Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Kiểm soát cuộc sống của bản thân
Từ VLOS
Hầu như ai cũng muốn có sức khỏe tốt, trải nghiệm hạnh phúc, mãn nguyện với công việc, chấp nhận bản thân, được tôn trọng và có những mối quan hệ hỗ trợ. Nếu cảm thấy cuộc sống của mình quay cuồng bận rộn, đơn điệu hoặc không hoàn thành, bạn cần kiểm soát lại. Bất cứ điều gì có giá trị trong cuộc sống đều đòi hỏi thời gian, sự nỗ lực, tập trung và có thể còn gây bất tiện trong suốt cuộc hành trình. Hãy trở thành người mà bạn mong muốn và sống một cuộc sống bạn mơ ước bằng cách tập thay đổi lối suy nghĩ, điều chỉnh phong cách sống và làm việc có năng suất.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi lối suy nghĩ[sửa]
- Định nghĩa sự kiểm soát. Suy nghĩ xem việc nắm quyền kiểm soát cuộc sống nghĩa là gì đối với bạn. Đó là khả năng tác động vào số phận, điều chỉnh những biểu hiện, kiểm soát hành vi tiêu cực của bản thân, hay đơn giản chỉ là mong muốn có thêm sức mạnh ý chí? Việc kiểm soát bản thân đòi hỏi bạn phải phấn đấu vượt qua nhiều thách thức, trong đó có việc tự nhận thức, xây dựng lòng tự tin, và bắt tay vào hành động. Xác định điều gì bạn muốn kiểm soát nhiều hơn, và điều này sẽ giúp bạn tập trung năng lượng.[1]
-
Chấp
nhận
bản
thân.
Bước
đầu
tiên
để
thành
công
trong
bất
cứ
việc
gì
là
biết
chấp
nhận
những
điểm
mạnh
và
cả
những
hạn
chế
của
bạn.
Thông
cảm
với
chính
mình.
Chấp
nhận
không
chỉ
điểm
tốt
mà
cả
điểm
xấu.
Luôn
nỗ
lực
cải
thiện
những
điều
mà
bạn
không
thích
hoặc
đang
phải
chống
chọi.
- Hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành động của bản thân và tha thứ cho mình. Tự suy ngẫm là một hành động lành mạnh và tích cực. Tự chỉ trích và cảm thấy tội lỗi là những hành vi vô ích, hại nhiều hơn lợi. Vì vậy nếu bắt gặp mình hành động theo những kiểu thức đó, bạn hãy tự nhủ rằng có những cách lành mạnh hơn để giải quyết vấn đề. Hiểu rằng bạn đã làm hết sức mình, và nhắc đi nhắc lại điều này.[2]
- Nghĩ về ba điểm mà hiện thời bạn đang có biểu hiện xuất sắc và nhận được nhiều lời khen ngợi hoặc khiến bạn thực sự hứng thú. Viết những điểm đó ra và đặt ở những nơi bạn thường xuyên qua lại như nhà tắm hoặc dán trên tủ lạnh.
-
Cân
nhắc
về
niềm
tin
giá
trị
của
bạn.
Bạn
cần
biết
niềm
tin
giá
trị
của
bản
thân
để
xác
định
đúng
những
điều
cần
được
ưu
tiên.
Nghĩ
về
những
điều
và
những
người
quan
trọng
trong
cuộc
đời
bạn
–
đó
là
tự
do,
hạnh
phúc,
công
bằng,
tiền
bạc
hay
gia
đình?
Viết
ra
một
danh
sách
những
niềm
tin
về
giá
trị
của
bạn
(ít
nhất
10
giá
trị),
sắp
xếp
theo
thứ
tự
từ
quan
trọng
nhất
đến
ít
quan
trọng
nhất.[3]
- Nghĩ về những việc bạn đang làm để hỗ trợ cho từng giá trị, và chúng tác động đến cuộc sống của bạn như thế nào. Một điều có thể giúp ích là suy nghĩ xem người mà bạn tôn trọng sẽ nghĩ gì về các giá trị của bạn và liệu điều này có làm thay đổi những giá trị đó không.
- Xác định những việc bạn cần làm để nâng cao lòng tự trọng và đem lại sự mãn nguyện trong cuộc sống. Nghĩ về con người mà bạn mong muốn trở thành và những tính cách, lối suy nghĩ, kiểu hành vi và cuộc sống của người đó.
-
Nuôi
dưỡng
những
phẩm
chất
tốt
đẹp.
Khi
trau
dồi
những
phẩm
hạnh
và
tính
cách
tốt,
bạn
sẽ
kiểm
soát
cuộc
sống
của
bạn
tốt
hơn,
bởi
vì
những
phẩm
chất
đó
sẽ
khuyến
khích
bạn
đạt
được
các
mục
tiêu
của
mình
và
phát
triển
các
tính
cách
mà
bạn
mong
muốn.
Những
tính
cách
tốt
phục
vụ
cho
mục
đích
này
là
lòng
can
đảm,
tính
thận
trọng,
sự
khôn
ngoan
và
tính
tự
giác
kỷ
luật.
- Có lòng can đảm nghĩa là bạn dồn hết sức mạnh và ý chí để hoàn thành những điều bạn cần hoặc mong muốn, bất chấp mọi trở ngại. Đó có thể là việc chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh, biểu hiện tốt ở trường học, hoặc hành động quên mình nào đó khiến bạn trở nên khác biệt. Dũng cảm trái ngược với sợ hãi, và bạn có thể phát triển phẩm chất này bằng cách cho phép mình có thể bị tổn thương, thừa nhận những nỗi sợ của bạn, đối mặt với những điều khiến bạn sợ hãi và thường xuyên có những hành động được coi là can đảm.[4]
- Tính thận trọng (chừng mực hoặc tiết chế) là điều quan trọng vì nó giúp bạn duy trì quan điểm, sự bình tĩnh và tự chủ. Ví dụ, kiềm chế tính ngạo mạn bằng cách cư xử khiêm nhường có thể giúp những mối quan hệ của bạn không bị hủy hoại.
- Sự khôn ngoan khuyến khích bạn thu thập kiến thức và kinh nghiệm để sử dụng thông tin cho mục đích cao hơn như phục vụ cho nhân loại hoặc sống một cuộc sống cao đẹp. Bạn sẽ tích lũy được sự khôn ngoan qua những thử nghiệm, lỗi lầm, những trải nghiệm mới và tìm kiếm kiến thức.
- Tự giác kỷ luật là điều bắt buộc trong việc kiểm soát cuộc sống, bởi nó cho phép bạn biến toàn bộ dự định của bạn thành hành động. Kỹ năng này được phát triển qua thời gian bằng việc thực hành khi bạn hoàn thành từng mục tiêu nhỏ trên con đường vươn tới viễn cảnh rộng lớn hơn. Hãy luôn tưởng tượng các mục tiêu của bạn như là bạn đã đạt được rồi. Thực hành tự kiểm soát mỗi ngày bằng cách tạo những thay đổi nho nhỏ và bám vào đó, thậm chí chỉ là những việc như dùng tay trái mở mọi cánh cửa. Thành công trong những thay đổi nhỏ như vậy sẽ giúp những thay đổi lớn được thực hiện dễ dàng hơn.[5]
- Xác định điều gì là động cơ thúc đẩy bạn. Nhiều người trong chúng ta có một đam mê – một thứ gì đó mà chúng ta thích thú và dẫn dắt ta đến thành công. Suy nghĩ về việc mà bạn muốn làm trong cuộc sống nếu không có điều gì gây trở ngại. Nếu không tìm ra điều đó, có lẽ bạn cần viết ra những hoạt động yêu thích khiến bạn có cảm giác hài lòng. Cân nhắc về những điều truyền cảm hứng cho bạn, những kỹ năng và tài năng của bạn.
-
Đặt
ra
các
mục
tiêu.
Tìm
ra
thứ
mà
bạn
thực
sự
mong
muốn
trong
năm
nay
–
một
ngôi
nhà,
một
công
việc
tốt
hay
một
mối
quan
hệ
lành
mạnh?
Viết
ra
từng
mục
tiêu,
sau
đó
nghĩ
ra
những
ý
tưởng
giúp
bạn
hoàn
thành
mục
tiêu
đó.
Ghi
lại
các
ý
tưởng
đó
với
những
câu
quyết
tâm
hành
động
tích
cực,
ví
dụ
như,
“mình
sẽ
để
dành
tiền”.
Tiếp
đó
rà
soát
lại
tất
cả
mục
tiêu
cũng
như
ý
tưởng
của
bạn
và
xác
định
ba
mục
tiêu
và
ba
câu
quyết
tâm
hành
động
cho
từng
việc
bạn
sẽ
thực
hiện.[1]
- Tránh những câu như, “Mình không muốn nhút nhát và cô đơn nữa”. Câu này không xác định được hướng đi hoặc hành động cần có để đạt được mục tiêu của bạn. Thay vào đó, bạn có thể thử viết những câu như: “Mình sẽ tạo dựng nhiều mối quan hệ hơn trong năm nay bằng cách nhận mọi lời mời tham dự sự kiện xã hội và rủ một bạn làm việc gì đó ít nhất mỗi tuần một lần”.
- Cân nhắc về các lựa chọn. Đừng đánh giá bản thân bằng những rắc rối của mình mà bằng những cơ hội đến với bạn.[1] Nếu đang vất vả xoay xở tiền trả góp, bạn hãy tập trung vào việc làm sao để được tăng lương, kiếm thêm thu nhập phụ, hoặc đổi nghề, thay vì mãi nghĩ ngợi về việc thiếu hụt tiền bạc.
- Nếu muốn, bạn có thể đặt các mục tiêu tùy theo nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của bạn như công việc, sức khỏe, mối quan hệ, v.v… Chia nhỏ thành những mục tiêu ngắn hạn (ngày, tuần) và các mục tiêu dài hạn hơn (tháng, năm). Ví dụ: ăn 6 khẩu phần hoa quả và rau mỗi ngày, tập luyện bốn lần mỗi tuần hoặc giảm 5 kg trong năm nay.
- Đừng ngại ngần điều chỉnh các mục tiêu và các ý tưởng khi đã qua một thời gian và bạn nhận thấy điều gì có hiệu quả và điều gì không. Cái chính là bạn kiểm soát được cuộc sống của mình và con đường mà bạn đang hướng tới.
-
Kiểm
soát
cảm
xúc.
Cảm
xúc
có
thể
là
những
trải
nghiệm
tuyệt
vời,
nhưng
việc
biểu
lộ
cảm
xúc
không
thích
hợp
có
thể
cản
trở
khả
năng
hoàn
thành
các
mục
tiêu
và
làm
tổn
hại
các
mối
quan
hệ
của
bạn.
Bạn
cần
học
cách
hiểu,
xử
lý
và
phản
ứng
với
các
cảm
giác
của
bạn
một
cách
lành
mạnh
và
hữu
ích.[6]
- Dùng các phương pháp thở sâu và thư giãn để bình tĩnh lại trước khi nói hoặc làm điều gì đó để phản ứng trước một tình huống.
- Hít vào trong năm giây, nín thở trong năm giây hoặc hơn và thở ra trong năm giây nữa. Lặp lại cho đến khi bạn cảm nhận được các phản ứng trong cơ thể như nhịp tim tăng, và căng thẳng giảm đi.
- Tìm một cách giải tỏa lành mạnh như tâm sự với ai đó, viết nhật ký hoặc tham gia những hoạt động tích cực nào đó như võ thuật.[7]
-
Buông
bỏ
gánh
nặng.
Đôi
khi
thật
khó
quên
đi
những
suy
nghĩ
hoặc
trải
nghiệm
tiêu
cực
–
bạn
có
thể
có
cảm
giác
rằng
chúng
đại
diện
cho
bạn,
hoặc
chúng
đã
quá
quen
thuộc
đến
mức
bạn
lo
sợ
khi
không
có
chúng,
hoặc
đơn
giản
chỉ
là
bạn
không
biết
làm
sao
để
buông
bỏ.
Bạn
cần
phải
học
cách
hiểu
rằng
bạn
không
thuộc
về
các
vấn
đề
đó,
và
chúng
không
quyết
định
giá
trị
con
người
bạn
hoặc
cách
chọn
lựa
của
bạn
trong
hiện
tại.
Việc
học
cách
quên
đi
những
gánh
nặng
trong
quá
khứ
sẽ
giúp
bạn
tích
cực
tìm
giải
pháp,
mở
rộng
tầm
nhìn
và
nắm
được
quyền
kiểm
soát
cuộc
sống.[1]
- Thực hành chánh niệm. Một cách để giải phóng mình khỏi quá khứ là tập trung vào hiện tại. Khi thực hành chánh niệm, bạn đang tích cực tập trung vào khoảnh khắc hiện tại – cảm nhận của bạn về cơ thể, cảm nhận ánh nắng mặt trời trên mặt – đó chỉ là sự quan sát.[8] Thay vì đánh giá các ý nghĩ của bạn (hoặc bản thân bạn), bạn chỉ quan sát và ghi nhận chúng.[9] Phương pháp chánh niệm đòi hỏi bạn phải tập luyện, nhưng lợi ích nó đem lại có thể rất to lớn.
- Chuộc lỗi. Nếu bạn bị ám ảnh bởi những lỗi lầm trong quá khứ, việc chuộc lỗi có thể giúp ích cho bạn.[9] Nếu bạn áy náy vì đã trêu em gái, thì bây giờ bạn có thể gặp em (gặp trực tiếp hoặc qua thư), xin lỗi vì hành vi của mình. Cho cô bé một cơ hội để nói về cảm giác của mình. Lưu ý rằng việc đền bù có thể không hàn gắn được một mối quan hệ đã rạn nứt, nhưng nó có thể giúp bạn quên đi quá khứ và tiếp tục bước tới.[9]
Thay đổi trong lối sống[sửa]
-
Có
tính
độc
lập.
Nếu
bạn
phụ
thuộc
vào
người
khác
về
tình
cảm,
lối
sống,
hoặc
cần
ai
đó
bảo
bạn
phải
làm
gì
thì
bạn
không
kiểm
soát
được
cuộc
sống
của
mình.
Hãy
học
cách
tự
giải
quyết
vấn
đề
của
mình
và
dành
thời
gian
suy
nghĩ
và
nghiền
ngẫm.
Chỉ
cầu
viện
sự
trợ
giúp
khi
thực
sự
cần
đến
và
học
hỏi
từ
những
người
đã
giúp
đỡ
bạn
để
lần
sau
bạn
có
thể
tự
mình
xử
lý
được
nhiều
hơn.[10]
- Học cách đáp ứng các nhu cầu của mình. Tìm một công việc để có thể tự nuôi sống bản thân nếu bạn tách ra khỏi ai đó. Sau đó hãy dọn ra ngoài và sống một cuộc sống độc lập.
- Tự hỏi bản thân, “Hôm nay mình muốn làm gì?” và tự mình quyết định. Nghĩ về những việc bạn yêu thích và đam mê. Đừng dựa vào người khác bảo bạn phải làm gì hoặc thích gì.[10]
-
Sống
ngăn
nắp.
Ngăn
nắp
là
yếu
tố
quan
trọng
khi
bạn
muốn
kiểm
soát
cuộc
sống
của
mình.
Nếu
mọi
thứ
hỗn
loạn
trong
nhà
và
cả
trong
tâm
trí
của
bạn
thì
thật
khó
mà
biết
phải
bắt
đầu
xử
lý
một
rắc
rối
từ
đâu.
Cố
gắng
giữ
mọi
vật
gọn
gàng
ở
nhà
và
ở
nơi
làm
việc
để
bạn
không
phải
đối
phó
với
một
mớ
lộn
xộn,
và
nhớ
đặt
đồ
vật
trở
lại
chỗ
của
chúng.
Làm
bản
liệt
kê,
dùng
lịch
và
thường
xuyên
quyết
định
ngay
thay
vì
trì
hoãn
mọi
việc.[11]
- Đọc tài liệu, email và thư từ ngay và lập tức bắt tay vào giải quyết, cho dù là vứt vào thùng rác, thanh toán hóa đơn hay trả lời thư.
- Lên lịch trình cho công việc hàng ngày trong suốt tuần như mua sắm, thời gian dành cho gia đình, các cuộc hẹn, các danh sách công việc, v.v…
- Vứt bỏ những thứ mà bạn không dùng đến trong sáu tháng qua. Đừng giữ một thứ vì bạn có thể sử dụng trong tương lai.
- Mỗi lần chỉ xử lý một chỗ, nhất là những nơi nhỏ như ngăn tủ để thu dọn trước. Sau đó chuyển sang sắp xếp những nơi khác.
- Dành thời gian cho vẻ ngoài của mình. Việc bỏ công sức chăm sóc diện mạo của mình trong mắt mọi người có thể đem lại cho bạn cảm giác hài lòng và có kiểm soát hơn. Đi cắt tóc, nhuộm tóc, hoặc làm một kiểu tóc mới. Mua hoặc mượn vài bộ đồ mới và nhớ mỉm cười bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến số tiền bạn tiêu vào đó để kiểm soát được túi tiền của mình.
- Chăm sóc bản thân. Để tâm đến những món ăn, số lượng thức ăn và cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Để tăng cường sức lực, bạn cần ăn những khẩu phần nhỏ với thức ăn giàu năng lượng cả ngày (cách mỗi 3 tiếng). Những thực phẩm này bao gồm protein gầy (thịt, đậu) và tinh bột dạng phức (ngũ cốc nguyên cám, hoa quả và rau). Tránh các thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo, thức ăn chế biến quá kỹ hoặc quá nhiều muối là những thứ có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe và không đủ sức lực để kiểm soát cuộc sống.
- Chú ý đến giấc ngủ. Khi mệt mỏi, bạn sẽ không đủ sức để duy trì sự kiểm soát hoặc để làm thêm ngoài những việc phải làm. Việc kiểm soát cuộc sống đòi hỏi bạn phải tỉnh táo và biết được điều gì đang xảy ra, biết nơi mà bạn muốn đến. Ngủ theo nhu cầu cho đến khi bạn cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy – thông thường khoảng 8 tiếng. Bắt đầu bằng việc thư giãn ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ, thực hiện theo một thông lệ vào giờ đi ngủ (ví dụ như uống trà ấm, đánh răng, vào giường nằm), cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi tối và thức dậy đúng giờ mỗi sáng.[12]
-
Phát
triển
những
mối
quan
hệ
tích
cực.
Ở
bên
cạnh
những
người
có
cùng
niềm
tin
về
giá
trị
và
mục
đích
như
bạn.
Cố
gắng
tìm
hiểu
những
người
mà
bạn
ngưỡng
mộ
và
dành
thời
gian
ở
bên
họ
để
hành
vi
của
họ
có
thể
tác
động
tốt
đến
bạn.
Gặp
gỡ
những
người
mới
ở
những
nơi
chốn
hoặc
các
sự
kiện
hỗ
trợ
cho
các
giá
trị
và
mục
tiêu
của
bạn.
Trò
chuyện
với
những
người
gần
gũi
bạn
và
tận
dụng
sự
giúp
đỡ
của
họ
để
kiểm
soát
được
nhiều
hơn
trong
cuộc
sống
của
mình.
- Truyền đạt những mong muốn và nhu cầu của bạn, đảm bảo hai bên hiểu nhau. Lắng nghe và đi đến giải pháp có lợi cho cả hai bên. Luôn biểu lộ sự cảm kích đối với người kia.[13]
-
Giảm
bớt
công
việc.
Nếu
bạn
cảm
thấy
như
mình
liên
tục
chạy
theo
thời
gian
trong
một
cuộc
đua
bất
tận
để
hoàn
thành
các
bổn
phận,
bạn
như
đang
lao
vào
hoặc
bị
cuốn
vào
nhiều
hướng
khác
nhau,
thì
bây
giờ
là
lúc
bạn
nên
đánh
giá
lại
những
công
việc
ưu
tiên
của
mình.
Mỗi
ngày
xem
xét
lại
toàn
bộ
các
nhiệm
vụ
đang
chiếm
quá
nhiều
thời
gian
của
bạn.
Cắt
bớt
các
công
việc
và
chỉ
để
lại
vài
nhiệm
vụ
quan
trọng
nhất
để
bạn
có
thể
thực
sự
tập
trung
vào
đó.[14]
- Có thể bạn sẽ không chịu từ bỏ một việc nào đó, nhưng các lựa chọn của bạn trong trường hợp này sẽ là: tiếp tục vật lộn để hoàn thành công việc, mất giấc ngủ, mất đi thời gian dành cho gia đình và ảnh hưởng đến các mục tiêu khác, làm việc kém chất lượng hoặc dở dang, nếu không thì bạn phải buông một công việc nào đó.
- Bạn hoàn toàn có thể thừa nhận rằng mình đã nhận quá nhiều và không thể hoàn thành mọi nhiệm vụ tốt như khi bạn nhận ít việc hơn. Thường thì nỗi lo sợ của bạn về hậu quả xảy ra khi bạn từ bỏ một dự án chỉ là nỗi sợ thiếu căn cứ.
- Giảm thiểu những điều gây xao lãng. Tránh hoặc loại bỏ những thứ cản trở bạn làm những điều cần làm. Ví dụ, nếu đang cố gắng sống khỏe mạnh hơn, bạn hãy loại bỏ kẹo và các thức ăn không tốt cho sức khỏe để dễ dàng tránh những thứ đó hơn. Tắt điện thoại và tin báo email khi làm việc và tập trung tâm trí để hoàn thành nhiệm vụ.
-
Vui
chơi.
Cuộc
sống
không
chỉ
toàn
công
việc.
Hãy
cho
phép
mình
dành
thời
gian
theo
đuổi
những
sở
thích,
tận
hưởng
những
kỳ
nghỉ
và
làm
những
điều
mà
bạn
thích
thú.
Thỉnh
thoảng
nhân
nhượng
các
thú
vui
“ích
kỷ”
nho
nhỏ
như
một
ly
kem
hay
mua
một
đôi
giày
mới.
Giờ
thì
bạn
đã
biết
kiểm
soát,
vì
thế
hãy
tận
hưởng
mọi
trải
nghiệm
của
cuộc
sống.
- Một điều có thể giúp ích là mỗi sáng dậy sớm hơn vài phút để có thể dành 5 đến 15 phút cho bản thân. Tập thể dục, đi dạo hoặc thiền. Điều này sẽ đem đến sự khác biệt trong cuộc sống của bạn.
Làm việc có năng suất[sửa]
-
Bắt
đầu
ngay.
Sau
khi
đã
dành
vài
phút
cho
bản
thân,
bây
giờ
là
lúc
bạn
tập
trung
vào
những
nhiệm
vụ
quan
trọng
nhất.
Giải
quyết
ngay
để
tránh
sự
căng
thẳng
hàng
ngày.
Buổi
sáng
là
lúc
bạn
tràn
đầy
năng
lượng,
do
đó
cũng
dễ
dàng
tập
trung
và
làm
việc
tốt
hơn.
Nhờ
đó
bạn
có
thể
hoàn
thành
khối
lượng
công
việc
lớn
hơn.
- Cố gắng làm xong công việc hoặc các nhiệm vụ quan trọng trong một hoặc hai giờ đầu tiên vào buổi sáng.
- Mỗi lần tập trung vào một việc. Xác định nhiệm vụ nào là quan trọng nhất phải hoàn thành trước và tập trung làm cho xong. Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến năng suất giảm và kéo dài thời gian hoàn thành công việc đầu tiên thêm 25%. Đó là vì bạn chuyển sự tập trung từ việc này sang việc khác làm mất thêm thời gian. Đừng lo lắng về việc phải cùng một lúc làm xong mọi nhiệm vụ cần làm trong ngày mà bạn nên duy trì sự kiểm soát và tuần tự thực hiện từng nhiệm vụ với tiến trình đều đặn.[15]
- Ngừng phung phí thời gian. Chúng ta đang sống trong một thế giới với quá nhiều trò tiêu khiển vây quanh. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng bạn là người chủ động lựa chọn, hoặc tập trung vào công việc hoặc bị xao nhãng bởi những trò chơi chuyển động, ti vi, Facebook hoặc các tin nhắn. Thay vì đi về nhà và sà vào chiếc ti vi để giết thời gian, bạn hãy làm điều gì có ích hơn hoặc làm những việc cần làm để có thể duy trì kiểm soát ở thời khắc hiện tại. Luyện tập thể dục thể thao, theo đuổi sở thích hoặc nuôi dưỡng các mối quan hệ là những việc tiêu khiển lý thú và hữu ích.[15]
- Nghỉ ngơi. Chúng ta đủ năng lượng để tập trung mỗi lần khoảng 90 phút. Sau thời gian đó chúng ta bắt đầu mệt mỏi và không thể làm việc tốt. Bạn nên tập trung liên tục trong khoảng 90 phút mỗi lần, tiếp đó nghỉ ngơi ít nhất vài phút. Điều này cho phép trí não nghỉ ngơi, cơ thể được tiếp thêm năng lượng và tinh thần được thư giãn.[16]
- Phát triển những thói quen tốt. Khi ý chí bị hạn chế, điều quan trọng là bạn không lệ thuộc vào nó như cách duy nhất để tự kiểm soát. Phát triển các trình tự mà bạn lặp đi lặp lại vào cùng thời gian mỗi ngày để thấy dễ dàng hơn khi hành động hoặc suy nghĩ theo một kiểu nào đó trong các tình huống khác. Ví dụ, ở nhà bạn có thể lặp đi lặp lại câu, “tôi đang bình tĩnh” khi lần chuỗi hạt. Thế rồi lần sau, khi đối mặt với tình huống căng thẳng, bạn có thể lấy chuỗi hạt trong túi ra dùng và cảm thấy bình tĩnh.
-
Hành
động.
Bạn
có
thể
có
toàn
bộ
mục
tiêu
trên
đời
này
nhưng
sẽ
chẳng
bao
giờ
đi
đến
đâu
nếu
không
bắt
tay
vào
hành
động
để
đạt
tới
những
mục
tiêu
đó.
Hãy
làm
tất
cả
những
gì
phải
làm
để
đến
được
nơi
bạn
muốn.
Đi
từng
bước
nhỏ
nhưng
phải
đảm
bảo
thực
hiện
mỗi
ngày,
bạn
sẽ
tiến
gần
tới
đích
cuối
cùng.
Đó
có
thể
là
những
bổn
phận
đời
thường,
tập
luyện
suy
nghĩ
tích
cực,
sắp
xếp
tài
liệu
hoặc
là
bất
cứ
việc
gì
khác.
- Đừng bị cuốn vào tương lai đến mức bạn không thể tận hưởng cuộc sống ở khoảnh khắc hiện tại. Hãy thích thú với cuộc hành trình tiến tới mục tiêu, và nhớ biết ơn vì mọi thứ bạn đã đạt được ngay lúc này.
- Cố gắng hết sức mình, bất kể đó là một dự án, một bài kiểm tra hoặc chỉ là một trò giải trí. Những thành quả tốn nhiều công sức mới đạt được khiến bạn cảm thấy hài lòng với bản thân và là động lực thúc đẩy bạn thành công hơn nữa.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu ngày hôm nay làm hỏng việc, bạn chỉ cần nhớ rằng ngày mai là một ngày mới. Bạn luôn có thể cố gắng lần nữa vào ngày hôm sau để kiểm soát cuộc sống của mình nhiều hơn.
- Hành động giúp đỡ mọi người có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng với bản thân. Nếu có thời gian, bạn hãy tìm nơi nào đó để làm việc thiện nguyện. Những nơi cứu trợ động vật, bếp ăn từ thiện và trường học luôn cần trợ giúp.
Cảnh báo[sửa]
- Bạn là một cá nhân riêng biệt, do đó đừng cố gắng trở thành người khác khi nỗ lực kiểm soát cuộc sống của mình. Hãy là chính mình, nhưng cố gắng trở thành người dẫn đầu và là một hình mẫu mà mọi người phải ngưỡng mộ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.healingwell.com/library/health/article.asp?author=salvucci&id=3
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/evolution-the-self/200809/the-path-unconditional-self-acceptance
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-art-non-conformity/201010/creating-and-living-your-own-list-values
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/09/15/conquering-fear_n_3909020.html
- ↑ http://www.apa.org/monitor/2012/01/self-control.aspx
- ↑ http://www.today.com/id/50345254/ns/today-today_books/t/conquer-your-killer-emotions-take-control-your-life/#.VkfxQtjn_IU
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/dr-carmen-harra/controlling-your-emotions_b_3654326.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200811/the-art-now-six-steps-living-in-the-moment
- ↑ 9,0 9,1 9,2 https://www.psychologytoday.com/articles/201410/let-it-go
- ↑ 10,0 10,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2014/01/08/6-ways-to-become-more-independent-less-codependent/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200603/how-get-organized-finally?collection=80670
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/sleep-disorders.aspx
- ↑ http://healthservices.uindy.edu/counseling/coRelation.php
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/chronic-stress.aspx
- ↑ 15,0 15,1 https://www.psychologytoday.com/blog/communication-success/201206/how-be-ultra-productive-10-tips-mastering-your-time
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/tracking-wonder/201204/best-rest-practices-optimal-productivity-and-creativity