Làm người thành công

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm Người thành công)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mặc dù không có một bí quyết duy nhất nào cho sự thành công, những người thành công thường có những tính cách và thói quen giống nhau. Việc bắt chước những thói quen tốt của họ, và tin rằng nó thật sự hữu ích trong cuộc sống của bạn có thể giúp bạn thành công trong bất cứ việc gì mà bạn theo đuổi.

Các bước[sửa]

Đạt được Thành công qua Lối sống Lành mạnh[sửa]

  1. Thức dậy sớm. Ben Franklin, cha đẻ của nước Mỹ và cũng là một doanh nhân thành đạt, đã nói "Đi ngủ sớm và thức dậy sớm sẽ làm cho người ta khỏe mạnh, giàu có và khôn khéo". Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng thức dậy sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo, cải thiện khả năng giải quyết vấn đề, và cũng đảm bảo rằng bạn làm việc hết công suất trong ngày.[1] Sau đây là một số phương pháp có thể giúp bạn thường xuyên thức dậy sớm hơn:
    • Sắp xếp công việc vào buổi tối để có thể đi ngủ vào một thời điểm phù hợp (ngưng sử dụng các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ).
    • Đừng tắt đồng hồ báo thức hay bất cứ thiết bị báo thức nào. Thay vào đó, hãy đặt chúng trên bàn trong phòng ngủ của bạn, việc này sẽ buộc bạn phải thức dậy để tắt tiếng chuông báo thức.
  2. Tập thể dục. Người thành công hiểu rằng thể hiện hết khả năng của mình có nghĩa là biết tự chăm sóc bản thân, và việc tập thể dục đều đặn hàng ngày có thể đem đến những lợi ích như sau:
    • Giảm lo âu, trầm cảm[2]
    • Tăng cường năng lượng và chiến thắng cảm giác mệt mỏi.[3]
    • Cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.[4]
    • Rèn luyện tính kỷ luật và cống hiến hết mình cho mục tiêu.[5]
    • Nếu bạn không có thời gian để nổ lực liên tục theo lịch đã định, hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ, ví dụ như đi cầu thang bộ hay đi bộ thay vì lái xe đến những nơi gần, việc này sẽ góp phần làm cho cuộc sống của bạn lành mạnh hơn.[6][7]
  3. Nuôi dưỡng cảm xúc và trí tuệ. Nghiên cứu cho thấy rằng nền tảng của cảm xúc rất quan trọng để trở nên tự tin. Tự tin là yếu tố quan trọng, chìa khóa tạo nên thành công, tính chuyên nghiệp trong công việc kinh doanh. Nói cách khác: Thành công tạo nên những con người vui vẻ; những người vui vẻ tạo nên thành công.[8] Dưới đây là một số lời khuyên cho việc nuôi dưỡng hạnh phúc và tạo nên thành công:[9]
    • Cam kết: Trong ngữ cảnh này, cam kết có nghĩa là thái độ của bạn đối với những việc liên quan mặc dù phải đối mặc với khó khăn và thách thức. Điều đó có nghĩa là bạn không muốn bị cô lập trong lúc thiếu tự tin và thay vì thất vọng hãy biến nó thành nổ lực trong tương lai.
    • Kiểm soát: Kiểm soát có nghĩa là không để bản thân rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Hoàn thành nhiệm vụ và đấu tranh với chính mình để hạn chế hậu quả và cố gắng làm giảm mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
    • Thách thức: Thách thức phản ánh thái độ không khuất phục trước những áp lực, căng thẳng, ngay cả khi căng thẳng đó là tích cực hay tiêu cực. Thách thức tạo điều kiện để bạn học tập và phát triển.

Đạt được Thành công như một Quá trình Tâm lý[sửa]

  1. Hình dung kế hoạch. Dành thời gian liệt kê và phác họa ra các công việc mỗi ngày. Không chỉ là danh sách các công việc, hình dung các bước bạn sẽ thực hiện để hoàn thành dự án và nhiệm vụ quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hình dung trong tâm trí về những hoạt động sẽ giúp tăng tốc độ và thành công trong công việc, có nghĩa là khi bạn hình dung ra kế hoạch, bạn sẽ có thể hoàn thành nhiều việc hơn mong muốn mỗi ngày.[10] Dưới đây là một số gợi ý về việc hình dung sự thành công:
    • Tập trung vào điểm mạnh mà bạn sẽ cần có để đạt được thành công. Bất kể bạn là ai, chủ tịch của một ngân hàng hoặc thành viên của hội phụ huynh học sinh của trường, sau đây là những đặc điểm cần có của một người thành công được đúc kết và chia sẻ bởi những người thành công đi trước: biết lắng nghe, học hỏi, giao tiếp, giao việc cho cấp dưới, tổ chức, nhớ tên, và các loại kỹ năng khác mà một người thành công phải có.
    • Tưởng tượng về sự thành công. Có phải bạn đang phấn đấu để trở thành một nhà thiết kế nội thất thành công, hay người nội trợ không? Trong cả hai trường hợp, điều quan trọng là diện mạo của sự thành công đó như thế nào, hãy hình dung một cách cụ thể, chi tiết như lúc đó bạn sẽ mặc gì và ai sẽ có mặt ở đó.
    • Sử dụng câu khẳng định. Hãy khẳng định rằng bạn sẽ thành công bằng cách nói hay viết ra giấy. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một tay chơi golf tài ba, nhắm mắt lại và lặp lại với chính mình: "Tôi có thể nhìn thấy chính mình đi trên sân golf màu xanh. Tôi cảm thấy thoải mái, tự tin và chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện một cú swing. Khi tôi đánh bóng, nó đi chính xác vào nơi tôi muốn. Nó nằm trên sân hai cú đánh bóng tốt".
  2. Biết lí do vì sao bạn muốn những điều đó. Một phần của sự thành công là sự tự nhận thức và một phần của sự tự nhận thức là sự hiểu biết về động cơ thúc đẩy ham muốn và hành vi của bạn.[11]
    • Xác định mục tiêu, những gì có được bằng cách nỗ lực đạt được, thành tựu tích cực tác động cuộc sống của bạn như thế nào. Ví dụ, nếu bạn muốn một sự thăng tiến, hãy tự hỏi bản thân tại sao. Là vì nhiều tiền hơn hay là vì thành tích cá nhân cao hơn? Hay vì bạn đang cố gắng để gây ấn tượng với người khác?
    • Bạn có thể tự đánh giá lại nhu cầu của bản thân và có những quyết định sáng suốt hơn bằng cách suy nghĩ về định hướng mục tiêu của mình. Mặc dù vậy, nếu bạn nhận ra lý do bạn muốn thăng tiến không phù hợp với kiểu người mà bạn muốn trở thành, xem xét lại các vấn đề ưu tiên và tìm cách duy trì hạnh phúc cá nhân trong khi vẫn đạt được thành công.
  3. Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên các vấn đề cuộc sống. Viết ra một qũy thời gian mô tả những gì bạn đã làm trong tuần qua và mất bao lâu để thực hiện nó. Hãy có cái nhìn nghiêm khắc vào việc mà bạn đang dành thời gian và nỗ lực. Điều này bao gồm thời gian dành cho việc phát triển các mối quan hệ cá nhân cần thiết, đây là những yếu tố quan trọng góp phần đem đến sự thành công.[12]
    • Hãy tự hỏi nếu bạn trở về thời điểm mà bạn đầu tư những nổ lực. Ví dụ, thức khuya nói chuyện với bạn gái giúp bạn đạt hiệu quả hơn ở những công việc mà bạn thích phải không? Được làm việc 40 giờ một tuần như một trợ giảng là bạn đã thực hiện khao khát giúp đỡ trẻ em và làm cho thế giới tốt hơn phải không?
    • Điều chỉnh kỳ vọng và làm thế nào để thực hiện chúng. Hãy tự hỏi mình và viết ra những nhiệm vụ và trách nhiệm đem đến cho bạn sự hài lòng đáng kể. Bây giờ nhìn vào danh sách của bạn và tự hỏi mình rằng bạn phải vượt qua những trở ngại nào để hoàn thành mục tiêu. Có phải những trở ngại đều do bạn đã tự tạo ra hay là những thách thức để bạn hoàn thiện bản thân không? Có phải bạn có thể loại bỏ hết những trở ngại khó khăn này trên con đường tiến gần hơn tới thành công không?
  4. Nắm lấy đam mê. Con đường theo đuổi mục tiêu là con đường đầy chông gai và cạm bẫy bởi vì nó đem lại cho người ta thành công nhưng lại lãng quên niềm đam mê. Điều này không có nghĩa là bạn nên hành động một cách hấp tấp, bốc đồng. Hãy thể hiện ưu điểm của mình và học cách tạo đòn bẩy cho niềm sáng tạo và nhiệt huyết.[13]
    • Công việc tốt được trả công một cách xứng đáng. Thay vì tìm kiếm công việc được trả lương cao. Hãy đặt mục tiêu vào những công việc mà bạn có tâm huyết và bạn am hiểu. Sự xuất sắc trong bất kì lĩnh vực nào cũng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
    • Bạn cũng là một sản phẩm. Khi người ta đầu tư vào một công ty, hiếm khi bởi vì sản phẩm mà họ bán là thứ không thể thiếu. Hơn thế, người chỉ huy dự án có tầm nhìn và truyền sự tự tin đến mọi người. Khi bạn làm bất kì cái gì vì đam mê, bạn sẽ bộc lộ những tính cách, kĩ năng và khả năng tiềm ẩn bên trong bản thân, điều này khiến bạn trở nên thật tuyệt vời. Người ta sẽ hưởng ứng và tin tưởng bạn.
    • Hãy thực hiện nó bởi vì bạn không thể không làm. Hãy nghĩ về những thứ khiến bạn muốn thức dậy vào buổi sáng. Liệu đó có phải là vị trí của bạn trong công ty? Hay vì bạn là những bậc cha mẹ phải làm gương cho con cái? Hay đó là sở thích của bạn mỗi buổi tối? Hãy tìm kiếm cách thức để truyền cảm hứng cho bạn có được những kỹ năng tiếp thị, sản xuất hay đầu tư cho thành công của riêng bạn.
  5. Học cách chung sống cùng cảm giác khó chịu và đừng vội ăn mừng chiến thắng. Sở hữu một tinh thần thép không có nghĩa bạn là một người không có cảm xúc. Điều này có nghĩa là bạn hiểu rõ về cảm xúc của bản thân và đồng thời có đủ mạnh mẽ để kiểm soát chúng, không cho chúng lộ rõ trên khuôn mặt mình.[14]
    • Tạo động lực. Bạn có mắc chứng lo sợ khi tiếp xúc với người lạ không? Bạn có thấy chán ngấy khi phải thực hiện một nghĩa vụ then chốt để dẫn đến sự thành công cho một dự án lớn hơn không? Thay vì nói "Giá mà tôi không phải làm việc [x]," hãy nói rằng, "Tôi có thể vượt qua khó khăn này" hoặc "Chỉ cần làm điều này mỗi ngày một lần".
    • Khởi đầu nhỏ. Hôm nay bạn sẽ từ chối xem tivi cho đến khi bạn đã rửa xong chén đĩa. Một năm sau, bạn sẽ ngăn không cho mình bỏ cuộc trong cuộc đua đường trường 22 km. Rèn luyện bản thân để trở thành người thành công không phải là việc dễ dàng như một cái búng tay. Việc này đòi hỏi bạn cần duy trì những nội quy chuẩn mực và những thói quen tốt xuyên suốt trong một thời gian dài và áp dụng cho mọi lĩnh vực cuộc sống.
  6. Suy ngẫm về quá trình đã thực hiện. Tương tự như thế, lập kế hoạch là một việc rất quan trọng. Điều này quan trọng như việc bạn cho bản thân lùi lại một bước để suy ngẫm về những gì mình đã đạt được và những gì còn dở dang cần hoàn thiện.[15]
    • Lưu giữ thông tin bằng nhật ký. Một số hoạt động như viết nhật ký, lưu giữ bản liệt kê danh sách công việc đã làm, hay sử dụng tập lịch ghi chú, bảng ghi chú và đánh dấu những giai đoạn của chặn đường đến với thành công.
    • Nhớ rằng việc tự suy ngẫm là không hề đơn giản. Điểm mấu chốt trong việc nhìn nhận lại chặn đường đến với thành công của bạn không phải chỉ để vỗ nhẹ vào lưng khen ngợi bản thân mà là để xác định xem liệu bạn đã tạo nên được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mình. Nếu câu trả lời là không, bạn cần phải điều chỉnh lại bản kế hoạch ban đầu của mình, hay kiểm tra thật kỹ toàn bộ những việc bạn đã nghĩ mình sẽ thực hiện.
    • Bắt đầu lại từ đầu. Nếu sau khi suy xét kỹ mọi việc và nhận ra rằng bạn đang đi sai đường, đây là lúc để bạn xác định một hướng đi mới cho mình. Để tâm đến những gì bạn đã học được và tìm cách đưa bản thân thoát khỏi con đường bạn đang đi để đến với con đường khác phù hợp với năng lực và hoài bão của bản thân.

Áp dụng Thói quen của Người thành công[sửa]

  1. Học hỏi từ những sai lầm. Không có ai sinh ra đã là người thành công. Thành công là một quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống, chứa đựng cả sự mạo hiểm và cả những sai lầm nữa. Trong khi bạn nên tránh xa lối hành xử bất đồng thì thử làm việc mạo hiểm có tính toán sẽ đem lại lợi ích thiết thực khi xét về lâu dài. Thậm chí nếu bạn không thành công đối với mọi việc đã làm đi chăng nữa, học hỏi từ những lỗi lầm chính là bí quyết của những nhân vật thành công trong cuộc sống.[16][14]
    • Steve Jobs đã bị sa thải khỏi Apple vào năm 1985 vì ông đã gặp khó khăn với công việc lúc ấy. Tuy nhiên, 12 năm sau ông trở lại và xoay chuyển cục diện từ một công ty đang làm ăn thua lỗ lúc đó trở thành một công ty làm ăn phát đạt vì bản thân ông lúc bấy giờ đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.[17]
  2. Tìm cách cải thiện tình hình thay vì giữ thái độ phản kháng. Các nghiên cứu cho thấy sự thành công của một cá nhân gắn liền với khả năng nỗ lực cải thiện hoàn cảnh. Do đó, thay vì chờ đợi cơ hội đến với mình, hãy động não suy nghĩ và tìm cách cải thiện cuộc sống và sự nghiệp của bạn và hành động càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số chiến thuật giúp bạn trở nên chủ động hơn trong cuộc sống của mình:[18][19] Các phương pháp suy nghĩ giải quyết vấn đề hữu ích gồm có viết tự do, liệt kê danh sách, và sử dụng bản đồ.[20]
    • Dự đoán những khó khăn bạn sẽ đối mặt và biện pháp đối phó. Liên quan đến các kỹ thuật tương tự như kỹ thuật liên tưởng là kỹ thuật dự đoán. Khi chúng ta lập ra một kế hoạch cụ thể để theo đuổi thành công trên một nền tảng thực tế chúng ta sẽ dự đoán trước được những khó khăn có thể gặp phải trên con đường này.
    • Tránh những chướng ngại vật bạn có thể tránh được. Trong khi không ai có thể tránh được tất cả những điều khó khăn hay xảy đến trong cuộc sống, chúng ta vẫn có thể né được số lượng lớn những trở ngại này bằng sự đầu tư, chuẩn bị và rèn luyện của bản thân.
    • Đánh giá cao khả năng sắp xếp thời gian. Các nghiên cứu cho thấy việc xác định thời điểm khi nàocũng quan trọng như chính việc thực hiện hành động vậy. Nếu bạn hành động quá sớm đối với việc bạn chưa quen cách làm, bạn thể hiện sự thiếu đầu tư và trông như một kẻ ngốc. Hành động quá muộn, thì bạn có thể sẽ đánh mất cơ hội thể hiện khả năng của mình và đánh mất cơ hội trở thành một nhà quản lý.[21]
  3. Hãy tiếp cận những nhân vật thành công. Thành công không xảy ra trong môi trường chân không. Mỗi nhân vật thành công đều có một danh sách dài tên bạn bè, giáo viên, người cố vấn, bạn đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ họ trên con đường theo đuổi sự thành công. [22]
    • Nhìn vào những tấm gương, những người bạn đã gặp được trong cuộc đời mình và họ có những đặc điểm như thông minh, lạc quan, cảm thông, tạo cảm hứng, giàu hiểu biết. Dành thời gian để học hỏi từ họ hay tiến hành hợp tác khi có cơ hội.
    • Tham gia thực tập, các buổi hội nghị và hướng nghiệp là cách hay để tiếp xúc với những nhân vật thành công để học hỏi.
    • Có thể bạn bị loại khỏi đường đua mang tính cạnh tranh cao này và muốn chuyển hướng thành một người thành công trên cương vị một người bố, người mẹ, hay một giáo viên. Lúc này nguyên tắc vẫn giữ nguyên không thay đổi. Tìm những người thành công và những người bạn ngưỡng mộ. Dành thời gian đi cùng họ và tìm hiểu về những đặc điểm tạo nên tích cách của họ. Học và làm theo những thói quen tốt từ họ để nuôi dưỡng hoài bão của bản thân.
  4. Nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết, tích cực. Bạn có muốn cải thiện doanh số bán hàng hay số lượng dịch vụ đến khách hàng không? Bạn có đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên viên tư vấn hay một chuyên gia không? Có phải bạn đang muốn nâng cao kỹ thuật dành cho một vận động viên xe đạp không? Dù là ý kiến cá nhân hay là một suy nghĩ hợp hợp lý đi chăng nữa, trong bất cứ lĩnh vực nào, việc nuôi dưỡng mối quan hệ thắt chặt mối quan hệ là một phần không thể thiếu để xây dựng sự thành công. Những chiến thuật sau đây có thể giúp bạn nuôi dưỡng mối quan hệ bằng những biện pháp hiệu quả sau đây:
    • Phát triển mạng lưới cá nhân, Trong khi những doanh nhân mới khởi nghiệp biết rằng một thương hiệu mạnh và sự hiện diện của phương tiện truyền thông là chìa khóa mở ra sự thành công, kỳ thực nó không thể thay thế được sự tương tác trực tiếp, đó là yếu tố căn bản tạo nên cơ hội và tiến bộ.[23]
    • Bồi dưỡng các mối quan hệ bên ngoài sự kỳ vọng của bản thân. Nghĩ về cuộc sống riêng của mình như những lần thực hành quản lý nhân viên cấp dưới hay những bối cảnh tương tự. Khi bạn làm ngược với sự kỳ vọng của gia đình mình hay khi bạn là một người bạn không trung thành, các mối quan hệ này của bạn sẽ không thể phát triển tốt được. Và cũng rất quan trọng để tìm kiếm cơ hội phát triển mối quan hệ bạn bè mới. Hãy xem xét việc tham dự câu lạc bộ hoặc họp nhóm những người cùng đam mê, sở thích.[24][25]
  5. Đặt câu hỏi và lắng nghe nhiều hơn là nói. Đặt câu hỏi chẳng những là một phần của một cuộc đàm thoại quan trọng mà còn giúp mở rộng hiểu biết bản thân và còn gia tăng sự yêu thích từ người khác dành cho mình vì nó giúp người khác có cơ hội sẻ chia tâm sự.
    • Lắng nghe người khác cũng sẽ mang lại cho bạn khả năng nhận được lợi ích từ ý kiến chuyên môn của họ và áp dụng điều mà bạn học được vào một số nhiệm vụ sắp tới.
  6. Chịu trách nhiệm. Khi bạn đổ lỗi cho người khác về sai lầm của mình cũng đồng nghĩa với việc bạn tự đánh mất tấm vé của sự thành công.[26]
    • Đừng đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài. Nên nhớ rằng chỉ có bản thân bạn quyết định sự thành công hay thất bại của chính mình.
  7. Tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt. Những người thành công luôn rất nhiệt huyết và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc làm việc.
    • Dành toàn bộ tâm huyết cho từng nhiệm vụ mà bạn đảm trách. Hãy làm việc tốt hơn cả những gì đồng nghiệp hay cấp trên mong đợi. Đừng dừng lại ở mức "tạm hài lòng", thay vào đó, hãy luôn nổ lực cải thiện và tiến bộ tốt hơn yêu cầu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://hbr.org/2010/07/defend-your-research-the-early-bird-really-does-get-the-worm
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/depression-and-exercise/art-20046495
  3. http://www.webmd.com/diet/20061103/exercise-fights-fatigue-boosts-energy
  4. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/exercise/art-20048389
  5. http://www.usnews.com/education/blogs/hired-before-graduation/2011/11/08/3-things-exercise-can-teach-you-about-career-success
  6. http://www.inc.com/murray-newlands/11-daily-habits-of-exceptionally-successful-people.html
  7. http://www.briancalkins.com/career.htm
  8. http://www.apa.org/topics/emotion/
  9. http://www.apa.org/research/action/lemon.aspx
  10. http://www.realsimple.com/health/mind-mood/emotional-health/visualization-techniques/mental-visualization
  11. http://www.businessinsider.com/habits-of-exceptionally-successful-people-2015-8
  12. http://success.oregonstate.edu/files/LearningCorner/Tools/prioritization_3_methods.pdf
  13. http://www.investopedia.com/articles/pf/12/passion-success.asp
  14. 14,0 14,1 http://www.inc.com/christina-desmarais/7-scientifically-proven-ways-to-achieve-better-success-in-life.html
  15. http://www.sideroad.com/Leadership/self-reflection.html
  16. http://www.lifehack.org/articles/productivity/7-things-successful-people-that-they-will-never-tell-you.html
  17. http://content.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,1873486_1873491_1873461,00.html
  18. http://www.researchgate.net/profile/Maria_Kraimer/publication/229906646_WHAT_DO_PROACTIVE_PEOPLE_DO_A_LONGITUDINAL_MODEL_LINKING_PROACTIVE_PERSONALITY_AND_CAREER_SUCCESS/links/53e8ef3f0cf2dc24b3c7dc8b.pdf
  19. http://homepages.se.edu/cvonbergen/files/2013/01/Proactive-Personality-and-Career-Success.pdf
  20. http://writingcenter.unc.edu/handouts/brainstorming/
  21. http://www.inc.com/oscar-raymundo/how-to-be-proactive-without-being-pushy.html
  22. http://www.besthealthmag.ca/best-you/wellness/7-habits-of-successful-people
  23. http://www.entrepreneur.com/article/230783
  24. http://positivelymagazine.com/2011/11/success-in-personal-relationships-determines-success-in-career-relationships/
  25. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1460-2466.1990.tb02247.x/abstract
  26. http://www.csmonitor.com/Business/The-Simple-Dollar/2011/0910/Taking-responsibility-for-your-own-success

Liên kết đến đây