Làm da mặt sạch sâu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chăm sóc da mặt tại spa là một cách thư giãn nhưng khá tốn kém. May mắn thay, việc chăm sóc da tại nhà với đầy đủ các bước vẫn giúp cho da mềm hơn, mịn hơn và ít kích ứng. Bạn có thể dùng sản phẩm bày bán sẵn, hỗn hợp tự làm tại nhà hoặc kết hợp cả hai để có sản phẩm chăm sóc da hoàn hảo thực hiện ngay tại nhà.

Các bước[sửa]

Rửa Mặt[sửa]

  1. Hiểu sự quan trọng của việc làm sạch da mặt. Rửa mặt giúp làm sạch dầu, kem chống nắng và bụi bẩn hằng ngày bám trên da mặt. Ngoài ra, nó còn ngăn không cho lỗ chân lông bị bịt kín, giảm nguy cơ nổi mụn trên mặt. Cuối cùng, rửa mặt giúp cho da dễ dàng hấp thu dưỡng chất có trong các sản phẩm chăm sóc da.[1]
    • Rửa mặt là việc bạn nên làm ít nhất 2 lần mỗi ngày, ngay cả khi bạn không định chăm sóc da mặt toàn diện. [1]
  2. Cột tóc gọn gàng ra phía sau. Rửa tay sạch sẽ và làm sạch lớp trang điểm trên mặt.
    • Dùng sản phẩm tẩy trang thông thường để làm sạch các loại sản phẩm đã bôi lên mặt.
  3. Dùng sữa rửa mặt bán trên thị trường. Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn từ các thỏi xà phòng cho đến sửa rửa mặt dưỡng ẩm. Tuy nhiên, các chuyên gia sắc đẹp khuyên rằng bạn không nên dành nhiều tiền cho sản phẩm rửa mặt mà quan trọng là chọn loại phù hợp với da mặt.[2]
    • Theo quy tắc chung thì sữa rửa mặt dạng gel và tạo bọt phù hợp với da hỗn hợp hoặc da dầu, còn loại kem thì dành cho da thường hay da khô vì nó cung cấp độ ẩm cho da.[1]
    • Nếu da bạn có mụn, hãy dùng sữa rửa mặt có salicylic acid. Vì salicylic acid giúp làm sạch lỗ chân lông để hoàn thiện và tránh thương tổn cho da. Bạn có thể dùng kem rửa mặt Neutrogena làm sạch dầu và kiểm soát mụn hoặc sửa rửa mặt tao bọt.[2]
  4. Tự làm sữa rửa mặt tại nhà. Bạn có thể làm sản phẩm rửa mặt cho riêng mình bằng cách dùng các nguyên liệu có sẵn ở nhà. Sau đây là một vài lựa chọn cho bạn:
    • Kết hợp 3 thìa súp nước ép táo tươi, 6 thìa súp sữa nguyên kem và 2 thìa súp mật ong. Nếu bạn muốn sản phẩm rửa mặt có hơi ấm thì hãy cho mật ong vào lò vi sóng khoảng 10 giây trước khi thêm các nguyên liệu khác.
    • Cho 1/2 thìa súp lúa mạch vào máy xay đa năng và để xay đến khi thành bột. Sau đó thêm 1 thìa súp hạnh nhân cũng xay nhuyễn. Trộn thêm 1/4 thìa mật ong và 1/4 thìa sữa đậu nành.[3]
  5. Rửa mặt bằng sản phẩm bạn đã chọn hoặc tự làm. Làm ướt da mặt bằng nước ấm. Tiếp theo, bôi một ít sửa rửa mặt bằng hạt đậu lên mặt và dùng tay xoay tròn từ trong ra ngoài.[1]
    • Sau đó, rửa sạch mặt bằng nước ấm và vỗ nhẹ để khô. Dùng khăn chà mạnh lên mặt sẽ làm cho da bị đỏ và kích ứng.

Tẩy Tế bào chết[sửa]

  1. Hiểu lợi ích của việc tẩy tế bào chết. Việc này giúp tẩy đi lớp da chết khiến cho lỗ chân lông bị bịt kín và gây xạm da. Hơn nữa, tẩy tế bào chết sẽ làm cho da sáng và rạng rỡ, trái ngược với làn da "xạm" khi chưa được làm sạch da chết.[4]
    • Tẩy tế bào chết thường xuyên và đúng cách có thể làm bạn trông trẻ hơn vì nó giúp cho lớp da mới, tươi tắn hình thành thay thế cho lớp da cũ.[2]
  2. Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết. Bạn có thể mua nhiều loại sản phẩm chăm sóc da ở cửa hàng để tẩy tế bào chết. Hãy tìm sản phẩm có ghi tẩy tế bào chết trên bao bì hoặc có ghi từ "scrub" (có nghĩa là "tẩy" sạch tế bào chết). Nếu bạn có da dầu hoặc da mụn, bạn nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết có axit salicylic.
    • Bạn cũng có thể mua sản phẩn có nguyên liệu tẩy rửa nhẹ như hạt jojoba, cám gạo hoặc bột ngô thô. Những nguyên liệu này sẽ giúp ích trong việc tẩy tế bào chết. Một số sản phẩm còn có phân tử cứng hơn như hạt mơ và vỏ sò. Nếu bạn có da nhạy cảm thì rất dễ bị dị ứng nên hãy tránh sản phẩm tẩy tế bào chết này.[5]
  3. Tự làm sản phẩm tẩy tế bào chết. Có rất nhiều cách tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết. Hãy xem hướng dẫn sau đây:
    • Kết hợp 1 quả chuối nghiền, 1/4 cốc đường cát trắng, 1/4 cốc đường nâu mịn, 1 thìa súp nước cốt chanh và 1/4 thìa vitamin E. Đường với kết cấu hạt nhỏ giúp tẩy sạch các tế bào chết.
    • Xay nhuyễn 6 quả dâu tây với 1/4 cốc sữa. Enzyme trong dâu tây sẽ lấy đi tế bào chết và sữa sẽ giúp làm dịu vùng da vừa tẩy.[2]
    • Kết hợp 1 thìa mật ong và 1 thìa dầu ô liu. Bên cạnh đó chuẩn bị thêm 1 gói yến mạch không gia vị. Cho một ít nước vào để yến mạch trở thành hỗn hợp đặc. Sau đó thêm dầu ô liu và mật ong vào. Yến mạch sẽ tẩy tế bào chết còn hỗn hợp dầu ô liu và mật ong sẽ cung cấp độ ẩm cho da.[6]
  4. Bôi sản phẩm tẩy tế bào chết. Hãy luôn nhẹ nhàng. Việc xoa nhẹ theo vòng tròn là những thứ bạn cần để tẩy tế bào chết. Nếu chà mạnh, bạn sẽ làm cho da bị ửng đỏ và kích ứng.[7] Cuối cùng, rửa sạch mặt bằng nước ấm và vỗ nhẹ cho khô.

Xông hơi[sửa]

  1. Tìm hiểu lợi ích của việc xông da mặt. Xông da mặt sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông vì mồ hôi đổ ra trong quá trình xông sẽ làm sạch bụi bẩn bao gồm mụn cám, mụn đầu đen,v.v. Hơn nữa, hơi nước sẽ làm ẩm lớp bên trong và bên ngoài của da mặt và giảm kích thước lỗ chân lông.[8]
  2. Đun nước. Bạn sẽ cần nước sôi để xông hơi hiệu quả nên hãy đun nước thật kỹ. Sau đó cho nước vào một bát lớn hoặc bồn rửa mặt trong phòng tắm. Đợi ít phút cho nước nguội dần để không làm bỏng da.[2]
    • Nếu bạn dùng bát, nên dùng loại có thể chịu nhiệt.
  3. Xông da mặt. Để mặt trên bát khoảng 2-5 phút. Để hơi nước mở rộng lỗ chân lông, bạn nên quấn một cái quanh đầu để giữ hơi nóng.[2]
  4. Bổ sung nguyên liệu. Để tăng hơi nước, cắt một gói trà xanh túi lọc và cho trà vào nước. Ngoài ra, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu như oải hương.[8]

Đắp Mặt nạ[sửa]

  1. Hiểu tầm quan trọng của việc đắp mặt nạ. Mặt nạ sẽ làm sạch lỗ chân lông và bụi bẩn trên da. Bạn có thể dùng mặt nạ cấp nước giúp dưỡng ẩm cho da.
  2. Chọn mặt nạ phù hợp. Nếu bạn có da dầu hoặc da mụn, bạn nên dùng mặt nạ đất sét hoặc lưu huỳnh để làm sạch bụi bẩn. Nếu da bạn khô, nên dùng mặt nạ dưỡng ẩm.[9]
  3. Tự làm mặt nạ. Nếu bạn không muốn mua mặt nạ, có thể tự làm tại nhà. Cho 1 thìa bơ, 1/2 thìa mật ong, 1/2 thìa sữa chua, 1/8 thìa men và 1/2 thìa nam việt quất, nước ép táo hoặc trà nấm kombucha vào máy xay đến khi có hỗn hợp đặc hòa quyện vào nhau.[3] Sau đây là một số lựa chọn cho các loại da khác nhau:
    • Với da thường hoặc da khô: Kết hợp 1/3 cốc bột ca cao, 1/2 cốc mật ong, 3 thìa súp kem và 3 thìa súp yến mạch.
    • Với da thường hoăc da dầu: trộn1/2 cốc quả mâm xôi xay nhuyễn, 1/2 cốc yến mạch và 1/4 cốc mật ong.
  4. Đắp mặt nạ. Bôi hỗn hợp làm mặt nạ lên da, tránh vùng mắt và miệng. Đợi mặt nạ khô từ 10-15 phút. Tuy nhiên, đừng để nó trở nên quá khô và vụn nát. [9]
    • Nếu bạn cảm thấy da mặt nóng lên trong khi chờ mặt nạ khô thì rửa sạch ngay vì da bạn có thể đang bị kích ứng.
    • Khi làm sạch mặt nạ đừng tẩy rửa mạnh mà thay vào đó hãy để nước ấm làm mềm và lấy đi lớp mặt nạ trên da.

Dưỡng Ẩm[sửa]

  1. Tìm hiểu tầm quan trọng của việc dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong bất kỳ quá trình chăm sóc da nào. Vì sản phẩm dưỡng ẩm cung cấp nước cho da, giúp da trông khỏe mạnh, mịn màng và tươi sáng.[10]
    • Việc dưỡng ẩm cũng có nhiều lợi ích lâu dài. Khi được cung cấp đủ độ ẩm, da sẽ đạt đến tình trạng tốt nhất, có nghĩa là tế bào da sẽ tái sinh nhanh chóng và hình thành lớp da mới tươi khỏe. Điều này cũng có khả năng chống lão hóa trong thời gian dài. Các nghiên cứu cho rằng người sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm sẽ có ít nếp nhăn hơn người có da khô.[10]
  2. Chọn sản phẩm dưỡng ẩm. Bạn nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da. Nếu bạn có da dầu, nên chọn dạng lotion hoặc gel thay cho kem. Nếu da bạn bị khô thì nên chọn sản phẩm dạng kem vì nó có nhiều dầu. Sản phẩm có nhiều dầu thì sẽ giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Nếu bạn có da hỗn hợp thì nên chọn sản phẩm lotion không có axit.[11]
    • Tránh chọn sản phẩm dưỡng ẩm quá nhẹ sau khi rửa mặt. Vì da của bạn vừa được rửa sạch sâu và sẽ cần bổ sung độ ẩm. Ngược lại, thiếu độ ẩm sẽ làm cho da phải sản sinh nhiều dầu và lấp kín lỗ chân lông khiến cho da bị tổn thương.
  3. Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng.[11] Ánh nắng mặt trời sẽ phá hủy tế bào da và bí quyết giúp cho da tươi trẻ là kết hợp sản phẩm dưỡng ẩm với chống nắng vào quy trình chăm sóc da hằng ngày.[2]
    • Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng SPF từ 15 đến 30. Các nghiên cứu gần đây cho biết sản phẩm có chỉ số chống nắng cao thì không còn thật sự hiệu quả và hơn nữa nó không có chỉ số cao như được quảng cáo.[12]
    • Bạn có thể chọn sản phẩm Dưỡng ẩm Không Dầu có chỉ số SPF 15 của Neutrogena hoặc Dưỡng ẩm Chăm sóc Da Hằng ngày của Clinique với SPF 25.
  4. Bôi sản phẩm dưỡng ẩm. Nhẹ nhàng dùng các đầu ngón tay mát xa để sản phẩm dưỡng ẩm ngấm vào da, nên đảm bảo thoa đều lên toàn bộ da mặt.
    • Nên nhớ dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho cổ - đây là vùng da cũng cần được chăm sóc!

Xử lý Vấn đề về Da khác[sửa]

  1. Loại bỏ mụn đầu đen. Mụn đầu đen hoặc mụn đầu mở thường mở rộng trên da với đốm đen trên bề mặt. Mụn đầu đen thường phát sinh do lượng dầu dư và cũng có thể có màu vàng.[13] Nếu bạn thấy có nhiều mụn đầu đen, có thể dùng cây nặn mụn để làm sạch.[2]
    • Cây nặn mụn rất hiệu quả để làm sạch mụn đầu đen vì lỗ kim loại có thể ấn vào cánh mũi nơi mà ngón tay khó chạm vào.[14] Để lỗ tròn trên cây nặn mụn lên mụn đầu đen và ấn nhẹ xuống một bên mụn. Di chuyển cây nặn mụn để lấy cồi mụn ra. Bạn sẽ cảm thấy một lực ép nhẹ khi bạn ấn xuống và cồi mụn sẽ tự chồi lên.[14]
    • Nên nhớ làm sạch cây nặn mụn với cồn tẩy rửa trước khi dùng.
  2. Xử lý mụn. Bôi kem trị mụn mà bạn mua được ở cửa hàng hoặc tự làm tại nhà. Axit salicylic thường được dùng trong trị mụn vì nó làm sạch lỗ chân lông và tế bào chết giúp giảm mụn. Benzoyl peroxide là một sản phẩm trị mụn phổ biến khác, giúp làm sạch vi khuẩn gây mụn bên cạnh việc giảm viêm do vi khuẩn gây ra. [15]
    • Bạn nên chọn sản phẩm trị mụn có lưu huỳnh hoạt tính, axit salicylic hoặc benzoyl peroxide. [15]
    • Ngoài ra, bạn có thể bôi dầu tràm trà hoặc kem đánh răng lên vùng bị mụn. Dầu tràm trà có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm, có thể sử dụng tại nhà cho người có da nhạy cảm vì nó không làm khô da hoặc ửng đỏ như ảnh hưởng của benzoyl peroxide và axit salicylic.[15]
    • Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khuyến cáo nên thật thận trọng khi bôi sản phẩm trị mụn để tránh dùng quá liều, khiến cho da bị khô, ửng đỏ và bong tróc. Bạn chỉ nên lấy lượng kem trị mụn bằng hạt đậu để dùng.[15]
  3. Chăm sóc môi. Tẩy tế bào chết cho môi bằng sản phẩm phù hợp. Bạn có thể tự tẩy tế bào chết tại nhà bằng cách dùng bàn chải ẩm chà nhẹ lên môi theo vòng tròn hoặc kết hợp đường với bất kỳ loại dầu mà bạn thích để có hỗn hợp đặc sệt.
    • Sau khi tẩy tế bào chết cho môi, nhớ bôi son dưỡng để cung cấp độ ẩm. bạn có thể tự làm son dưỡng tại nhà.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây