Khắc phục chứng chảy nước mũi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách điều trị chứng chảy nước mũi và ngăn ngừa chảy máu cam. Nếu bạn có các triệu chứng khác ngoài chảy nước mũi, như sốt, ho, đau cổ họng, hoặc nếu bạn bị sổ mũi mãn tính, hãy gặp ngay bác sĩ để tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh khác có thể.

Các bước[sửa]

Ấn, Mát xa và Rửa thông mũi[sửa]

  1. Ấn nhẹ lên mũi. Ấn hai bên cánh mũi khoảng 10 lần, ấn thật nhẹ để tránh mũi bị chảy nước nhiều hơn.[1] Cách này có thể làm giảm chứng viêm xoang và đau đầu do bị cảm lạnh và dị ứng.[1] Khoang mũi của bạn gần như phải khép kín mỗi lần bạn nhấn hai bên mũi.
    • Lặp lại quá trình này ở vùng phía trên mắt một cách nhẹ nhàng.[1] Lặp đi lặp lại khoảng 10 lần hai bên mắt.
  2. Mát xa dái tai trong vòng 10 giây.[2] Lặp lại cho cả hai bên dái tai.
  3. Rửa mũi. Dùng nước muối để rửa mũi, việc này sẽ giúp loại bỏ chất nhầy và các chất dịch bẩn khác cũng như mảng bám trong mũi.[3] Bạn cũng có thể dùng ống tiêm, dụng cụ thông mũi hay những sản phẩm xịt mũi khác.[3]
    • Để ngăn ngừa chứng sổ mũi, đầu tiên bạn phải loại bỏ hết phấn hoa, bụi hoặc mủ có trong mũi. Dùng ống xịt nước muối sinh lý vào một bên mũi và để nước muối chảy ra ở bên mũi còn lại. Mỗi hộp xịt này chứa khoảng 240ml nước cất hòa tan với muối và thuốc muối có độ pH cân bằng để tạo cảm giác dễ chịu. Chảy nước mũi có thể gây kích ứng niêm mạc và chảy máu mũi. Rửa mũi bằng cách này, tuy nhiên, có thể làm khô niêm mạc và dẫn đến chảy máu cam. Để dưỡng ẩm cho mũi, dùng nửa thìa cà phê dung dịch Glycerin 99.5% pha thêm vào hỗn hợp nước muối sinh lý. Chất Glycerin có tác dụng giữ ẩm và tạo màng chắn tránh cho phấn hoa và bụi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mũi. Xịt nước muối sinh lý cũng có tác dụng cầm máu trong trường hợp chảy máu cam.[3]. Bạn nên cẩn thận đừng để bị sặc nước.
  4. Xì mũi. Chảy nước mũi là do có quá nhiều chất dịch và chất nhầy tích tụ trong mũi và cổ họng của bạn. [4] Cách hiệu quả nhất để trị chứng sổ mũi là hút chất dịch ra. Nhẹ nhàng xì mũi sử dụng khăn giấy mỏng để tránh bị kích ứng da. Không nên xì mũi quá thường xuyên do nó có thể làm tổn thương màng mũi.
  5. Sử dụng khăn ấm. Nhúng khăn mặt vào nước ấm và đắp nhẹ nhàng lên mặt. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên khoang mũi và thông ống mũi.[3]

Sử dụng Khăn giấy[sửa]

  1. Hãy lấy một chiếc khăn giấy và xé nó ra làm đôi.
  2. Cuộn nửa chiếc khăn giấy thành viên bi nhỏ có kích thước bằng lỗ mũi của bạn.
  3. Nhẹ nhàng ấn viên bi giấy vào trong lỗ mũi. Làm như vậy với bên mũi còn lại, dùng nửa chiếc khăn giấy còn lại.
  4. Thả lỏng và hít thở bình thường. Chất nhầy trong mũi sẽ thấm vào khăn giấy mà không cần phải xì mũi liên tục.
    • Hãy thở bằng miệng nếu bạn gặp khó khăn trong việc hít thở.

Dùng Thuốc Bôi[sửa]

  1. Thoa một ít thuốc bên dưới mũi của bạn. Bạn cũng có thể xoa thuốc Vicks vùng xung quanh ngực. Hít thở sâu vài lần và mũi sẽ không còn chảy nước nữa.
    • Cách này cũng giúp làm thông đường thở của bạn nếu bạn bị nghẹt mũi.
  2. Chuẩn bị một cái chậu nhỏ và một ít nước sôi. Đổ được nước sôi vào chậu, cúi đầu sát gần chậu (nhớ tránh để mặt chạm vào nước sôi) và trùm một chiếc khăn lớn lên đầu của bạn. Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp tinh dầu tràm, long não và dầu bạc hà để xông hơi trong phòng tắm như là các liệu pháp chữa trị tại nhà.

Uống Thuốc hoặc Dùng Thuốc Bổ sung[sửa]

  1. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Các điều trị bao gồm dung dịch xịt mũi Olopatadinevà Ipratropium. Thuốc xịt mũi Olopatadine có chứa hoạt chất ổn định tế bào và kháng histamin ở thụ thể H1. Dung dịch xịt mũi Ipratropium chứa hoạt chất anticholinergic có tác dụng làm co giãn cơ mũi. Ipratropium từ lâu đã được sử dụng như một ống trợ thở để điều trị bệnh phổi nhưng có tác dụng phụ là làm khô mũi. Rửa lỗ mũi và đợi cho lỗ mũi khô ráo (khoảng 15 phút) rồi xịt dung dịch vào mũi.
  2. Dùng thuốc viên có chứa magiê và kẽm. Thuốc viên có bổ sung 400mg magiê sẽ giúp mạch máu co giãn và tăng cường khả năng thích ứng của mạch máu khi mũi tạo ra chất nhầy. Bổ sung viên uống kẽm 15mg giúp kiểm soát các phản ứng sinh hóa của cơ thể là tác nhân tạo ra chất nhầy.

Điều trị các Nguyên nhân Tiềm ẩn[sửa]

  1. Nên tìm hiểu nguyên nhân làm bạn chảy nước mũi. Có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn khác, ví dụ như cảm lạnh thông thường, cúm, dị ứng, thời tiết lạnh, căng thẳng, tiếp xúc với khói thuốc lá, bệnh thủy đậu hoặc ho gà.[5]
    • Nếu bạn có các triệu chứng khác ngoài chảy nước mũi, như bị sốt hay đau cổ họng, bạn nên đi khám bác sĩ để xem nếu bạn có thể bị nhiễm trùng ở đâu đó và cần phải dùng thuốc kháng sinh.
    • Cảm lạnh thông thường sẽ tự khỏi, nhưng bạn cần phải uống thật nhiều nước và nước ép hoa quả, nghỉ ngơi và dùng các loại thức ăn dễ tiêu hóa như súp.
  2. Tránh không cho mũi tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng. Sổ mũi có thể là do dị ứng với phấn hoa, vật nuôi, nhựa cao su, bụi, và các loại thực phẩm khác.[5] Nếu bạn phải tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi, cây trồng, hay hóa chất gây dị ứng, rất có thể bạn sẽ bị chảy nước mũi thường xuyên.
    • Nếu bạn bị dị ứng với thú nuôi xung quanh, bạn không nên lại gần vật nuôi, hoặc phải thay đổi chỗ ở hoặc dùng thuốc chống dị ứng.
    • Giữ nhà cửa sạch sẽ, và tránh xa các loại thực phẩm hay cây trồng làm bạn dị ứng.
    • Thời tiết hanh khô hoặc quá rét cũng có thể gây sổ mũi. Hãy dùng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm cần thiết trong nhà. Duy trì độ ẩm tối thiểu và làm ấm không gian trong nhà để giữ cho mũi khỏe mạnh. Thời tiết hanh khô có thể làm tổn thương màng nhầy bên trong mũi và gây viêm mũi. Màng nhầy khô sẽ gây kích ứng và có khả năng gây nhiễm trùng hoặc chảy máu mũi.[5]

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn dùng khăn giấy mềm để giữ cho mũi của bạn không bị kích ứng nếu phải xì mũi nhiều lần.
  • Để thông mũi, cúi gần sát mặt vào chậu nước nóng với khăn trùm kín đầu. Hít hơi nước ấm trong khoảng 10 phút, sau đó xì mũi vào khăn giấy mềm. Bạn có thể pha thêm các loại tinh dầu khác vào chậu nước ấm.
  • Uống nhiều nước và nước ép hoa quả. Cách này giúp long đàm trong mũi. Không dùng thức uống có chứa chất kích thích như cà phê hoặc trà, vì sẽ làm mũi của bạn có nhiều đàm nhiều hơn.
  • Nên dùng gối khi nằm để tránh đàm chảy từ mũi ngược xuống đường thở.
  • Nên xì mũi thường xuyên để giúp cho mũi thông thoáng
  • Dùng nước ấm pha với chanh và mật ong
  • Luôn giữ cho cơ thể ấm áp.
  • Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ không những giúp bạn tránh được chứng sổ mũi, mà còn tránh được nhiều bệnh tật khác.
  • Chảy nước mũi thường tự khỏi, trừ khi sổ mũi do những bệnh khác có thể gây ra thì phải dùng thuốc đặc trị.
  • Tắm với nước ấm và tận dụng hơi nước làm thông mũi.
  • Cây xịt mũi vị bạc hà có thể giúp làm thông mũi.
  • Nếu bạn bị chảy nước mũi nhiều hơn hai ngày thì nên đi gặp bác sĩ.
  • Dùng thuốc bôi để tránh nghẹt mũi.
  • Luôn uống nước ấm, đặc biệt khi bạn bị đau cổ họng.
  • Tránh xa những nơi có nhiệt độ thấp. Luôn giữ cho mình ấm áp!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây