Lấy gai xương rồng ra khỏi da

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi đi qua các địa hình sa mạc, bạn sẽ gặp phải chướng ngại vật mà ở những địa hình khác không có. Thậm chí ngay cả khi đi bộ bình thường, bạn cũng nên cẩn thận với gai xương rồng vì chúng có thể đâm vào quần áo và chích vào da bạn. Các loại xương rồng như xương rồng Jumping hoặc xương rồng Teddy Bear có đến hàng chục gai mỏng như sợi tóc, có thể bám vào bất kỳ vật nào đụng phải chúng. Nếu càng sợ gai xương rồng mà không lập tức lấy chúng ra khỏi da, gai xương rồng có thể gây ra phản ứng da liễu.

Các bước[sửa]

Lấy gai xương rồng ra khỏi da (Loại gai nhỏ như sợi tóc)[sửa]

  1. Dùng keo dán. Sử dụng keo dán được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong việc lấy gai xương rồng, phương pháp này có thể lấy ra rất nhiều gai. Bôi một lớp keo dán, loại dùng cho học sinh, lên bề mặt da bị gai xương rồng đâm phải. Chờ khoảng 5p để keo khô lại, sau đó lột lớp keo ra. Gai xương rồng sẽ dính vào keo và không còn đâm vào da nữa. Nếu cần, lặp lại vài lần để lấy hết gai ra.
  2. Thử dùng băng keo dán. Băng keo cũng được xem là một phương pháp khá hiệu quả khi lấy gai xương rồng ra khỏi da. Chỉ cần dán 1 miếng băng keo lên bề mặt da bị gai đâm. Sau đó ấn băng keo dính vào da và nhấn vào chỗ bị gai đâm để gai bám vào lớp băng keo. Tiếp theo, gỡ một góc băng keo và lột băng keo ra, gai sẽ bám vào lớp băng keo đó. Nếu vẫn còn gai, bạn có thể lặp lại cách này.[1]
  3. Dùng nhíp. Dùng nhíp sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng sẽ lấy được hết gai nhìn thấy được bám trên bề mặt da. Ra khu vực có ánh sáng, tốt hơn là ánh sáng tự nhiên, có thể dùng kính lúp nếu cần thiết. Từ từ nhổ từng cái gai ra. Sử dụng phương pháp này thay cho các phương pháp ở trên sẽ ít phức tạp nhất nhưng hiệu quả nhất.
  4. Thử dùng quần tất giấy. Tuy không lấy ra được hết gai, nhưng phương pháp này rất nhanh. Lấy một đôi quần tất cũ (nếu bạn không phiền bỏ chúng đi khi đã dùng xong) và cuộn tròn chúng lại. Nhanh chóng chà xát chúng theo chiều lên xuống trên bề mặt da, gai xương rồng sẽ bám vào quần tất trong khi bạn chà xát. Tiếp tục với các phần khác của chiếc tất cho đến khi gai xương rồng được lấy ra hết.
  5. Thử phương pháp chà xát gai. Nếu bị gai đâm vào những bộ phận không mấy nhạy cảm trên cơ thể như bàn chân, hãy thử chà xát gai xương rồng. Phương pháp này sẽ không lấy được gai ra, nhưng sẽ làm mòn đầu gai. Dùng một viên đá chà qua lại vùng bị gai đâm, sau đó rửa sạch vùng gai đâm với nước sạch để lấy hết phần gai còn sót lại.[2]

Cách lấy gai to[sửa]

  1. Tránh đụng vào gai. Gai xương rồng lớn tuy rất dễ lấy ra bằng tay nhưng chúng thường kèm theo những gai nhỏ như sợi tóc. Vì thế chỉ cần đụng nhẹ vào chúng cũng sẽ bị gai nhỏ đâm vào da, việc lấy ra gai nhỏ còn khó khăn hơn rất nhiều so với gai lớn. Đừng chạm vào gai và dùng dụng cụ để lấy gai ra.
  2. Dùng nhíp để lấy gai lớn ra. Cẩn thận dùng nhíp kẹp gai lại càng sát da càng tốt. Từ từ kéo ra để nhổ gai lên, kéo theo hướng bị gai đâm.
  3. Rửa sạch vết thương. Vì gai xương rồng khá lớn, nên chúng có thể để lại lỗ thủng nhỏ có thể gây chảy máu hoặc không. Nhưng dù sao đi nữa, bạn cũng nên rửa sạch vết thương để vết thương không bị nhiễm trùng. Đổ một ít dung dịch nước cây phỉ hoặc nước ôxy già vào một miếng bông gòn, thoa nhẹ vào vết thương để sát trùng. Nếu cần thiết có thể dùng băng gạc hoặc miếng lót để băng bó vết thương.[3]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu để sót gai trên da sẽ có thể gây nhiễm trùng.

Cảnh báo[sửa]

  • Phải thật cẩn thận khi rửa vết thương, phải rửa kỹ và đúng cách, bởi vì vết thương có thể bị nhiễm trùng.
  • Một số người có thể sẽ bị phản ứng viêm da với gai xương rồng. Nếu thấy vết thương bị gai đâm đau rát hoặc phồng lên, hãy đến gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ của bạn để được giúp đỡ.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nhíp
  • Kính lúp
  • Khăn giấy
  • Bông gòn
  • Dung dịch nước cây phỉ hoặc ôxy già
  • Keo dán
  • Găng tay cao su
  • Quần tất giấy

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây