Làm dầu dừa nguyên chất

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm Dầu dừa Nguyên chất)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dầu dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể được dùng trong nấu ăn hoặc chăm sóc da và tóc. Dầu dừa nguyên chất được coi là có chất lượng tốt nhất, được làm từ các phương pháp thủ công và không có các hóa chất độc hại. Hãy cùng học cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà theo 3 phương pháp sau: phương pháp xay ướt, phương pháp ép lạnh và phương pháp chưng cất.

Các bước[sửa]

Dùng Phương pháp Xay ướt[sửa]

  1. Dùng dao tách đôi quả dừa. Hãy dùng dừa già thay vì dừa non.
  2. Lấy cùi dừa. Dùng dụng cụ nạo dừa chuyên dụng, dao hoặc thìa kim loại để lấy cùi dừa. Việc lấy cùi dừa đòi hỏi một chút khéo léo. Bạn nên sử dụng dao cắt bơ thay vì một con dao thái sắc. Bạn nên lách dao vào giữa lớp vỏ và cùi dừa để tách từng miếng cùi dừa, tránh bị trượt và cắt vào tay.
  3. Cắt cùi dừa thành các miếng nhỏ hoặc dùng nạo để bào nhỏ cùi dừa.
  4. Cho cùi dừa đã cắt nhỏ vào trong máy xay.
  5. Bật máy xay ở chế độ trung bình và xay cho đến khi cùi dừa thật nhỏ. Bạn có thể cho thêm một chút nước nếu cần để xay dễ hơn.
  6. Lọc nước cốt dừa. Đặt một màng lọc cà phê hoặc một miếng vải mỏng (vải khăn xô) lên trên miệng một lọ thủy tinh miệng rộng. Đổ một lượng nhỏ cùi dừa đã xay lên trên. Túm các đầu khăn lại và vắt nước cốt dừa vào trong lọ.
    • Vắt thật mạnh tay để lấy hết cốt dừa.
    • Làm tương tự với phần cùi dừa còn lại.
  7. Để nước cốt dừa ở nơi thoáng mát ít nhất 24 tiếng. Khi đó, phần sữa dừa và dầu dừa sẽ tách nhau ra. Phần sữa dừa sẽ đông lại và nổi lên trên miệng lọ.
    • Bạn có thể cho lọ vào trong tủ lạnh để phần sữa dừa đông cứng lại nhanh hơn.
    • Nếu không, chỉ cần đặt lọ nước cốt dừa ở nơi thoáng mát.
  8. Dùng thìa loại bỏ phần sữa dừa. Phần còn lại trong lọ chính là dầu dừa nguyên chất.

Dùng Phương pháp Ép lạnh[sửa]

  1. Dùng cùi dừa sấy khô. Bạn có thể mua cùi dừa sấy khô không ngọt ở các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa nhưng phải đảm bảo đó là cùi dừa 100%, không có lẫn các thành phần khác. Nếu bạn muốn dùng cùi dừa tươi, hãy cắt nhỏ cùi dừa và sấy khô bằng máy sấy thực phẩm chuyên dụng trong 24 tiếng.[1]
    • Bạn cũng có thể sấy khô cùi dừa bằng cách cho vào lò nướng, bật chế độ nướng ở nhiệt độ thấp nhất. Trước đó, hãy cắt nhỏ cùi dừa, đặt lên trên một tấm giấy nướng. Hãy nướng cùi dừa trong vòng 8 tiếng cho đến khi cùi dừa khô hoàn toàn.
    • Nếu bạn dùng cùi dừa khô mua ở siêu thị, hãy dùng loại cùi dừa được bào thành những miếng mỏng, thay vì chọn dừa vụn vì dừa vụn có thể làm tắc máy ép.
  2. Cho dừa vào trong máy ép. Lưu ý, chia số cùi dừa thành nhiều mẻ nhỏ để tránh làm tắc máy ép. Máy ép sẽ ép lấy phần dầu dừa và sữa dừa. Ép dần dần cho hết số cùi dừa đã chuẩn bị.
  3. Tiếp tục cho phần bã dừa vào máy ép một lần nữa để có thể lấy hết phần nước cốt dừa.
  4. Cho nước cốt dừa vào lọ thủy tinh và để vào nơi ấm áp trong 24 tiếng. Phần sữa dừa sẽ lắng xuống đáy lọ trong khi dầu dừa sẽ nổi lên trên.
  5. Cho sữa dừa sang một lọ khác. Khi dầu dừa đã hoàn toàn nổi lên trên và cứng lại, dùng thìa múc dầu sang một lọ khác. Giờ thì dầu dừa của bạn đã sẵn sàng để sử dụng.

Chưng cất Dầu dừa[sửa]

  1. Đun nóng 4 cốc nước. Đổ nước vào một cái xoong nhỏ và đặt lên bếp. Bật bếp ở mức lửa trung bình cho đến khi nước bắt đầu bốc hơi.
  2. Nạo lấy cùi của 2 quả dừa. Chọn dừa già thay vì dừa non. Tách đôi quả dừa, dùng thìa nạo lấy phần cùi dừa và cho vào bát.
  3. Xay cùi dừa và nước. Cho cùi dừa và nước nóng vào máy xay sinh tố. Đậy nắp lại và giữ chặt nắp. Xay cho đến khi hỗn hợp cùi dừa và nước thật mịn.
    • Không cho cùi dừa và nước đầy quá nửa cối xay. Nếu bạn dùng một máy xay cỡ nhỏ, hãy xay từng mẻ nhỏ vì nếu đổ quá đầy, nước và cốt dừa co thể bắn ra ngoài khi xay.
    • Lưu ý: nhớ giữ chặt nắp cối xay trong quá trình xay để tránh nắp bị bung ra.
  4. Lọc nước cốt dừa. Dùng một miếng vải mỏng (vài khăn xô) hoặc một lưới lọc mắt nhỏ lên miêng một chiếc bát. Đổ hỗn hợp nước và cùi dừa đã xay lên trên để phần cốt dừa nhỏ xuống bát. Dùng một chiếc thìa để dàn đều và ép phần bã dừa.
    • Cách dễ dàng hơn, bạn có thể túm các đầu của miếng vải và bóp chặt để vắt lấy phần cốt dừa.
    • Để lấy được nhiều nước cốt dừa, cho thêm nước nóng vào phần bã dừa sau lần vắt đầu tiên, vắt thêm một lần nữa.
  5. Đun nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa vào chảo và đặt lên bếp. Đun lửa vừa phải cho đến khi sôi. Vặn lửa nhỏ và tiếp tục đun. Vừa đun vừa dùng thìa đảo đều tay cho đến khi nước bốc hơi hết, phần sữa dừa tách ra khỏi dầu dừa và chuyển sang màu nâu.
    • Toàn bộ quá trình đun cốt dừa như trên mất khoảng hơn một tiếng. Hãy kiên nhẫn và đảo liên tục trong quá trình đun. [2]
    • Nếu không muốn đun, bạn có thể để sữa dừa và dầu dừa tự tách ra. Cho hỗn hợp nước và cùi dừa đã xay vào trong một cái bát và đậy kín. Để bát ở nhiệt độ phòng trong 24 tiếng, sau đó cho vào tủ lạnh để dầu dừa đông cứng lại và nổi lên trên. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tách phần dầu dừa ra. [3]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất để nấu nướng trong các món bánh xốp, nhẹ ngon tuyệt vời như bánh mỳ scone (một dạng bánh mỳ nhanh phổ biến ở Anh) hay vỏ bánh nướng. Dầu dừa tạo nên mùi vani dịu nhẹ và tốt hơn cho sức khỏe so với các loại chất béo truyền thống như mỡ lợn hoặc bơ.
  • Trước đây, dầu dừa được coi như một điều cấm kỵ, hầu hết là bởi một thực tế rằng nó có chứa tới gần 90% là chất béo bão hòa. Tuy nhiên, gần đây, dầu dừa đã lấy lại được vị trí của mình trong một thế giới mà vấn đề sức khỏe được quan tâm nhiều hơn. Không giống như các loại dầu hydro hóa, dầu dừa không qua chế biến, không qua xử lý hóa học; vì vậy nó giữ được tất cả các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật. Nếu sử dụng có chừng mực, dầu dừa thậm chí còn mang lại hiệu quả tốt hơn dầu ô liu.
  • Bạn có thể nhận ra một quả dừa già qua lớp vỏ cứng màu nâu sậm. Dừa non hơn sẽ có lớp vỏ nâu sáng hơn. Còn dừa non thì thường nhỏ và vẫn có màu xanh. Dừa già sẽ cho nhiều dầu hơn dừa non.
  • Làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh không sử dụng nhiệt. Vì vậy, dầu sẽ giữ lại được nhiều hơn các chất dinh dưỡng, chất chống ô xi hóa, các vitamin có lợi cho sức khỏe.
  • Làm đông lạnh, sau đó để giã đông các miếng cùi dừa trước khi cho vào máy xay hoặc máy ép sẽ làm cho cùi dừa mềm hơn và tách được nhiều dầu hơn.
  • Dầu dừa nguyên chất được tin là có thể mang lại hơn 200 lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe. Ăn một thìa dầu dừa mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm huyết áp, giảm đau khớp và hỗ trợ điều trị ung thư. Bạn cũng có thể thoa dầu dừa lên tóc và da để tăng độ ẩm và phục hồi các tế bào/nang hư tổn. Một số ví dụ của hiện tượng tế bào/nang hư tổn là: hăm tã, da khô, côn trùng cắn. Các lợi ích khác bao gồm tăng cường hệ tuần hoàn, bình thường hóa chức năng tuyến giáp, thúc đẩy trao đổi chất và giảm cân.

Những thứ bạn cần[sửa]

Phương pháp Xay ướt[sửa]

  • Một quả dừa khô già
  • Dao chặt to
  • Dao nhọn nhỏ
  • Máy xay
  • Màng lọc cà phê hoặc vải xô
  • Lọ thủy tinh miệng rộng
  • Thìa

Phương pháp Ép lạnh[sửa]

  • Máy sấy thực phẩm
  • Máy ép hoa quả

Phương pháp Chưng cất[sửa]

  • Máy xay sinh tố
  • Lưới lọc mắt nhỏ

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây