Giai thoại văn học Việt Nam/Ngũ thập niên tiền nhị thập tam

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Câu này vốn không có gì đặc biệt, chỉ là một câu dùng để chế cảnh chồng già vợ trẻ, mà xuất phát từ chuyện của Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ bảy mươi ba tuổi cưới thêm một cô vợ tuôi đôi mươi. Tương truyền đêm tân hôn cô vợ hỏi ông: "Năm nay "chàng" bao nhiêu tuổi?" Nguyễn Công Trứ thấy nói mình bảy mươi ba tuổi thì khập khiễng quá, bèn đáp: "Ngũ thập niên tiền nhị thập tam." (năm mươi năm trước hai mươi ba tuổi.)

Câu này nhắm vào người khác thì có vẻ bông đùa, nhưng nhắm vào Nguyễn Công Trứ thì riêng tôi thấy thật thú vị. Suốt cuộc đời, "ông ngất ngưởng" chẳng ngại gì những chuyện trái khoáy ngông nghênh, mà câu chuyện "chồng già vợ trẻ" của ông một lần nữa tô đậm hình ảnh đó. Một người dám ngang nhiên phá bỏ định kiến, bỏ ngoài tai lời thị phi, đeo mo vào "miệng thiên hạ" mà đi từ nam ra bắc. Thật đáng khâm phục! Nhưng cũng một người như vậy mà phải thốt lên "Kiếp sau xin chớ làm người,/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!", phải chăng đó là bi kịch của người muốn thoát khỏi những ràng buộc mà không sao thoát được?[1]

Chú thích[sửa]

  1. Nguyễn Công Trứ cũng là người cực lực phản bác Truyện Kiều mà tôi không hiểu được lý do.

Liên kết đến đây