Làm mềm phân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quá trình đi tiêu ra phân khô, cứng rất đau đớn vì phân gây tắc nghẽn ruột và khó di chuyển ra ngoài. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp xử lý vấn đề này. Mặt khác, nếu các phương pháp tại nhà không có tác dụng, bạn nên đi khám bác sĩ cho đảm bảo.

Các bước[sửa]

Làm mềm phân thông qua chế độ ăn uống[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Mất nước có thể khiến cơ thể tiết nhiều nước hơn khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa, khiến phân khô và cứng. Uống đủ nước giúp phân trở nên mềm hơn và di chuyển dễ dàng hơn.[1]
    • Đôi khi bác sĩ có thể khuyến nghị uống khoảng 2 lít hay 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng khuyến nghị này có thể không đủ mà cần tăng thêm tùy theo mức độ hoạt động và khí hậu nơi bạn sinh sống.
    • Dấu hiệu chưa bổ sung đủ nước gồm có đau đầu thường xuyên, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đi tiểu không thường xuyên, đi ra nước tiểu có màu tối hoặc đục, không toát nhiều mồ hôi.[2]
  2. Ăn thức ăn có tính nhuận tràng nhẹ và giàu chất xơ. Hầu hết các thức ăn này đều chứa sorbitol. Sorbitol hút nước vào phân, giúp phân mềm và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.[3][4][5]
    • Mận hoặc nước ép mận
    • Đào
    • Mận
    • Táo
    • Phúc bồn tử
    • Dâu tây
    • Các loại đậu
    • Đậu hạt nhỏ
    • Rau bina (cải bó xôi)
  3. Tăng cường chất xơ. Chất xơ là thành phần không tiêu hóa được trong thực phẩm thực vật. Cơ thể đẩy chất xơ ra ngoài mà không hấp thụ, tức chất xơ sẽ góp phần tạo phân mềm và không vụn để dễ dàng thải ra ngoài. [6]
    • Hầu hết chúng ta đều không ăn đủ lượng chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày, thường là 25-30 g.[7] Lưu ý nên bổ sung cả chất xơ hòa tan trong nước (chất xơ chuyển thành chất giống gel trong nước) và chất xơ không hòa tan trong nước.
    • Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, các loại đậu, táo, hoa quả họ Cam, cà rốt và lúa mạch.
    • Chất xơ không hòa tan có trong bột mì nguyên hạt, cám lúa mì, các loại hạt, đậu và rau củ như bông cải trắng và đậu xanh.
    • Nhiều loại thực vật chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên bạn có thể bổ sung cả hai loại chất xơ này bằng cách ăn nhiều loại hạt và rau củ khác nhau.
    • Việc ăn thêm chất xơ sẽ hiệu quả nhất khi bạn uống thêm nước để giúp hòa tan chất xơ tan trong nước.
  4. Duy trì hệ khuẩn đường ruột khỏe mạnh bằng cách ăn sữa chua. Đường tiêu hóa cần duy trì được sự cân bằng hệ khuẩn để tiêu hóa thức ăn được hiệu quả. Khi hệ vi khuẩn mất cân bằng, bạn sẽ dễ bị táo bón và hấp thụ dưỡng chất kém hiệu quả. Sữa chua men khuẩn sống và các chế phẩm từ sữa động vật được lên men khác như men sữa chua Kefir có thể giúp khôi phục và tái cân bằng vi khuẩn đường ruột. Sữa chua giúp giống lại tình trạng phân cứng do:[8]
    • Hội chứng ruột kích thích
    • Tiêu chảy hoặc táo bón không nguyên do
    • Tiêu chảy hoặc táo bón sau khi thuốc kháng sinh tiêu diệt một số vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột.
  5. Bổ sung thực phẩm chức năng trong chế độ ăn để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lưu ý nên hỏi bác sĩ trước vì một số thực phẩm chức năng có thể làm thay đổi quá trình xử lý thuốc chữa bệnh của cơ thể.
    • Bổ sung chất xơ dạng thực phẩm chức năng. Chất xơ trong thực phẩm chức năng giúp phân chắc lại, mềm hơn và dễ di chuyển ra ngoài. Các loại thực phẩm chức năng này được gọi là sản phẩm nhuận tràng tạo khối phân và bạn nên thử dùng trước khi chuyển sang thử các sản phẩm nhuận tràng khác. Nên tìm mua sản phẩm chứa thành phần hoạt chất là methylcellulose, vỏ hạt mã đề, calcium polycarbophil và Guar Gum (ví dụ như FiberCon, Metamucil, Konsyl và Citrucel).[9]
    • Thử dùng thực phẩm chức năng bổ sung probiotic. Probiotic là vi khuẩn và men giống như vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột. Bổ sung probiotic có thể giúp ích nếu bạn bị tiêu chảy và táo bón tái phát hoặc mắc hội chứng ruột kích thích. [8]
  6. Kích thích đường ruột bằng một cốc cà phê. Cà phê có tác dụng nhuận tràng nhẹ nên uống 1-2 cốc cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn hơn.
    • Nếu đã có thói quen uống cà phê, có thể bạn cần uống thêm hoặc là cơ thể đã quá quen với cà phê và cà phê không còn tác dụng.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Giảm tiêu thụ thực phẩm gây táo bón. Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo nhưng lại rất ít chất xơ. Các thực phẩm này khiến bạn thấy no trước khi ăn đủ chất xơ, ví dụ như:[10][11]
    • Sữa và phô mai
    • Bí đỏ
    • Đồ ngọt như bánh kem, bánh Pudding, kẹo và bánh nướng
    • Thực phẩm đóng gói sẵn, đã trải qua quá trình xử lý thường chứa nhiều đường, muối và chất béo.[12]
  2. Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn một bữa lớn. Ăn uống điều độ giúp hệ tiêu hóa được kích thích một cách liên tục nhưng ở cường độ thấp, đồng thời cải thiện quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và co bóp ruột đều đặn.
    • Ăn chậm để cơ thể có thể xử lý thức ăn. Ăn quá nhanh sẽ khiến bạn dễ ăn quá nhiều và gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
    • Nhai kỹ để giúp tiêu hóa dễ hơn và duy trì khẩu phần ăn vừa phải.
  3. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục sẽ kích thích ruột co bóp và di chuyển thức ăn trong ruột.[13]
    • Cường độ hoạt động cần phải đủ mạnh để tăng nhịp tim, ví dụ như đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ hoặc đạp xe.
    • Đôi khi bí quyết này phát huy hiệu quả nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ở nơi gần nhà vệ sinh.
    • Trao đổi trước với bác sĩ nếu có các vấn đề về sức khỏe khiến bạn không nên tập thể dục.
  4. Giảm căng thẳng trong cuộc sống. Nghiên cứu chứng minh căng thẳng có thể gây táo bón và tiêu chảy - cả hai vấn đề về sức khỏe đều đi kèm phân khô và cứng. Bạn nên thử các phương pháp thư giãn như:[14]
    • Hít thở sâu
    • Yoga
    • Thiền
    • Thái cực quyền
    • Mát-xa
    • Nghe nhạc thư giãn
    • Tưởng tượng về những nơi giúp bạn thấy thư giãn
    • Thư giãn động, căng - chùng cơ, tức quá trình đi khắp cơ thể và cố ý gây căng-thư giãn từng nhóm cơ.
  5. Dành thời gian vào nhà vệ sinh sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể đồng thời thực hiện phương pháp thư giãn để kích thích nhu động ruột.[15][16][4]
    • Dành ít nhất 10 phút trong nhà vệ sinh sau bữa ăn khoảng 30 phút.
    • Đặt bàn chân lên bệ thấp và ngồi sao cho đầu gối cao hơn hông. Tư thế này giúp nhu động ruột diễn ra dễ dàng hơn.
  6. Áp dụng phương pháp phản hồi sinh học để thư giãn cơ sàn chậu. Phương pháp này giúp nhu động ruột diễn ra dễ dàng hơn.[9]
    • Nhà trị liệu sẽ dùng máy để đo độ căng trong trực tràng và giúp bạn căng-giãn cơ sàn chậu.
    • Nên đến gặp nhà trị liệu được bác sĩ khuyến nghị để đảm bảo độ đáng tin cậy.

Dùng thuốc[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc kê đơn có thể gây táo bón, ví dụ như thuốc giảm đau nhóm Opioid. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn đổi thuốc hoặc dùng thêm thuốc nhuận tràng để trị táo bón. Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn mạnh. Đi khám bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng:[17]
    • Xuất huyết trực tràng
    • Sụt cân nghiêm trọng
    • Mệt mỏi
    • Đau bụng dữ dội
  2. Bôi trơn ruột bằng một lượng nhỏ dầu khoáng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều dùng phù hợp.[18][19]
    • Chờ ít nhất 2 tiếng sau khi ăn vì dầu khoáng có thể ngăn chặn hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng.
    • Dầu khoáng sẽ phát huy tác dụng trong vòng 6-8 tiếng sau.
    • Không sử dụng dầu khoáng khi đang nằm vì bạn có thể vô tình hít phải và gây viêm phổi. Cũng vì chính lý do này mà bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng dầu khoáng.
    • Không dùng dầu khoáng khi đang mang thai vì dầu khoáng có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh nếu dùng trong thời gian dài.
  3. Thử dùng thuốc làm mềm phân. Các thuốc này lấy độ ẩm từ dạ dày và dùng để làm phân ướt hơn.[9]
    • Thuốc làm mềm phân phổ biến gồm có Colace và Surfak.
    • Uống thêm vài cốc nước mỗi ngày khi uống thuốc làm mềm phân.
  4. Dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu để làm ướt phân. Các thuốc này tạo thêm chất lỏng trong dạ dày, đồng thời kích thích co dạ dày và đưa phân di chuyển theo. Tuy nhiên phải mất vài ngày thuốc mới có tác dụng. Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến bao gồm:[20][9]
    • Milk of Magnesia
    • Magnesium citrate
    • Lactulose
    • Polyethylene glycol (MiraLax)
  5. Cân nhắc dùng thuốc nhuận tràng kích thích. Các thuốc này hữu ích nếu phân đủ mềm để di chuyển ra ngoài nhưng dạ dày lại không co bóp để đẩy phân ra. Thuốc sẽ kích thích co bóp và phát huy tác dụng sau 12 tiếng. Thuốc nhuận tràng kích thích phổ biến gồm có:[4]
    • Senna
    • Bisacodyl
    • Sodium Picosulphate
  6. Phá khối phân. Nếu trực tràng bị phân khô, cứng gây tắc, bạn có thể sử dụng thuốc đạn, áp dụng phương pháp thụt trực tràng hoặc tháo nghẹt bằng tay. [4][21]
    • Thuốc đạn là viên nang thuốc được nhét vào hậu môn để tan ra và được hấp thụ vào.
    • Dung dịch thụt là thuốc dạng lỏng được đưa vào ruột già thông qua hậu môn. Quy trình thụt trực tràng cần được bác sĩ thực hiện.
    • Tháo nghẹt bằng tay là quy trình yêu cầu bác sĩ hoặc y tá đeo găng tay vào, sau đó đưa 2 ngón tay được bôi trơn vào trực tràng để phá vỡ và loại bỏ phân đóng khối.[21]

Cảnh báo[sửa]

  • Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc cho trẻ nhỏ.
  • Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và khuyến nghị của bác sĩ.
  • Nếu đang dùng các thuốc chữa bệnh khác, sử dụng nguyên liệu thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không có tương tác thuốc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/digestion/faq-20058348
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dehydration/basics/symptoms/con-20030056
  3. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003125.htm
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.nhs.uk/Conditions/Constipation/Pages/Treatment.aspx
  5. http://www.californiadriedplums.org/nutrition/frequently-asked-health-questions
  6. www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983
  7. https://www.ucsfhealth.org/education/increasing_fiber_intake/
  8. 8,0 8,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/expert-answers/probiotics/faq-20058065
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/basics/treatment/con-20032773
  10. http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/constipation-and-soiling.aspx
  11. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/description/drg-20070683
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/added-sugar/art-20045328
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024578
  14. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034665
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/basics/alternative-medicine/con-20034665
  17. http://www.nhs.uk/Conditions/Constipation/Pages/Symptoms.aspx
  18. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/proper-use/drg-20070683
  19. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/before-using/drg-20070683
  20. http://www.nhs.uk/Conditions/Constipation/Pages/Treatment.aspx
  21. 21,0 21,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2780143/