháng sau lần điều trị cuối cùng.[19]
-
Sử
dụng
phương
pháp
kích
thích
từ
trường
xuyên
sọ
lặp
lại
(TMS)
để
khắc
phục
triệu
chứng.
Đây
là
phương
pháp
thử
nghiệm
được
chứng
minh
có
triển
vọng
trong
một
số
nghiên
cứu.
Tuy
nhiên,
dữ
liệu
của
phương
pháp
này
vẫn
còn
khá
hạn
chế.
Phương
pháp
điều
trị
này
được
sử
dụng
để
khắc
phục
tình
trạng
ảo
giác
âm
thanh.[20]
- Nghiên cứu đã chỉ ra triển vọng với những người bị ảo giác âm thanh nghiêm trọng, dai dẳng, hoặc "âm thanh."
- Quá trình điều trị bao gồm áp dụng TMS 16 phút mỗi ngày trong bốn ngày liên tục.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 https://www.nami.org/Learn-More/Mental-Health-Conditions/Schizophrenia/Overview
- ↑ http://www.schizophrenia.com/research/hereditygen.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20526897
- ↑ http://www.heretohelp.bc.ca/visions/medications-vol4/how-antidepressant-and-antipsychotic-medications-work
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/schizophrenia/index.shtml
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 http://www.helpguide.org/articles/schizophrenia/schizophrenia-treatment-and-recovery.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/schizophrenia/basics/treatment/con-20021077
- ↑ http://www.everydayhealth.com/schizophrenia/treatment/
- ↑ http://bjp.rcpsych.org/content/184/47/s102
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/expert-answers/probiotics/faq-20058065
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/milk-allergy/basics/causes/con-20032147
- ↑ http://apt.rcpsych.org/content/6/5/327
- ↑ 13,0 13,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2652467/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14661986
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12837515
- ↑ http://schizophrenia.com/?p=50
- ↑ http://www.psychiatrictimes.com/articles/evidence-based-practice-psychoeducation-schizophrenia
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3136018/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/electroconvulsive-therapy/basics/risks/prc-20014161
- ↑ http://psychiatry.yale.edu/research/programs/clinical_people/rtms.aspx