Không còn lo sợ bị từ chối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nộp hồ sơ vào trường đại học hàng đầu… Ngỏ lời cùng người ấy… Ứng tuyển công việc hằng mơ ước… và đều bị từ chối? Từ chối xảy đến với tất cả chúng ta, kể cả những người thành công nhất. Lời từ chối vẫn luôn lửng lơ phía trước mỗi khi ta nỗ lực vì điều gì đó. Dù vậy, xét cho cùng thì cách mà ta đương đầu với nó mới là điều thật sự quan trọng. Bạn vẫn kiên gan đến cùng hay sẽ mải mê chìm đắm trong nỗi sợ bị từ chối? Nỗi sợ ấy có thể kìm chân, cản bước tiến hay ngăn trở bạn dấn thân vào những điều mới lạ. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, có vô số cách giúp bạn đương đầu với sự từ chối đó, vun đắp lòng tự tin để đánh bay sợ hãi và xem nó là cơ hội để trở nên tốt hơn.

Các bước[sửa]

Học cách đương đầu với sự từ chối[sửa]

  1. Duy trì bình tĩnh và sự tỉnh táo. Một khi có kế hoạch hành động chi tiết cho việc làm thế nào để đối phó với tình huống bị từ chối, bạn hoàn toàn có thể vững tin ở khả năng đối mặt với tình huống đó một cách thật hiệu quả và do đó, không còn sợ hãi. Trong những thời khắc ấy, chúng ta vẫn thường bỏ quên lý trí và nhìn nhận, hành động theo cảm tính. Cảm xúc và sức khỏe thể chất tác động mạnh mẽ đến trạng thái nhận thức và dường như, bản năng đã cho phép cảm xúc và tình cảm chế ngự con người bạn. Dù vậy, giữ bình tĩnh lại rất quan trọng. Chỉ như vậy, bạn mới có thể lắng nghe những gì người từ chối nói và hồi đáp một cách lý trí, phù hợp.
    • Hãy cùng xem xét tình huống mà ở đó, một người đã cắt đầu xe trong lúc bạn đang di chuyển. Nếu cảm sốt và vô cùng mệt mỏi, bạn sẽ phản ứng thế nào? Trái lại, phản ứng của bạn sẽ ra sao khi vừa nhận tin được thăng chức? Có lẽ bạn sẽ vô cùng tức giận ở tình huống đầu tiên nhưng lại nhẹ nhàng cho qua ở tình huống sau. Cùng một sự việc nhưng vì nhân tố ngoại cảnh, chẳng hạn như tâm trạng và sức khỏe thể chất, khác nhau, phản ứng của bạn cũng không hề đồng nhất.
    • Hay trong trường hợp khác, dù có thể rất muốn hét vào mặt nhà tuyển dụng vì đã từ chối bạn, giữ bình tĩnh và xử sự một cách chuyên nghiệp dưới tình huống đó là rất quan trọng. Bạn không nhất thiết phải thích quyết định của họ nhưng bạn có thể tiếp nhận nó một cách tôn trọng.
  2. Bắt đầu ghi nhật ký. Nhật ký là nơi mà bạn có thể ghi lại cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng, sự nghi ngờ và sợ hãi của bản thân. Nó rất hữu ích trong việc phát triển và thể hiện nhận thức. Một khi đã đưa cảm xúc vào từng trang giấy, rũ bỏ chúng và giữ mình không bị lún sâu hay mãi dằn vặt với những điều không thể thay đổi (chia tay, thư từ chối của trường đại học, trượt học bổng, v.v.) sẽ không còn là nhiệm vụ quá khó khăn. Cũng chính vì vậy, viết lách có thể là công cụ đẩy lùi sợ hãi đầy hữu hiệu.[1]
    • Quá trình chuyển cảm xúc cũng như những ý nghĩ mông lung thành câu chữ có thể giúp bạn hiểu rõ chúng hơn. Riêng với nỗi sợ bị từ chối, viết lách cho phép bạn đứng ở góc độ trung hòa, ít cảm xúc hơn và nhờ đó, có thể đánh bại chúng.
    • Đó có thể là: bạn sợ bị từ chối điều gì (ví dụ: "Mình sợ bị từ chối khi ngỏ lời cùng ai đó"), nếu bị từ chối, bạn sẽ cảm thấy thế nào (ví dụ: “Vô dụng. Không sức hút"), đâu là nguyên nhân khả thi cho sự từ chối đó (ví dụ: “Vì anh ấy chỉ vừa mới chia tay người kia"), mặt tốt của việc bị từ chối là gì (ví dụ: “Mình sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Mình có thể tìm được tình yêu mới và hẹn hò cùng người khác”), nếu không thử, bạn có thể sẽ bỏ lỡ điều gì (ví dụ: “Không ngỏ lời cùng người đó, mình có thể sẽ mãi thắc mắc về câu trả lời của cô ấy”).
  3. Nhận diện lối suy nghĩ theo chiều hướng "được ăn cả, ngã về không". Có bao giờ những suy nghĩ như “Không vào được trường này thì mày thật là vô dụng và sẽ chẳng thể làm nên trò trống gì” hay “Người ấy từ chối mình. Ai mà yêu và chấp nhận được mình cơ chứ?” lóe lên trong đầu bạn? Chúng là ví dụ cho suy nghĩ “trắng và đen” hay “được ăn cả, ngã về không”. Những phát ngôn ấy không hề chính xác, chúng suy diễn quá mức và dùng một sự kiện để giải thích hay áp đặt cho toàn bộ con người và cá nhân của bạn. Hãy dừng lại và có cái nhìn đa chiều hơn về sự từ chối. Suy nghĩ cực đoan theo kiểu được ăn cả, ngã về không thường là kết quả của trạng thái cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như giận dữ hay vô cùng buồn bã. Nhận diện, rà soát những suy nghĩ và cảm nhận ấy sẽ cho bạn sức mạnh, sự lì lợm cần thiết và từ đó, đẩy lùi sợ hãi. Hãy thử những bước sau:[2][3]
    • Nhận diện và viết những phát ngôn được ăn cả, ngã về không. Ví dụ: “Không giành được vị trí này thì mày chỉ là đồ vô dụng và chẳng bao giờ làm nên trò trống gì".
    • Nhận diện thành phần được ăn cả, ngã về không trong phát ngôn. Ví dụ: “Công việc này làm nên giá trị con người mình. Mất nó, mình chẳng còn là gì cả”.
    • Phản biện tư tưởng cực đoan. Ví dụ: “Trước đây, mình đâu làm việc này và đời vẫn đầy ý nghĩa đấy thôi”.
    • Tập trung vào những điều tích cực. Ví dụ: "Mình từng ứng tuyển và cũng đã thành công với bao vị trí khác. Giờ, nhờ nộp đơn vào công ty này, mình đã sửa sang và có được thư xin việc thật xuất sắc cùng kỹ năng phỏng vấn tuyệt vời".
  4. Nhớ rằng từ chối luôn là một khả năng hiện hữu. Nó là một phần của cuộc sống này và để đối mặt nỗi sợ bị từ chối, bạn cần hiểu rằng đó là điều luôn có thể xảy đến, nó đến với rất nhiều người và đó không hề là dấu chấm hết mà trái lại, chỉ là một khởi đầu. Bạn ứng tuyển xin việc ư? À, 100 người khác cũng vậy đấy. Bạn ngỏ lời mời ai đó đi chơi? Thế thì, khả năng cô ấy nói "không" lên đến 50-50 (và "có" cũng vậy!). [4]
    • Hãy hiểu rằng ngoài chính mình, bạn chẳng thể kiểm soát được ai khác nữa. Ví dụ, nếu xin học bổng, bạn chẳng thể biết những ứng viên khác có gì trong hồ sơ hay đã trình bày điều gì trong đơn ứng tuyển của họ. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là đảm bảo bản thân đã nỗ lực và làm tốt nhất trong khả năng: Bạn chỉ kiểm soát được hành động của MÌNH mà thôi.
    • Hiểu bị từ chối là điều bình thường đến thế nào sẽ giúp bạn đối mặt với nó hiệu quả hơn. Bạn thấy đấy, nó xảy đến với tất cả mọi người và thế giới này không hề chống lại bạn. Thêm vào đó, càng trải nghiệm nhiều, nó lại càng trở nên bình thường và ít đáng sợ hơn.
  5. Hãy nhã nhặn và lịch sự khi bị từ chối. Dường như điều này nói thì dễ hơn làm, đặc biệt là khi mà bạn đang vô cùng phiền muộn vì bị từ chối. Thế nhưng, chấp nhận sự từ chối đó một cách nhã nhặn và dễ chịu không chỉ tốt cho trạng thái tâm lý của chính bạn mà còn có thể đem lại nhiều lợi ích về sau. Thay vì la hét và chỉ trích, hãy cho thấy sự cảm thông và thấu hiểu. Một điều chắc chắn là trước đây, có lẽ bạn đã từng từ chối ai đó và biết rằng sẽ thế nào khi phải bóp chết hy vọng của người khác. Bị từ chối chính là thời điểm để bạn có thể là một con người, một nhân cách "lớn lao hơn" và không hành xử một cách thô lỗ hay công kích. Càng đương đầu tốt với sự từ chối, bạn càng dễ dàng đẩy lùi nỗi sợ của bản thân.
    • Ví dụ, giả sử bạn xin việc và bị từ chối. Có lẽ hầu hết chúng ta sẽ dừng ở đó. Thế nhưng, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu tiến thêm bước nữa, gửi thư đến nhà tuyển dụng nhằm cảm ơn vì thời gian và công sức của họ. Sự ghi nhận ngắn gọn ấy có thể giúp bạn khép lại sự việc và rũ bỏ cảm giác tiêu cực. Một ngày nào đó, có thể bạn sẽ ứng tuyển cho vị trí khác cũng tại công ty ấy. Và vì vậy, đừng qua cầu rút ván, làm những điều khiến bản thân phải hối hận về sau. Bên cạnh cảm ơn, bạn cũng có thể đặt câu hỏi, chẳng hạn như: “Anh chị có thể cho tôi một vài gợi ý để có thể cải thiện bản thân và trở nên tốt hơn được chứ?”. Nhờ đó, bạn sẽ nhìn nhận rõ ràng về những gì bản thân cần để là một ứng viên mạnh hơn dưới góc nhìn nhà tuyển dụng.[5]
    • Lấy ví dụ khác, nếu cô gái mà bạn yêu mến từ chối lời mời đi chơi, hãy chấp nhận một cách lịch thiệp và nhã nhặn. Bạn có thể nói: “Anh hiểu và tôn trọng quyết định của em. Anh thật sự hy vọng tụi mình vẫn có thể là bạn của nhau”. Đó là cách làm của con người chín chắn, đáng tôn trọng – đối tượng vẫn luôn nhận được sự yêu mến, ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Dù không muốn hẹn hò nhưng có lẽ, người ấy sẽ rất hạnh phúc khi cả hai vẫn là bạn.
  6. Giữ vững quan điểm, cách nhìn của bạn. Dù luôn là khả năng hiện hữu nhưng không phải ở bất kỳ tình huống nào, từ chối cũng thành hiện thực. Bạn sẽ không thể hoàn thành mục tiêu, chạm đến giấc mơ hay kể cả chỉ là gặp ai đó nếu không mạnh dạn bước tới và tạo cơ hội cho chính mình. Bởi đã đẩy mình ra khỏi phạm vi an toàn và dám thử, dám làm, hiển nhiên, khả năng bị từ chối lúc này hay lúc khác là hoàn toàn thực tế. Và nó vô cùng ổn vì có lẽ, những điều đó không phải là dành cho bạn và còn rất nhiều cơ hội khác tốt hơn vẫn đang chờ đợi để được bạn khám phá. Đừng quên ngoài từ chối, cuộc sống còn biết bao điều kỳ diệu khác và thời gian phía trước vẫn còn để bạn có thể trải nghiệm, thành công cũng như thất bại. Quan trọng là phải duy trì một cái nhìn lớn, xa hơn, rộng hơn khoảng khắc bị từ chối ấy. Đừng chỉ mãi ôm ấp quá khứ mà cũng hãy hướng đến tương lai.[6]
    • Nếu choáng ngợp với tình huống bị từ chối cụ thể nào đó, hãy tự hỏi: “Liệu trong một tuần, một tháng rồi một năm nữa, giây phút này còn quan trọng đến vậy không?”. Có lẽ lúc này đây, bị từ chối bởi người ấy, thế giới dường như sụp đổ. Nhưng rồi, thời gian qua và đó cũng chỉ là một điểm nhấn nhỏ nhoi trong cuộc đời của bạn. Giây phút này, nỗi đau thật lớn. Và cùng thời gian, mọi chuyện sẽ qua và niềm vui mới sẽ đến. Dù hiện tại đau đớn và day dứt đến mức nào, bước vào tuổi 40, nhiều khả năng người ấy chỉ còn là ký ức nhạt nhòa trong tâm trí bạn.
    • Cũng nên nhìn lại quá khứ. Hẳn rồi, bạn đã không có được công việc mong muốn. Nhưng bạn đã ứng tuyển và thành công với nhiều vị trí khác. Bạn biết mình có thể và hồ sơ thật sự chứng mình điều đó! Một lần bị từ chối không có nghĩa là cả đời bị từ chối.
  7. Thừa nhận rằng mọi sự kiện đều trung tính cho đến khi chính bạn gán cảm xúc vào nó. Đừng sợ hãi những điều thậm chí còn chưa xảy đến. Bất kỳ sự kiện gặp phải nào cũng thường được liên kết trực tiếp với những cảm nhận của chúng ta. Bị từ chối chỉ có nghĩa bạn đã không đạt được điều mình muốn. Cảm xúc đi kèm sau đó, chẳng hạn như nghi ngờ, lo sợ, thiếu hụt hay buồn bã, là của chính bạn. Hãy cố nắm bắt thời khắc mà ở đó, cảm xúc mãnh liệt đang được ồ ạt đổ vào một tình huống hoàn toàn trung tính.[7]
    • Ví dụ, ai đó vừa từ chối bạn. Đôi khi, theo bản năng, chúng ta cố tự bảo vệ và do đó, phản ứng, suy nghĩ một cách tiêu cực: “Anh ấy cố tình từ chối để mình cảm thấy thật tồi tệ”. Tuy nhiên, nhiều khả năng, người ấy không nghĩ nhiều đến vậy. Chẳng hạn như với tình huống xin việc, nhà tuyển dụng có lẽ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tìm ra ứng viên phù hợp thay vì đưa ra những đánh giá cá nhân về khả năng của bạn. Họ đánh trượt không phải vì muốn làm bạn tổn thương mà đơn giản là bạn chưa thật sự phù hợp và tốt nhất cho vị trí đó.
    • Việc cố gắng nhận diện cả ý nghĩa khách quan của sự từ chối và cảm xúc mà bản thân đã gán cho thực tế ấy là rất quan trọng. Ví dụ: “Mình đã không được nhận vào làm ở vị trí này. Vậy là mình sẽ không làm việc cho công ty đó. Bị từ chối khiến mình cảm thấy nghi ngờ khả năng của bản thân. Mình buồn bởi lẽ đã rất tự tin với nó”.
    • Xác định cảm xúc đã gán cho một tình huống cụ thế sẽ giúp bạn ý thức được những lo ngại và nghi ngờ cá nhân – điều có thể giải quyết với những bước dưới đây.

Xem từ chối là cơ hội[sửa]

  1. Khi bị từ chối, hãy coi đó là một cánh cửa vừa mới được mở ra. Điều chỉnh lại quan điểm của bạn. Bạn có còn nhớ câu ngạn ngữ "khi một cánh cửa khép lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra" không? Thật vậy đấy. Thất bại ở cơ hội này cho phép bạn tự do thử sức ở những cơ hội khác. Dù dường như đó hoàn toàn không phải thời điểm thích hợp để bị từ chối nhưng về sau, đôi lúc, rất có thể bạn sẽ nhìn lại và thầm nghĩ: “Ơn trời, mình đã không dành được công việc ấy. Nếu không, mình sẽ chẳng thể nào được như hôm nay”. Có thể trong mắt bạn, đó là đường đến thành công duy nhất. Nhưng đừng quên rằng đến đích luôn có nhiều hơn một con đường. Nhờ đó, bạn sẽ có thể đối mặt hiệu quả với nỗi sợ bị từ chối.[8]
    • Giả sử bạn ứng tuyển vị trí trợ lý nghiên cứu toàn thời gian. Trong lúc kinh nghiệm và mức lương là lợi thế thực sự của vị trí này, nó cũng sẽ chiếm toàn bộ thời gian của bạn. Sẽ ra sao nếu không thành công? Hãy nghĩ về những việc khác mà bạn có thể làm: bạn có thể tình nguyện vài giờ ở phòng máy để tích lũy kinh nghiệm và đồng thời, nhận làm gia sư để tăng thêm thu nhập. Và rồi, trong nhiều trường hợp, bị từ chối cho phép bạn tìm kiếm những cơ hội khác – những cơ hội mà có thể bạn sẽ phải bỏ qua nếu không bị từ chối.
    • Tương tự với đời sống cá nhân. Sẽ thế nào nếu vài tuần sau khi nhận được lời từ chối từ cô gái mà bạn có cảm tình, ai đó mới xuất hiện trong cuộc đời bạn và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bạn bắt đầu đâm chồi, nẩy lộc? Nhiều khả năng điều tuyệt vời ấy sẽ không thể đến được nếu bạn gái kia đồng ý!
  2. Xem bị từ chối như một bài học kinh nghiệm. Không phải kết thúc, đó là một sự khởi đầu. Thật vậy, bạn vẫn thường có thể rút ra hay học được gì đó từ việc bị từ chối. Thay vì sợ hãi, hãy cố nghĩ về nó như một cơ hội học tập. Ví dụ, nếu quyết định ứng tuyển bất chấp việc chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, có lẽ bạn sẽ học được rằng tốt nhất chỉ nên thử sức khi đáp ứng được những điều kiện tiên quyết đó.[6]
    • Nếu đã mời ai đó đi chơi qua tin nhắn điện thoại, có lẽ bạn sẽ học được rằng trực tiếp gặp và mở lời là cách làm thật sự tốt hơn. Có vô số bài học có thể rút ra từ những lần bị từ chối. Nhờ đó, ta hành động khác đi và đôi lúc, tốt hơn trong những lần sau.
    • Khi trải nghiệm, bạn cũng sẽ học được nhiều về chính sự từ chối. Càng biết thế nào là bị từ chối, bạn càng bớt e ngại nó: mỗi lần gục ngã, bạn lại thấy mình đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ hơn. Có lẽ cũng bầm dập đôi chút nhưng chẳng gì có thể đánh bại bạn.
  3. Thử, thử và thử lần nữa. Chỉ xét riêng xác suất, càng đẩy mình ra khỏi vùng an toàn và thử sức, bạn lại càng tạo thêm được nhiều cơ hội. Trước khi ý nghĩ tiêu cực mò đến (chẳng hạn như: “Càng vùng vẫy, mình lại càng dễ bị từ chối hơn”), hãy tự nhắc mình rằng không thử, bạn sẽ vẫn ở yên tại chỗ và mọi thứ sẽ không khác gì khi bị từ chối. Chính nỗi sợ đã đẩy cơ hội ra xa. [4]
    • Hơn nữa, càng thử sức, chẳng hạn như ứng tuyển 10 vị trí thay vì chỉ một, khả năng thành công gia tăng và đồng thời, tác động tiêu cực của một lần bị từ chối cũng được giảm bớt. Hãy tiếp tục cố gắng cho đến khi ai đó nói lời đồng ý!
  4. Nhận diện những khả năng khác. Khi bị từ chối, có thể chúng ta sẽ sa vào lối tư duy "được ăn cả, ngã về không" (xem Phần 1) và tự kết luận rằng mình bị từ chối là bởi bản thân có gì đó thấp kém hay thiếu hụt. Điều quan trọng là phải nhớ rằng luôn có những yếu tố và thông tin nằm ngoài nhận thức của bạn và có lẽ ai đó quyết định từ chối là vì nguyên nhân nào khác. Nhận diện một vài khả năng thay thế khả thi trong tình huống nào đó sẽ góp phần làm giảm lối suy nghĩ tiêu cực này. Đồng thời, đừng quên dù đó là tình huống gì, bạn không hề nắm hết mọi thông tin và khía cạnh của nó, bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân chứ không thể làm điều đó với ai khác.[9]
    • Chẳng hạn như, khi hồ sơ ứng tuyển đại học bị từ chối, có thể bạn đã thật sự cạnh tranh và nằm ở nhóm đầu nhưng một giáo sư trong trường lại quen biết với ứng viên nào khác. Hoặc, có thể người mà bạn ngỏ lời thật sự không thể đồng ý bởi anh ấy đã có ai đó khác, vẫn còn đau khổ với cuộc tình vừa tan vỡ hay sẽ sớm ra nước ngoài.
    • Thừa nhận chúng giúp bạn không cá nhân hóa việc bị từ chối và luôn nhớ rằng trải nghiệm chủ quan không nhất thiết phản ánh hiện thực.

Vững tin vào chính mình và những giá trị nội tại[sửa]

  1. Trân trọng bản thân. E ngại bị từ chối có thể là biểu hiện của xem nhẹ chính mình. Khi mà suy nghĩ và nhận định của người khác định hình giá trị con người bạn, lòng tin và giá trị nội tại sẽ là sự ban ơn của họ. Trong trường hợp này, sự tự tin vào bản thân chẳng thể ổn định như lẽ ra phải thế và có lẽ, sẽ dễ dàng dao động bởi lời khen ngợi hay từ chối của người khác. Gây dựng và duy trì sự tự tin dựa trên những đánh giá của chính bạn sẽ giúp bạn đứng vững và giảm bớt sức ảnh hưởng của những tác nhân ngoại cảnh. Khi tự tin vào chính khả năng và sức mạnh của mình, bị từ chối sẽ chỉ còn là phần nhỏ trong cuộc đời bạn.[6]
    • Đừng tìm kiếm sự tái khẳng định ở những người khác – đó chính là gốc rễ sự sợ hãi trước việc bị từ chối. Bạn chỉ phải chịu trách nhiệm trước chính mình mà thôi.
  2. Nhớ đến những điểm mạnh của bản thân. Chúng ta trở nên mỏng manh hơn trước nỗi lo sợ bị từ chối khi tự nghi ngờ và tìm kiếm giá trị bản thân thông qua người khác. Điều quan trọng là bạn phải cảm nhận được sự tự tin, lòng kiêu hãnh của chính mình và đồng thời, đừng bao giờ coi nhẹ kỹ năng, giá trị mà bạn có. Nhớ và ghi lại những điểm mạnh này chính là bước đi đầu tiên trên con đường tìm kiếm tự tin – điều chẳng thể đến từ bên ngoài.
    • Viết nhật ký, ghi lại danh sách những điểm mạnh và khả năng của bạn nhằm làm nổi bật giá trị nội tại và thách thức mọi sự tự vấn xuất hiện mỗi khi sợ bị từ chối.[10]
    • Lên danh sách những điều hay khoảng khắc mà bạn tự hào nhất. Bạn từng thi chạy hay đạt học bổng vô cùng nổi bật? Bạn từng giúp trẻ bị lạc? Bạn đã tìm được và trả lại tiền cho người đánh rơi ở bến xe? Hãy tưởng thưởng cho mình vì những điều tốt đẹp đó. Nghĩ về những kỹ năng mà bạn đã chứng tỏ được trong những thời khắc ấy. Làm thế nào để có thể phát huy hơn nữa? Nó sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin.
  3. Tập trung vào mục tiêu của bạn. Dựa trên những điểm mạnh mới được nhận diện, hãy tạo danh sách mục tiêu phấn đấu. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy bản thân là con người có giá trị và mục tiêu hơn. Hãy tự hỏi: Tôi sẽ làm thế nào để có thể thành công? Cần hoàn thành điều gì? Giờ tôi có thể làm gì? Lên kế hoạch, không ngừng nỗ lực và đạt được mục tiêu sẽ giúp bạn tự tin hơn về khả năng trong tương lai và giảm bớt nỗi sợ bị từ chối.
    • Ví dụ, có thể trước đây bạn từng không được nhận vào một vị trí nào đó vì chưa có bằng cấp phù hợp. Nhưng một khi trở lại trường và lấy được bằng, bạn không chỉ có quyền tự hào vì thành tựu ấy mà hồ sơ của bạn cũng sẽ tốt hơn cho những lần ứng tuyển sắp tới.
    • Chia mục tiêu thành những bước nhỏ sẽ rất hữu ích trong việc xây dựng lòng tin ở bạn. Hơn nữa, từng thành công nhỏ này có thể bảo vệ bạn trước tác động của việc bị từ chối. Có thể trở thành phi công là giấc mơ mà bạn ấp ủ và vì không có tín chỉ phù hợp, mới đầu, bạn đã chẳng không được chấp nhận vào trường lái. Thay vì mãi dằn vặt và đau khổ, hãy lên danh sách những việc cần làm để tăng khả năng thành công trong đợt tới, chẳng hạn như trở lại trường và lấy thêm vài tín chỉ khoa học, thuê gia sư, liên hệ, xin lời khuyên và sự giới thiệu từ phi công mà bạn quen biết. Khi hoàn thành tất cả những bước nhỏ hơn trong con đường tìm kiếm mục tiêu lớn lao của mình, bạn sẽ ngày một vững tin hơn vào kết quả mà bạn hằng mong ước và rồi, những lời từ chối trong quá khứ sẽ dần trở nên nhạt nhòa hơn.
  4. Đừng quên những điều tốt đẹp mà bạn đã làm được cho thế giới này. Cống hiến và giúp đỡ là những hành động rất đáng khen ngợi và đem lại cảm giác sống có mục đích. Cảm nhận ấy góp phần không nhỏ trong sự tự tin và tự coi trọng. Ví dụ như, nghiên cứu đã khẳng định rằng công việc tình nguyện thúc đẩy những khía cạnh cốt lõi của trạng thái cá nhân tốt: hạnh phúc, thỏa mãn trong cuộc sống, cảm giác nắm được quyền kiểm soát với chính mình và sức khỏe thể chất.[11]
    • Cân nhắc tham gia tình nguyện trong các sự kiện tại bệnh viện hay trường học. Hoặc, nếu yêu thích động vật, bạn luôn có thể đăng ký tình nguyện tại tổ chức bảo vệ động vật nào đó.
    • Hãy tử tế và rộng lượng với người khác. Tử tế với người khác, kể cả người xa lạ, giúp họ cảm thấy tốt hơn và rồi từ đó, bạn cũng cảm thấy thật tuyệt vời. Đó là một vòng xoay vô tận!
  5. Hãy sáng tạo và hành động. Mỗi ngày, hãy dành thời gian làm điều khiến bạn hạnh phúc. Đó có thể là đọc sách, nấu ăn, làm vườn hay chơi điện tử. Hãy trân trọng và thưởng thức thời gian này – bạn xứng đáng có được điều đó. Lặp lại lời khẳng định ấy nếu cần thiết. Làm giàu thêm cuộc sống với những điều bạn thích sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực hơn và từ đó, có thêm sức mạnh để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống cũng như nỗi sợ cá nhân, trong đó có sợ bị từ chối.
    • Thử gì đó mới. Học ngôn ngữ mới, tham gia lớp nấu ăn theo phong cách Thái Lan hay thử sức trong lĩnh vực diễn xuất. Với những trải nghiệm mới mẻ ấy, có thể bạn sẽ khám phá được tài năng hay tuyệt kỹ mà bản thân chưa từng ngờ đến. Nó có thể giúp bạn coi trọng mình hơn và có lẽ cũng sẽ chỉ ra lối đi mới chưa từng nằm trong phạm vi cân nhắc của bạn. Khi thử gì đó mới và không ngừng đối mặt, bạn cũng sẽ trở nên lì lợm hơn trước lời từ chối của bất kỳ ai.[12]
  6. Chăm sóc bản thân. Dành thời gian và nỗ lực đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần có thể giúp bạn cảm thấy có giá trị hơn. Càng khỏe mạnh, cả về trí óc và thể xác, nhiều khả năng bạn sẽ càng cảm thấy thỏa mãn với bản thân và dễ dàng thành công trong việc đối mặt với khả năng bị từ chối. Chăm sóc chính mình nghĩa là nỗ lực hết sức để luôn khỏe mạnh, cho dù đó là gì đi nữa. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích:[13]
    • Quan tâm đến sức khỏe thể chất. Hãy chắc là bạn sẽ luôn dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh xa thức ăn chế biến sẵn, thư giãn và ngủ đủ giấc (ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày).[14]
    • Thể dục cũng rất quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng luyện tập thật sự có thể khích lệ lòng tự trọng. Đó là vì qua luyện tập, cơ thể tiết "chất vui vẻ" có tên gọi là endorphin. Sự hưng phần này có thể đến từ sự gia tăng thái độ tích cực và năng lượng. Hãy kết hợp 10-15 phút tập ở cường độ vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh) vào hoạt động hàng ngày và khoảng 20 phút tập luyện quyết liệt ba lần mỗi tuần (chẳng hạn như đạp xe, chạy hay bơi).[14]
    • Cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Căng thẳng là vấn đề lớn, đem lại sự khổ sở cho rất nhiều trong chúng ta và có thể nuôi dưỡng, làm sâu sắc thêm cảm giác tiêu cực và sợ hãi. Dành thời gian nhất định cho việc nghỉ ngơi, thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Hãy đi bộ, thiền, làm vườn hay tham gia bất kỳ hoạt động nào có thể đem lại đôi chút bình yên trong tâm hồn và khỏe khoắn về thể xác.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Lòng tự trọng cao rất quan trọng, giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ, có khả năng đối mặt nỗi sợ và học cách buông tay. Nhờ nó, chúng ta có thể tự nhận biết giá trị của chính mình mà không hề phụ thuộc vào ai khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Nỗi sợ bị từ chối có thể mạnh mẽ đến mức ngăn cản bạn bước chân khỏi khu vực an toàn ngay từ đầu. Không hề thử sức, chắc chắn 100% là bạn đã tự từ bỏ cơ hội của chính mình, dù đó là nộp đơn xin việc hay ngỏ lời cùng ai đó.[6]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]