Hiểu tiếng khóc của bé

Từ VLOS
(đổi hướng từ Hiểu Tiếng khóc của Bé)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trẻ sơ sinh giao tiếp trong cuộc sống đầu đời bằng tiếng khóc. Em bé của bạn sẽ thường xuyên khóc trong ba tháng sau khi sinh. Trẻ khóc khi chúng muốn được bế, cho ăn, hoặc cảm thấy khó chịu hoặc bị đau. Chúng cũng khóc khi quá phấn khích, cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hoặc khó chịu. Tiếng khóc của bé sẽ chứa đựng nhiều thông tin hơn khi bé lớn lên: sau ba tháng, em bé của bạn sẽ khóc các kiểu khác nhau khi có nhu cầu khác nhau. Một số nhà khoa học tin rằng âm thanh khác nhau của tiếng khóc thể hiện nhu cầu khác nhau, thậm chí ở cả trẻ mới sinh.[1] Dù bạn không biết chắc tiếng khóc bạn nghe thấy nói lên điều gì, bạn cũng cần luôn luôn đáp ứng khi bé khóc. Phản ứng nhanh đối với em bé là rất cần thiết cho sự phát triển của chúng.[2]

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hiểu được Tiếng khóc Thông thường[sửa]

  1. Hiểu tiếng khóc "khi đói". Em bé khi muốn ăn thì tiếng khóc thường bắt đầu nhỏ và chậm. Tiếng khóc sẽ tăng dần lên đến mức to và có nhịp điệu. Tiếng khóc rền rĩ thành đợt ngắn và khe khẽ.[2] Tiếng khóc khi đói là dấu hiệu để bạn cho bé ăn, trừ khi bạn vừa cho bé ăn xong và biết chắc rằng bé không muốn ăn thêm.[1]
  2. Hiểu tiếng khóc "khi bị đau". Bé bị đau thường bắt đầu khóc một cách đột ngột. Tiếng khóc ré lên và chói tai. Mỗi đợt khóc sẽ to, ngắn và dữ dội. Tiếng khóc như vậy thể hiện sự khẩn cấp! Nếu bạn nghe thấy tiếng khóc do bị đau, hãy phản ứng ngay lập tức. Tìm xem có chiếc ghim tã nào chưa được cài hay ngón tay bé bị kẹt. Nếu bạn không phát hiện ra điều gì, hãy thử dỗ dành bé. Cơn đau có thể qua đi và bé cần được xoa dịu.
    • Nếu em bé bị gò lưng và đau bụng, tiếng khóc khi đau có thể do đầy hơi. Hãy dỗ dành bé, giữ thẳng lưng khi cho bú để giảm hơi trong bụng.[3]
    • Nếu mắt bé bị đỏ, sưng, hoặc xước, bạn hãy gọi cho bác sĩ. Mắt bé có thể bị xước hoặc có vật gì rơi vào như lông mi chẳng hạn, khiến bé bị đau.
    • Trong trường hợp khóc do đau kéo dài, trẻ có thể bị ốm hoặc bị thương. Hãy gọi bác sĩ nếu bé khóc nhiều hơn khi được bế hoặc đung đưa, đặc biệt nếu bạn phát hiện bé bị sốt.[2] Nếu trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi sốt 38 °C, hãy gọi cho bác sĩ ngay dù bé không quấy.
  3. Hiểu tiếng khóc mè nheo. Kiểu khóc này thường nhỏ, ngắt quãng hoặc lúc to lúc nhỏ. Khóc mè nheo thường to lên khi bạn không để ý, vì vậy, đừng ngại dỗ dành bé khi quấy. Tiếng khóc mè nheo có thể cho thấy bé đang khó chịu hoặc đơn giản chỉ là muốn được bế. Trẻ thường quấy vào một thời điểm trong ngày, vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối.[2]
    • Trẻ quấy khóc khi muốn được bế. Trẻ sơ sinh thường khóc khi muốn bế vì chúng quen với không gian chật hẹp.[2]
    • Kiểm tra tã khi bé quấy. Tiếng khóc quấy có thể là dấu hiệu cho thấy tã bị ướt hoặc bẩn.
    • Kiểm tra thân nhiệt. Em bé có thể quấy vì cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh.
    • Tiếng khóc quấy có thể được hiểu là sự khó chịu. Bé có thể quấy khi không ngủ được.
    • Tiếng khóc quấy cũng có thể hiểu là khi bé quá phấn khích hoặc buồn chán. Đôi khi trẻ sơ sinh khóc để giảm bớt sự phấn khích đó. Hãy thử điều chỉnh nguồn ánh sáng, tiếng nhạc, hoặc vị trí của bé.
    • Đừng lo lắng quá nếu em bé mới sinh không ngừng khóc khi bạn dỗ dành. Một số trẻ thường quấy khóc lâu trong ba tháng đầu đời.[2]

Hiểu được Tiếng khóc Kéo dài[sửa]

  1. Nhận biết tiếng khóc kéo dài bình thường. Kể cả khi bạn đã kiểm tra xem bé có bị đói, bị đau hay khó chịu và dỗ dành thì bé vẫn có thể tiếp tục khóc. Đôi khi, đơn giản là trẻ muốn khóc, đặc biệt trong ba tháng đầu. Tiếng khóc kéo dài thông thường có âm thanh như tiếng khóc mè nheo bình thường. Em bé có thể quá phấn khích hoặc thừa năng lượng.[2]
    • Tiếng khóc kéo dài bình thường không diễn ra thường xuyên. Bạn không thể nhầm với tiếng khóc do đau bụng, khi trẻ khóc vô cớ ít nhất vài lần trong tuần.
  2. Nhận biết tiếng khóc do đau bụng. Trẻ bị đau bụng sẽ khóc gay gắt một cách vô cớ. Tiếng khóc nghe đau đớn và thường chói tai, giống như khóc do bị đau. Có thể thấy em bé có những dấu hiệu bị căng thẳng như: tay nắm chặt, chân co lên và bụng cuộn chặt. Bé có thể xì hơi hoặc són ra tã sau mỗi lần khóc do đau bụng.[4]
    • Tiếng khóc do đau bụng diễn ra ít nhất ba tiếng mỗi ngày, nhiều hơn ba ngày một tuần, trong ít nhất ba tuần.
    • Không giống tiếng khóc kéo dài bình thường, khóc do đau bụng thường diễn ra vào một thời điểm trong ngày, gần với thời gian quấy khóc thông thường.[4]
    • Cố gắng ghi lại những lúc bé khóc và thời gian khóc nếu bé có vẻ khóc nhiều. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn không biết chắc bé khóc do đau bụng hay không.
    • Nguyên nhân gây đau bụng chưa được phát hiện và cũng chưa có cách chữa trị. Hãy dỗ dành bé khi bị đau bụng, giữ thẳng lưng khi cho bú để giảm hơi trong bụng.[3]
    • Em bé sẽ hết khóc do đau bụng sau khi được ba hoặc bốn tháng tuổi. Đau bụng không gây ảnh hưởng xấu lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  3. Nhận biết tiếng khóc bất thường. Một số kiểu khóc có thể cho bạn biết có điều gì đó nghiêm trọng xảy ra. Tiếng khóc bất thường rất chói tai, cao gấp ba lần so với tiếng khóc bình thường. Hoặc âm thanh cũng có thể nhỏ một cách khác lạ. Tiếng khóc lớn hoặc nhỏ kéo dài có thể cho thấy bé bị ốm nặng. Nếu em bé của bạn khóc theo kiểu mà bạn thấy lạ, hãy gọi cho bác sĩ.
    • Nếu em bé bị làm rơi hoặc va đập mạnh và khóc không bình thường, hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức.
    • Bạn cũng nên đưa bé đến bác sĩ nếu bé khóc không bình thường và cử động hoặc ăn ít hơn mọi khi.
    • Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn phát hiện bé thở khác lạ, nhanh hoặc nặng nề, hoặc cử động không bình thường.
    • Gọi cấp cứu nếu mặt bé bị tái xám, đặc biệt là ở miệng.[5]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bé khóc nhiều và bạn cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi quá mức, hãy đề nghị bạn bè hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ để bạn có thể nghỉ ngơi.

Cảnh báo[sửa]

  • Trao đổi với bác sĩ nếu bạn sợ mình có thể hoặc có suy nghĩ làm em bé bị đau.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này