Làm nước ép cà chua

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm Nước ép Cà chua)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng như lycopene, beta-carotene và vitamin C. Nước ép từ cà chua là một cách tuyệt vời để nạp các dưỡng chất này cho cơ thể. Và nước ép từ những quả cà chua Heirloom tươi (cà chua gia truyền) sẽ có vị ngon nhất.

Nếu thu hoạch được nhiều cà chua khi mùa sinh trưởng kết thúc, bạn hãy dùng vài quả để làm nước ép. Nếu nước ép còn dư, hãy bảo quản chúng trong hũ để có thể thưởng thức hương vị mùa hè trong cả mùa đông.

Nếu không có sẵn cà chua tươi, bạn có thể làm nước ép từ sốt cà chua.

Nguyên liệu[sửa]

Nước ép từ Cà chua Tươi[sửa]

  • 900g cà chua (khoảng 2 quả cà chua giống Beefsteak lớn, 6 quả cà chua Globe cỡ vừa, 16 quả cà chua Plum hoặc 50 quả cà chua bi)
  • Đường, muối và tiêu để nêm

Nước ép từ Sốt cà chua[sửa]

  • 1 hộp sốt cà chua không muối 180 ml
  • 3 cốc (750 ml) nước lạnh
  • Đường, muối và tiêu để nêm

Các bước[sửa]

Làm Nước ép từ Cà chua Tươi[sửa]

  1. Chọn cà chua chín và mọng nước. Cà chua Heirloom chín có vị ngon tươi nguyên là lựa chọn tốt nhất để làm nước ép. Nếu lát cà chua có hương vị và kết cấu tuyệt vời thì nước ép của nó cũng sẽ rất ngon. Vì vậy, bạn nên chọn cà chua vào vụ mùa ở các chợ nông sản hoặc chợ của nông dân. Luôn nhớ rằng phải chọn loại cà chua để ép lấy nước, làm bánh mì kẹp hoặc làm món rau trộn thay vì cà chua để làm sốt.
    • Cà chua hữu cơ tốt hơn cà chua được trồng vì mục đích thương mại – loại cà chua có phun thuốc trừ sâu. Chắc chắn bạn sẽ không muốn nếm thấy vị hóa chất trong nước ép.
    • Bạn có thể chọn một loại cà chua hoặc kết hợp nhiều loại với nhau. [1] Cà chua Early Girl và Big Boy mọng nước hơn, còn cà chua Roma cho nước ép đặc hơn (nếu dùng cà chua Roma – loại dành để làm sốt – thì hãy kết hợp với các loại cà chua nhiều nước khác).
  2. Rửa cà chua. Rửa sạch cà chua và dùng khăn lau bát đĩa hoặc khăn giấy để lau khô. Chỉ cần rửa cà chua với nước là đã đủ để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
  3. Bỏ lõi và cắt cà chua làm 4 phần. Cắt đôi từng quả cà chua ra. Cắt bỏ phần cuống và những phần cứng không phải thịt cà chua. Sau đó, cắt từng nửa thành hai phần bằng nhau.
  4. Cho cà chua đã cắt vào nồi lớn (loại nồi không phản ứng với bất kì loại thực phẩm nào). Dùng nồi chống dính hoặc nồi sứ thay vì dùng nồi nhôm vì nhôm sẽ phản ứng với axit trong cà chua, làm biến đổi màu và mất mùi vị của cà.[2]
  5. Ép cà chua lấy nước. Dùng dụng cụ nghiền khoai tây hoặc thìa gỗ để ép cà chua sao cho nước chảy ra. Lúc này, trong nồi phải đầy hỗn hợp nước cà chua và phần xác của quả. Đậy nắp lại để đun sôi.
    • Nếu hỗn hợp quá khô để đun, hãy cho thêm vài cốc nước sao cho nước trong nồi đủ để đun sôi.
  6. Đun sôi hỗn hợp trong nồi. Khuấy cà chua và nước ép liên tục để hỗn hợp không bị cháy. Đun đến khi hỗn hợp mềm và còn nhiều nước. Quá trình này mất khoảng 25-30 phút.
  7. Thêm gia vị nếu muốn. Thêm một nhúm đường, muối và các gia vị khác để tạo vị ngon cho nước ép cà chua. Vị ngọt của đường sẽ giúp giảm tính axit của cà chua.
    • Nếu không biết nên cho thêm bao nhiêu đường, muối hoặc tiêu, bạn nên cho một ít vào trước. Sau đó khi nhắc nồi cà chua xuống để nếm thử, bạn có thể nêm thêm nếu cần thiết.
  8. Nhắc nồi cà chua xuống và để nguội trong vài phút. Đừng để cà chua nguội bằng nhiệt độ phòng. Bạn chỉ nên để cà chua nguội vừa đủ để không gây bỏng.
  9. Lọc phần thịt khỏi phần nước ép. Đặt rây hoặc dụng cụ lọc có lưới lên tô thủy tinh lớn. Nếu dùng dụng cụ lọc, hãy chọn loại có lưới nhỏ. Nên dùng tô thủy tinh hoặc tô nhựa vì tô kim loại có thể phản ứng với axit trong cà chua. Từ từ đổ hỗn hợp cà chua nguội qua rây. Phần lớn nước ép cà chua sẽ chảy qua các lỗ trên rây.
    • Thỉnh thoảng lắc rây để phần thịt cà chua không bị kẹt trong lỗ và để nước ép nhỏ giọt vào tô. Dùng phới nhựa để ép hỗn hợp cà chua lần nữa. Ấn lên hỗn hợp cà chua sẽ giúp ép ra phần nước còn trong thịt quả.
    • Bỏ phần thịt quả còn trong rây sau khi ép nước. Phần thịt quả lúc này không còn nhiều giá trị ẩm thực.
  10. Đậy nắp và cho nước ép vào tủ lạnh. Bảo quản lạnh ít nhất 30 phút và nhớ khuấy đều trước khi uống. Nước ép cà chua đựng trong hộp/chai đậy nắp kỹ và bảo quản trong tủ lạnh có thể để được đến 1 tuần.

Làm Nước ép từ Sốt cà chua[sửa]

  1. Mở hộp sốt cà chua 180 ml. Hãy dùng sốt cà chua càng ít chất phụ gia càng tốt. Bạn có thể dùng hộp sốt cà 360 ml để làm nhiều nước ép hơn nhưng bạn sẽ cần dùng lượng nước gấp đôi.
  2. Múc sốt cà chua ra khỏi hộp và cho vào bình cỡ vừa. Hãy chọn bình có nắp và vòi bịt kín để bảo quản nước ép được lâu hơn. Sử dụng bình lớn hơn nếu dùng hộp sốt cà 360 ml.
  3. Đong nước gấp 4 lần hộp sốt cà. Sau đó đổ nước vào bình sốt cà. Bạn có thể đong nước bằng cốc đong thông thường nhưng đong bằng hộp sốt cà sẽ giúp bạn đong được nước với tỷ lệ vừa đủ.
  4. Khuấy nước ép cà chua và nước với nhau đến khi hòa quyện với nhau. Nếu có thể, hãy dùng máy xay cầm tay để đảm bảo rằng các nguyên liệu được trộn đều với nhau.
  5. Nêm thêm đường, muối và tiêu. Khuấy các nguyên liệu trong bình sốt cà chua hoặc xay bằng máy xay cầm tay đến khi chúng hòa quyện với nhau. Nếu sốt cà chua đã có muối thì bạn có thể bỏ bước này.
  6. Bảo quản nước ép cà chua trong tủ lạnh đến khi muốn uống. Sau 1 tuần, bạn nên đổ phần nước ép chưa uống đi.

Đóng hũ Nước ép Cà chua[sửa]

  1. Chuẩn bị dụng cụ. Để đóng hũ nước ép cà chua, bạn cần có hũ thủy tinh (khoảng 1 lít) có nắp đậy và ro kim loại. Ngoài ra, bạn cần có nồi áp suất để tiệt trùng khi đóng hũ. Bên cạnh đó, sử dụng dụng cụ gắp hũ sẽ giúp bạn lấy hũ ra khỏi nồi áp suất dễ hơn sau khi làm nóng.
    • Lưu ý rằng không nên đóng hũ nước ép cà chua mà không dùng nồi áp suất. Nước ép cà chua phải được làm nóng đến nhiệt độ cao để giết vi khuẩn và đảm bảo nước ép đủ an toàn để uống. [3]
    • Sử dụng nồi áp suất loại tạo áp suất bằng nước sôi, loại đo số (Dial-gauge) hay loại đo trọng lượng (Weighted-gauge) đều được.
  2. Khử trùng cho hũ đựng. Bạn có thể đun từng hũ đựng trong nước khoảng 5 phút hoặc dùng máy rửa chén để khử trùng. Xếp hũ lên khăn lau chén bát sạch để chuẩn bị đổ nước ép cà chua vào.
  3. Chuẩn bị nước ép cà chua tươi. Nếu muốn đóng hũ nước ép cà chua, bạn nên làm nước ép từ cà chua tươi thay vì làm từ sốt cà. Làm đủ nước ép để đổ vào một hoặc nhiều hũ đựng 0,95l. Luôn nhớ là khi đổ nước ép vào hũ thì phải chừa lại 1,5 cm ở trên hũ.
  4. Lọc bỏ phần thịt, vỏ và hạt cà chua.
  5. Đun nước ép cà chua khoảng 10 phút. Đun sôi nước ép cà chua trong 10 phút để diệt trùng và chuẩn bị đóng hũ. Lúc này, bạn có thể làm thêm một trong những bước sau để bảo quản nước ép được tốt hơn:
    • Thêm nước cốt chanh hoặc giấm. Tính axit của nước cốt chanh và giấm có thể giúp bảo quản nước ép cà chua. Cho 1 thìa nước cốt chanh hoặc giấm vào 1 hũ nước ép cà chua.[1]
    • Muối. Muối hoạt động như một chất bảo quản. Nếu muốn dùng muối, bạn hãy thêm 1 thìa muối vào 0,95 l nước ép cà chua. Luôn nhớ rằng muối sẽ làm thay đổi hương vị của nước ép.
  6. Đổ nước ép vào hũ. Nhớ chừa lại 1,5 cm trống phía trên hũ. Đậy nắp và vặn chặt ro kim loại.
  7. Đặt hũ vào nồi áp suất và làm nóng. Làm theo hướng dẫn sử dụng cho từng loại nồi áp suất. Thời gian làm nóng tiêu chuẩn là khoảng 25-35 phút. Khử trùng xong thì gắp hũ đựng ra và để yên cho nguội trong 24 tiếng.
  8. Bảo quản hũ nước ép cà chua ở nơi thoáng mát và khô ráo.[3]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu không thích vị của cà chua không, hoặc muốn tăng thêm giá trị dinh dưỡng, hãy xay thêm một vài loại rau để tạo thành nước ép rau và cà chua. Cần tây, cà rốt và hành tây xắt nhỏ rất hợp để xay cùng nước ép cà chua. Hoặc bạn có thể pha với một chút tương ớt để tạo vị cay cho nước ép.
  • Thử nghiệm làm nước ép với nhiều loại cà chua. Cà chua giống Steak lớn có thịt dày và vị nồng, còn cà chua Plum hay cà chua bi thường hơi ngọt hơn. Lưu ý rằng cà chua càng nhỏ, càng ngọt thì cần càng ít đường.

Cảnh báo[sửa]

  • Lựa chọn sốt cà chua được đóng trong hộp không có hóa chất Bisphenol-A (BPA). BPA có thể phản ứng với axit trong cà chua và làm sốt cà chua bị nhiễm hóa chất. Hũ thủy tinh không chứa BPA nên sốt cà chua được bán trong hũ thủy tinh là an toàn nhất.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Khăn lau bát đĩa hoặc khăn giấy
  • Dao sắc
  • Thìa hoặc dụng cụ đánh trứng chịu nhiệt
  • Nồi chống dính hoặc nồi sứ
  • Rây hoặc dụng cụ lọc có lưới
  • Tô thủy tinh
  • Nồi áp suất

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây