Kiểm tra nhịp hô hấp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhịp thở là một trong các dấu hiệu quan trọng để phán đoán tình trạng sức khỏe. Thông thường, chúng ta nạp khí ôxy vào người khi hít vào và thải khí CO2 khi thở ra. Kiểm tra nhịp hô hấp là một bước quan trọng giúp đảm bảo rằng cơ quan hô hấp vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.[1][2]

Các bước[sửa]

Đo Nhịp Hô hấp[sửa]

  1. Đếm số lần thở. Quá trình hô hấp được đo bằng số lần thở trong mỗi phút. Để có kết quả đo chính xác, người được đo cần thư giãn, không thở nhanh hơn bình thường vì tập thể dục. Sau khi người đó không cử động trong ít nhất 10 phút, bạn có thể bắt đầu đếm số lần thở.[1][3]
    • Giúp người cần đo nhịp thở ngồi thẳng người lên. Nếu đang đo nhịp thở cho trẻ sơ sinh, hãy giúp trẻ dựa lưng vào một mặt phẳng chắc chắn.
    • Sử dụng đồng hồ bấm giờ để đếm số nhịp thở trong một phút. Hãy đếm số lần lồng ngực phồng lên và xẹp xuống trong một phút.
    • Nếu tiết lộ rằng bạn đang chuẩn bị đo, người đó sẽ tự động thay đổi nhịp thở mà không hề nhận ra. Bạn chỉ nên bảo người đó thở bình thường. Để có được kết quả chính xác hơn, bạn có thể đo 3 lần và tính trung bình.
  2. Phán đoán xem nhịp hô hấp của người đó có bình thường hay không. Vì trẻ em thường thở nhanh hơn người lớn nên bạn cần so kết quả thu được với số lần thở bình thường theo từng nhóm tuổi. Số lần thở bình thường sẽ như sau:[4]
    • 30 đến 60 lần thở mỗi phút đối với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
    • 24 đến 30 lần thở mỗi phút đối với trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi
    • 20 đến 30 lần thở mỗi phút đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi
    • 12 đến 20 lần thở mỗi phút đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi
    • 12 đến 18 lần thở mỗi phút đối với người từ 12 tuổi trở lên
  3. Phát hiện các triệu chứng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Nếu nhịp thở của một người cao hoặc thấp hơn mức nói trên mà người đó đang không tập luyện gì thì đây có thể dấu hiệu của bệnh suy hô hấp. Một số dấu hiệu khác của căn bệnh này là:[5][3]
    • Phồng lỗ mũi khi thở.
    • Da có màu tối.
    • Xương sườn và phần giữa ngực bị co lại.
    • Người đó phát ra tiếng khò khè, tiếng giống như lúc rên hoặc khóc khi thở.

Nhận Trợ giúp Y tế[sửa]

  1. Gọi ngay cho chuyên viên cấp cứu nếu bạn hoặc người nào đó đang gặp khó khăn khi thở. Lý do là vì thở quá nhanh hoặc quá chậm có thể là triệu chứng của:[2][1]
    • Bệnh hen suyễn
    • Lo lắng
    • Viêm phổi
    • Suy tim
    • Dùng thuốc quá liều
    • Sốt
  2. Dùng dụng cụ hỗ trợ hô hấp. Nếu ai đó cần được hỗ trợ hô hấp, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp tiếp ôxy như:[5]
    • Dùng mặt nạ ôxy. Đây là loại mặt nạ vừa khít với khuôn mặt, có thể cung cấp nhiều ôxy hơn. Thường thì không khí trong môi trường chỉ chứa 21% ôxy nhưng nếu ai đó cảm thấy khó thở thì cần hít nhiều khí ôxy hơn thế.
    • Sử dụng máy áp lực dương liên tục. Các ống thở sẽ được đặt vào mũi và khí ôxy được đẩy vào bằng chút áp lực khí để khai thông đường dẫn khí và phổi.
    • Thông khí. Đặt một ống thở vào miệng và khí quản của một người. Khi đó, khí ôxy có thể được đẩy trực tiếp vào phổi.
  3. Hạn chế thở quá nhanh vì lo lắng. Một số người thở quá nhanh (hay còn gọi là tăng thông khí) mỗi khi lo lắng hoặc hoảng sợ. Điều này khiến người đó có cảm giác như đã ngừng thở dù sự thật là họ đang hít quá nhiều khí ôxy vì thở quá nhanh. Nếu người nào đó ở gần bạn gặp phải tình trạng này, bạn có thể:[6]
    • Trấn an và giúp người đó thư giãn. Khẳng định rằng người đó không bị đau tim và không nguy hiểm đến tính mạng. Hãy nói rằng mọi chuyện vẫn bình thường.
    • Bảo người đó làm theo phương pháp thở giúp giảm lượng khí ôxy hít vào người. Người đó có thể thổi vào một chiếc túi giấy, bĩu môi hoặc bịt một lỗ mũi và miệng khi thở. Sau khi CO2 và ôxy trong hệ hô hấp trở lại trạng thái cân bằng bình thường, người đó sẽ cảm thấy khá hơn.
    • Khuyên người đó đi khám bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây