Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Khuyến khích một người đến gặp chuyên gia trị liệu
Từ VLOS
Việc trị liệu đã được chứng minh là có thể giúp mọi người ở mọi lứa tuổi chữa các bệnh từ trầm cảm và lo âu đến các chứng ám ảnh sợ hãi và các vấn đề lạm dụng chất kích thích.[1] Nhiều người ngại ngần và phản kháng trị liệu vì một số lý do. Nếu người thân yêu hoặc bạn của bạn đang cần được trị liệu, bạn có nhiều cách để đề cập vấn đề mà không gây xấu hổ hoặc ngượng ngùng cho người đó. Biết cách làm việc này sao cho tế nhị là điều quan trọng khi thuyết phục người thân của bạn chấp nhận sự giúp đỡ cần thiết.
Mục lục
Các bước[sửa]
Khích lệ một người liên tưởng việc trị liệu với nỗi hổ thẹn[sửa]
- Nói với người thân hoặc bạn của bạn rằng những điều họ cảm thấy là bình thường. Cho dù người mà bạn đang thuyết phục mắc chứng nghiện hoặc rối loạn tâm thần, hoặc chỉ đang trải qua thời điểm khó khăn, việc bạn nói với họ rằng cảm giác của họ là tự nhiên chính là bước đầu tiên để tách việc trị liệu ra khỏi nỗi hổ thẹn.[2] Nhắc người đó rằng rất nhiều người cùng lứa tuổi, giới tính, dân tộc, quốc tịch như họ, những người cũng phải đang chống chọi với vấn đề như họ đều có thể và đã sử dụng phương pháp trị liệu mà không cảm thấy sỉ nhục hoặc xấu hổ.
-
Nhắc
người
thân
yêu
của
bạn
rằng
những
vấn
đề
của
họ
là
do
bệnh
lý
gây
ra.
Trầm
cảm,
lo
âu
và
ám
ảnh
sợ
hãi
đều
là
những
vấn
đề
y
khoa.[3]
Về
bản
chất
sâu
xa,
chứng
nghiện
cũng
thuộc
vấn
đề
sức
khỏe.[4]
- Thử so sánh việc dùng trị liệu như việc đến bác sĩ khám bất cứ căn bệnh nào khác. Hỏi người thân của bạn, “Bạn đâu có tránh né đến bác sĩ khám bệnh tim hay phổi có đúng không? Vậy thì có gì khác biệt ở đây?”
-
Nhắc
lại
rằng
ai
cũng
cần
được
giúp
đỡ
vào
một
lúc
nào
đó.
Theo
các
nghiên
cứu
gần
đây,
27%
số
người
trưởng
thành
ở
Mỹ
từng
tìm
kiếm
và
tiếp
nhận
một
kiểu
trị
liệu
nào
đó
cho
các
vấn
đề
liên
quan
đến
sức
khỏe
tâm
thần,
nghĩa
là
trung
bình
hơn
một
phần
tư
dân
số,
hoặc
80
triệu
người.[5]
- Thử nói những câu như, “Mình luôn ở bên bạn, cho dù xảy ra điều gì. Mình sẽ không bao giờ đánh giá bạn thấp đi chỉ vì bạn cần được giúp đỡ”.
- Cho người thân yêu của bạn biết rằng bạn luôn ủng hộ họ. Khi khẳng định rằng bạn sẽ không nhìn người đó khác đi khi họ tiếp nhận trị liệu, bạn đã xác nhận với người đó rằng không có điều hổ thẹn nào gắn với việc trị liệu.
Khích lệ người sợ hãi trị liệu[sửa]
-
Đề
nghị
người
thân
yêu
của
bạn
chỉ
ra
điều
gì
khiến
họ
sợ
hãi.
Việc
khơi
gợi
cho
người
đó
mở
lòng
nói
với
bạn
về
những
nỗi
sợ
hãi
và
lo
lắng
cụ
thể
của
họ
có
thể
là
bước
đầu
tiên
đúng
đắn
để
thuyết
phục
người
đó
đến
gặp
chuyên
gia
trị
liệu.
- Thử mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách thừa nhận một số sợ hãi và lo lắng của chính bạn. Điều này có thể giúp cho cuộc đối thoại giống một cuộc trò chuyện về sự sợ hãi và liệu pháp hơn là một yêu cầu tiếp nhận giúp đỡ.
- Nếu có bạn bè khác từng điều trị thành công, thử nhắc đến người đó như một dẫn chứng cho thấy việc trị liệu có hiệu quả ra sao.
- Bạn cũng có thể nhờ một người bạn từng sử dụng phương pháp trị liệu kể về trải nghiệm của họ với người thân của bạn để trấn an nỗi sợ của họ và trả lời các thắc mắc.
-
Dùng
logic
để
xử
lý
từng
nỗi
sợ.
Tính
logic
và
sự
hợp
lý
là
những
điều
duy
nhất
có
tác
dụng
xua
tan
nỗi
sợ
và
cách
suy
nghĩ
tiêu
cực.[6]
- Nếu người đó sợ rằng việc trị liệu sẽ trở thành vòng quay không bao giờ dứt, bạn hãy nói cho họ biết rằng không phải như vậy. Hầu hết liệu pháp nhận thức – hành vi thường kéo dài 10-20 buổi, tuy thời gian trị liệu có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn trong một số trường hợp.[7] Một số chương trình trị liệu tâm lý có thể kéo dài 1-2 năm, tùy thuộc vào vấn đề cần xử lý, tuy nhiên một số bệnh nhân cảm thấy khá hơn chỉ sau một buổi trị liệu.[8] Và cũng đừng quên rằng người thân của bạn luôn có thể quyết định như thế nào là đủ. Không có thỏa thuận cố định nào về việc này.
- Nếu người đó e ngại về chi phí, bạn cần giúp họ tìm chuyên gia chấp nhận thanh toán qua bảo hiểm hoặc làm việc với chi phí thấp hơn.
- Bất kể người thân hoặc bạn của bạn e sợ điều gì, bạn hãy cố làm dịu nỗi lo lắng của họ bằng cách bảo rằng, “Điều đó không thành vấn đề” và gợi ý các giải pháp hoặc kế hoạch hành động.
- Một số chuyên gia trị liệu tư vấn miễn phí qua điện thoại trước khi thực sự có buổi hẹn trị liệu. Như vậy người thân của bạn có cơ hội hỏi về nỗi sợ của họ và có thể bắt đầu tiến trình làm quen với chuyên gia trị liệu.
- Giúp người thân tìm một chuyên gia trị liệu. Bạn có thể dễ dàng tìm trên mạng một chuyên gia trị liệu phù hợp với nhu cầu. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cung cấp miễn phí dịch vụ tìm bác sĩ tâm lý tại http://locator.apa.org/.
- Ngỏ ý đi cùng người đó đến văn phòng trị liệu trong lần đầu tiên. Có lẽ bạn không thể tham gia trong suốt buổi trị liệu, nhưng việc có một người bên cạnh để ủng hộ có thể giúp họ bắt đầu tiến trình trị liệu dễ dàng hơn. Một số chuyên gia trị liệu có thể còn cho phép bạn tham gia vào buổi trị liệu, tất nhiên là với sự đồng ý của thân chủ.[9]
Khích lệ người lo lắng bị lộ điểm yếu trong quá trình trị liệu[sửa]
-
Cho
người
thân
yêu
của
bạn
biết
về
bảo
mật
giữa
bác
sĩ
và
bệnh
nhân.
Những
điều
người
thân
của
bạn
nói
với
bác
sĩ
thông
thường
được
bảo
vệ
và
giữ
kín.[10]
- Nhớ rằng luật lệ này ở các quốc gia và các bang là khác nhau, nhưng mọi chuyên gia trị liệu đều được yêu cầu công khai các chi tiết về việc bảo mật bằng lời nói và văn bản. Bạn có thể yêu cầu một bản sao bản thỏa thuận trước khi đặt cuộc hẹn.
-
Hỏi
người
thân
yêu
của
bạn
điểm
yếu
nào
khiến
họ
lo
ngại.
Nhắc
với
người
đó
rằng
được
khóc
hoặc
nói
chuyện
về
rắc
rối
của
mình
với
ai
đó
là
một
điều
nhẹ
nhõm.
Theo
một
nghiên
cứu
gần
đây,
gần
89%
số
người
cảm
thấy
khá
hơn
sau
khi
giải
tỏa
cảm
xúc,
chẳng
hạn
như
khóc,[11]
và
các
bác
sĩ
thường
khuyên
mọi
người
tâm
sự
về
rắc
rối
của
mình
như
một
cách
để
tìm
thấy
cảm
giác
nhẹ
nhõm.[12]
- Thử nói với người thân hay bạn của bạn, “Mở lòng mình với ai đó là điều bình thường. Đó là điều chúng ta thường tâm sự với bạn bè và với những người có ý nghĩa của mình. Bạn cần xây dựng mối quan hệ với chuyên gia trị liệu, và sự chân thành là điều duy nhất để làm điều đó”.
- Nhắc người thân của bạn rằng đối mặt với cảm xúc có thể đáng sợ, nhất là nếu bạn đang đè nén những cảm xúc đó, nhưng các chuyên gia trị liệu được đào tạo để giúp thân chủ xử lý và đối mặt với các cảm giác mạnh theo cách an toàn để tránh bị choáng ngợp.
-
Nhắc
người
đó
về
kết
quả
tiềm
năng.
Điều
xấu
nhất
có
thể
xảy
ra
là
sẽ
không
có
gì
thay
đổi.
Tuy
nhiên
kịch
bản
tốt
nhất
là,
người
thân
yêu
của
bạn
sẽ
tìm
được
nguồn
an
ủi,
nhẹ
nhõm
và
một
triển
vọng
mới
về
cuộc
sống.
- Nhắc lại lần nữa với người thân hoặc bạn của bạn rằng bạn quan tâm đến họ và luôn ở bên cạnh họ, cho dù có xảy ra chuyện gì.
- Khuyến khích người đó cởi mở và trung thực với chuyên gia trị liệu và giải thích nếu có điều gì không hiệu quả. Chuyên gia trị liệu có thể thử nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau hoặc giúp đỡ thân chủ tìm một chuyên gia khác thích hợp hơn.
Lời khuyên[sửa]
- Đề nghị người thân của bạn nói với bác sĩ của họ về nhu cầu trị liệu, xin lời khuyên và sự hỗ trợ qua kênh này. Điều này là quan trọng vì một chuyên gia trị liệu không thể kê toa thuốc trừ khi họ đạt chuẩn y khoa. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể cân nhắc kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc khác như một phần thiết yếu của quá trình điều trị tổng thể.
- Giúp người đó tìm hiểu một chuyên gia trị liệu trên mạng. Ngỏ ý giúp họ đặt lịch hẹn nếu họ lo sợ đến mức không dám tự mình làm điều đó.
- Thử tìm các nguồn thông tin y khoa online như http://locator.apa.org/ để tìm bác sĩ trong khu vực bạn ở.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu người đó có ý muốn tự sát; bạn đừng mất thời gian cân nhắc; hãy tìm trợ giúp chuyên khoa ngay lập tức.
- Luôn luôn kiểm tra giấy ủy nhiệm của chuyên gia trị liệu. Mỗi bác sĩ đều có giấy ủy nhiệm chuyên môn, có thể xác thực trên mạng hoặc qua điện thoại. Nếu hồ nghi, bạn có thể liên lạc với các hiệp hội liên quan có nhiệm vụ quản lý chuyên môn. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể giúp bạn xác thực nếu cần thiết.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/benefits-of-talking-therapy.aspx
- ↑ http://www.apa.org/monitor/jun05/helping.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mental-illness/basics/causes/con-20033813
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/drug-addiction/basics/causes/con-20020970
- ↑ http://psychcentral.com/lib/9-myths-and-facts-about-therapy/
- ↑ http://psychcentral.com/ask-the-therapist/2013/09/27/fear-of-therapy-depression/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cognitive-behavioral-therapy/basics/what-you-can-expect/prc-20013594
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/understanding-psychotherapy.aspx
- ↑ http://psychcentral.com/lib/15-ways-to-support-a-loved-one-with-serious-mental-illness/
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/confidentiality.aspx
- ↑ http://www.independent.co.uk/life-style/health-and-families/features/how-crying-can-make-you-healthier-1009169.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201103/talk-about-your-problems-please