Hiệu quả điều trị bổ sung sắt ở thai phụ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

ÐẶT VẤN ÐỀ

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là bệnh tương đối phổ biến tại Việt Nam, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tần suất thiếu máu là 52,30%.(1) Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là thiếu sắt. Hệ quả của thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sanh non tăng gấp ba lần.(3) Bổ sung sắt trong thai kỳ đã chứng tỏ cải thiện sức khoẻ thai phụ và làm giảm những hậu quả trên. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm:

1. So sánh hai phương pháp bổ sung sắt cho thai phụ thiếu máu thiếu sắt.

2. Thiết lập phương trình hồi quy tương quan giữa nồng độ Hb trước và sau khi bổ sung sắt. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu:

Ðây là một thử nghiệm lâm sàng thuộc loại so sánh trước - sau và có đối chứng, được thực hiện từ ngày 15/5/1996 đến 23/8/1999. 2. Mẫu khảo sát:

- Cỡ mẫu: Từ 2084 thai phụ đi khám tại các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh, được xét nghiệm và chọn nghiên cứu 657 (31,52%) thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt.

- Cách chọn mẫu:

Tiêu chuẩn được chọn: Thai phụ có nồng độ Hb < 11g/dl- và Ferritin huyết thanh < 12ng/ml.

Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ bị bệnh nội khoa như: tim, gan, thận , máu.

Ðối tượng được phân chia ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm bổ sung sắt:

- Nhóm A (n =- 329) uống mỗi ngày một viên 310mg sulfate sắt khan trong đó có 100mg sắt nguyên tố, loại tan chậm được hấp thu tại ruột (phương pháp A)

- Nhóm B (n= 328) uống mỗi tuần 2 lần, vào ngày thứ hai và thứ sáu trong tuần viên sắt giống như nhóm A (phương pháp B).

- Thời gian dùng thuốc ở cả hai nhóm là 4 tuần.

Ðánh giá hiệu quả của mỗi phương pháp bằng cách so sánh nồng độ Hb trước và sau điều trị trong từng nhóm. So sánh nồng độ Hb của hai nhóm sau điều trị để so sánh hai phương pháp bổ sung sắt. 3.- Phương pháp thu thập số liệu:

Trong thời gian điều trị 4 tuần, sau đó xét nghiệm trị số Hb của các thai phụ đã tham gia đủ liều điều trị, so sánh với Hb ban đầu. 4. Phương pháp phân tích số liệu:

Sử dụng phép kiểm c2 để tính tương quan, phép kiểm Student, tương quan hồi quy để lập phương trình so sánh giá trị của 2 phương pháp.- KẾT QUẢ 1- Ðặc điểm thai phụ được nghiên cứu:

- Tuổi: Cả hai nhóm A và B có tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi và lớn nhất là 47 tuổi. Nhóm tuổi từ 26 đến 30 tuối chiếm tỷ lệ là 34,5%, nhóm tuổi từ 16 đến 20 và từ 41 đến 47 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,89% và 0,1%.

- Cư ngụ: Nhóm A: Nội thành: 83.5%.


Ngoại thành: 16,5% .


Nhóm B: Nội thành: 82,7%.


Ngoại thành: 17,3% .

- Tuổi thai: Nhóm A: 3 tháng đầu: 27,7%


3 tháng giữa : 35,6%


3 tháng cuối : 36,7%


-Nhóm B: 3 tháng đầu: 27,4%


3 tháng giữa : 33,8%


3 tháng cuối : 38,8%

- Nồng độ Hb của hai nhóm trước khi điều trị (bảng 1):

Bảng 1: Nồng độ Hb (g/dl) của hai nhóm A và B trước điều trị bổ sung sắt

Tuổi thai


Nhóm A

(n =- 329)


Nhóm B

(n= 328)



Trung bình


Ðộ lệch


Trung bình


Ðộ lệch

Ba tháng đầu


9,88


0,5634


9,89


0,7034

Ba tháng giữa


9,84


0,6266


9,89


0,5901

Ba tháng cuối


9,76


0,7148


9,72


0,6036

Trung bình mẫu


9,819


0,6455


9,824


0,6326


- Trong 2 nhóm nghiên cứu, nồng độ Hb trung bình của các thai phụ thiếu máu thiếu sắt phân bố theo tuổi thai trước khi điều trị có trị số thấp hơn bình thường và gần tương đương nhau ở cả 2 mẫu nghiên cứu.

- Nồng độ Hb trung bình trước điều trị bổ sung sắt của nhóm B cao hơn nhóm A là 0,01g/dl. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,83). 2- Hiệu quả của hai phương pháp điều trị bổ sung sắt:

- Kết quả nồng độ Hb trước và sau điều trị của hai phương pháp được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Nồng độ Hb (g/dl) trước và sau điều trị bổ sung sắt.



Trước điều trị


Sau điều trị


Trị số p



Trung bình


Ðộ lệch


Trung bình


Ðộ lệch



Nhóm A (n = 329)







Ba tháng đầu

(n =91)


9,88


0,5634


10,53


0,586


<0,0001

Ba tháng giữa-- (n = 116)


9,84


0,6266


10,50


0,672


<0,0001

Ba tháng cuối- (n = 123)


9,76


0,7148


10,42


0,732


<0,0001

Trung bình mẫu


9,819


0,6455


10,47


0,674


<0,0001

Nhóm B (n = 328)







Ba tháng đầu----- (n = 90)


9,89


0,7034


10,30


0,737


<0,0001

Batháng giữa-- (n = 111)


9,89


0,5901



10,26


0,635



<0,0001

Ba tháng cuối- (n = 126)


9,72


0,6036


10,11


0,658


<0,0001


Trung bình mẫu


9,824


0,6326


10,21


0,677


<0,0001

Bảng 2 cho thấy sau điều trị, nồng độ Hb(g/dl) trung bình đều tăng trong cả 2 phương pháp điều trị. Ðối với phương pháp A tăng 0,66 g/dl- và phương pháp B tăng 0,39 g/dl. (p <0,0001). 3- So sánh hai phương pháp bổ sung sắt:

- Nồng độ Hb của hai nhóm sau khi điều trị (bảng 3).

Bảng 3: Nồng độ Hb (g/dl) của hai nhóm A và B sau điều trị bổ sung sắt.

Tuổi thai


Phương pháp A



Phương pháp B



Trung bình


Ðộ lệch


Trung bình


Ðộ lệch

Ba tháng đầu


10,53


0,5862


10,30


0,7374

Ba tháng giữa


10,50


0,6723


10,26


0,6353

Ba tháng cuối


10,42


0,7329


10,11


0,6581

Hb trung bình


10,478


0,6742


10,216


0,6776


So sánh độ tăng nồng độ Hb các thai phụ sau khi điều trị (bảng 3), cho thấy trị số trung bình Hb của phương pháp điều trị A cao hơn phương pháp điều trị B là 0,26g/dl. Sự khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê (P<0,0001). 4-- Thiết lập phương trình hồi quy của 2 phương pháp điều trị A và B.

Bằng phương pháp hồi quy một biến giữa trị số Hb trước điều trị và sau khi điều trị bổ sung sắt 4 tuần từ phương pháp A và B, chúng tôi lập được 2 phương trình hồi quy:

Phương pháp A:---- Y =- aX + b.

Trong đó: Y là trị số Hb sau khi điều trị, X là trị số Hb trước điều trị và a =- 1,028 và b = 0,384.

Y= 1,028X + 0,384

Phương pháp B:---- Y =- aX + b.

Trong đó:Y là trị số Hb sau khi điều trị, X là trị số Hb trước điều trị và a = 1,042 và b = - 0,024.

Y= 1,042X - 0,024

Ðồ thị đường hồi quy của hai phương pháp A và B:


BÀN LUẬN

Cả hai phương pháp bổ sung sắt đều đạt hiệu quả so với trước khi điều trị. Trong phương pháp A (uống mỗi ngày) nhận thấy sự gia tăng nồng độ Hb trung bình ba tháng đầu, giữa và cuối lần lượt là 0,65; 0,67 và 0,66 g/dL. Ðối với phương pháp B (uống tuần 2 lần), sự gia tăng nồng độ Hb lần lượt là 0,41; 0,37 và 0,40 g/dL.

Nồng độ Hb trung bình trong mẫu sau khi điều trị với phương pháp A là 10,48 (ÐLC: 0,6742) và phương pháp B là 10,22 (ÐLC: 0,6776). Sự gia tăng nồng độ trung bình Hb ở phương pháp A cao hơn phương pháp B là 0,26g/dl, và có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001). Như vậy, cả 2 phương pháp đều đạt hiệu quả nhưng phương pháp A hiệu quả cao hơn phương pháp B.

Trong một nghiên cứu ở Indonesia,(5) Ridwan-E và CS nhận thấy tác dụng của cách bổ sung sắt hàng ngày với cách hàng tuần tương đương nhau. Công trình này được thực hiện trên các thai phụ từ 8 - 24 tuần thai, chia làm hai nhóm: nhóm một (n= 68) được uống 60 mg sắt/ ngày, nhóm hai (n= 71) uống 120 mg sắt/ tuần, một lần. Hb tăng trong cả hai nhóm (p<0.001); ferritin huyết thanh không thay đổi có ý nghĩa thống kê. Các tác giả kết luận hiệu quả điều trị hàng ngày so với điều trị hàng tuần là tương tự nhau trong mẫu nghiên cứu. Kết quả này khác với nghiên cứu của chúng tôi có lẽ là do cỡ mẫu và liều lượng bổ sung sắt khác nhau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả hai nhóm đều cho uống 310mg sulfate sắt khan trong đó có 100mg sắt nguyên tố. Chọn sulfate sắt khan vì là loại được hấp thu tốt nhất và có chứa một lượng sắt nguyên tố cao so vơí các chế phẩm sắt khác. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ sắt uống rất hiệu quả trong điều trị thiếu máu thiếu sắt.(6-9)

Loại sắt được chọn là loại tan chậm (không phóng thích tại dạ dày), sắt được hấp thu tại ruột non. Thông thường, đa số thai phụ TMTS đáp ứng tốt với liệu pháp sắt uống. Khi bị tác dụng phụ với sắt dạng uống, thì- đổi dùng viên sắt uống tan tại ruột non để làm giảm- nôn ói và cải thiện sự hấp thu sắt khi dùng chung với thực phẩm.(7)

Liều thuốc dùng tối đa trong nghiên cứu này là 100 mg sắt nguyên tố uống mỗi ngày. Sulfate sắt 100mg có khoảng trên 30mg sắt nguyên tố, liều điều trị thông thường là 20mg/kg. Nếu dùng gluconat sắt thì 100mg có 11mg sắt nên cho liều 40mg/kg/ngày.

Ở Ðan Mạch, dự phòng sắt được khuyên dùng với liều 60 - 70 mg sắt nguyên tố mỗi ngày, từ tuần thứ 20 của thai kỳ.(9)

Một số tác giả cho rằng, mục đích điều trị thiếu máu thiếu sắt là sửa chữa lại tình trạng thiếu máu và khôi phục lại sắt dự trữ. Chỉ nên cho liều tối đa khoảng 180mg sắt nguyên tố uống hàng ngày. Các liều lượng sắt vượt quá 180 đến 200mg không làm tăng nhanh sự tạo máu mà còn gây tác dụng phụ đáng kể.(2)

Tại Na Uy cũng như các quốc gia Tây phương khác, người ta thảo luận về sự lợi ích có thể có của việc bổ sung sắt. Các tác giả khuyên bổ sung sắt liều thấp 50 -100mg mỗi ngày, nên cho bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ.(11) KẾT LUẬN

Nghiên cứu này chứng tỏ bổ sung sắt có hiệu quả ở phụ nữ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp uống mỗi ngày có tác dụng hơn uống hằng tuần. Ngoài ra, vai trò của việc quản lý thai, khám thai, giáo dục nâng cao kiến thức cho các phụ nữ mang thai về dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt.-- TÓM TẮT.

Nghiên cứu thử nghiệm điều trị cho 657 thai phụ thiếu máu thiếu sắt. Liều dùng 100mg sắt nguyên tố mỗi ngày cho 329 thai phụ và 2 lần mỗi tuần cho 328 thai phụ còn lại. Sau 4 tuần, ghi nhận có sự khác biệt giữa hai phương pháp điều trị. Qua nghiên cứu nầy, đã lập được 2 phương trình hồi quy về tương quan giữa nồng độ Hb trước và sau bổ sung sắt. Từ đó, góp phần vào biện pháp điều trị và dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. SUMMARY

EFFICACY OF IRON SUPPLEMENT in- iron deficiency anaemia of PREGNANT WOMEN.

An intervention study in iron deficiency anemia (IDA) was carried out on 657 pregnant women. In this study, 329 IDR pregnant women were given 100mg of element iron per day, and the remainder (328) received 100mg of element iron twice a week. After 4 weeks of treatment, hemoglobin increased in both groups (P < 0.001) but the effect of daily rather than weekly iron supplementation. Two regression equa-tions of Hb concentration before and after supple-mentation were thereby established. Results of the present study will probably take part in the way of treatment and prevention of IDA in pregnant women. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Dinh dưỡng quốc gia, Báo cáo về tần suất thiếu máu ở Việt Nam, Hà Nội, trang 7-9, 1996.

2. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế, Vụ BVSKBMTE/KHHGÐ, Hà Nội, 1994, trang 31-33.

3. Beaufrere-B; Bresson-JL; Briend-A; Farriaux-JP; Ghisolfi-J; Navarro-J; Rey-J. Fer et grossesse. Arch-Pediatr. 1995 Dec; 2(12): 1209-18.

4. Roodenburg. Iron supplementation during pregnancy. -AJ Eur-J-Obstet-Gynecol-Reprod-Biol. 1995 Jul; 61(1): 65-71

5. Ridwan-E; Schultink-W; Dillon-D; Gross-R. Effects of weekly iron supplementation on pregnant Indonesian women are similar to those of daily supplementation [see comments]. Am-J-Clin-Nutr. 1996 Jun; 63(6): 884-90.

6. Cook-JD; Skikne-BS; Baynes-RD. Iron deficiency: the global perspective. Adv-Exp-Med-Biol. 1994; 356: 219-28.

7. Cook-JD. Iron-deficiency anaemia. Baillieres-Clin-Haematol. 1994 Dec; 7(4): 787-804.

8. Huch-R. The critical hemoglobin / hematocrit value in obstetrics. Beitr-Infusionther. 1992; 30: 228-34; discussion 247-64.

9. Milman-N; Bergholt-T; Eriksen-L; Ahring-K; Graudal-NA. Iron requiremnents and iron balance during pregnancy. Is iron supplementation needed for pregnant women-- Ugeskr-Laeger.1997 Oct 6;159(41):6057-62.

10. Diallo-MS; Diallo-TS; Diallo-FB; Diallo-Y; Camara-AY; Onivogui-G; Keita-N; Diawo-SA. Anemia and pregnancy. Epidemiologic, clinical and prognostic study at the university clinic of the Ignace Deen Hospital, Conakry (Guinee). Rev-Fr-Gynecol-Obstet. 1995 Mar; 90(3): 138-41.

11. Haram-K; Hervig-T; Ulvik-RJ. [New aspects on preventive iron supplementation in normal pregnancy. Tidsskr-Nor-Laegeforen. 1997 Mar 10; 117(7): 966-9.


Về mục lục

Liên kết đến đây