Làm việc cùng người yêu cũ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Làm việc chung với người yêu cũ có thể sẽ là tình huống khó khăn và lộn xộn. Chia tay không phải là điều dễ dàng ngay cả khi bạn sẽ không thường xuyên gặp mặt người ấy tại công sở. Tuy nhiên, bạn có thể đối phó với tình huống này và xây dựng mối quan hệ bình thường với người yêu cũ. Cùng với sự thẳng thắn và sự tập trung rõ ràng, bạn thậm chí có thể biến căng thẳng tiềm ẩn thành động lực để chăm sóc bản thân cũng như phục vụ mục tiêu có liên quan đến công việc một cách tốt hơn.

Các bước[sửa]

Vượt qua (và duy trì) cuộc chia tay[sửa]

  1. Thiết lập rõ ưu tiên của mình. Bạn nên xác định rõ ý định về việc dành ưu tiên cũng như duy trì động lực trong công việc, ngay cả khi người yêu luôn ở gần bên bạn.[1] Cân nhắc lựa chọn của mình, bạn nên biết rằng bạn có quyền đưa ra quyết định và bạn không nhất thiết phải làm chung công ty với người yêu cũ.
    • Công việc này có dễ thay thế hay chỉ la tạm thời? Một vài yếu tố có thể cho thấy rằng làm việc chung với người yêu cũ có hại hơn có lợi, khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn và hỗn độn không đáng để bạn hy sinh cho công việc.
  2. Nhìn nhận cảm giác còn đọng lại của bản thân một cách cởi mở và chân thật. Khi chúng ta cố gắng hết sức để không suy nghĩ về một điều nào đó, chúng ta sẽ khó có thể ngừng nghĩ về nó. Tình trạng này được gọi là "hiệu ứng con gấu trắng" và diễn ra tương tự đối với mọi loại cám dỗ.[2] Vì vậy, bạn không nên cố gắng loại bỏ hình ảnh của người tình cũ khỏi tâm trí khi chúng xuất hiện một cách bất ngờ. Vì như vậy, bạn đang loại bỏ cảm giác "trái cấm" có thể gây xao nhãng cho công việc của bạn và khiến bạn đắm chìm trong mối quan hệ cũ. Ngoài ra, cho phép bản thân suy nghĩ về người ấy sẽ giúp bạn tiếp cận một vài tư tưởng giúp làm rõ mối quan hệ của cả hai (và từ đó, bạn sẽ dễ dàng kết thúc nó).
    • Bạn càng ít chống lại sự thật rằng người yêu cũ vẫn tồn tại trong cuộc sống của bạn nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Làm chung công ty với nhau có nghĩa là bạn cần phải chấp nhận sự hiện diện của người đó cũng như cảm giác không thể tránh khỏi khi bạn phải gặp gỡ họ thường xuyên. Bạn nên cho phép cảm xúc này phai nhạt dần một cách tự nhiên thay vì ép buộc bản thân ngừng nghĩ về chúng. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ này sẽ hình thành sự hung hăng tiêu cực, ủ rũ, và cảm giác của bạn sẽ quay về nặng nề hơn bao giờ hết vào thời điểm mà bạn không ngờ đến.
    • Chỉ bởi vì bạn cho phép bản thân nhìn nhận cảm giác có liên quan đến người yêu cũ KHÔNG có nghĩa là bạn cần phải chia sẻ chúng tại công ty. Bạn có thể viết nhật ký, và nếu bạn muốn thảo luận về vấn đề của mình, bạn nên trò chuyện với bạn bè hoặc người thân không làm chung công ty với bạn.
  3. Tập trung vào mục tiêu của bản thân. Viết nhật ký, phác thảo mục tiêu có liên quan đến sự nghiệp của chính mình. Bắt đầu từ điều nhỏ nhặt, suy nghĩ về cách để làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày, từ từ tăng dần quy mô thành mục tiêu cho một tháng, và cho công ty, v.v.[3] Bạn nên nhớ bao gồm cách thức mà mục tiêu sự nghiệp có thể đóng góp cho vào những điều bạn mong muốn cho bản thân (như niềm vui, sức khỏe thể chất, không còn căng thẳng). Bằng cách thiết lập mối liên kết này, bạn sẽ nhận thấy sự liên hệ giữa mục tiêu sự nghiệp và niềm hạnh phúc cá nhân to lớn. Từ đó, bạn sẽ có thể nhìn nhận mục tiêu sự nghiệp của mình một cách khác biệt, tạo động lực để bản thân dành nhiều thời gian hơn cho công việc sẽ giúp nuôi dưỡng mục đích.
  4. Tìm kiếm sự trợ giúp.[4] Ngay cả khi thỉnh thoảng, bạn và người yêu cũ vẫn trò chuyện với nhau, bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn sẽ không gọi điện cho người ấy trong khoảnh khắc tuyệt vọng. Vì người ấy luôn ở gần bên bạn, bạn sẽ muốn gọi điện cho họ để trút bầu tâm sự về một ngày tồi tệ hoặc nói cho họ biết tin tức thú vị về thành tựu hoặc cơ hội mới. Nhưng, bạn chỉ nên chia sẻ những khoảng khắc này với người mà bạn sở hữu mối quan hệ sâu đậm hơn.
    • Tiếp tục cho phép người yêu cũ chiếm một vị trí trong cuộc sống của bạn sẽ khiến bạn gắn bó với người đó hơn mức cần thiết trong việc xây dựng mối quan hệ công việc thành công. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác như thể bạn phụ thuộc vào sự hiện diện của người đó, trong công ty hoặc nơi khác. Bí quyết là bạn cần phải có khả năng đối mặt với người tình cũ nhưng vẫn nhớ rằng họ không phục vụ mục đích gì cho bạn như lúc cả hai còn trong mối quan hệ tình cảm. Vì vậy, bạn nên giao phó vai trò này (người để tôi trút bầu tâm sự, người bạn có thể giúp tôi với vấn đề kỹ thuật mà người yêu cũ của tôi từng giải quyết) sẽ giúp bạn duy trì sự mạnh mẽ và sự ủng hộ trong thời điểm căng thẳng hoặc phấn khích.
  5. Tập trung vào hiện tại. Đặc biệt trong những ngày khó khăn, bạn sẽ rất dễ ngắm nhìn người tình cũ và lý tưởng hóa về sự tuyệt vời của khoảng thời gian cả hai bên nhau. Bất kể bạn đã quên đi người yêu cũ nhiều bao nhiêu, bản năng của chúng ta sẽ tìm kiếm khả năng tốt nhất để nhận được sự an ủi và niềm hy vọng nhất thời.[5] Học hỏi về kỹ thuật chánh niệm sẽ giúp bạn chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại và chuyển hướng sự mơ mộng về quá khứ tốt đẹp của bạn và người ấy.
    • Liên tục nhắc nhở bản thân rằng mọi chuyện giữa cả hai đã thay đổi bằng cách tập trung vào điều đang diễn ra trong sự tương tác hiện tại. Có phải người ấy đang thuyết trình trong cuộc họp? Thừa nhận rằng sự chú ý của bạn đang chuyển đổi từ công việc sang cặp mắt xinh đẹp của người yêu cũ và kỷ niệm xưa. Sau đó, hãy quay về với nhiệm vụ trước mắt mà không phán xét chính mình vì đã suy nghĩ vu vơ. Bạn có thể sẽ muốn phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp tận tụy, người sẽ giúp bạn quay về với việc “tập trung cao độ” vào nhiệm vụ trong công việc.

Giao tiếp một cách hiệu quả với người yêu cũ[sửa]

  1. Trình bày rõ ràng về ranh giới trong công việc.[6]Bạn nên tận dụng cơ hội đầu tiên mà bạn có để nêu lên tình hình tại nơi làm việc và vai trò của mối quan hệ cũ trong đó. Bạn nên trò chuyện tại nơi không có mặt của đồng nghiệp tò mò, và tốt hơn hết là địa điểm bên ngoài văn phòng làm việc. Hãy cho người ấy biết rằng bạn không muốn đem chuyện không hay trong quá khứ vào công việc. Bạn nên nhớ tạo ấn tượng tốt đẹp, và nhắc đến tầm quan trọng của mối quan hệ chân thành đối với công việc và niềm vui của bạn. Nếu bạn nỗ lực hết sức để trở nên lễ độ và lịch sự, bắt đầu từ cuộc trò chuyện này, người yêu cũ của bạn sẽ xử sự theo cung cách của bạn. Bạn nên cố gắng đi đến thỏa thuận trong việc:
    • Cùng nhau giao tiếp với đồng nghiệp.
    • Tham gia (hoặc cố gắng tránh xa) phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện một dự án nào đó.
    • Không đem cảm xúc không vui đến nơi làm việc.
    • Cởi mở giải quyết vấn đề ngoài giờ làm việc, nếu có.
      • Tuy nhiên, tình huống tại công sở sẽ đòi hỏi bạn phải duy trì sự linh hoạt khi bất ngờ gặp gỡ người yêu cũ tại hành lang. Một vài yếu tố hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của bạn, như ranh giới giữa cả hai trong quá trình tương tác với nhau tại công ty, nhưng bạn lại không thể điều khiển một vài nhân tố khác. Bạn sẽ không có khả năng kiểm soát mức độ thường xuyên mà bạn gặp gỡ người đó.
  2. Trình bày khoảng cách bạn mong muốn. Nếu bạn nhận thấy bạn muốn tách bản thân khỏi sự gần gũi mà bạn đang duy trì trong chốc lát, đừng ngần ngại. Hãy cung cấp cho chính mình sự tôn trọng tương tự như với bất kỳ người nào khác trong tình huống khó khăn. Mặc dù bạn có thể thảo luận về việc giữ khoảng cách với người yêu cũ, bạn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo và hành động theo như bạn muốn. Điều này bao gồm việc trình bày rõ ràng về ý định của mình cho mọi người có liên quan. Bằng cách trao đổi mong muốn của bản thân trong việc giữ khoảng cách, người khác sẽ không thể suy đoán và ngồi lê đôi mách về chuyện đang diễn ra.
    • Ví dụ như đồng nghiệp mời bạn đi uống nước sau giờ làm việc và bạn biết rằng người yêu cũ của bạn cũng được mời tham dự. Thay vì chớp lấy thời cơ này để cho mọi người biết rằng bạn không muốn ở gần người ấy thêm một phút giây nào, bạn nên ân cần nói với họ rằng bạn muốn ra ngoài vì bạn cần một chút không gian riêng. Tự nhắc nhở bản thân tình trạng không muốn xã giao sẽ không kéo dài mãi mãi.
  3. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của chính mình.[7] Bạn không biết phải cư xử như thế nào với người tình cũ và đồng nghiệp? Tư thế đứng, thái độ, và cử chỉ của bạn trước mặt người khác sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất bộc lộ sự khó chịu hoặc lúng túng. Vì vậy, thông qua việc chú tâm vào ngôn ngữ cơ thể của mình, bạn có thể phản ánh cái nhìn của người khác đối với bạn và điều chỉnh sao cho phù hợp.
    • Ví dụ như bạn đang thảo luận vấn đề liên quan đến công việc với người ấy. Bạn có thể sẽ phát hiện ra rằng bạn không nhìn vào mắt họ hoặc bạn bắt đầu cựa quậy tay. Cả hai hành động này đều gửi đi tín hiệu cho thấy bạn không thoải mái với tình huống. Tại thời điểm này, bạn có thể "giả vờ" và điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của mình để đem lại sự thoải mái cho bản thân cho người ấy.
    • Nếu bạn nhận thức được rằng ngôn ngữ cơ thể của bạn thường xuyên gửi đi tín hiệu lo lắng hoặc khó chịu, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để xem xét lại cảm xúc của mình.[8] Chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể trong quá trình tương tác là cách tuyệt vời để vượt qua nó, nhưng cuối cùng, nó có thể dẫn bạn đến với vấn đề sâu sắc hơn có thể được giải quyết ngoài giờ làm việc.
  4. Nói về sự khác biệt. Ngay cả khi bạn và người yêu cũ đã nói rõ về mong muốn xây dựng môi trường làm việc thân thiện, vấn đề vẫn có thể phát sinh khiến bạn gợi lại nỗi thất vọng cũ. Trong trường hợp này, bạn có thể gặp riêng người ấy và cho họ biết về điều mà bạn không thích. Bạn nên nhớ chỉ nêu lên cảm giác của mình thay vì chỉ trích hoặc phán xét người ấy.[9] Tùy thuộc vào phạm vi và sự khẩn cấp của vấn đề, cả hai nên trò chuyện với nhau sau giờ làm việc hoặc sắp xếp giữ khoảng cánh nhiều hơn.
    • Trước khi giao tiếp với nhau, bạn nên suy nghĩ cặn kẽ xem liệu đây có phải là vấn đề mà bạn không thể tự mình giải quyết. Quy tắc cơ bản là chỉ bàn luận về vấn đề khi bạn muốn trình bày yêu cầu rõ ràng và hợp lý.[9] Nếu bạn muốn đề nghị người tình cũ tôn trọng không gian riêng của bạn và không tự tiện bước vào văn phòng bạn khi không báo trước, thì có nghĩa là nhu cầu giữ khoảng cách của bạn không được đáp ứng và bạn có quyền trình bày về nó. Nếu bạn không thể đưa ra lời đề nghị hợp lý (không phải là yêu cầu người ấy "ngừng là một kẻ đểu giả"), có cơ hội là bạn chỉ đang muốn trút bỏ cảm giác khó chịu của mình.
    • Nếu bạn quyết định bàn luận về một vấn đề nào đó với người ấy, bạn nên nhớ hành xử một cách chuyên nghiệp, có chủ ý, và thực tế về vai trò của bản thân trong vấn đề này.
  5. Chấm dứt tình trạng “chơi xấu”. Có phải người tình cũ của bạn đang cố gắng hết sức để phá hoại bạn tại công sở, như truyền bá thông tin đáng xấu hổ hoặc che giấu về thời hạn công việc nào đó? Bạn nên làm điều đúng đắn và cung cấp cơ hội để đưa ra kết luận và làm rõ hơn về bản chất mối quan hệ cũng như cuộc chia tay của bạn.
    • Có lẽ bạn sẽ không thích điều này, nhưng xác định gốc rễ của vấn đề sẽ cho người yêu cũ của bạn biết rằng có khá nhiều phương pháp để họ trút bỏ oán giận của mình hơn là đối xử tồi tệ với bạn. Vì người cần đến điều này chính là người ấy chứ không phải là bạn, bạn nên sẵn lòng thừa nhận những yếu tố mà bạn không thường thực hiện. Mục tiêu ở đây là kết thúc sự phá hoại tại công sở, không phải là bày tỏ cảm giác sâu đậm của bạn.
    • Bàn luận về vấn đề tiền bạc tại công ty sẽ là hành động khá khó xử. Vì vậy, nếu người ấy bắt đầu trò chuyện với bạn (hoặc chuẩn bị thảo luận) về việc tăng lương hoặc về khoản tiền thưởng, bạn không nên tham gia bằng cách giữ im lặng hoặc thể hiện thái độ rằng bạn không hào hứng với chủ đề này. Bạn nên tránh cung cấp cho người ấy sự thỏa chí trong nỗ lực "vượt mặt" bạn.
  6. Biết rõ khi nào là quá đủ. Một tùy chọn khác để đối phó với người yêu cũ đang bất bình cực độ đó là gặp riêng cấp trên của bạn tại nơi mà bạn có thể cung cấp bằng chứng về sự quấy rối tại nơi làm việc. Bạn nên nhớ rằng mặc dù tùy chọn này sẽ cho phép bạn tiếp tục công việc của mình, nó có thể tạm thời gây tổn hại cho danh tiếng của bạn.

Duy trì tính chuyên nghiệp[sửa]

  1. Tách rời đời sống công việc và đời sống cá nhân. Làm chung cơ quan với người yêu cũ có nghĩa là bạn cũng phải suy nghĩ kỹ càng về các mối quan hệ khác của bạn trong công ty.[10] Nếu bạn muốn tán tỉnh đồng nghiệp khác, bạn nên cân nhắc về sự hỗn loạn mà hành động này sẽ đem đến cho tình huống hiện tại bằng cách thêm vào sự ghen tuông và khinh rẻ cho nó.
    • Để đánh giá xem liệu hành động trước mắt của bạn có kích hoạt sự tiêu cực quá mức giữa bạn và người yêu cũ hay không, bạn nên suy nghĩ về cảm giác của bản thân khi đặt mình vào vị trí của đối phương. Không phải là bạn sẽ không muốn trông thấy người tình cũ rời khỏi công ty cùng đồng nghiệp mà họ say mê hay sao? Bạn nên tránh thực hiện điều tương tự trước sự nhạy cảm của tình huống và khao khát mọi chuyên diễn ra suôn sẻ.
    • Còn về việc đi cùng thang máy với người yêu cũ thì sao? Không phải mọi cuộc trò chuyện thân thiện nào cũng bắt đầu với cuộc sống tươi đẹp của bạn ngoài giờ làm việc. Bạn nên bàn bạc về khó khăn liên quan đến công việc hoặc trêu đùa về đồng nghiệp mà cả hai có thể chia sẻ với nhau.
  2. Không nên đem cảm xúc vào mối quan hệ công việc. Nếu bạn và người tình cũ cùng thực hiện một dự án nào đó, bạn không nên khơi gợi về cảm giác tội lỗi hoặc đổ lỗi cho mọi chuyện đã xảy ra trong mối quan hệ của cả hai.[11] Bạn nên nhớ lưu tâm đến quyết định cũng như cách hành động của chính mình, và tự hỏi bản thân xem liệu cảm giác còn đọng lại có giúp tạo thêm động lực cho bạn, hay là do chính bản chất của công việc. Bạn nên tưởng tượng như thể nguyện vọng nghề nghiệp là khao khát duy nhất của bạn, và bảo đảm rằng mọi quyết định mà bạn đưa ra đều giúp bạn đi đúng hướng.
    • Ví dụ, người tình cũ của bạn đang pha cà phê cho mọi người và đem cà phê đến cho bạn theo hương vị chính xác như bạn thích. Bạn chỉ cần mỉm cười lịch sự, cảm ơn họ, và cho họ biết rằng bạn không đang tìm kiếm sự đối đãi đặc biệt. Mặc dù đây là một cử chỉ tử tế, bạn nên tránh tái hiện lại cách thức cũ khi cả hai còn bên nhau.
  3. Trông cậy vào đồng nghiệp. Bạn nên tránh dựa dẫm quá nhiều vào người yêu cũ, bạn nên nhớ rằng bàn còn nhiều người khác có thể hỗ trợ bạn trong công việc. Điều này không có nghĩa là tìm kiếm người để trút bầu tâm sự mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu vì trông thấy người ấy. Bạn nên thường xuyên gặp gỡ người mà bạn có thể liên hệ đến một điều gì đó, và bạn càng tách bản thân khỏi người ấy bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Hãy tìm người sở hữu khiếu hài hước tương tự như bạn, hoặc tuyệt vời hơn bạn, và người có cùng khát vọng tương tự bạn trong công việc. Dù sao thì đây chính là điều mà bạn cần thực hiện trong quá trình theo đuổi sự nghiệp.
  4. Bạn không nên lôi kéo đồng nghiệp vào sự đau khổ còn lại.[11] Sự khốn khổ sẽ thu hút người khác, và cho họ biết rằng bạn đang gặp rắc rối với người yêu cũ sẽ biến vấn đề trở thành " chuyện phiếm" để đồng nghiệp bàn luận. Họ thậm chí có thể sẽ chia phe phái, tái hiện lại bi kịch cũ không giúp được gì cho tình hình hiện tại. Một vài đồng nghiệp có thể cảm thấy bị gạt sang một bên hoặc xấu hổ bởi tình huống của bạn và bắt đầu xa lánh bạn. Tốt nhất là bạn không nên tiết lộ chuyện riêng tư của bạn và chỉ chia sẻ nó với hệ thống hỗ trợ bên ngoài công ty của bạn. Bằng cách này, bạn có thể ngăn ngừa mọi người biến cuộc sống của bạn trở thành vở kịch ủy mị trong văn phòng.
    • Điều này không có nghĩa là bạn cần phải giữ kín bí mật về quá khứ của mình, chỉ là bạn nên tránh biến nó thành chủ đề "mở". Nếu bạn cảm thấy bạn cần phải trình bày về việc bạn đã từng có người yêu, bạn nên nhớ nói rõ rằng mối quan hệ đó đã kết thúc và bạn không muốn bàn bạc thêm chi tiết. Hãy cho mọi người biết bạn muốn được yên thân và rằng đây không phải là chủ đề cho cuộc trò chuyện.
  5. Theo sát chủ đề liên quan đến công việc. Phần tốt đẹp nhất trong vấn đề làm việc chung công ty với người yêu cũ đó là bạn sẽ có động lực cao độ trong việc cống hiến mọi nỗ lực của mình cho công việc. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang dần chìm trong kỷ niệm mà hai bạn đã từng có hoặc trong mọi yếu tố mà bạn nhớ nhung ở họ, bạn nên nhắc nhở bản thân dành thời gian ngoài giờ làm việc để giải quyết bất kỳ yếu tố nào đang liện tục xuất hiện trong tâm trí bạn. Bạn không cần phải kìm nén suy nghĩ về người ấy, nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng bạn sẽ dành khoảng thời gian khác cho việc nhìn nhận cảm giác của mình và trân trọng mọi chuyện đã qua.
    • Tốt nhất bạn nên tránh xa chủ đề nhạy cảm. Bởi vì sẽ khó để biết được nhân tố nào sẽ châm ngòi cho nhiều loại cảm xúc khác nhau quanh cuộc chia tay, bạn nên tách bản thân khỏi chủ đề nhạy cảm. Ít nhất là vào lúc đầu, bạn nên tránh bàn luận về chuyện tình cảm, chia tay, hoặc trải nghiệm mà cả hai đã từng có.
  6. Tăng cường đời sống xã hội bên ngoài công việc.[12] Mọi căng thẳng mới mẻ phát sinh từ việc làm chung công ty với người yêu cũ có thể khiến bạn muốn tăng cường tham gia hoạt động và xây dựng mối quan hệ tại bên ngoài. Đừng ngần ngại khi phải tái liên lạc với người bạn mà bạn không thường gặp mặt hoặc biến nó trở thành thời điểm gặp gỡ nhau tại một quán rượu nào đó. Nếu bạn hài lòng với đời sống xã hội của mình một cách tổng thể, bạn sẽ ít có cảm giác muốn đem nó vào công việc hoặc xem công việc như cơ hội để dành thời gian ý nghĩa với người khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy kiên nhẫn. Sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn bạn nghĩ để thay đổi cảm xúc của bản thân với một người nào đó mà bạn quan tâm. Bạn nên chú tâm đến sự thay đổi của cảm giác, và lắng nghe ý kiến của mọi người về cách để quản lý bản thân trong công việc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.huffingtonpost.com/2012/05/15/friends-with-ex-should-yo_n_1516245.html
  2. https://www.psychologytoday.com/blog/the-science-willpower/201202/4-science-based-strategies-getting-over-ex
  3. http://tulane.edu/publichealth/mchltp/upload/Tips-for-writing-goals-and-objectives.pdf
  4. http://www.scienceofrelationships.com/home/2012/6/11/how-do-i-get-over-my-ex.html
  5. http://www.mind-development.eu/freud.html
  6. http://www.huffingtonpost.com/2012/05/21/dealing-with-an-ex-at-work_n_1533723.html
  7. http://totalcommunicator.com/eyes_article.html
  8. http://sf-act.com/docs/resources_harris.pdf
  9. 9,0 9,1 Rosenberg, Marshall B. Giao tiếp không bạo lực: Ngôn ngữ của sự đồng cảm. Encinitas, CA: Nhà xuất bản PuddleDancer, 1999.
  10. Hazan, Cindy, và Phillip R. Shaver. "Tình yêu và công việc: Quan điểm kèm theo lý thuyết". Tạp chí Nhân cách và Tâm lý học Xã hội 59.2 (1990): 270.
  11. 11,0 11,1 http://www.umkc.edu/starr/Workplace_Professionalism.pdf
  12. Adams, Gary A., Lynda A. King, và Daniel W. King. "Mối quan hệ trong việc và có sự tham gia của gia đình, sự hỗ trợ của người thân về mặt xã hội, và mâu thuẫn giữa công việc – gia đình với sự hài lòng trong công việc và cuộc sống". Tạp chí tâm lý học ứng dụng 81.4 (1996): 411.