Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Khắc phục chứng sợ chó
Từ VLOS
Chứng sợ chó, còn gọi là cynophobia, là một chứng ám ảnh sợ động vật rất phổ biến. Ám ảnh sợ động vật được phân vào loại ám ảnh sợ đặc hiệu, trái với ám ảnh sợ xã hội. Nói chung, ám ảnh sợ là một nỗi sợ dai dẳng, phi lý và không thể kiểm soát về một điều gì đó (một vật, một tình huống hoặc một hoạt động).[1] Đặc trưng của chứng sợ chó là nỗi sợ vô lý và không thể kiểm soát về loài chó. Tuy nhiên mức độ sợ khác nhau còn tùy từng người. Một số người có thể cảm thấy sợ khi thấy chó, số khác thậm chí chỉ nghĩ đến chó cũng đã sợ. Cho dù chứng sợ chó của bạn ở mức độ nào thì cũng có những cách có thể giúp bạn vượt qua.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định mức độ sợ của bạn[sửa]
-
Xem
xét
lịch
sử
tiếp
xúc
với
chó.
Tuy
không
phải
tất
cả,
nhưng
nhiều
người
phát
triển
chứng
sợ
chó
từ
khi
còn
bé.
Nếu
bạn
đã
từng
trải
qua
một
trong
các
tình
huống
được
kể
dưới
đây,
có
lẽ
đó
là
nguyên
nhân
khiến
bạn
sợ
chó.[2]
- Có thể trước đây bạn từng có trải nghiệm tồi tệ với một hoặc nhiều con chó. Có thể bạn từng bị chó đe dọa, dồn đuổi hoặc thậm chí bị cắn, và bây giờ đó là ký ức duy nhất về chó còn lại trong tâm trí bạn. Việc chạm trán với chó hiện nay có thể đem lại cùng cảm giác tồi tệ đó, khiến bạn cảm thấy sợ chó trong mọi tình huống.
- Có thể bạn vô tình tiếp nhận cảm giác sợ chó từ một người nào đó, chẳng hạn như cha mẹ bạn. Có thể khi lớn lên, mẹ của bạn luôn nói về chó một cách tiêu cực, hoặc kể cho bạn nghe các câu chuyện về những người bị chó tấn công. Nỗi sợ của mẹ chắc chắn sẽ truyền sang bạn. Có thể bạn không biết điều gì khác hơn về chó và lớn lên với ý nghĩ mọi con chó đều khủng khiếp, và đó có lẽ là nguyên nhân khiến bạn sợ chó. Thậm chí có khả năng sự lo âu của bạn liên quan đến chứng rối loạn mang tính di truyền từ gia đình.
- Có thể bạn từng chứng kiến một sự việc tồi tệ mà chó gây ra cho một người nào đó. Có thể bạn từng thấy ai đó bị chó tấn công và bị thương, hoặc thậm chí bạn từng xem một bộ phim về chó khi còn ở lứa tuổi dễ xúc động. Sự kiện này, dù là thực hay hư cấu, có thể khiến bạn phát triển chứng sợ chó dù không có chuyện gì xảy ra với bản thân bạn.[3]
-
Phân
tích
các
triệu
chứng
của
bạn.
Những
chứng
ám
ảnh
sợ
đặc
hiệu,
kể
cả
ám
ảnh
sợ
chó,
có
thể
bao
gồm
một
số
triệu
chứng
sau.[4]
Ngoài
việc
xem
xét
các
triệu
chứng
mà
bạn
có
thể
trải
qua,
bạn
hãy
suy
nghĩ
về
hoàn
cảnh
khi
bạn
có
trải
nghiệm
đó.
Có
phải
sự
xuất
hiện
của
một
con
chó
khiến
bạn
sợ
hãi,
hay
chỉ
cần
một
hình
ảnh
hoặc
câu
chuyện
về
chó
đã
gây
nên
các
triệu
chứng
của
bạn?
Bạn
sợ
chính
con
chó
hay
sợ
những
hành
động
của
nó?
Ví
dụ,
một
số
người
sợ
hãi
khi
thấy
chó
sủa,
nhưng
không
cảm
thấy
sợ
khi
con
chó
im
lặng.
- Có cảm giác nguy hiểm sắp xảy ra.
- Cảm giác cần phải bỏ chạy hoặc trốn tránh.
- Tim đập nhanh, toát mồ hôi, run rẩy, thở gấp, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt hoặc lạnh toát.
- Cảm giác sự việc đang diễn ra như không có thực.
- Cảm giác mất kiểm soát hoặc như sắp phát điên.
- Cảm giác có thể chết.
-
Xác
định
có
phải
bạn
thay
đổi
cuộc
sống
của
mình
vì
nỗi
sợ
đó
không.
Không
may
là
sự
sợ
hãi
có
thể
trầm
trọng
đến
mức
chúng
ta
cảm
thấy
rằng
cách
tốt
nhất
để
xua
đuổi
nỗi
sợ
là
tránh
tuyệt
đối.
Trong
khi
các
chứng
sợ
như
sợ
đi
máy
bay
có
thể
tránh
khá
dễ
dàng
chỉ
đơn
giản
bằng
cách
không
bao
giờ
đi
máy
bay,
thì
sợ
chó
lại
là
chuyện
khác.
Chỉ
riêng
ở
Mỹ
đã
có
đến
hơn
60
triệu
con
chó,
do
đó
cơ
hội
tránh
chó
tuyệt
đối
hầu
như
bằng
không.
Tự
hỏi
bản
thân
rằng
có
phải
bạn
đang
làm
những
việc
sau
đây
để
tránh
ở
gần
chó
không.
Nếu
có,
rất
có
thể
bạn
mắc
chứng
ám
ảnh
sợ
chó.[5]
- Bạn tránh giao du với một số người nào đó vì họ có nuôi chó?
- Bạn thay đổi hẳn đường đi để tránh một nhà nào đó hoặc khu nhà nào đó có chó?
- Bạn tránh nói chuyện với những người nào đó vì họ hay kể về chó của họ?
-
Hiểu
rằng
có
cách
để
khắc
phục
chứng
sợ
chó.
Tuy
rằng
có
thể
vượt
qua
nỗi
sợ
này,
nhưng
bạn
nên
nhớ
rằng
mình
cần
phải
kiên
nhẫn.
Nỗi
sợ
đó
không
thể
biến
mất
ngay
tức
khắc
mà
nó
đòi
hỏi
bạn
phải
nỗ
lực.
Có
lẽ
bạn
nên
cân
nhắc
nhờ
sự
hỗ
trợ
chuyên
môn
của
chuyên
gia
trị
liệu
để
có
thể
vượt
qua
quá
trình
khắc
phục
chứng
ám
ảnh
sợ
của
mình.[6]
- Cân nhắc ghi nỗi sợ của bạn vào nhật ký. Viết ra những ký ức nổi bật của bạn về chó và cảm giác của bạn trong những trải nghiệm đó.
- Học các phương pháp thiền và thư giãn để giữ bình tĩnh và chế ngự sự hồi hộp.
- Chia nỗi sợ của bạn thành các phần nhỏ hơn để vượt qua; đừng nghĩ rằng bạn cần phải giải quyết mọi việc trong một lúc.[7]
- Tin tưởng vào bản thân rằng bạn sẽ vượt qua chứng sợ chó. Chấp nhận mọi lỗi lầm của mình trong hành trình đó.
-
Tìm
sự
giúp
đỡ
của
một
chuyên
gia
trị
liệu
có
chuyên
môn.
Mặc
dù
không
bắt
buộc,
nhưng
chuyên
gia
trị
liệu
có
thể
giúp
bạn
khắc
phục
nỗi
sợ
và
sự
lo
âu
bằng
liệu
pháp
tâm
lý.
Các
chuyên
gia
trị
liệu
có
tỷ
lệ
thành
công
rất
cao
trong
việc
điều
trị
bệnh
nhân
mắc
chứng
ám
ảnh
sợ.
Họ
có
thể
sử
dụng
liệu
pháp
nhận
thức
-
hành
vi
(CBT)
để
giúp
bạn
thay
đổi
cách
suy
nghĩ.
Họ
có
thể
dạy
bạn
những
kỹ
năng
để
vượt
qua
nỗi
sợ.
Chuyên
gia
trị
liệu
cũng
có
thể
dùng
liệu
pháp
tiếp
xúc
để
giúp
bạn
lấy
lại
sự
kiểm
soát
cảm
xúc
khi
có
sự
hiện
diện
của
chó.[8]
- Cân nhắc tìm kiếm một chuyên gia trị liệu trong khu vực bạn ở thông qua website của Hiệp hội về Trầm cảm và Lo âu Hoa Kỳ (ADAA) tại http://treatment.adaa.org. Vào mã vùng của bạn để tìm danh sách các chuyên gia trị liệu gần nơi bạn ở. Danh sách này sẽ bao gồm các chứng rối loạn thuộc chuyên môn của từng chuyên gia trị liệu để bạn lựa chọn một người chuyên điều trị về chứng ám ảnh sợ đặc hiệu hoặc chứng sợ chó.
Thay đổi nhận thức[sửa]
-
Hiểu
việc
thay
đổi
nhận
thức
là
gì.
Nhiều
chứng
ám
ảnh
sợ,
bao
gồm
sợ
chó,
là
do
bộ
não
lý
giải
về
một
tình
huống
nào
đó
hơn
là
thực
tế
của
tình
huống
đó.
Ví
dụ,
có
thể
bạn
không
thực
sự
sợ
con
chó
trước
mặt
mình,
mà
chính
bộ
não
của
bạn
diễn
giải
con
chó
đó
là
mối
đe
dọa,
từ
đó
khiến
bạn
sợ
hãi.
Việc
thay
đổi
nhận
thức
giúp
bạn
xác
định
những
suy
nghĩ
đó,
hiểu
rằng
chúng
là
vô
lý,
đồng
thời
dần
dần
giúp
bạn
thay
đổi
(hoặc
điều
chỉnh
lại)
những
suy
nghĩ
về
một
tình
huống
cụ
thể
(ví
dụ
như
về
chó).[9]
- Điều quan trọng là bạn cần thay đổi nhận thức với một tâm thế cởi mở và sẵn sàng. Bạn cần chấp nhận sự thực rằng nỗi sợ của mình có lẽ không dựa trên suy nghĩ hợp lý, và như vậy cũng có nghĩa là bạn có thể tự rèn luyện mình suy nghĩ khác đi. Nếu bước vào phương pháp điều trị này một cách bi quan hoặc với niềm tin rằng nỗi sợ của mình hoàn toàn có lý, bạn sẽ làm cho quá trình trị liệu khó khăn hơn.[10]
-
Xem
xét
những
sự
kiện
kích
thích
những
ý
nghĩ
sợ
hãi.
Bước
đầu
tiên
để
vượt
qua
nỗi
sợ
là
xác
định
điều
căn
bản
nào
gây
sợ
hãi.
Bước
này
có
thể
bao
gồm
việc
suy
nghĩ
hay
nói
chuyện
về
những
trải
nghiệm
với
chó
của
bạn
trước
đây,
đồng
thời
tìm
ra
điều
chủ
yếu
nào
có
thể
kích
thích
chứng
ám
ảnh
sợ
của
bạn.
Bạn
cũng
có
thể
thu
hẹp
phạm
vi
về
tác
nhân
chính
xác
gây
sợ
hãi.
Có
phải
bạn
sợ
chó
chung
chung,
hay
bạn
trở
nên
sợ
hãi
khi
con
chó
có
hành
động
cụ
thể
nào
đó
(ví
dụ
gầm
gừ,
sủa,
nhảy
lên,
chạy
tới,
v.v…)[11]
- Bạn và chuyên gia trị liệu cũng có thể xác định xem liệu có bệnh lý tiềm ẩn hoặc tình trạng tâm thần nào đó làm trầm trọng thêm chứng ám ảnh sợ của bạn không. Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể là chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, hoặc thậm chí là một sự kiện đặc biệt nào đó tuy không liên quan nhưng có thể kích thích chứng ám ảnh sợ.
- Đây cũng là lúc thích hợp để bắt đầu viết nhật ký, nơi bạn có thể ghi lại mọi thông tin về chứng sợ chó của mình, và điều này có thể giúp ích cho các liệu pháp và các phân tích về sau. Ghi lại trong nhật ký từng sự kiện trong trí nhớ của bạn, và mọi thứ có thể dẫn tới sự kiện đó mà bạn nhớ được.
-
Phân
tích
về
các
sự
kiện
mà
bạn
tin
rằng
là
tác
nhân
kích
thích.
Một
khi
đã
hiểu
rõ
về
những
sự
kiện
cụ
thể
kích
thích
chứng
ám
ảnh
sợ
của
mình,
bạn
cần
đánh
giá
xem
bạn
suy
nghĩ
gì
khi
nỗi
sợ
đó
xuất
hiện.
Bạn
đang
nói
gì
với
mình?
Bạn
diễn
giải
thế
nào
về
sự
kiện
kích
thích
đó
trong
đầu
mình?
Bạn
tin
tưởng
gì
về
sự
kiện
đó
vào
khoảnh
khắc
nó
xuất
hiện?[11]
- Tiếp tục ghi nhật ký về những ký ức và suy nghĩ của bạn. Vào thời điểm này bạn hãy bắt đầu ghi lại những lý do mà bạn cho rằng các sự kiện đó khiến bạn sợ hãi. Viết ra mọi điều mà bạn còn nhớ về niềm tin của bạn những lúc đó.
-
Phân
tích
các
niềm
tin
và
suy
nghĩ
của
bạn
để
xem
chúng
có
bao
gồm
bất
cứ
điều
nào
sau
đây
không:[12][9]
- Tất cả hoặc không có gì — có phải bạn cho rằng MỌI con chó đều xấu, bất kể điều gì? Hoặc bạn phân biệt chó một cách kỳ lạ dựa trên đặc điểm nào đó? Ví dụ như ”Tôi không thể nào làm bạn với bất cứ ai nuôi chó”.
- Nên, phải, cần — có phải bạn nhìn một con chó và mặc nhiên cho rằng bạn phải sợ nó? Bạn có cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác trong trường hợp đó? Ví dụ, ”Mẹ dặn mình không bao giờ nên tin con chó nào hết”.
- Khái quát hóa thái quá — có phải trước đây bạn đã từng cố gắng khắc phục chứng sợ chó nhưng không thành công, và nay bạn cho rằng mình không bao giờ có thể vượt qua nỗi sợ hãi đó? Ví dụ, ”Trước kia mình đã cố gắng đến gần chó nhưng chẳng có tác dụng. Mình chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sợ chó.”
- Bộ lọc tinh thần — có phải bạn tự động rút ra kết luận về loài chó dựa trên một hoặc hai trải nghiệm với chó trước đây? Ví dụ, “Con chó đó tấn công mình khi mình mới ba tuổi, loài chó thật xấu xa, chúng sẽ tấn công con người nếu có cơ hội”.
- Coi nhẹ sự tích cực — có phải bạn lờ đi những điều tốt vì bạn không tin nó sẽ xảy ra lần nữa? Ví dụ, ”Phải, mình có thể ngồi cạnh con chó đó, nhưng nó già và đau ốm đến nỗi chẳng đi được nữa là tấn công mình.”
- Kết luận vội vã — có phải bạn nhìn thấy hay nghe tiếng một con chó và tự động rút ra kết luận về điều sắp xảy ra? Ví dụ, ”Đó là chó pit bull, chúng là giống chó hung hãn khủng khiếp và không thể huấn luyện đúng mức được.”
-
Xem
xét
những
cảm
giác
và
hành
vi
xuất
phát
từ
niềm
tin
của
bạn.
Lúc
này
bạn
nên
hiểu
tác
nhân
nào
gây
ra
chứng
sợ
chó
của
bạn,
những
suy
nghĩ
và
niềm
tin
nào
về
chó
khi
những
tác
nhân
đó
xuất
hiện.
Bây
giờ
là
lúc
để
phân
tích
về
những
suy
nghĩ
và
niềm
tin
thực
sự
đã
tác
động
như
thế
nào
đến
cảm
giác
và
hành
vi
của
bạn.
Nói
cách
khác,
những
hậu
quả
của
nỗi
sợ
đó
là
gì?
Nỗi
sợ
“sai
khiến”
bạn
làm
điều
gì?[9]
- Tiếp tục ghi nhật ký. Ở giai đoạn này bạn cần ghi những phản ứng của bạn (cả bên trong lẫn bên ngoài) trước các sự kiện gây ra nỗi sợ của bạn và các niềm tin góp phần vào nỗi sợ đó.
-
Các
phản
ứng
có
thể
là:
- Bạn xuống phố đi dạo và chạm trán với một con chó trong sân nhà nào đó. Từ đó về sau bạn không bao giờ đi xuống con phố đó nữa.
- Hàng xóm nhà bạn có nuôi một con chó và họ cho chúng vào chơi ở sân sau, thế là bạn không bao giờ vào sân sau nhà bạn nếu con chó của nhà hàng xóm đang ở bên ngoài.
- Bạn từ chối đến nhà một người bạn vì họ có nuôi chó, và bạn không thể đi chơi với người bạn đó nếu họ dắt chó theo.
-
Xét
xem
liệu
có
bằng
chứng
nào
ủng
hộ
những
niềm
tin
của
bạn
không.
Bây
giờ
là
lúc
bạn
nên
phân
tích
điều
gì
gây
nên
nỗi
sợ
của
bạn,
tại
sao
nỗi
sợ
xuất
hiện,
và
bạn
phản
ứng
với
nỗi
sợ
đó
như
thế
nào.
Giờ
là
thời
điểm
phân
tích
liệu
thực
sự
có
bằng
chứng
nào
ủng
hộ
lý
do
khiến
bạn
sợ
chó
không.
Nghĩ
về
điều
này
như
một
phần
của
quá
trình
khi
bạn
cần
chứng
tỏ
với
chuyên
gia
trị
liệu
(hoặc
với
bản
thân)
rằng
nỗi
sợ
hãi
của
bạn
là
hoàn
toàn
có
lý.[11]
- Ghi vào nhật ký từng niềm tin của bạn và các bằng chứng liên quan để chứng tỏ những gì bạn tin tưởng là đúng và hợp lý. Nếu thực sự là người có lý trí, bạn có thể tìm ra bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những niềm tin của bạn không?
- Ví dụ, bạn tin rằng mọi con chó đều sẽ tấn công bạn, bất kể điều gì. Tại sao bạn lại nghĩ điều này là đúng? Liệu có phải tất cả các con chó mà bạn gặp đều tấn công bạn không? Liệu có ai đó khác cũng bị mọi con chó mà họ gặp tấn công không? Tại sao người ta vẫn nuôi chó như thú cưng nếu họ liên tục bị chó tấn công?
-
Phát
triển
những
diễn
giải
hợp
lý
về
sự
kiện
kích
thích
nỗi
sợ.
Thời
điểm
này
bạn
đã
cố
gắng
chứng
tỏ
nỗi
sợ
chó
của
mình
là
hoàn
toàn
có
lý,
nhưng
bạn
không
thể
tìm
được
bất
cứ
bằng
chứng
nào
chứng
minh
cho
niềm
tin
của
mình.
Trong
thực
tế,
có
lẽ
bạn
lại
tìm
được
các
bằng
chứng
chứng
minh
cho
điều
ngược
lại.
Bây
giờ
là
lúc
bạn
cần
suy
xét
về
những
niềm
tin
gây
ra
nỗi
sợ
đó,
đồng
thời
làm
việc
với
chuyên
gia
trị
liệu
để
phát
triển
những
diễn
giải
hợp
lý
về
niềm
tin
của
mình.
Các
diễn
giải
logic
này
bắt
đầu
trở
nên
hợp
lý
và
khiến
bạn
nhận
ra
rằng
nỗi
sợ
đó
là
vô
lý.[11]
- Điều này nghe thì có vẻ dễ, nhưng đây sẽ là bước khó khăn nhất trong quá trình khắc phục chứng sợ chó ở bạn. Niềm tin có thể ăn sâu trong tâm trí chúng ta, do đó cần phải có thời gian (và sự thuyết phục) để chúng ta nhận ra rằng niềm tin đó là không hợp lý. Rốt cuộc thì những niềm tin vô lý đó có thể giúp bạn tránh được các tình huống xấu, vậy thì chúng có gì sai?
- Ví dụ, bạn tin rằng mọi con chó đều hung dữ. Bạn không thể tìm ra bất cứ bằng chứng nào ủng hộ niềm tin đó, vậy thì tại sao bạn vẫn tin vào điều đó? Có thể niềm tin của bạn xuất phát từ một bộ phim bạn xem từ năm lên bảy tuổi (mà lẽ ra bạn không nên xem) trong đó có cảnh chó tấn công và giết hại con người. Sau khi xem bộ phim đó, bạn bắt đầu sợ chó vì đinh ninh bộ phim đó là đúng 100%. Trong thực tế, đó chỉ là phim ảnh và không có sự thực nào trong đó cả. Và nếu suy xét kỹ, bạn sẽ thấy thực ra bạn chẳng bao giờ thấy điều đó xảy ra ngoài đời.
-
Chuyển
sang
bước
kế
tiếp
trong
hành
trình
hồi
phục.
Mặc
dù
đến
thời
điểm
này
bạn
đã
đi
được
một
đoạn
đường
dài,
nhưng
hành
trình
của
bạn
vẫn
chưa
hoàn
thành.
Mặc
dù
có
thể
thuyết
phục
bản
thân
rằng
nỗi
sợ
của
mình
không
có
sự
diễn
giải
hợp
lý
nào
và
không
có
lý
do
nào
để
sợ
hãi
như
vậy,
bạn
vẫn
chưa
thực
sự
được
“chữa
trị”.
Khi
đã
hoàn
thành
phần
lý
thuyết,
bạn
cần
phải
hoàn
thành
phần
thực
hành
của
liệu
pháp
điều
trị.
Ở
giai
đoạn
này
bạn
cần
phải
thực
hành
với
những
con
chó.[13]
- Đầu tiên, bạn cần học cách thả lỏng khi nỗi sợ hoặc sự hồi hộp dâng lên để khỏi chùn bước.
- Kế tiếp, bạn phải dần dần tiếp xúc với chó (với nhiều cách) cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi chúng ở gần.
Học phương pháp thư giãn[sửa]
-
Hiểu
về
các
phương
pháp
thư
giãn
khác
nhau.
Có
một
số
kiểu
thư
giãn
mà
bạn
có
thể
học
để
giúp
giảm
sợ
hãi
và
lo
lắng.
Có
thể
kể
đến
một
số
phương
pháp
như:
thư
giãn
tự
sinh
(autogenic
relaxation);
thư
giãn
động,
căng
–
chùng
cơ;
tưởng
tượng;
hít
thở
sâu;
thôi
miên;
mát-xa;
thiền;
thái
cực
quyền;
yoga;
phản
hồi
sinh
học;
liệu
pháp
âm
nhạc
và
nghệ
thuật.[14]
- Thư giãn tự sinh là một kỹ thuật dùng hình ảnh thị giác và cảm nhận của cơ thể trong khi lặp đi lặp lại những từ ngữ giúp thư giãn và giảm sự căng thẳng của các cơ.
- Thư giãn động, căng – chùng cơ là kỹ thuật căng và thả lỏng từng cơ trên cơ thể để cảm nhận cảm giác của các cơ ở cả hai trạng thái căng và thả lỏng.
- Tưởng tượng là kỹ thuật hình dung ra những bối cảnh đặc trưng để đem lại cảm giác thư thái và bình yên (ví dụ như khu rừng, bãi biển với những con sóng, v.v…)
- Hít thở sâu là kỹ thuật chú tâm vào việc hít thở sâu từ cơ hoành để giải phóng sự căng thẳng và chữa chứng thở quá nhanh.[15]
- Phản hồi sinh học là một kỹ thuật mà trong đó bạn học cách kiểm soát từng chức năng trong cơ thể mình, chẳng hạn như nhịp tim hoặc hơi thở.[16]
-
Thực
hành
thư
giãn
thở
sâu.
Khi
hồi
hộp
hoặc
sợ
hãi,
bạn
có
thể
phản
ứng
bằng
cách
thở
quá
nhanh.
Chứng
thở
quá
nhanh
có
thể
làm
tăng
cảm
giác
hồi
hộp
và
sợ
hãi,
khiến
tình
hình
xấu
thêm.
Động
tác
thở
sâu
có
thể
giúp
bạn
thư
giãn,
giảm
căng
thẳng
và
bớt
lo
lắng.
Bạn
hãy
làm
theo
các
bước
sau
đây
để
thư
giãn
bằng
phương
pháp
thở
sâu:[15]
- Ngồi hoặc đứng nơi nào đó mà bạn cảm thấy thoải mái và giữ lưng thẳng. Một tay đặt lên ngực và tay kia đặt lên bụng.
- Hít một hơi chậm và sâu qua mũi trong thời gian đếm đến bốn. Bàn tay đặt trên bụng phải được nâng lên, trong khi bàn tay đặt trên ngực không chuyển động nhiều.
- Nín thở trong khi đếm đến bảy.
- Thở ra qua miệng trong khi đếm đến tám. Đẩy không khí ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt bằng cách sử dụng các cơ bụng. Tức là bàn tay đặt trên bụng phải chuyển động xuống, và bàn tay để trên ngực không được chuyển động nhiều.
- Lặp lại các bước này cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh và thư giãn hơn.
-
Thực
hiện
thư
giãn
động,
căng
–
chùng
cơ.
Những
người
đang
lo
âu
thường
bị
căng
thẳng
ngay
cả
khi
họ
nghĩ
họ
đang
thả
lỏng.
Phương
pháp
thư
giãn
động,
căng
–
chùng
cơ
có
thể
giúp
bạn
phân
biệt
các
cơ
khi
căng
thẳng
và
khi
thả
lỏng
để
bạn
biết
thư
giãn
thực
sự
là
thế
nào.
Thực
hành
các
bước
sau
đây
mỗi
ngày
hai
lần
cho
đến
khi
bạn
thực
sự
cảm
thấy
nó
có
tác
dụng.[17]
- Tìm một nơi yên tĩnh mà bạn có thể ngồi một cách thoải mái với đôi mắt khép lại. Tháo giày ra.
- Cố gắng hết sức thả lỏng cơ thể và hít thở sâu năm lần.
-
Bắt
đầu
bằng
một
nhóm
cơ
cụ
thể
(ví
dụ
chân
trái)
và
tập
trung
vào
các
cơ
đó.
- Thực hiện với từng nhóm cơ: từng bàn chân; cẳng chân và bàn chân; toàn bộ chân; từng bàn tay; cả cánh tay; mông; bụng; ngực; cổ và hai vai; miệng; mắt; và trán.
- Hít một hơi chậm và sâu khi căng các cơ đã chọn trong 5 giây. Đảm bảo phải cảm nhận được sự căng cơ trước khi tiếp tục.
- Thả lỏng các cơ đã chọn khi thở ra.
- Chú ý kỹ cảm giác các cơ khi căng và khi thả lỏng.
- Thả lỏng trong 15 giây, sau đó chọn một nhóm cơ khác và lặp lại các bước trên.
-
Thử
dùng
phương
pháp
tưởng
tượng
theo
hướng
dẫn.
Dùng
sự
tưởng
tượng
để
thư
giãn
chính
là
điều
mà
phương
pháp
này
nhằm
đến
như
tên
gọi
của
nó.
Phương
pháp
này
yêu
cầu
bạn
tưởng
tượng
ra
một
điều
mà
bạn
thấy
cực
kỳ
thư
giãn
để
giảm
hồi
hộp
và
bớt
sợ
hãi.
Sẽ
có
lời
ghi
âm
hướng
dẫn
bạn
từng
bước
thực
hiện
quá
trình.
Có
nhiều
bài
hướng
dẫn
có
sẵn
trên
mạng,
một
số
có
kèm
nhạc
nền
hoặc
các
hiệu
ứng
âm
thanh
để
đem
lại
cảm
giác
thực
tế
hơn.[18]
- Các lời ghi âm này hướng dẫn bạn cách chuẩn bị và những việc cần làm. Chúng có độ dài khác nhau, do đó bạn có thể chọn những bài nào có hiệu quả nhất với mình.
Điều trị với liệu pháp tiếp xúc[sửa]
-
Phát
triển
kế
hoạch
tiếp
xúc.
Lý
do
khiến
bạn
học
các
phương
pháp
thư
giãn
chính
là
để
giữ
bình
tĩnh
trong
khi
dần
dần
tiếp
xúc
với
chó.
Nhưng
trước
khi
bắt
đầu
để
chó
hiện
diện
trước
mặt
mình,
bạn
cần
lập
một
kế
hoạch.
Kế
hoạch
này
bao
gồm
từng
bước
mà
bạn
phải
vượt
qua
từ
thời
điểm
này
(không
có
chó)
cho
đến
khi
thực
sự
có
sự
xuất
hiện
của
chó.[19]
- Bản kế hoạch phải được tùy chỉnh theo kiểu sợ đặc thù của bạn và những tình huống mà bạn trải nghiệm. Bạn cần viết một bản liệt kê theo thứ tự từ việc ít sợ nhất cho đến việc đáng sợ nhất để có thể từng bước chinh phục tình huống đáng sợ nhất đối với bạn.
-
Một
ví
dụ
cho
kế
hoạch
khắc
phục
chứng
sợ
chó
sẽ
như
sau:
- Bước 1 – vẽ hình một con chó trên giấy.
- Bước 2 – đọc thông tin về chó.
- Bước 3 – nhìn ảnh chụp các con chó.
- Bước 4 – xem các video về chó.
- Bước 5 – nhìn chó qua cửa sổ đóng kín.
- Bước 6 – nhìn chó qua cửa sổ mở một phần.
- Bước 7 – nhìn chó qua cửa sổ mở.
- Bước 8 – nhìn chó qua lối đi cửa ra vào.
- Bước 9 – nhìn chó từ bên ngoài lối đi cửa ra vào.
- Bước 10 – nhìn một con chó (có xích) ở phòng bên cạnh.
- Bước 11 – nhìn một con chó (có xích) ở cùng phòng.
- Bước 12 – ngồi bên cạnh một con chó.
- Bước 13 – vuốt ve một con chó.
-
Dùng
thang
đo
sự
hồi
hộp.
Dùng
thang
đo
mức
độ
lo
âu
của
bạn,
trong
đó
mức
0
là
hoàn
toàn
thư
giãn
và
100
là
mức
sợ
hãi/lo
âu/
khó
chịu
nhất
mà
bạn
từng
trải
qua.[20]
Đây
là
một
công
cụ
hữu
hiệu
để
theo
dõi
mức
độ
sợ
hãi
của
bạn
thay
đổi
như
thế
nào
qua
thời
gian.[20]
- Thang đo mức độ sợ hãi cũng có thể giúp bạn quyết định thời điểm chuyển sang bước kế tiếp trong kế hoạch tiếp xúc.
- Kiên nhẫn và từ từ. Không chuyển sang bước kế tiếp quá nhanh.[21]
-
Nhờ
sự
giúp
đỡ
của
một
người
bạn
tin
cậy
có
nuôi
chó.
Ở
một
thời
điểm
nào
đó
trong
kế
hoạch,
bạn
sẽ
phải
đặt
mình
vào
tình
huống
có
sự
xuất
hiện
của
một
con
chó
thực
sự.
Bạn
cần
một
người
có
khả
năng
và
đáng
tin
cậy
điều
khiển
chó,
đồng
thời
con
chó
đó
phải
được
huấn
luyện
kỹ
và
có
thể
đoán
được.
Nói
chuyện
trước
với
chủ
chó
về
kế
hoạch
bạn
muốn
thực
hiện
và
diễn
giải
về
việc
bạn
đang
cố
gắng
hoàn
thành.
Họ
sẽ
phải
kiên
nhẫn
và
thấu
hiểu,
tuy
rằng
có
thể
họ
chỉ
cần
ngồi
đó
một
lúc
với
chú
chó
của
mình
trong
khi
bạn
thích
nghi
với
sự
có
mặt
của
chó.[3]
- Thực hành với chó con không phải là một ý tưởng hay, cho dù bạn nghĩ rằng chúng dễ thương hơn và không hung hãn. Chó con chưa được huấn luyện kỹ và rất khó đoán. Chúng có thể có những hành vi bất ngờ trước mặt bạn và sẽ chỉ khiến chứng sợ hãi của bạn thêm trầm trọng.
- Cuối cùng, nếu có thể, hãy nhờ bạn của bạn dạy vài hiệu lệnh cơ bản để bạn có thể tự mình điều khiển chó. Việc kiểm soát được chó có thể giúp giảm nhẹ nỗi sợ hãi khi bạn nhận ra rằng mình có khả năng điều khiển hành động của chúng.
-
Bắt
đầu
đối
mặt
với
chứng
sợ
chó.
Bắt
đầu
thực
hiện
mục
đầu
tiên
trong
bản
kế
hoạch.
Lặp
lại
nhiều
lần
cho
đến
khi
bạn
cảm
thấy
bớt
hồi
hộp
và
sợ
hãi
khi
thực
hành.
Nếu
đang
thực
hiện
các
bước
cho
phép
bạn
đứng
tại
chỗ
(ví
dụ
như
quan
sát
chó
qua
cửa
sổ),
bạn
hãy
dần
dần
tăng
thời
gian
cho
hành
động
đó.
Sử
dụng
các
kỹ
thuật
thư
giãn
mà
bạn
đã
thực
hành
để
giữ
bình
tĩnh.[21]
- Dùng nhật ký để theo dõi sự tiến bộ của bạn. Ghi lại mọi nỗ lực của bạn và tính hiệu quả của các nỗ lực đó. Đánh giá mức độ lo âu và sợ hãi trước và sau khi bạn cố gắng thực hiện một việc nào đó.
- Nhớ rằng phương pháp tiếp xúc với chó phải được lên kế hoạch, lâu dài và lặp đi lặp lại.
- Đừng sốt ruột. Từ từ đi từng bước trong kế hoạch cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi chuyển sang bước kế tiếp.
- Thực hành thường xuyên. Đây là phần khó khăn nhất trong quá trình hồi phục mà bạn phải vượt qua, nhưng cách duy nhất để thành công là tiếp tục cố gắng. Lên lịch trình thực hành thường xuyên. Nếu có thể, bạn hãy thực hành hàng ngày. Tự thưởng cho mình vì các tiến bộ đã đạt được. Nếu cần, bạn có thể đưa mục phần thưởng vào kế hoạch để có thêm mục tiêu hướng đến trong từng bước thực hiện.[21]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.montefiore.org/psychiatry-diseases-conditions
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/specific-phobias
- ↑ 3,0 3,1 http://www.calmclinic.com/phobias/cynophobia
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/specific-phobias/symptoms
- ↑ http://www.vetstreet.com/our-pet-experts/facing-fears-dog-and-cat-phobias-are-more-common-than-you-think?page=2
- ↑ http://www.montefiore.org/body.cfm?id=1724&action=detail&AEProductID=Staywell%5F22&AEArticleID=2966%5F1
- ↑ http://tinybuddha.com/blog/5-steps-to-overcome-fear-and-meet-your-goals/
- ↑ http://www.adaa.org/understanding-anxiety/specific-phobias/treatment
- ↑ 9,0 9,1 9,2 https://ndarc.med.unsw.edu.au/sites/default/files/ndarc/resources/AppendicesQ.pdf
- ↑ http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/9781118528563.wbcbt02/full
- ↑ 11,0 11,1 11,2 11,3 http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cognitive-behavioral-therapy/basics/what-you-can-expect/prc-20013594
- ↑ http://psychology.tools/unhelpful-thinking-styles.html
- ↑ http://psychcentral.com/lib/relaxation-helps-ease-fears-and-phobias/?all=1
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
- ↑ 15,0 15,1 http://www.helpguide.org/articles/anxiety/phobias-and-fears.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/biofeedback/basics/definition/prc-20020004
- ↑ http://www.anxietybc.com/sites/default/files/MuscleRelaxation.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/lib/guided-visualization-a-way-to-relax-reduce-stress-and-more/
- ↑ http://www.anxietybc.com/sites/default/files/adult_hmspecific.pdf
- ↑ 20,0 20,1 http://at-ease.dva.gov.au/professionals/files/2012/12/SUDS.pdf
- ↑ 21,0 21,1 21,2 http://www.anxietybc.com/sites/default/files/FacingFears_Exposure.pdf