Hết chếnh choáng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Hết Chếnh choáng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

"Mình sẽ không bao giờ uống rượu nữa!” là câu mà người ta thường nói khi thức dậy sau một đêm chè chén say sưa với cơn nhức đầu như búa bổ và gan ruột lộn tùng phèo. Rượu là một loại thức uống lợi tiểu, và điều đó có nghĩa là nó rút nước ra khỏi cơ thể. Tình trạng mất nước chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng chếnh choáng nôn nao khủng khiếp. Không may là chẳng có phép màu nào có thể làm tan biết ngay triệu chứng đó. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách trị liệu để giúp bạn chống chọi cho đến khi bình phục.[1]

Các bước[sửa]

Bù Nước cho Cơ thể[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Muốn hết chếnh choáng, bạn phải xử lý tình trạng mất nước do uống rượu. Cách trực tiếp nhất để bù nước cho cơ thể đơn giản là uống nhiều nước khi thức dậy. Các loại nước nhạt dễ dàng cho tiêu hóa sẽ giúp bạn bù lại lượng chất lỏng đã mất mà không gây kích ứng dạ dày.[1]
    • Uống nửa lít nước trước khi ngủ có thể giảm tình trạng mất nước khi bạn thức dậy. Để một cốc nước cạnh giường để uống ban đêm.
  2. Uống nước thể thao isotonic. Cũng như nước, nước uống thể thao isotonic có thể rất hiệu quả để bù nước và cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết. Những loại nước uống này có chứa carbohydrates và giải phóng năng lượng với tốc độ chậm mà bạn có thể nhận được khi ngày mới bắt đầu.[2]
    • Hãy chọn các loại nước có chất điện giải cần thiết khi bạn bị mất nước.[3]
    • Tránh các loại thức uống thể thao có chứa caffeine vì nó sẽ khiến bạn càng bị mất nước.
    • Nếu cảm thấy khát đến khô cổ, bạn hãy tìm dung dịch uống bù nước. Loại nước này được pha chế đặc biệt để điều trị tình trạng mất nước, trong khi đa số các loại nước uống thể thao không có tác dụng đó.
  3. Uống nước hoa quả. Một loại thức uống công hiệu khác là nước hoa quả tươi. Các vitamin và khoáng chất trong hoa quả sẽ cung cấp thêm sức lực cho bạn.[4] Các loại nước quả nói chung có hàm lượng cao fructoza –một loại đường cung cấp năng lượng và thúc đẩy chức năng của gan.
    • Nước quả cũng thường có hàm lượng cao vitamin C, một vi chất thường bị mất qua nước tiểu khi bạn uống rượu.[5]
    • Nước cà chua, nước cam và nước dừa cũng là những lựa chọn tốt.[6]
  4. Uống trà gừng. Trà gừng có thể kềm chế cảm giác buồn nôn và nôn. Phụ nữ mang thai thường uống trà gừng để giảm triệu chứng khó chịu vào buổi sáng, và nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trường hợp chếnh choáng sau khi uống rượu.[5] Có một cách khác là đun sôi 10 -12 lát gừng với khoảng 1 lít nước, thêm vào đó nước cốt một quả cam, nửa quả chanh và 120ml mật ong.
    • Thức uống này sẽ giảm nhanh triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu nhờ nó ổn định đường huyết.
    • Trà định thần có lẽ tốt hơn soda gừng. Các loại nước uống có ga làm tăng áp lực lên dạ dày và có thể gây buồn nôn.[7]
  5. Nhấm nháp các loại nước cả ngày. Với các loại nước kể trên, bạn có thể uống không giới hạn theo nhu cầu suốt cả ngày. Thỉnh thoảng nhấp một ngụm nước, nước quả hoặc nước uống thể thao isotonic sẽ giúp bạn bổ sung lượng nước, vitamin và dưỡng chất đã mất khi bắt đầu ngày mới.[8]
  6. Tránh các loại thức uống chứa caffein. Bạn nên uống nước và nước quả để bù nước, nhưng uống nhiều thức uống có caffein như cà phê có thể làm bạn mất nước nhiều hơn. Caffein còn làm co mạch máu và tăng huyết áp khiến triệu chứng chếnh choáng nặng thêm.[9]

Ăn để Chống Chếnh choáng[sửa]

  1. Ăn trứng. Trứng là loại thức ăn tuyệt vời có thể chống lại tình trạng chếnh choáng. Trong trứng có một loại amino a- xít gọi là cysteine mà cơ thể của bạn sẽ vui vẻ tiếp nhận sau một chầu rượu. Cysteine có tác dụng thải các chất độc vốn gây cảm giác khó chịu sau khi uống rượu. Bằng cách làm sạch các chất độc tồn tại trong cơ thể, trứng có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn, tỉnh lại và có thêm năng lượng.[5]
    • Tránh chế biến trứng với nhiều dầu mỡ, vì như vậy có thể khiến bạn buồn nôn hơn.
  2. Ăn một bát bột ngũ cốc. Nếu ý nghĩ ăn trứng khiến bạn nôn nao, hãy thử ăn một bát ngũ cốc lót dạ buổi sáng. Loại ngũ cốc nguyên hạt thì tốt hơn vì nó chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng hơn.[10]
  3. Ăn nước canh thịt để lấy lại vitamin và khoáng chất. Đây là một loại nước thịt nấu với rau, là nguồn dồi dào vitamin và chất khoáng cần phải bổ sung khi bạn bị chếnh choáng. Nó cũng là loại thức ăn tuyệt hảo nếu bạn cảm thấy yếu trong người và có thể phải cố gắng kềm chế thức ăn đặc trong dạ dày để khỏi nôn ra.[1] Đặc biệt canh thịt còn giúp bạn bù lượng muối và potassium.[11]
  4. Ăn thực phẩm giàu potassium. Khi uống rượu, bạn sẽ thấy mình thường xuyên phải vào nhà vệ sinh, vì rượu là một chất lợi tiểu. Khi đi tiểu nhiều, bạn sẽ mất nhiều potassium hơn bình thường. Lượng potassium thấp khiến cơ thể mỏi mệt, buồn nôn, tay chân yếu ớt, tất cả là triệu chứng chếnh choáng sau khi uống rượu. Để xử lý tình trạng này, bạn cần ăn các loại thức ăn giàu potassium.
    • Hai nguồn potassium rẻ mà có lẽ lúc nào cũng sẵn trong bếp của bạn là chuối và kiwi.[5]
    • Khoai tây nướng, rau ăn lá, nấm và quả mơ khô là những nguồn cung cấp potassium.[12]
    • Các loại nước uống thể thao cũng thường giàu potassium.[5]
  5. Ăn các loại thức ăn nhạt như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn. Các loại thức ăn nhạt có thể là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn có cảm giác nôn nao trong dạ dày. Mục đích của việc ăn để xử lý tình trạng chếnh choáng là không “hấp thụ” cồn, nhưng giúp tăng lượng đường huyết và bổ sung chất dinh dưỡng..[13]
    • Rượu ngăn cản cơ thể duy trì mức đường huyết, và lượng đường trong máu thấp dẫn đến tình trạng yếu và mệt.[14].
    • Các loại carbohydrates phức hợp (bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt) là những lựa chọn tốt.

Nghỉ ngơi và Hồi phục[sửa]

  1. Quay trở lại giường. Nói một cách đơn giản, ngủ là cách tốt nhất để xử lý tình trạng chếnh choáng.[15] Giấc ngủ sau khi uống rượu thường không thuộc dạng R.E.M (mắt chuyển động nhanh), một trạng thái của giấc ngủ có thể giúp não phục hồi tốt, vì vậy điều quan trọng là bạn cần phải ngủ càng nhiều càng tốt.[16]
    • Sự thiếu ngủ chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng chếnh choáng.[17]
    • Thời gian là cách trị liệu thực sự cho tình trạng chếnh choáng.
  2. Đi bộ nhẹ nhàng. Không cố gắng quá mức khiến bạn có nguy cơ bị mất nước thêm, nhưng ra khỏi nhà và đi dạo một vòng có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Mức ô- xy tăng giúp làm giảm tỷ lệ chất độc của rượu.
    • Đi bộ nhanh có thể giúp đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất và đánh tan lượng cồn trong cơ thể.[18]
    • Nếu thực sự thấy mệt mỏi, bạn đừng ép buộc mình, chỉ cần nghỉ ngơi và hồi phục.
  3. Cố gắng đừng để chìm đắm trong tình trạng này. Khi đang chếnh choáng, bạn sẽ dễ dàng đắm mình trong trạng thái suy sụp và cả ngày không chịu ra khỏi giường hoặc rời chiếc xô pha. Nếu chịu đối mặt và cố gắng vận động, bạn có thể thấy triệu chứng đó giảm đi. Việc phủ nhận có thể là một cách rất hiệu quả để thuyết phục não của bạn rằng mọi việc vẫn ổn.[2]

Chữa trị bằng Thuốc[sửa]

  1. Uống thuốc giảm đau không kê toa. Bạn có thể trị chứng đau đầu và nhức cơ bắp bằng thuốc giảm đau không kê toa đơn giản và dễ mua. Kiểm tra liều dùng trên vỏ hộp thuốc, thông thường uống hai viên với một cốc nước khi ngủ dậy.
    • Bạn có thể uống thuốc giảm đau gốc aspirin hoặc các loại thuốc NSAID (thuốc chống viêm không steroid, ví dụ như Ibuprofen), nhưng các loại thuốc này có thể gây thêm kích ứng dạ dày và buồn nôn.[1]
    • Nếu dạ dày của bạn dễ bị kích ứng, hoặc bạn không biết nên uống thuốc giảm đau nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Không uống acetaminophen! Cũng như rượu, acetaminophen tác động xấu đến gan. Ví dụ với thuốc Tylenonis, đặc biệt lưu ý là không uống chung với rượu, vì việc này có thể dẫn đến suy gan. (Các tên thương mại của thuốc chứa chất acetaminophen là Tylenol, Paramol, và Anacin).[19] Ở một số quốc gia, acetaminophen được gọi là paracetamol: chúng là cùng một loại dược chất.[20]
  2. Uống một viên thuốc kháng a-xít để xoa dịu dạ dày. Một triệu chứng phổ biến của tình trạng chếnh choáng là dạ dày dễ bị kích ứng do mức a -xít trong dạ dày tăng cao. Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn hãy cân nhắc uống một viên thuốc không kê toa có tác dụng trung hòa chất a- xít trong dạ dày và xử lý tình trạng khó tiêu.[1] Đối với các loại thuốc giảm đau, bạn phải đảm bảo uống theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp thuốc.
    • Có nhiều tên thuốc thương mại kháng a-xít sẵn có mà bạn có thể mua.
    • Thành phần phổ biến của thuốc kháng a-xít là aluminum hydroxide, magnesium carbonate hay calcium carbonate, và magnesium trisilicate.[21] Những thành phần này có thể được tìm thấy ở các tên thuốc thương mại như Tums, Mylanta, và Maalox.
  3. Uống thuốc đa sinh tố. Khi uống rượu, cơ thể của bạn sẽ mất nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin B12 và folate và cần được bổ sung.[22] Nhưng nếu cảm thấy thực sự buồn nôn, có thể bạn khó mà giữ được viên thuốc khỏi bị nôn ra.
    • Nói về thuốc viên, viên tan hay viên sủi sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh hơn.[23]
    • Viên tan, đơn giản là viên thuốc bạn cho hòa tan vào cốc nước rồi uống.
    • Viên sủi cũng tan trong nước, nhưng có thêm carbon dioxide nên sủi bọt. Viên sủi có thể gây buồn nôn.[24]
  4. Cẩn thận với “thuốc tiên”. Có một số được gọi là “thuốc chữa say rượu” được quảng cáo là có các thành phần chữa trị mọi triệu chứng say rượu ngay lập tức. Có lẽ bạn cũng nên thử một loại, nhưng bạn phải biết là các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng tính hiệu quả của các loại thuốc này rất hạn chế.[25] Không có gì chữa trị được tình trạng chếnh choáng ngoại trừ thời gian và việc bù nước.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Không bao giờ lái xe sau khi uống rượu.
  • Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Và chợp mắt sao cho hiệu quả.
  • Thử tắm nước lạnh. Việc này có thể làm mát cơ thể, đồng thời giúp bạn đỡ đau đầu và dạ dày.
  • Để tránh cảm giác chếnh choáng, cố gắng uống nửa lít nước trước khi đi ngủ, và uống nước trong khi uống rượu.
  • Ăn đầy đủ khi bị chếnh choáng vì dạ dày rỗng sẽ càng làm bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Nhớ uống các loại nước không có carbonat vì nước uống carbonat sẽ đẩy mạnh quá trình hấp thu cồn.
  • Súp gà sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn.
  • Cách tốt nhất để hết chếnh choáng là ngay từ đầu đừng để mình bị chếnh choáng.
  • Hãy uống một cách có trách nhiệm và biết giới hạn của mình. Viện khảo cứu quốc gia về nghiện rượu và lạm dụng rượu khuyến cáo rằng phụ nữ không nên uống hơn 3 ly rượu trong một ngày, và mỗi tuần không quá 7 ly. Đàn ông không uống quá 4 ly trong một ngày và 14 ly mỗi tuần.[26] "Một ly" nghĩa là một trong các khái niệm sau: 350ml bia, 250ml rượu mạch nha, 150ml rượu vang, 50ml rượu mạnh.[27]
  • Chọn các loại rượu mạnh không màu (vodka, gin) hơn là loại rượu mạnh sẫm màu (brandy, whiskey), vì rượu không màu có nồng độ congener thấp hơn (congener gây nên tình trạng chếnh choáng). Rượu vang đỏ là một trong số thủ phạm hàng đầu, tuy nhiên có thể mỗi người một khác.[28]
  • Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng say rượu khác nhau tùy từng loại rượu uống vào: (xếp theo mức độ dữ dội giảm dần): brandy, vang đỏ, rum, whiskey, vang trắng, gin, vodka, và rượu tinh khiết.[29]

Cảnh báo[sửa]

  • Việc dùng “rượu để giải rượu”, hoặc uống thêm rượu vào sáng hôm sau sẽ chỉ trì hoãn tình trạng chếnh choáng và cuối cùng tình hình càng tồi tệ hơn.
  • Tập luyện cũng không giúp giải rượu. Thực ra tập thể dục còn làm tình trạng chếnh choáng nặng hơn vì nó khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nếu bạn chọn cách tập thể dục, nhớ uống thêm nước.
  • Ngay cả khi không chữa trị, tình trạng chếnh choáng sẽ không kéo dài quá 24 tiếng. Nếu sau đó bạn vẫn còn thấy nôn nao, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Nếu không thể nhớ điều gì xảy ra lúc đang uống rượu, nếu bạn thường xuyên bị chếnh choáng, hoặc nếu thói quen uống rượu ảnh hưởng đến công việc hay các mối quan hệ của bạn, có lẽ bạn đã có vấn đề về rượu. Hãy nói chuyện với ai đó để được giúp đỡ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.nhs.uk/Livewell/alcohol/Pages/Hangovers.aspx
  2. 2,0 2,1 http://www.telegraph.co.uk/topics/christmas/8193745/Hangover-cures-the-doctors-view.html
  3. http://www.abc.net.au/health/talkinghealth/factbuster/stories/2008/12/10/2442749.htm
  4. https://www.drinkaware.co.uk/check-the-facts/health-effects-of-alcohol/hangovers/dealing-with-a-hangover/
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 http://www.lovelivehealth.com/eight-surprising-hangover-cures-can-found-kitchen/
  6. http://www.details.com/blogs/daily-details/2013/08/the-7-best-foods-and-drinks-to-cure-a-hangover.html
  7. 7,0 7,1 http://www.princeton.edu/uhs/healthy-living/hot-topics/alcohol/
  8. http://www.medicalnewstoday.com/articles/5089.php
  9. http://www.netdoctor.co.uk/interactive/gallery/main.php?g2_itemId=477
  10. http://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/how-cure-hangover
  11. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hangovers/basics/treatment/con-20025464
  12. http://www.healthaliciousness.com/articles/food-sources-of-potassium.php
  13. http://www.livescience.com/9477-alcohol-hangover-myths-revealed.html
  14. http://www.mydr.com.au/addictions/hangovers-how-your-body-is-affected
  15. http://www.livescience.com/5960-hangover-cures-works.html
  16. http://pubs.niaaa.nih.gov/publications/arh25-2/101-109.htm
  17. http://edition.cnn.com/2010/HEALTH/12/30/hangover.remedies/
  18. http://www.huffingtonpost.com/monica-reinagel-ms-ldn-cns/cure-hangover_b_1165668.html
  19. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a681004.html#brand-name-1
  20. http://www.drugs.com/paracetamol.html
  21. http://www.nhs.uk/conditions/antacid-medicines/Pages/Definition.aspx
  22. http://content.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,2039990_2039991_2040040,00.html
  23. http://hsc.csu.edu.au/senior_science/core/life_chem/9_2_5/925net.html
  24. http://www.drugs.com/cdi/alka-seltzer-effervescent-tablets.html
  25. http://scienceblog.cancerresearchuk.org/2014/12/10/six-popular-hangover-cures-debunked-plus-one-that-works/
  26. http://www.niaaa.nih.gov/alcohol-health/overview-alcohol-consumption/moderate-binge-drinking
  27. http://pubs.niaaa.nih.gov/publications/Practitioner/PocketGuide/pocket_guide2.htm
  28. http://abcnews.go.com/GMA/Health/story?id=1458572
  29. http://www.bmj.com/cgi/content/full/314/7073/2

Liên kết đến đây