Không cảm thấy tệ hại khi phạm sai lầm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

“Không ai là hoàn hảo”. “Mỗi người đều phạm sai lầm”. Tất cả chúng ta đều biết sự thật hiển nhiên này, nhưng cảm giác tội lỗi, hối hận, và hổ thẹn về lỗi lầm cứ đeo bám và thậm chí làm tổn thương chúng ta. Tha thứ cho bản thân thường là loại tha thứ khó nhất. Cho dù lỗi lầm của bạn là bình thường hay nghiêm trọng, thì bạn nên chấp nhận và bỏ qua lỗi lầm của bản thân nếu bạn muốn mình (và những người xung quanh mình) hạnh phúc. Luôn nhớ rằng: bạn sẽ phạm sai lầm; nhưng bạn có thể bỏ qua sai lầm; và rút ra bài học từ sai lầm đó.

Các bước[sửa]

Thừa nhận Sai lầm[sửa]

  1. Thành thật thừa nhận sai lầm của bản thân. Bạn sẽ không bao giờ có thể bỏ qua sai lầm nếu không để bản thân đối mặt với nó. Bạn cần chỉ ra sai lầm một cách rõ ràng, nguyên nhân gây ra sai lầm, và trách nhiệm của bạn.[1]
    • Đây không phải lúc bào chữa. Có lẽ bạn đã bị phân tâm hoặc làm việc quá sức, nhưng điều này không thể giúp thay đổi hậu quả thực tế đã xảy ra. Đừng cố gắng đổ một phần trách nhiệm cho người khác, ngay cả khi bạn có thể làm điều đó. Bạn chỉ nên xét đến vai trò của bản thân trong sai lầm đó, và chấp nhận đó là lỗi của mình.[2]
    • Đôi lúc chúng ta xem tội lỗi của bản thân như rào cản ngăn chúng ta chấp nhận kết quả. Trong khi chúng ta đã trừng phạt bản thân với cảm giác tội lội, thì có thể người khác lại không nghĩ sẽ phải trừng phạt chúng ta. Nếu muốn tiến bộ, thì bạn phải chấp nhận rằng hậu quả đã xảy ra, và việc trừng phạt bản thân sẽ không làm hậu quả mất đi.[3]
  2. Chia sẻ cảm xúc và những phát hiện của bạn. Bạn có thể nghĩ rằng đã quá đủ xấu hổ để thừa nhận sai lầm với bản thân rồi, huống chi là để người khác biết về sai lầm đó. Lúc đầu có thể khó khăn, nhưng chia sẻ sai lầm và cảm nhận về điều đó như thế nào thường là bước quan trọng để buông bỏ lỗi lầm và để bản thân tiến bộ hơn.[3][4]
    • Thời điểm cần chia sẻ với người mà bạn đã gây ra lỗi lầm cũng sẽ đến, nhưng trước tiên bạn nên tâm sự với một người bạn, bác sĩ chuyên khoa, người dẫn dắt tinh thần, hoặc ai đó mà bạn tin cậy.
    • Thừa nhận lỗi lầm, nhất là với người khác bằng lời nói dường như là thật ngu ngốc, nhưng có thể điều này thực sự quan trọng cho quá trình chấp nhận sai lầm.
    • Chia sẻ lỗi lầm của bản thân cũng nhắc nhở bạn rằng tất cả chúng ta đều phạm lỗi, không có ai là hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều biết sự thật hiển nhiên này, nhưng chúng ta lại dễ dàng quên đi điều đó khi đối mặt với lỗi lầm.
  3. Bù đắp. Một khi bạn đã thừa nhận lỗi lầm với bản thân và với người bị tổn thương do sai lầm đó, thì bước tiếp theo là cố gắng sửa chữa. Trong khi làm điều đó, bạn có thể nhận ra lỗi lầm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng để có thể bắt đầu giải quyết. Và, nếu đó là vấn đề lớn, thì bù đắp sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc vấn đề và bỏ qua lỗi lầm.
    • Nói chung, bạn càng bù đắp sớm thì càng tốt. Ví dụ, nếu bạn phạm sai lầm khiến công ty mất đi một khách hàng và/hoặc một khoản tiền, tốt nhất là bạn nên nhanh chóng báo lại với giám đốc – nhưng hãy cho bản thân thời gian để nghĩ cách sửa chữa lỗi lầm. Đừng để lỗi lầm cứ day dứt mãi do không được giải quyết, điều này sẽ chỉ làm tăng cảm giác tội lỗi trong bạn và tăng nỗi đau hoặc sự giận dữ đối với sai lầm mà bạn đã phạm.[5]
    • Sẽ có những lúc sai lầm của bạn không làm hại bất cứ một người cụ thể nào, hoặc sai lầm đó chỉ ảnh hưởng đến người không còn bên bạn, vì thế bạn không thể xin lỗi hoặc bù đắp được nữa. Ví dụ, bạn có thể xem bản thân quá bận rộn đến nỗi không đi thăm bà của mình được, và bây giờ bà đã ra đi mãi mãi. Trong trường hợp này, cân nhắc “đáp đền tiếp nối” bằng cách giúp đỡ người khác với hoàn cảnh tương tự, hoặc nói chung chỉ cần thể hiện những hành động tốt đẹp. Ví dụ, bạn có thể tình nguyện tham gia vào trung tâm trợ sinh, hoặc dành thời gian cho người thân lớn tuổi.[3]

Rút ra Bài học từ Sai lầm[sửa]

  1. Phân tích lỗi lầm để rút ra bài học. Có thể việc tìm hiểu sâu vào từng chi tiết lỗi lầm là sự trừng phạt không cần thiết, nhưng xem xét kỹ lưỡng lỗi lầm lại là cách tốt nhất để biến lỗi lầm thành bài học kinh nghiệm. Hầu hết lỗi lầm có thể trở nên đáng giá nếu bạn biết cách rút ra bài học từ chúng và cải thiện bản thân.[6]
    • Tìm hiểu căn nguyên lý do gây ra sai lầm, như tính đố kỵ (trong việc nói ra điều gì đó thô lỗ) hoặc thiếu kiên nhẫn (để rồi nhận giấy phạt vì chạy quá tốc độ cho phép). Phân loại lỗi lầm theo các dạng như do tính đố kỵ hoặc thiếu kiên nhẫn để có thể dễ dàng xác định giải pháp phù hợp.[4][3]
    • Ghi nhớ: chọn cách rút ra bài học từ sai lầm là con đường để phát triển bản thân; sống trong mặc cảm tội lỗi và khinh thường bản thân sẽ làm chính bạn bị trì trệ.[2]
  2. Lên kế hoạch hành động. Chỉ ra nguyên nhân của lỗi lầm dĩ nhiên là bước đầu tiên trong quá trình rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này không phải đơn giản chỉ nói “Tôi sẽ không lặp lại sai lầm nữa” trong khi bản thân lại không quyết tâm thay đổi để ngăn cản mình không lặp lại sai lầm tương tự.
    • Bạn không thể rút ra bài học một cách kỳ diệu chỉ nhờ phân tích tất cả chi tiết trong lỗi lầm và thừa nhận trách nhiệm của bản thân, mặc dù đây là bước quan trọng. Hãy nghĩ về hành động cụ thể mà bạn có thể làm khác đi trong tình huống đó, và đặt ra một số điều cụ thể mà bạn sẽ làm khác đi trong lần tới bạn đối mặt với tình huống tương tự.[7]
    • Dành thời gian để viết ra “kế hoạch hành động” cho lần tới. Điều này thực sự có thể giúp bạn hình dung và chuẩn bị sẵn sàng để tránh lỗi lầm tương tự.
    • Ví dụ, giả sữ bạn quên đón một người bạn ở sân bay vì bản thân bị chi phối bởi quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc nên không thể theo dõi hết được. Một khi bạn đã chỉ ra được vấn đề này (và đã xin lỗi người bạn đó!), hãy lên kế hoạch hành động để sắp xếp và ưu tiên nhiệm vụ khi mọi thứ trở nên quá tải. Và bạn cũng nên nghĩ ra một số cách để nói “không” khi đã có quá nhiều việc để làm.
  3. Tìm ra thói quen khiến bạn lặp lại sai lầm. Nhiều thói quen thông thường của chúng ta, từ việc ăn quá nhiều cho đến hét vào mặt chồng/vợ không vì lý do nào cả, có thể được xem là thói quen xấu. Để tránh lặp lại lỗi lầm, bạn cần xác định và tìm ra thói quen gây ra sự lặp lại đó.[8]
    • Có thể cố gắng xác định và sửa tất cả thói quen xấu cùng một lúc để tạo ra “một con người mới”, nhưng tốt nhất bạn nên từ từ và tập trung thay đổi từng thói quen một. Vậy thì, tỷ lệ thành công là bao nhiêu khi bạn vừa phải từ bỏ hút thuốc và đồng thời dành thời gian ở bên cạnh mẹ của bạn? Thay vào đó, thử tập trung từ bỏ một thói quen xấu, sau đó cân nhắc xem bạn đã sẵn sàng để giải quyết thói quen xấu khác chưa.
    • Thay đổi càng đơn giản càng tốt. Kế hoạch loại bỏ thói quen xấu càng phức tạp, thì bạn càng dễ thất thại. Nếu muốn thức dậy sớm vì bạn thường xuyên trễ giờ làm và các cuộc họp quan trọng, hãy ngủ sớm và/hoặc đặt giờ đi ngủ sớm trước mười phút.
    • Tìm cách lấp đầy khoảng trống sau khi thói quen cũ được loại bỏ. Dành thời gian đó cho hoạt động tích cực, như tập thể dục, dành nhiều thời gian hơn cho con cái, hoặc tham gia tình nguyện.

Buông bỏ Sai lầm[sửa]

  1. Những người có rắc rối trong việc vượt qua lỗi lầm thường chịu đựng áp lực kỳ vọng không thực tế của người khác vào họ. Rất đáng khen khi đặt bản thân vào một tiêu chuẩn cao trong hành vi ứng xử, nhưng yêu cầu hoàn hảo về bản thân sẽ chỉ làm tổn thương bạn và những người xung quanh.[1]
    • Tự hỏi, “Sai lầm này có phải thật sự tệ hại đến mức như tôi đang khẳng định như thế?” Nếu thành thật xem xét, “không” sẽ không phải là câu trả lời thường gặp. Khi câu trả lời là “có”, tất cả điều bạn có thể làm là khẳng định với bản thân rằng bạn sẽ rút ra được bài học từ sai lầm đó.[6]
    • Thể hiện sự cảm thông với bản thân, như bạn đã từng cảm thông với người khác. Cân nhắc xem liệu bạn có đối xử với người bạn thân gay gắt khi người đó mắc sai lầm tương tự. Trong hầu hết các trường hợp, bạn đã thể hiện sự cảm thông và giúp đỡ. Vậy thì trong trường hợp này, ghi nhớ rằng bạn là người bạn tốt nhất của chính mình, và nên hành động một cách thông cảm.[2]
  2. Tha thứ cho bản thân. Tha thứ sai lầm của người khác đôi lúc có thể rất khó khăn, nhưng thường vẫn dễ hơn tha thứ cho chính mình thậm chí là những lỗi nhỏ. Như người xưa thường nói, “Trước khi tha thứ cho người, hãy tha thứ cho chính mình”, vì thế bạn cần bắt đầu từ chính mình.
    • Bạn có thể thấy điều này như thể một hành động ngu ngốc, nhưng thực sự hữu dụng khi nói lời tha thứ cho bản thân – thật vậy, như câu nói “Tôi tha thứ cho bản thân vì đã tiêu tiền thuê nhà để đi chơi một đêm ngoài thị trấn”. Một số người có thể thấy hiệu quả khi viết ra lỗi lầm và lời tha thứ cho bản thân vào mảnh giấy, sau đó vò lại và ném đi.[9]
    • Tha thứ cho bản thân được xem như lời nhắc nhở chính mình rằng bản thân bạn không phải là một sai lầm. Bạn không phải là một sai lầm, thiếu sót, hoặc tội lỗi. Thay vào đó, bạn nên nghĩ mình không phải là người hoàn hảo, cũng phạm sai lầm như bao người khác, cũng cần trưởng thành từ lỗi lầm.[6]
  3. Quan tâm đến bản thân và người xung quanh. Nếu bạn đang đấu tranh để buông bỏ lỗi lầm, bạn nên nhắc nhở bản thân rằng níu giữ sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và cũng không mang đến hạnh phúc cho người thân. Bạn nên chấp nhận lỗi lầm vì chính mình và người thân yêu và cố gắng tìm ra cách bỏ qua lỗi lầm của mình.[3]
    • Khi bạn trải qua cảm giác tội lỗi, một số hợp chất hóa học sẽ được giải phóng trong cơ thể, làm tăng nhịp tim, huyết áp, và nồng độ cholesterol và phá vỡ sự tuần hoàn của hệ thống tiêu hóa, sự thư giãn cơ bắp, và khả năng tư duy phân tích. Vì thế, cảm giác tội lỗi đè nặng sẽ không tốt cho sức khỏe.
    • Câu nói “trâu buộc ghét trâu ăn” có ý nghĩa thực sự của nó, vì những người không cho phép bản thân họ thoát khỏi cảm giác tội lỗi thường kéo người xung quanh họ xuống. Bạn có thể không muốn nói chuyện và luôn phê bình người khác vì cảm giác tội lỗi, và vợ/chồng, con cái, bạn bè, và thậm chí thú cưng của bạn sẽ chịu một phần trách nhiệm cho tội lỗi này.
  4. Tiếp tục tiến bộ. Một khi bạn đã chấp nhận sai lầm, cố gắng hết mình để bù đắp lỗi lầm đó và tha thứ cho bản thân, bạn cần buông bỏ và không lo lắng về lỗi lầm đó nữa. Bạn chỉ nên xem lỗi lầm đó là bài học giúp bạn hoàn thiện hơn.
    • Khi bạn thấy tâm trí bắt đầu nghĩ đến lỗi lầm đã qua, và cảm giác tội lỗi lại trở về, nhắc bản thân rằng mình đã tha thứ cho lỗi lầm đó. Nếu thấy cần thiết, hãy nói to lên để nhắc nhở mình rằng việc đó đã qua rồi.[9]
    • Một số người sẽ tìm đến sự hỗ trợ của tiến trình sử dụng Kỹ thuật Tái tập trung Cảm xúc Tích cực (Positive Emotion Refocusing Technique – PERT). Để làm được điều này, hãy nhắm mắt và hít một hơi thât sâu, thật dài, và có chủ đích. Trong lần hít thở thứ ba, bắt đầu tưởng tượng đến người mà bạn yêu quý hoặc hình ảnh của vẻ đẹp thiên nhiên và sự bình yên. Khi bạn hít thở đều, hãy khám phá “nơi hạnh phúc” này và mang theo cảm giác tội lỗi. Tìm ra con đường để buông bỏ lỗi lầm và tìm thấy sự thanh thản trong không gian này, sau đó mở mắt và bỏ lại cảm giác tội lỗi ở đằng sau.[3]
    • Rời xa cảm giác tội lỗi để tiến bộ hơn sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải hối tiếc. Nhớ rằng, tốt hơn là rút ra bài học từ lỗi lầm thay vì cứ hối tiếc và không cố gắng buông bỏ. Quy luật đúng với trẻ nhỏ trong việc bước đi hoặc tập xe đạp cũng giống với người lớn trong việc xử lý sai lầm: ngã xuống là đang luyện tập, và đứng dậy để thử lại là cách để tiến bộ.[6]

Lời khuyên[sửa]

  • Sự thật là khi bạn phạm sai lầm, bạn sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm.
  • Thừa nhận trách nhiệm là cách để buông bỏ. Đúng vậy, rất khó để thừa nhận mình sai. Nhưng điều này thể hiện sức mạnh, sự can đảm, và khẳng định bản thân thật tuyệt vời. Nói cách khác, đó là sự tôn trọng bản thân. Hành động này cũng thể hiện bạn quan tâm đến chính mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây