Hoàn thiện bản thân

Từ VLOS
(đổi hướng từ Hoàn thiện Bản thân)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tự hoàn thiện bản thân là khái niệm rất phổ biến trong đời sống con người; tất cả chúng ta đều có một vài điểm muốn thay đổi để bản thân được hoàn thiện hơn. Có thể bạn muốn giảm cân hay nâng cao kỹ năng trong một số lĩnh vực nào đó, hoặc muốn thoải mái hơn trong các mối quan hệ xã hội, trở nên hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn. Dù cho mục tiêu cuối cùng là gì đi chăng nữa, để đạt được chúng bạn cần xác định các mục tiêu cụ thể, tiến hành thay đổi bản thân và đối mặt với các trở ngại gặp phải.

Các bước[sửa]

Xác định Mục tiêu[sửa]

  1. Dự đoán xem điều gì có thể diễn ra trong tương lai. Nghĩ đến động lực để thúc đẩy bạn hành động, nghĩ về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực có thể xảy ra ở tương lai, mong mỏi về việc hoàn thành mục tiêu, và cả cam kết tự hoàn thiện bản thân.[1] Khi nghĩ đến một tương lai tươi sáng, bạn sẽ hình dung ra một cái tôi hoàn hảo nhất mà mình có thể trở thành, trong khi đó việc hình dung về bối cảnh một tương lai không khả quan sẽ giúp bạn nhận thức được những điều kinh khủng gì có thể xảy ra nếu bạn không hoàn thành mục tiêu hoàn thiện bản thân của mình.
    • Tưởng tượng một điều kỳ diệu sẽ đến với bạn vào một đêm và khi thức giấc vào sáng hôm sau bạn trở thành người như bạn đã hằng mơ ước. Bằng cách nào đó những điều bạn mong muốn được cải thiện đã diễn ra vào lúc nửa đêm. Lúc này, tự hỏi xem bạn đặc biệt như thế nào? Bạn cảm thấy ra sao? Có những ai quanh bạn? Và bạn đang làm gì? Đồng thời hãy tưởng tượng xem cuộc sống tuyệt vời ra sao khi bạn được tận hưởng nó trong sự khi bản thân được hoàn thiện toàn diện nhất. Bằng việc dựa trên những điều tưởng tượng này, bạn sẽ có thể triển khai các mục tiêu của mình. Giả sử bạn đã tưởng tượng mình là một người tự tin và có vóc dáng hoàn hảo. Bây giờ nghĩ xem để có được kết quả này liệu bạn cần phải làm gì trước đó?
  2. Xác định điều bạn cần và không cần phải cải thiện. Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và quyết định mục tiêu nào nên ưu tiên trước nhất.[2]
    • Xác định vốn sẵn có hay những ưu điểm của bạn (sự chân thành, chăm chỉ, giàu lòng yêu thương…) và những điều bạn cần thay đổi hay khuyết điểm của bạn (tính nóng nảy, thừa cân…). Điều này giúp bạn khoanh vùng mục tiêu quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện.
    • Sắp xếp danh sách các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên. Đánh giá mỗi mục tiêu từ 1 đến 10 và số 10 là thứ tự ưu tiên cao nhất đối với bạn. Hãy tập trung vào mục tiêu này đầu tiên.
  3. Đón nhận ý kiến phản hồi. Đón nhận những lời góp ý về điều cần cải thiện sẽ tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ và thành tích đạt được mục tiêu của bạn.[3] Do đó, tham khảo ý kiến của mọi người về phương pháp hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn phát triển các mục tiêu cụ thể nhằm tạo động lực cho bản thân trên đường đời.
    • Bắt đầu bằng việc hỏi ý kiến mọi người hoặc những thành viên trong gia đình về phương pháp có thể giúp bản thân bạn hoàn thiện. Chỉ nên hỏi ý kiến những người mà bạn thật sự tin tưởng, người quan tâm đến cảm xúc của bạn (thay vì chỉ trích và chê bai bạn).[4] Họ hẳn sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích đáng kinh ngạc.
    • Trò chuyện với người bạn tâm giao, có thể là nhà trị liệu, người đứng đầu tổ chức tôn giáo hay thậm chí là nhờ đến người hướng dẫn trong chương trình 12 bước. Nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài giúp hạn chế sai lầm có thể mắc phải do quan điểm tự phủ nhận và tự lừa dối bản thân. Chúng ta đôi khi quá nghiêm khắc với bản thân và đôi khi lại quá dễ dãi với chính mình. Tuy nhiên nếu chúng ta thật sự muốn thay đổi, việc nói chuyện với người khác có thể giúp ta hình dung được bức tranh khái quát chính xác nhất về bản thân mình.
    • Hãy chọn lọc những đề xuất mà bạn có thể áp dụng cho mình và thực hành. Nếu có một vài đề xuất không hiệu quả khi thực hiện, hãy áp dụng một gợi ý khác! Không có phương pháp nào có hiệu quả cho tất cả mọi người cả. Bạn cần xác định phương pháp phù hợp nhất dành cho mình!
  4. Tạo mục tiêu theo tiêu chí SMART. Tiêu chí SMART có nghĩa là Specific - Cụ thể , Measurable - Ước tính được, Attainable - Có thể đạt được, Realistic - Khả thi, Time bound - Có thời hạn xác định.[5][6] Chẳng hạn như mục tiêu của bạn là giảm 9 kilogram (cụ thể, tính được, và có thể đạt được) trong 3 tháng (khả thi, có thời hạn xác định).
    • Tham khảo nguồn để tạo mục tiêu theo tiêu chí SMART tại GetSelfHelp.Co.UK.[5]
    • Chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ để thực hiện. Ví dụ nếu bạn muốn giảm 9 kilogram, bạn có thể lên kế hoạch cho những mục tiêu nhỏ như: giảm lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày, tập thể dục 3 đến 5 lần một tuần, giới hạn lượng đường tiêu thụ.
    • Thay vì đưa ra những mục tiêu to lớn, bạn nên bắt đầu bằng việc lập ra những mục tiêu nhỏ nhằm đạt tới mục tiêu lớn. Chẳng hạn việc giảm 22 kilogram có vẻ như là một nhiệm vụ không khả thi, nhưng việc nhỏ như một tuần không ăn socola thì thực tế hơn.
  5. Tìm kiếm thông tin hướng dẫn cách theo đuổi mục tiêu mà bạn đề ra. Thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn như sách báo, bạn bè, người thân, gia đình hoặc chuyên gia tư vấn. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên với nhiều thông tin đa dạng mà mình có được!
    • Hãy nghĩ về những thay đổi tích cực bạn đã có trong quá khứ. Nếu bạn chưa từng thực hiện bất cứ thay đổi nào, hãy nghĩ đến cách mà những người có cùng mục tiêu giống bạn đã nỗ lực để thành công.[7] Trò chuyện với những người có tình huống giống bạn và nhờ họ giúp đỡ.[8] Chẳng hạn nếu bạn muốn giảm cân, thì nên đăng ký phương pháp giảm cân Weight Watchers và tham gia một khóa tập luyện tại một trung tâm.

Bắt tay vào Thực hiện Thay đổi[sửa]

  1. Cần chắc rằng bạn đã sẵn sàng thay đổi. Có 4 giai đoạn của quá trình thay đổi dựa trên Mô hình về Sự Thay đổi Hành vi.[9] Xác định xem bạn đang ở giai đoạn nào để nhận ra mình đã sẵn sàng thay đổi chưa hay cần thêm động lực để hành động.
    • Giai đoạn trước dự tính: Đây là giai đoạn xuất hiện vấn đề nhưng bạn không nhận ra hoặc cố phủ định nó.
    • Giai đoạn dự tính: Bạn nhận thức được vấn đề và dự tính thay đổi nó. Thông thường người ta có thể bị mắc kẹt trong giai đoạn này một thời gian dài.[9] Có thể bạn cũng đang trong giai đoạn này nếu bạn chưa thể xác định điều mà bản thân cần thay đổi.
    • Giai đoạn chuẩn bị: Cam kết sẽ thay đổi bản thân và lập kế hoạch cho sự thay đổi đó. Có thể bạn đang trong giai đoạn này nếu bạn đã có mục tiêu thay đổi bản thân.
    • Giai đoạn hành động: Bạn có thể đang trong giai đoạn này nếu bạn đang đề ra nhiều mục tiêu thực hiện hàng ngày. Bạn đã có kế hoạch và đã tiến hành để đạt được mục tiêu vào những ngày gần đây.
    • Giai đoạn duy trì: Bạn đã hoàn thành mục tiêu và đang tiếp tục duy trì tiến độ.
  2. Hãy là huấn luyện viên của chính bạn. Tự huấn luyện và kiểm tra bản thân hàng ngày giúp bạn tăng cường việc hoàn thiện bản thân, nhất là đối với phẩm chất lãnh đạo.[10] Tự kiểm tra hàng ngày giúp bạn hiểu tình trạng và khả năng đạt được mục tiêu của mình dễ dàng.
    • Tự hỏi bạn thân mình những câu hỏi như, “Tôi đã tập trung cho công việc và mục tiêu của ngày hôm nay hay chưa? Tôi đã có thái độ tích cực chưa? Liệu rằng tôi đã cư xử tốt với bản thân mình chưa? Tôi đã đón nhận thử thách ngày hôm nay chưa? Tôi của hôm nay đã có thay đổi tốt hơn ngày hôm qua chưa?”
  3. Nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nếu bạn nhận ra rằng việc tự huấn luyện bản thân không thật sự hiệu quả, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Chuyên gia tư vấn về cuộc sống có thể giúp bạn nhận ra mục tiêu của bản thân và có thái độ sống tích cực hơn.[11] Thêm vào đó, các nhà trị liệu và nhà tâm lý học là những người được đào tạo chuyên nghiệp về việc tư vấn và hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu cá nhân bằng cách ứng dụng phương pháp trị liệu chú tâm vào việc giải quyết vấn đề (SFBT – Solution Focused Brief Therapy).
  4. Không ngừng luyện tập! Sự thay đổi có thể diễn ra chậm nhất khi bạn tự hoàn thiện bản thân với quy mô lớn. Hãy tiếp tục luyện tập cho đến khi mục tiêu của bạn trở thành hiện thực (chính là việc bạn đã tiến bộ hơn).
    • Đừng quên nhắc nhở bản thân về những nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành mỗi ngày.

Đối mặt với Trở ngại[sửa]

  1. Hãy hiểu rằng trở ngại là điều bình thường. Nếu sự thay đổi diễn ra suôn sẻ, tất cả chúng ta sẽ có thời gian để điều chỉnh bản thân dễ dàng hơn. Và sự thật là sự thay đổi không có một con đường cụ thể đặc biệt nào, đó là cả một hành trình dài, mà trên hành trình đó có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
    • Chẳng hạn việc giảm cân sẽ là một việc không bình thường nếu ai đó giảm cân đều đặn hằng ngày. Có thể hôm nay bạn không giảm được kilogram nào nhưng vài hôm sau lại tăng lên lại mấy kilogram. Sự thay đổi thất thường này là không tránh khỏi nhưng quan trọng là bạn không được để sự thay đổi này khiến bạn từ bỏ mục tiêu. Điều quan trọng là cuối cùng bạn có thể giảm cân. Hãy nhớ rằng bạn có thể làm được bất kì những gì bạn nghĩ (đó là điều hết sức hợp lý)!
    • Hãy viết ra danh sách những điều có thể là trở ngại đối với bạn. Có thể chúng sẽ xuất hiện trong suốt hành trình tự hoàn thiện bản thân của bạn. Việc còn lại là xác định cách thức để vượt qua nó.
  2. Tập trung vào việc bạn sẽ làm trong tương lai. Việc tập trung quá nhiều vào lỗi lầm của mình thực sự không giúp ích gì cho việc hoàn thành mục tiêu. Hãy chú tâm vào việc bạn có thể làm ngay bây giờ hoặc những việc có thể giúp ích cho tương lai của bạn. Thay vì để những khó khăn cản bước đi của bạn, hãy tập trung vào việc tiến về phía trước và học hỏi cách tốt hơn để đối phó với khó khăn trong tương lai. Có nhiều cách đối mặt với khó khăn. Bạn có thể đi vòng qua nó hoặc nhảy lên nó để tiến về phía trước.
    • Lại nói về việc giảm cân, nếu bạn đã muốn giảm cân nhưng lại kết thúc bằng việc tăng cân vào cuối tuần, thay vì suy nghĩ một cách tiêu cực và từ bỏ mục tiêu của bạn, hãy nghĩ rằng, "việc lên xuống cân nặng này là bình thường. Mình sẽ tiếp tục giảm cân bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe!"
  3. Chấp nhận và khẳng định bản thân. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đón nhận khó khăn, thử thách sẽ có động lực thực sự để thay đổi bản thân một cách tích cực.[12] Thêm vào đó, những người có ý thức về giá trị của bản thân thường có khả năng suy nghĩ và thấu hiểu những khó khăn, trở ngại của chính mình.[13]
    • Hãy nhận thức rõ ưu điểm và thách thức của bản thân. Bạn cũng có thể viết chúng ra giấy nếu cần.
    • Cố gắng hiểu bản thân bạn như những người xung quanh hiểu bạn.[14] Đưa ra cái nhìn khách quan về bản thân bằng cách quan sát cách cư xử của chính mình chẳng hạn như cách bạn hành động, cách bạn nói chuyện, hay cách bạn suy nghĩ về mọi người xung quanh.

Lời khuyên[sửa]

  • Đảm bảo rằng khi bạn đi ngủ bạn cảm thấy mình đã hoàn thành được một vài điều trong nhiệm vụ hằng ngày. Đó không phải là điều gì lớn lao có thể thay đổi cuộc sống nhưng hãy nỗ lực để tốt hơn dù chỉ là một chút hay chỉ là việc đọc một vài trang sách MỖI ngày. Việc này tuy nhỏ nhưng có thể mang lại nhiều ảnh hưởng với bạn hơn là những thay đổi lớn nhưng không diễn ra thường xuyên.
  • Hãy kiên nhẫn. Vỗ nhẹ vào lưng bạn khích lệ niềm vui thành công. Cho bản thân thời gian thư giản nếu cảm thấy sa ngã, mệt mỏi bởi vì "Thành Rome không dễ gì xây trong một ngày" hay làm việc gì cũng phải có thời gian! Hãy kiên trì vì bạn có thể. Chúc may mắn và chúc cho những điều tốt đẹp sẽ đến bên bạn!
  • Hãy tin tưởng bản thân và tin vào con đường bạn đã chọn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây