Làm vỡ mụn nhọt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn nhọt (trong y khoa còn gọi là đinh nhọt) thường đau, mụn có mủ nổi dưới da khi vi khuẩn gây viêm nhiễm lỗ chân lông hoặc tuyến dầu.[1] Mụn nhọt khá phổ biến và thường gây ra bởi tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus). Khi chữa trị mụn nhọt tại nhà, bạn không nên nặn hoặc bóp mụn vì có thể tăng thêm rủi ro viêm nhiễm, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu (như trẻ nhỏ, người bị tiểu đường, người lớn tuổi). Hãy gặp bác sĩ để chọc vỡ mụn nhọt nếu các cách điều trị tại nhà không hiệu quả.

Các bước[sửa]

Trị mụn nhọt tại nhà[sửa]

  1. Quan sát. Hệ miễn dịch tự nhiên của hầu hết mọi người đều đủ mạnh để chống lại các vấn đề cơ bản về viêm da như mụn nhọt. Do đó, mụn nhọt thường tự lành sau khoảng thời gian vài tuần, mặc dù bạn sẽ có cảm giác ngứa và đau nhói trong giai đoạn đầu.[2] Mụn nhọt có thể trở nên đau đớn theo thời gian do áp lực của mủ tích tụ, mặc dù nó có thể tự vỡ sau vài tuần và sau đó lặn đi nhanh chóng.
    • Nếu bạn để mụn tự vỡ sau vài tuần, hãy chuẩn bị khăn ướt có kháng sinh và khăn giấy sạch để dùng khi cần.
    • Nếu bạn có mụn nhọt trên mặt, hãy giữ vệ sinh và tránh bôi nhiều lớp mỹ phẩm lên đó hoặc che lại. Mụn nhọt trên mặt có thể làm bạn xấu hổ nhưng tốt nhất là nên giữ cho nó luôn khô thoáng và để hệ miến dịch chữa lành nó.
  2. Chườm ấm. Dùng khăn ấm hoặc miếng chườm ấm để đắp lên mụn nhọt giúp mụn vỡ ra, khô nước vì nhiệt độ làm cho mạch máu giãn nở dưới da và tăng tuần hoàn máu và bạch huyết.[3] Độ ấm cũng giúp làm dịu cơn đau mặc dù nó có gây viêm da cục bộ. Ngâm một miếng khăn sạch vào nước và cho vào lò vi sóng từ 30 đến 45 giây. Đắp miếng chườm ấm lên vùng da bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày (khoảng 20 phút/lần) đến khi mụn nhọt khô nước và xẹp.
    • Nhớ giặt và rửa sạch khăn để tránh bị nhiễm khuẩn, mặc dù bỏ khăn vào lò vi sóng cũng có thể diệt khuẩn.
    • Nên đảm bảo là khăn lấy từ lò vi sóng không làm cho da bị bỏng và khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  3. Dùng dầu tràm trà. Dầu tràm trà là kháng sinh/kháng khuẩn tự nhiên thường được dùng để trị viêm da - loại dầu này được chiết xuất từ lá của cây tràm trà Úc.[4] Dầu tràm trà giúp trị lành mụn nhọt vì nó có tính năng kháng viêm và kháng khuẩn nhưng khả năng thẩm thấu vào da vẫn chưa được hiểu rõ.[5] Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn việc sản sinh vi khuẩn khi mụn vỡ. Hãy dùng tăm bông sạch, thấm dầu tràm trà và nhẹ nhàng bôi lên mụn nhọt 3 đến 5 lần mỗi ngày. Tuyệt đối không để gần mắt vì nó có thể gây đau nhói.
    • Dầu tràm trà có thể gây dị ứng cho một số người (thường rất hiếm), nên hãy ngừng bôi nếu bạn thấy vùng da xung quanh mụn nhọt bị kích ứng và sưng.
    • Các loại kháng sinh tự nhiên khác có hiệu quả tương tự như dầu tràm trà, gồm: tinh chất lá ô liu, dầu oregano, oải hương, hydrogen peroxide, giấm trắng và dung dịch i-ốt.
  4. Làm cho mụn nhọt khô nước. Khi mụn nhọt tự vỡ, hãy làm khô nước bằng cách đè nhẹ lên mép với khăn giấy sạch. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy một ít mủ và máu chảy ra từ mụn nhọt - với mụn nhọt to thì sẽ có nhiều mủ và máu hơn.[6] Thấm hết máu và mủ, bỏ khăn giấy, sau đó vệ sinh thật kỹ với khăn có kháng sinh. Mụn nhọt không lây nhiễm nhưng vi khuẩn bên trong thì có.
    • Mụn nhọt sẽ tiếp tục chảy nước trong vài giờ, nên hãy bôi một ít kem kháng sinh hoặc lotion và dùng gạc băng lại để qua đêm.
    • Để mụn nhọt được thông thoáng sẽ giúp mụn mau lành nhưng đừng tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời vì có thể làm bỏng vùng da bị tổn thương và để lại vết da biến màu trong vài tuần hoặc vài tháng.
    • Tiếp tục chườm ấm trong vài ngày sau khi mụn vỡ để dung dịch bên trong chảy ra hết. Bạn nên nhớ luôn dùng miếng chườm sạch.

Chọn phương pháp chữa trị y tế[sửa]

  1. Khi nào nên gặp bác sĩ. Hầu hết mụn nhọt gây ra bởi lông mọc ngược hoặc bởi do bụi bẩn bám trên da.[7] Với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì mụn nhọt sẽ biến mất và mờ dần sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu mụn nhọt không lặn sau vài tuần (hoặc tái phát) và kèm theo cơn đau, sưng hạch bạch huyết, sốt / rét và/hoặc mất vị giác thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Khi có mụn nhọt to (đường kính hơn 5 cm), bạn cũng nên đi khám.[6]
    • Mụn nhọt thường được cho là không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng nghiêm trọng hơn với biểu hiện tương tự gồm ung thư da, dị ứng, ong đốt, áp xe trên bệnh nhân tiểu đường, tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA), mụn rộp và bệnh thủy đậu.
    • Bôi kem kháng sinh (Neosporin, Bacitracin, Polysporin) lên mụn nhọt thường xuyên sẽ không hiệu quả vì nó không thẩm thấu sâu vào da để diệt khuẩn.[8]
  2. Nhờ bác sĩ tư vấn về việc chọc vỡ mụn. Nếu bác sĩ xác nhận đó là mụn nhọt và phải triệu chứng gì đó nghiêm trọng, thì bác sĩ sẽ kiến nghĩ chọc vỡ nếu tình trạng đó kéo dài hơn vài tuần, hoặc mụn nhọt to kèm theo đau đớn. Chọc vỡ mụn là quy trình sơ đẳng mà bác sĩ sẽ bôi thuốc gây tê cục bộ và sau đó rạch một đường nhỏ trên đầu mụn để mủ chảy ra và trở nên khô ráo.[9] Bác sĩ sẽ băng mụn nhọt lại và hướng dẫn cách vệ sinh tại nhà. Cho bác sĩ chọc vỡ mụn sẽ an toàn hơn khi tự làm tại nhà.
    • Trong một số trường hợp, tình trạng viêm nhiễm lan rộng và sâu đến nổi không thể làm khô mụn bằng cách chọc vỡ, thì sẽ dùng gạc vô khuẩn băng lại để thấm hút mủ.
    • Tùy thuộc vào kích thước của mụn nhọt, việc chọc vỡ mụn có thể để lại sẹo nhỏ trên da. Việc này rất đáng lo khi có mụn nhọt ở trên mặt nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  3. Chỉ dùng kháng sinh khi được chỉ định. Thuốc kháng sinh rất ít khi được dùng để trị mụn nhọt, mặc dù bác sĩ sẽ kê loại thuốc này nếu mụn nhọt bị viêm nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần.[9] Với người có nhiều mụn hoặc tái diễn đều đặn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống trong 10 đến 14 ngày.[8] Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sẽ uống 2 loại thuốc kháng sinh kèm theo thuốc mỡ kháng sinh mạnh để bôi lên da trong suốt cả ngày.
    • Từ nhiều thập kỉ qua, việc lạm dụng kháng sinh đã tạo ra sự kháng khuẩn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn bị nổi mụn nhọt hoặc các loại viêm khác khi ở bệnh viện vì một bệnh nào đó, hãy báo cho bác sĩ hoặc y tá ngay lập tức.
    • Tác dụng phụ của kháng sinh bao gồm tiêu diệt vi khuẩn "có lợi" trong ruột, dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy, co thắt dạ dày và buồn nôn.[10] Dị ứng, nổi mẩn đỏ và khó thở cũng liên quan đến việc dùng kháng sinh.

Lời khuyên[sửa]

  • Rửa tay trước và sau khi xử lý mụn nhọt tại nhà. Việc này sẽ giảm nguy cơ truyền nhiễm vi khuẩn.
  • Thiếu dinh dưỡng, vệ sinh kém, phản ứng với các hóa chất mạnh, bệnh tiểu đường và hệ miễn dịch yếu làm cho cơ thể dễ nổi mụn nhọt.
  • Nếu bạn có mụn nhọt hoặc tình trạng viêm da khác, tránh dùng chung khăn, dao cạo và quần áo với người khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn bị rối loạn hệ tiêu hóa, tim đập nhanh, bệnh tiểu đường hoặc dùng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch như corticosteroids thì bạn nên chọn phương pháp y tế để điều trị mụn nhọt càng sớm càng tốt.
  • Gặp bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu nếu mụn nhọt đau nghiêm trọng, kéo dài hơn vài tuần hoặc xuất hiện kèm theo sốt.
  • Đừng tự nặn hoặc làm vỡ mụn nhọt (đặc biệt là khi bạn không có kinh nghiệm) vì việc này có thể gây kích ứng và nhiễm khuẩn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]