Làm mờ sẹo mụn

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm mờ Sẹo mụn)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn trứng cá là một vấn đề nghiêm trọng, vì vậy, thật không công bằng khi bạn phải đón nhận những vết sẹo mụn để nhắc nhở bạn về nơi mà mụn đã xuất hiện chỉ ít lâu sau khi nó đã biến mất. Tuy nhiên, bạn không nên quá tuyệt vọng; sẹo mụn sẽ không tồn tại vĩnh viễn trên da và có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để thúc đẩy quá trình chữa lành diễn ra nhanh chóng, chẳng hạn như sử dụng kem bôi không cần kê toa, thử qua các bài thuốc tại nhà hoặc tìm kiếm phương pháp điều trị y tế. Hãy tham khảo bài viết này để biết thêm chi tiết.

Các bước[sửa]

Sử dụng Bài thuốc Tại nhà[sửa]

  1. Sử dụng mật ong. Mật ong không chỉ được dùng để điều trị sẹo mụn mà còn cả mụn trứng cá. Nó khá dịu nhẹ cho da và giúp làm giảm tấy đỏ và kích ứng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp làm mờ sẹo mụn và vết thâm. Nó cũng có khả năng dưỡng ẩm và khiến làn da của bạn mềm mại hơn. Thấm trực tiếp một ít mật ong vào vết sẹo mụn vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa mặt sạch vào sáng hôm sau.
  2. Bôi dầu tầm xuân. Dầu tầm xuân có chứa khá nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp làn da của bạn trông mịn màng và khỏe mạnh hơn. Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn còn đang đánh giá tác dụng của việc bôi dầu tầm xuân trực tiếp vào nốt mụn mới hình thành, dầu tầm xuân đã được chứng minh là sẽ đem lại hiệu quả trong việc chữa trị sẹo mụn cũng như các loại sẹo khác và vết thâm trên da. Bằng cách sử dụng thường xuyên, dần dần vết thâm và sẹo mụn sẽ mờ dần và sẽ không còn lộ rõ trên da của bạn. Chỉ cần mát-xa nhẹ nhàng tinh dầu lên vùng da bị sẹo một hoặc hai lần mỗi ngày.[1]
  3. Sử dụng dầu dừa. Vì dầu dừa có chứa lauric, caprylic và axit capric, nó là công cụ tuyệt vời để làm mờ sẹo mụn. Dầu dừa cũng sẽ giúp ngăn ngừa vết sẹo mụn mới hình thành. Để làm mờ sẹo mụn, hãy mát-xa dầu dừa lên vùng da bị sẹo ít nhất một lần mỗi ngày, nhưng tốt hơn hết là bạn nên thực hiện từ 2-4 lần mỗi ngày. Dầu dừa có thể sẽ khá nhờn, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng. Dầu dừa cũng được sử dụng để làm sạch da.[2]
  4. Dùng lô hội. Lô hội thường được sử dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm vì đặc tính chữa lành của nó, và nó có thể được dùng để làm lành sẹo mụn một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Mặc dù bạn có thể tìm mua các loại sản phẩm được chiết xuất từ gel lô hội, cách tốt nhất là bạn nên mua một cây lô hội tươi.
    • Để sử dụng tinh chất lô hội từ cây lô hội tươi, hãy bẻ đôi lá lô hội và chà xát phần giống như gel bên trong lá trực tiếp lên da. Để khô, và để yên trong vòng 30 phút. Sau đó rửa sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Hãy thực hiện phương pháp này mỗi ngày.
  5. Sử dụng đá viên. Biện pháp này sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho vết sẹo mụn mới hình thành hoặc bị viêm vì đá viên sẽ giúp làm giảm sưng tấy và làm co mạch máu. Theo thời gian, đá viên cũng sẽ giúp giảm thiểu sự xuất hiện của những vết sẹo nhỏ và điều trị tình trạng không đều màu của da.[3]
    • Dùng khăn giấy hoặc vải sạch để bọc quanh viên đá và chà xát vào khu vực bị viêm nhiễm trong vòng 10-15 phút mỗi ngày.
  6. Đắp mặt nạ aspirin. Aspirin có chứa đặc tính kháng viên hiệu quả và nó cũng chứa axit salicylic, loại axit này thường được sử dụng trong phương pháp điều trị mụn trứng cá. Mặt nạ aspirin có thể giúp làm mềm da và làm giảm tình trạng không đều màu của da.
    • Để làm mặt nạ, hãy nghiền 4-5 viên thuốc aspirin thành bột, sau đó hòa bột vào sữa chua không đường hoặc gel lô hội nguyên chất. Đắp mặt nạ lên mặt và để trong vòng 15 phút.
    • Rửa mặt sạch với nước ấm, thấm khô da, và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho da.[4]
  7. Làm sạch da với dầu ôliu. Được biết đến như biện pháp làm sạch da bằng dầu (OCM), dầu ôliu là một phương pháp làm sạch da giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn trên mặt. Mát-xa nhẹ nhàng và sử dụng một mảnh vải mềm để lau sạch dầu khỏi da.
  8. Thoa dầu vitamin E. Dầu vitamin E có đặc tính dưỡng ẩm tuyệt vời và là biện pháp hiệu quả để điều trị sẹo mụn. Bôi dầu vitamin E nguyên chất lên da từ 2-3 lần mỗi ngày và bạn sẽ cảm nhận được kết quả sau khoảng 2 tuần.[5]

Phương pháp Điều trị Y tế[sửa]

  1. Thử dùng các loại kem không cần kê toa. Có khá nhiều sản phẩm trị sẹo mụn không cần kê toa có tác dụng làm giảm tấy đỏ và điều trị tình trạng da không đều màu. Chúng thường được biết đến dưới dạng kem làm mờ vết thâm hoặc kem làm trắng da. Hãy tìm mua kem có chứa hoạt chất chẳng hạn như axit kojic, chiết xuất cam thảo, chiết xuất dâu tằm, và vitamin C. Các thành phần này sẽ giúp tẩy tế bào chết trên da, loại bỏ lớp da không đều màu trên cùng và đem lại cho bạn một làn da mịn màng và săn chắc.[6]
  2. Đến gặp bác sĩ da liễu. Nếu sản phẩm thông thường không đem lại hiệu quả, bạn có thể tìm gặp bác sĩ da liễu để được kê toa các loại kem đặc trị mạnh hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phương pháp làm mờ sẹo mụn khác, chẳng hạn như phương pháp điều trị bằng tia laser hoặc lột da mặt bằng hóa chất.
  3. Sử dụng phương pháp tái tạo da bằng tia laser. Phương pháp tái tạo da bằng tia laser sẽ loại bỏ lớp da trên cùng của vùng da bị sẹo mụn, là lớp da bị tổn hại và gia tăng sắc tố, đem lại một làn da săn chắc và mịn màng cho bạn. Biện pháp điều trị này không cần phải được thực hiện tại bệnh viện, bác sĩ da liễu có thể tiến hành tái tạo da bằng tia laser ngay tại phòng khám của mình.[7]
    • Tia laser có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau đôi chút, nhưng bác sĩ thường sẽ gây tê cục bộ cho bạn trước khi tiến hành điều trị, do đó bạn cũng sẽ không cảm thấy quá tệ.[7]
    • Việc điều trị có thể mất đến 1 giờ đồng hồ và bạn có thể sẽ phải trải qua nhiều lần điều trị, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết sẹo mụn mà bạn đang gặp phải.
  4. Tiêm chất làm đầy da. Nếu bạn bị sẹo lõm chứ không phải sẹo lồi, tiêm chất làm đầy da sẽ giúp làn da của bạn trở nên đầy đặn và mịn màng. Chất làm đầy da – chẳng hạn như axit hyaluronic – sẽ được bác sĩ da liễu tiêm trực tiếp vào da và phương pháp này sẽ đem lại kết quả ngay lập tức. Không may mắn thay, hiệu quả của biện pháp này sẽ không thể kéo dài vĩnh viễn, vì vậy, nếu bạn muốn duy trì kết quả, bạn sẽ cần phải tiếp tục điều trị bằng phương pháp này sau một vài tháng![6]
    • Tiêm silicon là một dạng tiêm chất làm đầy da mới nhất giúp kích thích sự sản xuất collagen trên da, cho phép da tự tái tạo. Bạn sẽ cần phải trải qua nhiều lần tiêm để có thể cảm nhận được hiệu quả, nhưng một khi hoàn tất quá trình này, kết quả mà bạn nhận được sẽ tồn tại vĩnh viễn.[6]
  5. Lột da mặt bằng hóa chất. Lột da mặt bằng hóa chất là biện pháp sử dụng các dung dịch có chứa axit giúp tẩy đi lớp da ngoài cùng, đem lại một làn da mịn màng và mềm mại cho bạn. Đây là phương pháp khá hiệu quả trong việc làm mờ sẹo mụn cũng như làm đều màu da, cải thiện nếp nhăn và điều trị tổn hại do ánh nắng mặt trời. Lột da mặt bằng hóa chất là biện pháp điều trị có tại phòng khám của bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ.[8]
  6. Sử dụng phương pháp mài mòn da. Biện pháp này sẽ giúp làm mờ sẹo mụn bằng cách loại bỏ lớp trên cùng của da thông qua bàn chải kim loại. Đây là phương pháp điều trị khá mạnh mẽ đối với làn da của bạn và có thể sẽ mất đến 3 tuần để da có thể tự chữa lành, nhưng một khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ sở hữu một lớp da mới tươi sáng và mịn màng hơn.[7]
  7. Nếu tất cả những phương pháp trên không đem lại hiệu quả, bạn có thể tiến hành thực hiện biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu các cách điều trị khác không đem lại hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về việc tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ lớp da bị sẹo mụn. Bạn cần nhớ rằng phẫu thuật là lựa chọn có tính rủi ro khá cao, vì nó thường phải sử dụng phương pháp gây mê, và nó cũng có thể sẽ khá tốn kém – vì vậy, bạn chỉ nên xem xét thực hiện biện pháp này khi vết sẹo mụn của bạn khá sâu hoặc rộng.[6]
    • Thông thường, phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ từng vết sẹo, nhưng đôi khi bác sĩ sẽ phải loại bỏ mô xơ gây sẹo bên dưới da.[6]
    • Sẽ phải mất một khoảng thời gian để làn da của bạn có thể trở nên lành lặn sau khi phẫu thuật, và bạn có thể sẽ phải cần tiến hành phương pháp giúp làm mịn lớp da trên cùng.

Chăm sóc Da Mỗi ngày[sửa]

  1. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Sẹo mụn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ để lại vết thâm và làm chậm quá trình chữa lành. Vấn đề này xảy ra là do tia cực tím kích thích sự sản sinh tế bào sắc tố trên da, khiến da của bạn ngày càng trở nên không đều màu. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải bôi kem chống nắng mỗi ngày, cho dù là vào mùa hè hay mùa đông.
    • Trước khi ra ngoài, hãy bôi kem chống nắng với độ SPF ở mức 30 hoặc cao hơn và có chứa thành phần oxit kẽm. Tái bôi kem trên da sau khi bơi, toát mồ hôi, hoặc sau 2 giờ hoạt động dưới ánh nắng mặt trời.[9]
  2. Tẩy da chết mỗi ngày. Thường xuyên tẩy da chết có thể giúp làm mờ sẹo mụn một cách tự nhiên vì nó giúp loại bỏ lớp da bị sẹo mụn và vết thâm và đem lại một làm da tươi sáng cho bạn.
    • Sử dụng sản phẩm tẩy da chết không cần kê toa có chứa hoạt chất AHA hoặc BHA có đặc tính kháng viêm và giúp làm đều màu da.[10]
  3. Dùng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Có thể bạn sẽ muốn sử dụng phương pháp mài mòn cực mạnh cho da hoặc các biện pháp điều trị gây kích ứng da bởi vì bạn đang cố gắng nỗ lực trong tuyệt vọng để loại bỏ tình trạng da không đều màu, nhưng điều này sẽ chỉ gây tổn hại nhiều hơn cho da và ngăn cản khả năng tự chữa lành của da. Hãy nhớ chỉ sử dụng phương pháp chăm sóc da dịu nhẹ và không gây kích ứng.
  4. Không nên bóp hoặc nặn mụn. Sẹo mụn được hình thành chủ yếu là do collagen, và là cách để cơ thể tự chữa lành. Tuy nhiên, bằng cách bóp hoặc nặn mụn, bạn sẽ khiến cho mủ và vi khuẩn tấn công sâu hơn vào da, ảnh hưởng đến lượng collagen tự nhiên trong da. Nặn mụn cũng sẽ gây tổn hại cho da và khiến da bị viêm nhiễm, làm chậm quá trình chữa lành của da. Tránh bóp hoặc nặn mụn và những vết sẹo được hình thành từ collagen sẽ tự biến mất.[9]
  5. Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống nước không chỉ giúp bạn loại bỏ sẹo mụn mà còn là một bước khá quan trọng giúp da luôn khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình trẻ hóa tự nhiên của da. Hãy cố gắng uống từ 1-2 lít nước mỗi ngày và ăn nhiều rau củ quả tươi.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn nhớ thử dùng bài thuốc mới trên một vùng da nhỏ để kiểm tra mức độ dị ứng trước khi quyết định sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây