Làm vỡ vết phồng rộp

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm vỡ Vết Phồng rộp)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vết phồng rộp thường gây ra bởi sự ma sát trên da, làm hình thành vệt nước ở chỗ da bị chà sát. Nhiều bác sĩ và bác sĩ da liễu muốn ngăn ngừa sẹo và nhiễm trùng nên sẽ khuyên bạn làm vỡ vết phồng rộp nhưng nếu bạn thật sự muốn làm vỡ nó, hãy thực hiện theo các bước sau để đảm bảo an toàn.

Các bước[sửa]

Xem xét Trước khi Làm vỡ Vết Phồng rộp[sửa]

  1. Nghe lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ thường khuyên nên tránh làm vỡ vết phồng rộp vì nó vốn là lớp bảo vệ cho vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa vi khuẩn. Làm vỡ vết phồng rộp sẽ làm hở vùng da dẫn đến viêm nhiễm.[1]
  2. Đánh giá tình hình. Tự hỏi xem bạn có nên làm vỡ vết phồng rộp trong thời điểm đó không.[2]
    • Vết phồng rộp ở đâu? Làm vỡ vết phồng rộp ở chân sẽ an toàn hơn làm vỡ vết loét lạnh ở môi hoặc bên trong miệng. Vết loét lạnh và vết phồng rộp bên trong miệng nên được kiểm tra bởi bác sĩ.
    • Vết phồng rộp bị nhiễm trùng không? Nếu có chảy mũ màu vàng, thì nó đã bị nhiễm trùng và bạn nên đến gặp bác sĩ. [3]
    • Vết phồng rộp có làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày như gây khó khăn trong việc đi lại không? Nếu có thì đây là lúc bạn nên làm vỡ nó một cách an toàn.
  3. Đừng làm vỡ vết phồng rộp do cháy nắng hoặc do bỏng. Nếu bạn có vết phồng rộp cháy nắng thì đây là bỏng cấp độ 2 và bạn cần đến gặp bác sĩ vì nó nghiêm trọng. Đừng làm vỡ loại phồng rộp này vì nó được hình thành sau khi bỏng để bảo vệ vùng da bên dưới. Hãy gặp bác sĩ để chữa trị và bảo vệ vùng da khỏi ánh nắng mặt trời trong khi chờ da lành.[4]
    • Vết bỏng cấp độ 2 làm hình thành vết phồng rộp nên được xử lý nhẹ nhàng với kem trị bỏng. Nên gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp và biết cách chăm sóc vết phồng rộp do cháy nắng.[5]
  4. Không xử lý vết phồng rộp có máu. Vết phồng rộp có máu là một vệt có máu đỏ-tím-đen dưới da do mạch máu bị vỡ bên dưới biểu bì da. Ma sát ở vùng có xương nhô lên như phía sau gót, dẫn đến vỡ mạch máu và máu sẽ loang dưới da.[6]
    • Vết phồng rộp có máu là dấu hiệu của vết thương ở mức độ nghiêm trọng. Nó có thể tự lành nhưng nhiều người nhầm lẫn với melanoma (u sắc tố). Do đó, nếu bạn không chắc, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra.

Chuẩn bị Làm vỡ Vết Phồng rộp[sửa]

  1. Rửa tay. Dùng xà phòng và nước ấm, xoa hai tay trong 20 giây trước khi rửa sạch.[7]
    • Dùng xà phòng không mùi thông thường để rửa tay. Việc này sẽ ngăn kích ứng hóa học gây ra cho vết rộp và tránh truyền vi khuẩn từ tay đến vùng da mỏng manh sau khi vết phồng rộp bị vỡ.
  2. Rửa vết phồng rộp bằng xà phòng và nước, bôi cồn hoặc thuốc khử trùng.[7]
    • Thuốc khử trùng như betadine có bán ở quầy thuốc. Tuy nhiên, nên cẩn thận với betadine vì nó sẽ loang màu lên da, quần áo và bề mặt khác.
    • Nhẹ nhàng đổ betadine hoặc cồn tẩy rửa lên vết phồng rộp và khu vực xung quanh. Nếu bạn rửa bằng xà phòng và nước thì nên dùng loại không mùi, dùng tay xoa đều, nhẹ nhàng rửa vùng da bị tổn thương nhưng cẩn thận không tạo áp lực mạnh để làm vỡ vết phồng rộp, rồi rửa sạch với nước.
  3. Chuẩn bị kim và lưỡi dao. Tốt nhất nên chọn loại kim hoặc lưỡi dao dùng một lần, được đóng gói sẵn và tiệt trùng, thường có bán ở quầy thuốc và cửa hàng vật liệu y tế.[7]
    • Nếu bạn chọn dùng kim may quần áo ở nhà, trước tiên nên ngâm nó trong cồn tẩy rửa.
    • Đừng hơ kim hoặc lưỡi dao trên lửa, vì nó sẽ bị dính phân tử carbon làm kích ứng da và có thể tăng khả năng nhiễm khuẩn.[8]

Làm vỡ Vết Phồng rộp[sửa]

  1. Bắt đầu từ mép của vết phồng rộp. Chích 2 hoặc 3 chỗ trên vết phồng rộp để làm khô nước với trọng lực. Bạn có thể chích vào mỗi phía của vết phồng rộp, ở sát phần mép.[9]
    • Đừng dùng kim chỉ đâm xuyên qua vết phồng rộp để làm khô nước. Phương pháp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  2. Làm ráo nước. Để vết phồng rộp khô ráo một cách tự nhiên với trọng lực hoặc đè nhẹ từ trên xuống ngay chỗ bạn đã chích lỗ và để nước chảy ra từ đó.[10]
    • Đừng đè quá mạnh hoặc làm rách vết phồng rộp để nước chảy ra. Bạn sẽ làm chấn thương vùng da bên dưới.
  3. Đừng xé bỏ lớp da. Lột lớp da chết của vết phồng rộp có thể làm rát vùng da khỏe mạnh xung quanh và làm cho da bị viêm nhiễm. Bạn chỉ cần rửa sạch vùng da xung quanh với xà phòng và nước hoặc thuốc khử trùng, sau đó băng lại.[11]
  4. Bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương với gạc y tế. Việc này giúp tránh cho vi khuẩn xâm nhập và giảm áp lực lên vùng da phồng rộp.[3]
    • Bôi thuốc mỡ thêm vài lần và thay băng gạc mỗi ngày đến khi da lành lại, thường mất khoảng 1 tuần.[12]
  5. Ngâm cơ thể, chân hoặc tay vài lần sau khi làm vỡ vết phồng rộp. Muối epsom sẽ giúp làm khô nước ở vết phồng rộp. Trong vài ngày kế tiếp, cho nửa cốc muối epsom vào nước ấm và ngâm chân hoặc tắm với muối epsom trong 20 phút mỗi ngày.[13]
  6. Để ý dấu hiệu viêm nhiễm. Bất kỳ dấu hiệu đỏ, sưng, đau hoặc chảy mủ đều cho thấy vết phồng rộp bị viêm và bạn cần gặp bác sĩ để lấy thuốc kháng sinh.[3]
    • Da bị viêm khi khu vực xung quanh vết phồng rộp ngày càng đỏ và sưng nhiều. Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể cũng tăng cao hơn 37°C. Nếu vùng da đau nhiều hơn khi có vết phồng rộp và kèm theo những triệu chứng vừa nêu thì có thể vết thương đã bị viêm nhiễm.
    • Mủ là dung dịch màu vàng chảy ra từ vết thương bị viêm nhiễm. Nếu vết phồng rộp hoặc vết phồng rộp bị vỡ chảy mủ, hãy đến gặp bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng nặng.
  7. Tránh bị phồng rộp. Ngăn áp lực lên vùng da ở khu vực xương. Bạn có thể dùng miếng dán áp lực có lỗ hình tròn. Khi chạy bộ, bạn nên chọn một đôi giày hoặc tất mới vừa vặn để giảm ma sát và có khả năng kiểm soát độ ẩm.[14]
    • Khi chèo thuyền, hãy đeo bao tay chuyên dùng cho môn thể thao dưới nước hoặc quấn tay theo cấu tạo của hình mái chèo để giảm ma sát.[15]

Cảnh báo[sửa]

  • Một số vết phồng rộp hình thành do bệnh lý như pemphigus, pemphigoid hoặc viêm nhiễm như chốc bóng nước. Nếu bạn có những vết phồng rộp xuất hiện mà không rõ nguyên nhân, nhiều vết phồng rộp hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Lời khuyên[sửa]

  • Đảm bảo mọi thứ (tay, kim, vùng da xung quanh vết thương, chỗ vết phồng rộp) đều được khử trùng để tránh nhiễm trùng.
  • Bạn có thể đến gặp bác sĩ, bác sĩ da liễu hoặc y tá để giúp làm khô nước trong vết phồng rộp với kim tiệt trùng. Việc này đặc biệt cần thiết để xử lý vết phồng rộp lớn.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây