Giữ bình tĩnh khi cha mẹ bạn đang la mắng bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trải nghiệm khi bị cha mẹ la mắng có thể sẽ khá đáng sợ, đe dọa, hoặc chỉ đơn giản là bực bội. Cho dù là bạn có thực hiện một hành động nào đó khiến bạn bị la mắng hay không, điều quan trọng là bạn cần phải lắng nghe điều mà cha mẹ bạn nói, giữ bình tĩnh để bạn không cãi lại họ, và phản ứng theo cách sẽ giúp chấm dứt quá trình rầy la này. Các bước sau sẽ giúp bạn phản ứng với sự la mắng một cách phù hợp.

Các bước[sửa]

Giữ bình tĩnh Trong khi Lắng nghe Một cách Kỹ càng[sửa]

  1. Hiểu rõ rằng quá trình la mắng sẽ không kéo dài. Mặc dù có vẻ như cha mẹ bạn đã mắng nhiếc bạn trong 2 – 3 giờ, nhưng nếu bạn nhìn lại đồng hồ, bạn sẽ nhận thấy rằng rất ít bậc phụ huynh có đủ sức để thực hiện điều này. Nếu bạn phản ứng một cách phù hợp trước sự la mắng, tình trạng này sẽ sớm chấm dứt.
    • Điều này sẽ khuyến khích bạn – nhận biết rằng bạn đủ mạnh mẽ để chịu đựng sự la hét.
  2. Không lên tiếng, khóc, hoặc than vãn trong suốt quá trình. Duy trì sự im lặng. Nếu bạn lên tiếng, ngay cả khi bạn sử dụng từ ngữ và giọng điệu lịch sự, cha mẹ bạn vẫn sẽ tức giận, sẽ nhìn nhận chúng như lời cãi lại, sự thô lỗ, hoặc thiếu lòng hiếu thảo.
  3. Hít thở. Cố gắng tập trung chú ý vào cảm giác của cơ thể khi bị la mắng. Có cơ hội là bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và bị gò bó. Trong trường hợp này, hít thở sâu, nhịp nhàng sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh và thả lỏng hơn.
    • Hít vào trong ít nhất là bốn nhịp và thở ra càng lâu càng tốt. Bạn nên bảo đảm rằng lượng không khí mà bạn hít vào sẽ di chuyển vào vùng bụng và khiến bụng của bạn căng tròn.[1]
  4. Cho phép bản thân thờ ơ trong giây lát. Đôi khi, tách bản thân ra khỏi sự đối xử khắc khe là cách khá tốt để bảo đảm rằng bạn không cá nhân hóa quá mức sự la mắng.[2] Yếu tố này rất quan trọng bởi vì khi bậc phụ huynh đang phải đối phó với vấn đề của các khía cạnh khác trong cuộc sống, họ có thể dễ bực bội trước yếu tố khá nhỏ nhặt. Đây không phải là lỗi của bạn.
    • Cách tốt nhất để phớt lờ trong khi vẫn lắng nghe là tập trung vào khuôn mặt của cha mẹ bạn. Nhận thức từng chi tiết và sự căng cơ trên mặt họ khi họ la mắng.
    • Thay vì cố gắng hợp lý hóa những điều mà cha mẹ bạn đang trình bày, bạn nên quan sát sự thất vọng và sự bực bội mà họ đang trải nghiệm.
    • Bằng cách này, bạn sẽ nhớ rằng cho dù bạn là người đang bị rầy la, cha mẹ bạn cũng đang phải trải qua giai đoạn đầy khó khăn. Một lần nữa, hành động này có thể là do sự căng thẳng không liên quan đến bạn.
  5. Thực hiện một cử chỉ tốt đẹp nào đó cho cha mẹ bạn. Ví dụ, lấy cho họ một cốc nước trong khi họ đang la mắng và nói rằng "Con hy vọng giọng nói của cha/mẹ vẫn ổn" mà không tỏ thái độ mỉa mai, xấu tính hoặc vô lễ. Biện pháp này, đặc biệt nếu bạn không phải là người phạm lỗi, sẽ khiến họ cảm thấy hối hận và nhận thấy hành động rầy la của họ là không đúng.
  6. Không ngừng lắng nghe. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn không hoàn toàn lơ đễnh quá mức – nếu không, bạn sẽ không hiểu nguyên nhân khiến cha mẹ bạn khó chịu. Nếu sự la mắng thuyên giảm trong một khoảng thời gian đủ để bạn can thiệp, bạn có thể tái diễn giải hoặc tái đề cập đến những điều cha mẹ bạn đã nói để chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe. Một lợi ích khác của hành động này là cha mẹ bạn sẽ có cơ hội để được nghe lại mọi điều mà họ đã la mắng.[3]
    • Gửi tín hiệu cho cha mẹ bạn biết rằng bạn đang lắng nghe, chẳng hạn như gật đầu, nhướn lông mày, hoặc nói rằng "Con hiểu cha/mẹ muốn nói gì".
    • Cố gắng chú ý đến từ ngữ có thể cung cấp gợi ý cho bạn về nguyên nhân khiến cha mẹ bạn thất vọng. Nếu họ đang la mắng về một sự việc cụ thể nào đó, bạn nên tập trung vào chi tiết mà họ thường nói đi nói lại. Nếu đây là một chuỗi những khoảnh khắc khác nhau, bạn nên tìm kiếm chủ đề chung của chúng.
  7. Suy nghĩ trước khi hồi đáp.[2] Quá trình này bao gồm ngăn bản thân không la hét ngược lại họ, ném đồ đạc, hoặc đóng sầm cửa. Bạn nên nhớ rằng phản ứng mạnh mẽ của bạn sẽ chỉ làm tăng mức độ căng thẳng và khiến cho quá trình rầy la này tiếp diễn và thậm chí là ngày càng trở nên mãnh liệt hơn. Hồi đáp bằng sự hung hăng sẽ chỉ khiến họ cảm thấy như bị hiểu nhầm, và tiếp tục la mắng nhiều hơn trong tương lai.
    • Đôi khi, cha mẹ có thể nhìn nhận dấu hiệu tinh tế của sự bất đồng quan điểm như sự hung hăng (trợn mắt, mỉa mai, sự chế giễu nhẹ trên khuôn mặt).[4] Vì vậy, bạn nên cẩn thận.
    • Suy nghĩ về phản ứng mà bạn biết rằng cha mẹ bạn không thích trong quá khứ. Ngay cả khi bạn đang muốn cãi lại họ vì họ đã khiến bạn cảm thấy không thoải mái và thấp kém, không nên thực hiện hành vi mà bạn biết rằng chúng sẽ chỉ khiến họ tức giận nhiều hơn.
  8. Nếu sự rầy la ngày càng trở nên quá mức, hãy lịch sự rời khỏi phòng. Nếu sự mắng nhiếc tiếp tục diễn ra đến mức độ mà bạn hoàn toàn không thể hồi đáp một cách bình tĩnh, bạn nên tìm cách để rời khỏi nơi đó.[5] Bạn nên hỏi xem liệu bạn có thể thảo luận về vấn đề này sau hay không, và giải thích ngắn gọn rằng sự rầy la đang khiến bạn khó suy nghĩ kỹ càng về vấn đề. Bạn không nên nói một điều gì đó trông có vẻ như bạn đang buộc tội cha mẹ bạn như "lời la mắng của cha mẹ quá khó chịu đến mức con đang phát điên".
    • Thay vào đó, hãy nói rằng "Con muốn làm sáng tỏ vấn đề này, nhưng con đang cảm thấy quá bối rối để có thể thảo luận một cách bình tĩnh. Con muốn về phòng và suy nghĩ về nó".
    • Rời khỏi phòng có thể sẽ khá khó khăn, vì nhiều bậc phụ huynh sẽ xem đây là dấu hiệu của sự bất kính. Bạn nên cố gắng hết sức để giải thích rõ ràng rằng bạn vẫn muốn tiếp tục thảo luận về vấn đề này trong tương lai.
    • Tránh đề nghị cha mẹ bình tĩnh lại. Đây là hành động có thể được nhìn nhận như sự thô lỗ.

Cách phản ứng để Tránh Bị la mắng trong Tương lai[sửa]

  1. Không nên xin lỗi nếu lỗi lầm không thuộc về bạn. Hãy giữ vững lập trường của bản thân. Nếu bạn xin lỗi khi bạn không làm gì sai, bạn đang đem lại sự bất công cho chính mình. Nếu bạn biết rằng bạn không làm sai nhưng vẫn cảm thấy hối hận vì đã khiến cho mẹ/cha phẫn nộ, trong hầu hết mọi tình huống, bạn có thể nói rằng "Cha/Mẹ, con xin lỗi vì đã khiến cha/mẹ tức giận và hy vọng rằng cha/mẹ sẽ sớm cảm thấy tốt hơn".
    • Thiết lập kế hoạch để giải tỏa bất kỳ một sự tức giận nào còn vương lại bằng cách thực hiện một hoạt động tích cực nào đó khi bạn có thể. Ví dụ, bạn có thể dọn dẹp phòng của bạn hoặc chạy bộ quanh khu phố.
  2. Hồi đáp. Bạn nên trả lời cha mẹ bạn theo cách ngắn gọn, lịch sự và với giọng điệu phù hợp. Không nên cho phép bất kỳ một sự mỉa mai hoặc cơn giận nào thể hiện qua giọng nói của bạn bởi vì cha mẹ bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang chống đối hoặc có thái độ hung hăng một cách tiêu cực.[6] Ngoài ra, bạn cũng nên tránh trình bày quan điểm hoặc giải thích về sự việc đã diễn ra trong suốt quá trình la mắng. Bạn có thể thực hiện điều này khi bạn bình tĩnh hơn.
    • Thay vào đó, bạn nên cố gắng sử dụng câu khẳng định đơn giản như "Con hiểu" hoặc "Con biết".
    • Nếu bạn không đồng ý hoặc hoàn toàn không hiểu những gì mà cha mẹ bạn đang nói cũng không sao. Bạn có thể trò chuyện về chúng khi mọi người đã bình tĩnh đủ để có thể bộc lộ ý kiến của mình một cách tử tế.
  3. Chấp nhận cảm xúc của cha mẹ bạn. Bạn nên nhớ cho cha mẹ bạn biết rằng bạn cảm thấy buồn bã về bất kể điều gì mà bạn đã thực hiện. Ngay cả khi bạn không phải là người có lỗi, không nên tranh cãi rằng cha mẹ bạn mới chính là người đang bực bội. Bất kể sự thật có là gì, nhìn nhận cảm xúc của cha mẹ bạn không có nghĩa là bạn thừa nhận họ đúng hay sai.[7]
    • Xin lỗi nếu bạn là người phạm lỗi. Hãy chân thành. Nếu bạn đã làm sai, bày tỏ sự ăn năn cho lỗi lầm của mình là điều nên làm.
  4. Tìm kiếm sự thỏa hiệp. Bạn có thể hỏi ý kiến cha mẹ bạn xem liệu bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, hãy nhớ giữ vững lập trường của mình nếu bạn là người đúng![8] Bạn có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng để giúp cha mẹ bạn chấm dứt cảm giác khó chịu có thể khiến họ dễ la mắng hơn trước các yếu tố khác.
    • Bạn càng giải quyết được nhiều vấn đề bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nếu bạn vẫn muốn bày tỏ suy nghĩ mà bạn nghĩ rằng cha mẹ bạn sẽ không bao giờ hiểu được, hãy viết về chúng! Bạn cần phải xóa tan mọi cơn giận còn đọng lại để bạn không bất ngờ trút giận lên cha mẹ bạn trong tương lai.
  5. Thảo luận về cảm giác của bạn. Một khi bạn và cha mẹ bạn đã nguôi giận đôi chút, bạn nên cố gắng trình bày câu chuyện dưới góc độ của bạn. Bằng giọng điệu rõ ràng và tôn trọng, hãy nói cho cha mẹ bạn biết lý do vì sao bạn đã thực hiện điều mà cha mẹ bạn đã la mắng bạn. Bạn càng giải thích suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong thời điểm diễn ra vấn đề một cách tốt đẹp bao nhiêu, cha mẹ bạn sẽ càng nhanh chóng thấu hiểu và tha thứ cho bạn bấy nhiêu.
    • Bạn nên chắc chắn rằng bạn không đang cố gắng thuyết phục cha mẹ bạn rằng bạn là người đúng – điều này chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Đặc biệt nếu hành động của bạn không có bằng chứng cụ thể, bạn nên trình bày sự khác nhau giữa hiểu biết của bạn về vấn đề trong quá khứ và trong hiện tại.
    • Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để cho cha mẹ bạn biết rằng bạn cảm thấy khó chịu khi bị la mắng. Giải thích cảm giác mà sự rầy la đem lại cho bạn và về sự thật rằng nó sẽ chấm dứt mọi cách thức giao tiếp khác. Sau đó, nếu bạn bị tổn thương nghiêm trọng bởi sự la mắng, bạn nên cứng rắn và lịch sự yêu cầu lời xin lỗi chân thành từ phía cha mẹ bạn.
  6. Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu tình trạng la mắng đang dần trở nên nguy hiểm. Có phải cha mẹ bạn không thể nào bình tĩnh lại? Có phải họ đã từng có tiền sử trong việc kiểm soát cơn giận hoặc bạo lực gia đình? Nếu bạn cảm thấy rằng sự rầy la có khả năng trở thành bạo hành thể chất, bạn nên liên lạc với dịch vụ khẩn cấp. Nếu nguy hiểm đang cận kề, hãy gọi 112.[9]
    • Tại Việt Nam, đường dây nóng Phím số Diệu kỳ 19001567 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp nhằm mục đích bảo vệ trẻ em và phụ nữ bị bạo hành sẽ đem lại cho bạn sự giúp đỡ cần thiết.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Cân nhắc trò chuyện với chuyên viên tư vấn nếu cha mẹ bạn thường xuyên la mắng bạn. Thường xuyên phải lắng nghe sự rầy la sẽ rất có hại – đôi khi, nó có thể gây trầm cảm cho trẻ em.[11]
  • Cố gắng duy trì cái nhìn lạc quan. Suy nghĩ về yếu tố khác trong cuộc sống của cha mẹ bạn khiến họ muốn la mắng. Hãy cho phép họ giải tỏa một vài căng thẳng như là hành động để giúp đỡ họ, và hiểu rằng bạn không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
  • Tập trung vào việc tha thứ. Mối quan hệ với cha mẹ sẽ dễ dàng hồi phục nếu bạn và họ sẵn sàng vượt qua vấn đề một cách nhanh chóng.
  • Không nên nhún nhường hoặc đầu hàng trước những điều mà cha mẹ bạn muốn. Đôi khi, hành động này có thể hình thành sự la mắng và xáo trộn nhiều hơn là cố gắng đàm phán.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây