Làm kẹo pha lê

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kẹo pha lê là một thử nghiệm khoa học thơm ngon mà bạn có thể thực hiện ngay trong bếp. Bạn có thể làm kẹo pha lê bọc quanh xiên que hoặc sợi dây và thêm màu sắc, mùi vị mà bạn muốn!

Nguyên liệu[sửa]

  • 2 cốc nước
  • 4 cốc đường cát trắng
  • Màu thực phẩm (tùy chọn)
  • Mùi vị (tùy chọn)

Các bước[sửa]

Làm dung dịch nước đường[sửa]

  1. Đun sôi 2 cốc nước. Nhờ người lớn giúp đỡ nếu bạn không được phép dùng bếp vì nước sôi rất nguy hiểm nếu bị đổ vào người.[1]
    • Dùng nước tinh khiết nếu có thể. Đường có thể dính vào phần cặn từ nước máy, tạo ra phần cứng trên bề mặt khiến nước không thể bốc hơi và ngăn kẹo pha lê hình thành bọc quanh sợi chỉ.[2]
    • Nếu không có bếp, bạn có thể sử dụng lò vi sóng. Khuấy đường vào nước trong bát chịu nhiệt và đun trong lò vi sóng khoảng 2 phút ở chế độ nhiệt cao. Sau đó, khuấy tan đường và đun trong lò vi sóng thêm 2 phút. Khuấy hỗn hợp lần ba và đường lúc này có thể đã tan hoàn toàn trong nước.[3]
    • Nên nhớ dùng miếng nhấc nồi hoặc găng tay để không bị bỏng khi nhấc nồi ra khỏi bếp hoặc lấy bát ra khỏi lò vi sóng.
  2. Khuấy 4 cốc đường vào nước, mỗi lần ½ cốc. Dùng thìa khuấy mỗi khi thêm đường đến khi đường tan hết vào nước. Khi nước đường bão hòa thì đường sẽ tan lâu hơn. Có thể sẽ mất khoảng 2 phút để đường tan hết vào nước.[4]
    • Khuấy dung dịch đến khi nước trong. Nếu dung dịch có màu đục hoặc đường không tiếp tục tan thì mở bếp để đun cho nước sôi mạnh.[1] Nước nóng sẽ có điểm bão hòa cao hơn nước lạnh nên việc đun nước sẽ giúp bạn hòa tan phần đường còn lại.[4]
  3. Lấy dung dịch nước đường ra khỏi bếp và để nguội khoảng 15-20 phút. Bạn không thể để phần đường chưa tan ở dưới đáy nồi. Nếu lọ hoặc cốc thủy tinh mà bạn dùng để làm kẹo pha lê có đường chưa tan thì kẹo sẽ không bám vào sợi dây mà bám vào phần đường chưa tan.[5]
    • Nếu đường vẫn không tan hết khi khuấy với nước nóng thì bạn nên lọc dung dịch qua rây và chỉ giữ lấy nước.
    • Dung dịch mà bạn vừa có đã bão hòa, tức là nước đã thẩm thấu nhiều đường hơn lượng mà nó có thể thẩm thấu ở nhiệt độ phòng. Khi dung dịch nguội, điểm bão hòa của nước sẽ giảm xuống thấp và không thể giữ thêm đường. Phần đường đã tan không thể duy trì ở dạng lỏng và sẽ đông lại bám vào sợi dây hoặc xiên que mà bạn dùng.[1]
  4. Thêm màu hoặc mùi vị nếu bạn không muốn làm kẹo pha lê đơn điệu. Cố gắng làm cho kẹo có vị tương đồng với màu sắc – xanh biển có vị việt quất, đỏ có vị dâu, tím có vị nho để dễ nhận biết mùi vị. Bạn nên khuấy cho mùi vị và màu sắc tan đều trong hỗn hợp.[6]
    • Bạn chỉ cần vài giọt hương vị nhưng nên làm cho hỗn hợp có màu đậm để có hiệu quả tốt nhất.[6]
    • Thử dùng bột pha thức uống như Kool-Aid để tạo ra hương vị và màu sắc cho kẹo.
    • Thêm một ít nước hoa quả như chanh, cam hoặc mùi vị kẹo khác.
    • Thử một số tinh chất như bạc hà, dâu tây, vani hoặc chuối.
  5. Đổ dung dịch vào cốc hoặc lọ thủy tinh mà bạn dùng để làm kẹo pha lê. Cốc hoặc lọ phải cao và có hình trụ được làm từ thủy tinh vì nhựa sẽ chảy khi bạn đổ dung dịch nóng vào. Đổ dung dịch cao gần đến miệng cốc.
    • Đảm bảo cốc phải sạch và không còn những phân tử bụi nhỏ. Đường cũng có thể bám vào bụi nhưng bạn chỉ muốn đường hình thành và bám vào sợi dây hoặc xiên que.[2]
    • Đậy cốc bằng giấy nến để bụi không dính vào bề mặt dung dịch nước đường.[1]

Làm kẹo pha lê với sợi chỉ[sửa]

  1. Cột một đầu sợi dây vào phần giữa của cây bút chì và đầu còn lại thì cột vào kẹp giấy. Kẹp giấy sẽ là vật nặng kéo thẳng sợi dây hướng xuống để nó không chạm vào thành cốc. Sợi dây nên dài khoảng 2/3 so với chiều cao của cốc, bạn không nên lấy dây quá dài để kẹp giấy chạm vào đáy cốc. Với độ dài này, kẹo pha lê sẽ dễ dàng hình thành.[1] Để sợi dây chạm vào đáy hoặc quá sát với đáy hoặc chạm vào thành cốc sẽ làm cho kẹo pha lê bị nhỏ hoặc có hình dạng không đẹp mắt.
    • Dùng sợi dây làm từ sợi tự nhiên như dây bện hoặc dây cotton. Dây bện dùng để câu cá hoặc dây nylon thì quá nhẵn và rất khó cho đường có thể bám vào để thành hình.[2]
    • Bạn cũng có thể dùng miếng kim loại tròn hoặc đinh để cột vào sợi dây hoặc dùng một ít kẹo pha lê để giúp kẹo thành hình nhanh hơn.[1]
    • Bút chì phải đủ dài để nằm ngay ngắn phía trên miệng cốc và không bị rơi xuống. Bạn cũng có thể dùng dao, xiên que hoặc que kem. Dao hoặc que kem có thể sẽ vững hơn vì chúng nằm trên miệng cốc và không thể lăn.
  2. Nhúng sợi dây vào cốc có dung dịch nước đường, sau đó kéo sợi dây ra và đặt lên giấy nến để hong khô. Kéo thẳng sợi dây vì khi đường khô sợi dây sẽ bị cứng. Khi nước bốc hơi, bạn sẽ thấy một ít đường như pha lê bám trên sợi dây. Đây là mầm kết tinh giúp cho kẹo pha lê hình thành nhanh hơn.[6]
    • Bạn phải chắc chắn sợi dây đã khô hoàn toàn trước khi thực hiện bước tiếp theo và cẩn thận để không làm mầm kết tinh rơi ra khi bạn tiếp tục cho sợi dây vào dung dịch.[6]
    • Bạn có thể bỏ qua bước này hoặc làm cho quá trình diễn ra nhanh hơn bằng cách làm ướt sợi dây và lăn qua đường cát trắng (chỉ cần đảm bảo sợi dây khô hoàn toàn trước khi cho vào cốc và đường không rơi ra), tạo ra mầm kết tinh sẽ làm cho kẹo pha lê hình thành nhanh hơn và tăng khả năng thành công trong việc làm kẹo pha lê.[6]
  3. Cho sợi dây vào dung dịch nước đường với cây bút chì ở phía trên miệng cốc. Sợi dây sẽ được treo thẳng xuống và không chạm vào đáy hoặc thành cốc.[4] Dùng khăn giấy để đậy dung dịch. Bạn không nên đậy kín miệng cốc với vật liệu như màng bọc nhựa vì quá trình bốc hơi là một phần quan trọng của quy trình này.
    • Khi nước bốc hơi, phần dung dịch còn lại sẽ càng thẩm thấu nhiều đường hơn và nước phải đẩy đường ra. Phân tử đường sẽ bám vào sợi dây và hình thành kẹo pha lê.[1]
    • Dùng băng keo giữ cố định bút chì để nó không lăn hoặc dịch chuyển trong quá trình chờ kẹo đông.[4]
  4. Đặt cốc ở nơi an toàn và không dễ động chạm. Để có kẹo pha lê to, bạn nên chọn chỗ râm mát vì nước bốc hơi chậm làm cho kẹo pha lê có nhiều thời gian hình thành.[7]
    • Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian hình thành kẹo và không quan tâm kích thước thì để cốc ở nơi có ánh nắng để nước bốc hơi nhanh hơn.[7]
    • Sự rung lắc sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành kẹo. Hãy để cốc trên sàn (nơi không có người qua lại) và tránh xa tiếng nhạc , tiếng ồn từ radio hoặc tivi.[7]
  5. Chờ một tuần để kẹo pha lê hình thành. Đừng chạm hoặc gõ vào cốc để gây trở ngại cho việc hình thành kẹo và khiến cho một phần kẹo rơi ra. Sau một tuần, bạn sẽ thấy một mảng kẹo pha lê to bọc quanh sợi dây.[1]
  6. Cẩn thận lấy sợi dây ra khỏi dung dịch nước đường và đặt lên giấy nến để hong khô. Dùng kéo cắt bỏ đầu kẹp giấy trên sợi dây.
    • Nếu kẹo pha lê dính vào cốc, hãy cho một ít nước nóng vào đáy cốc. Việc này sẽ làm giảm độ dính của đường để bạn dễ dàng kéo sợi dây ra mà không làm ảnh hưởng đến kẹo.[8]

Làm kẹo pha lê với xiên que[sửa]

  1. Làm ướt xiên que hoặc que kem bằng nước và lăn qua đường cát trắng. Đường cát trắng sẽ thành mầm kết tinh để phần đường đã tan có thể bám vào và tạo thành kẹo pha lê.[6] Mầm kết tinh làm cho kẹo pha lê hình thành dễ dàng hơn và rút ngắn thời gian làm kẹo vì đường kết tinh có điểm để bám vào.
    • Để xiên que khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Nếu đường không dính chặt vào que thì nó sẽ rơi vào cốc và đường sẽ kết tinh dưới đáy cốc thay vì trên xiên que.[6]
  2. Giữ xiên que ở giữa cốc sao cho nó không chạm vào thành và đáy cốc. Nếu xiên que chạm vào cốc nó sẽ ngăn việc hình thành kẹo hoặc que kẹo sẽ dính vào đáy và thành cốc.[6]
    • Giữ cho xiên que cách đáy cốc khoảng 2,5cm.[6]
  3. Kẹp đầu còn lại của xiên que bằng kẹp quần áo và để chiếc kẹp nằm ngang trên miệng cốc. Xiên que nên được kẹp vào giữa kẹp quần áo, càng gần với phần lò xo càng tốt.[6] Bạn có thể dùng kẹp quần áo to nếu miệng cốc to.
    • Xiên que của bạn nên được giữ cố định bằng kẹp và vẫn ở giữa cốc.
    • Đậy cốc bằng khăn giấy. Bạn có thể xé một lỗ nhỏ để xiên quan có thể xuyên qua giấy.
  4. Đặt cốc ở nơi an toàn, không dễ bị động chạm. Tiếng nhạc, âm thanh từ tivi hoặc các hoạt động khác có thể gây ra sự rung lắc làm cản trở việc hình thành kẹo pha lê hoặc làm cho kẹo rơi ra. Để kẹo hình thành tốt nhất, hãy để cốc ở nơi thoáng mát, hoặc có nhiệt độ phòng, tránh xa tiếng ồn và tiếng bước chân.[7]
  5. Chờ 1 đến 2 tuần để kẹo pha lê hình thành. Cố gắng không chạm hoặc gõ vào cốc vì việc này sẽ làm kẹo pha lê rơi ra khỏi que.[1] Khi bạn đã vừa ý với lượng kẹo pha lê (hoặc khi kẹo có vẻ như không thể tiếp tục hình thành to hơn) thì cẩn thận lấy xiên que ra và đặt lên giấy nến để hong khô.
    • Nếu có mảng cứng trên bề mặt dung dịch nước đường thì dùng dao nhẹ nhàng làm vỡ, tránh chạm vào khu vực gần với xiên kẹo pha lê.[8]
    • Nếu kẹo pha lê dính vào cốc, hãy cho một ít nước nóng vào đáy cốc. Việc này sẽ làm giảm độ dính của đường để bạn có thể lấy que kẹo ra mà không bị hỏng.[8]
  6. Hoàn tất.

Lời khuyên[sửa]

  • Công thức này rất hữu ích để làm dự án khoa học so sánh hoặc thử nghiệm khoa học.
  • Nếu không thấy kẹo hình thành trên sợi dây sau một ngày, hãy lấy bút chì và sợi dây ra để đun nước thêm một lần nữa và khuấy thêm nhiều đường hơn. Nếu phải thêm đường tức là bạn đã không cho đủ lượng đường khi khuấy dung dịch ở bước đầu tiên. Bây giờ, bạn có thể làm kẹo với dung dịch nước đường bão hòa.
  • Đừng cho quá ít hoặc quá nhiều đường khi thực hiện vì kẹo sẽ không hình thành.
  • Công thức này có thể cần nhiều thời gian hơn mong đợi nên bạn cần phải kiên nhẫn.
  • Khi làm kẹo đường bằng lò vi sóng, hãy quan sát thật kỹ để nước đường không bị sôi tràn ra ngoài.
  • Nên để tay cầm của nồi ở hướng mà bạn khó chạm phải để không làm đổ nước đường nóng vào người.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng làm bẩn hoặc cho tay vào trong lọ/cốc. Việc này sẽ làm cản trở quá trình hình thành cấu trúc kẹo pha lê. Nó không làm hỏng quy trình thực hiện nhưng gây khó khăn cho việc hình thành kẹo pha lê.

Những thứ bạn cần[sửa]

Làm dung dịch nước đường[sửa]

  • Nồi hoặc chảo
  • Thìa gỗ

Làm kẹo pha lê với sợi dây[sửa]

  • Que kem, xiên que gỗ, dao hoặc bút chì
  • Sợi dây
  • Kẹp giấy hoặc miếng kim loại tròn
  • Cốc hoặc lọ cao, sâu (không dùng vật liệu nhựa)

Làm kẹo pha lê với que[sửa]

  • Xiên que hoặc que kem
  • Kẹp quần áo
  • Cốc hoặc lọ cao, sâu (không dùng vật liệu nhựa)

Nguồn và Trích dẫn[sửa]