Loại bỏ cơn giận

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Chúng ta đều đã từng bị tổn thương bởi ai đó trong quá khứ và khiến chúng ta vô cùng tức giận. Mặc dù bạn cũng có thể sẽ cảm thấy đau đớn, bị xúc phạm, hoặc thất vọng, giận dữ sẽ khá nguy hiểm nếu bạn đắm chìm trong nó. Không nên cho phép cơn giận hủy hoại sức khỏe thể chất và tâm lý của bạn. Bạn nên cố gắng nhìn nhận sự giận dữ, học cách để đối phó với nó, và xử lý cảm xúc của mình. Mặc dù sẽ khá tốt khi suy nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị tổn thương bởi người khác một lần nữa, hiểu rõ về cách thức để loại bỏ sự giận dữ sẽ giúp bạn vượt qua nó.

Hình minh họa

Các bước[sửa]

Nhìn nhận Cơn giận của Bản thân[sửa]

  1. Hiểu rõ về sự giận dữ. Học cách để loại bỏ cơn giận là điều khá cần thiết, không chỉ riêng cho sức khỏe tâm thần mà còn cho sức khỏe thể chất của bạn. Một phần của quá trình này sẽ liên quan đến sự tha thứ, và tha thứ sẽ đem lại tác dụng ngăn cản, khiến người khác khó có thể gây tổn thương cho bạn một lần nữa trong tương lai.[1]
    • Khi một người nào đó phản bội hoặc gây tổn thương cho bạn, hành động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn thông qua việc làm tăng sự lo lắng và căng thẳng. Nó sẽ tác động xấu đến hệ tim mạch của bạn,[2] immune, and nervous systems.[3]
  2. Xác định vấn đề.[4] Tìm kiếm nguyên nhân cụ thể khiến bạn không ngừng cảm thấy bị tổn thương. Chỉ khi bạn tiến hành xác định mất mát hoặc vấn đề tiềm ẩn thì bạn mới có thể đối mặt với nó và loại bỏ nó. Tìm hiểu liệu đối phương có biết rằng họ đã khiến bạn đau lòng hay không cũng rất quan trọng. Phương pháp này sẽ tác động đến cách thức hòa giải của bạn.[5]
    • Ví dụ, nếu vợ/chồng bạn lừa dối bạn hoặc rời bỏ bạn, cảm thấy tức giận là điều dễ hiểu. Cảm giác mất mát sẽ bắt nguồn từ việc mất đi sự yêu thương và trân trọng hoặc tôn trọng. Hơn nữa, vợ/chồng bạn cũng sẽ hiểu rõ về tổn thương mà họ đã gây nên cho bạn.
    • Mặt khác, nếu một người bạn có dư một chiếc vé đi xem hòa nhạc và không mời bạn, bạn cũng có thể cảm thấy như thể bạn đã mất đi tình bạn và sự thân thiết với người này và điều này khiến bạn buồn bã và giận dữ. Tuy nhiên, bạn của bạn có thể sẽ không biết rằng họ đã làm bạn đau lòng.
  3. Cho phép bản thân đau buồn. Mâu thuẫn giữa người với người và giải pháp có thể được xem như là quá trình đau buồn. Ví dụ, khi một ai đó gây tổn thương cho bạn, bạn sẽ cảm thấy như thể bạn đã mất đi người đó. Giai đoạn đau buồn sẽ giúp bạn hiểu rõ cảm xúc của bản thân sau khi bị tổn thương. Chúng cũng sẽ giúp bạn thấu hiểu vì sao sự giận dữ lại là một phần của quá trình đau buồn và từ đó, giúp bạn loại bỏ nó.[6]
    • Nếu nỗi đau có liên quan đến sự chia tay hoặc sự chia cắt vô thời hạn, mất mát này có thể sẽ là vĩnh viễn. Nếu nỗi đau là do cảm giác bị coi nhẹ, bị lãng quên, hoặc thiếu tôn trọng gây nên thì bạn sẽ cảm thấy như thể bạn đã tạm thời đánh mất người đó thông qua việc mất đi sự chú ý hoặc sự tôn trọng ở họ.
  4. Tạm thời tránh gặp người làm buồn lòng bạn. Cơn giận sẽ vượt khỏi khả năng kiểm soát khi căng thẳng giữa bạn và người đã gây tổn thương cho bạn ngày một dâng cao.[6] Bạn nên chờ cho đến khi bạn đã xử lý sự đau buồn và chuyển sang giai đoạn học cách chấp nhận nó trước khi bắt đầu tương tác với người đó.
    • Điều quan trọng là người đó cũng phải tiến bước trong quá trình xử lý đau buồn để họ sẽ không trút giận lên bạn khi cả hai tương tác với nhau. Ngay cả khi người đó chính là người đã khiến bạn bị tổn thương, họ vẫn có thể có cảm giác mất mát và hối tiếc.

Đối phó với Cơn giận[sửa]

  1. Gào thét. Có khá nhiều thời điểm mà một người nào đó cảm thấy tức giận đến mức họ chỉ muốn thét lên. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này ngay bây giờ, hãy ngừng đọc bài viết này và gào to vào chiếc gối của bạn. La hét sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn về mặt thể chất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khóc cũng sẽ giải phóng chất độc tích tụ khi căng thẳng.[7]
    • Tuy nhiên, bạn nên nhớ bảo đảm rằng chiếc gối sẽ át đi tiếng thét của bạn để tránh làm phiền người xung quanh.
  2. Ném đi cơn giận của bạn theo cách ẩn dụ. Nếu có khá nhiều chi tiết trong tình huống cụ thể nào đó khiến bạn cảm thấy bực bội, bạn nên tìm kiếm một vài vật dụng và biến chúng thành vật tượng trưng cho nhân tố khiến bạn giận dữ trước khi ném chúng đi. Ví dụ:
    • Bạn có thể nhặt đá đọc theo bờ hồ và ném chúng xuống nước sau khi bạn đã truyền nguyên nhân khiến bạn tức giận vào chúng.[7]
  3. Thay thế nỗi oán giận bằng sự cảm thông. Một phương pháp khác để thực hiện điều này là “đặt mình vào vị trí của người khác”. Cân nhắc lý do khiến người đó hành động như vậy. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ động cơ của người khác hay là đồng ý với chúng khi tiến hành xác định chúng, nhưng sẽ dễ để bạn loại bỏ sự tức giận với người khác sau khi bạn đã dành một chút thời gian để tìm hiểu suy nghĩ của họ.[7]
    • Nếu có thể, bạn nên nhắc nhở bản thân rằng người đó có thể đã không nhận ra rằng họ gây tổn thương cho bạn. Nếu họ cố ý, hãy suy nghĩ về nguyên nhân khiến họ thực hiện hành động này.
  4. Xác định xem liệu hòa giải có phải là lựa chọn phù hợp. Bạn nên nhớ rằng tha thứ không tự động đưa bạn đến với quá trình hòa giải. Nếu bạn nghi ngờ rằng người chịu trách nhiệm cho cơn giận của bạn cảm thấy hối hận và muốn sửa chữa lỗi lầm, hòa giải sẽ khá hiệu quả.[8]
    • Mặt khác, nếu người đó không cố gắng sửa lỗi, hoặc nếu bản chất của nỗi đau quá lớn đến nỗi bạn không thể nào tin tưởng người đó một lần nữa, hòa giải sẽ không phải là giải pháp phù hợp.
  5. Tha thứ. Bạn nên biết rằng bạn hoàn toàn có thể tha thứ cho người đó. Loại bỏ cơn giận có nghĩa là tha thứ cho người đã khiến bạn đau lòng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thứ tha.[9] Sự tha thứ bị ép buộc hoặc giả tạo sẽ không giúp ích được gì cho mọi người, cũng như cho bạn. Bạn cần phải xử lý triệt để nỗi đau, kiểm soát sự tức giận, và quyết định xem liệu bạn có nên tha thứ cho người đó hoặc thời điểm để thực hiện điều này.
    • Hiểu rõ rằng tha thứ cho người khác sẽ không khiến họ thay đổi hành vi. Mục đích của thứ tha là thanh lọc mọi sự giận dữ và oán trách đang hình thành trong tâm hồn bạn. Tha thứ là vì lợi ích của bạn và là yếu tố cần thiết cho nội tâm của bạn, chứ không phải là cho yếu tố bên ngoài.
  6. Chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân. Khi giận dữ, bạn có thể sẽ đổ lỗi cho người khác.[10] Bạn cần phải nhìn lại vai trò của bản thân trong tình huống và chịu trách nhiệm với nó. Điều này không có nghĩa là bạn không nên nhìn nhận cách đối xử tồi tệ của đối phương dành cho bạn mà chỉ là nếu bạn làm sai, bạn nên thành thật, đặc biệt nếu bạn đang dự định hòa giải.
    • Chịu trách nhiệm có thể bắt đầu bằng cách loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Một phương pháp để thực hiện điều này là liệt kê danh sách 3 – 5 cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ nhất mà bạn cảm nhận, và suy nghĩ về cách để thay thế chúng bằng những điều tích cực.

Xử lý Cảm xúc[sửa]

  1. Tìm kiếm sự tích cực. Xem xét sự phát triển trong mọi khía cạnh của bản chất con người bạn thông qua nỗi đau. Tìm kiếm lợi ích hoặc sự tích cực bất ngờ và dựa vào chúng có thể giúp bạn đối phó với quá trình này. Nếu bạn không thể tìm được bất kỳ yếu tố tích cực nào trong tình huống đau đớn mà bạn đang trải nghiệm, bạn nên nhìn vào sự tích cực trong cuộc sống của bạn và yếu tố khác mà bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với chúng.[11]
    • Cân nhắc xem liệu nỗi đau của bạn có dẫn dắt bạn đến với con đường chứa đựng những điều tốt đẹp mà bạn chưa từng trải nghiệm hay là bạn đã hoàn toàn bỏ lỡ nó.
  2. Lan truyền sự tích cực cho toàn thế giới. Bạn có thể trút giận và cho phép cơn giận của bạn gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, nhưng điều này sẽ chỉ khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng cách lan truyền ảnh hưởng tích cực cho mọi người, bạn sẽ có thể thay đổi cách mà bạn tương tác với xã hội theo hướng ít đem lại sự giận dữ hơn.[12]
    • Vây quanh bản thân với người tích cực. Nói đơn giản là bằng cách mở lòng đón nhận suy nghĩ lạc quan và tích cực của người khác, bạn có thể tái xây dựng sự tích cực trong cuộc sống của mình. Theo thời gian, bạn thậm chí sẽ tự mình phát triển suy nghĩ tích cực để thay thế cho cơn giận.
  3. Viết thư hoặc nhật ký. Viết về cơn giận của bản thân trong nhật ký là phương pháp khá cần thiết để giúp bạn có thể loại bỏ nó. Nếu bạn không có nhật ký, bạn có thể viết một lá thư bày tỏ sự giận dữ của mình cho người đã đem lại cảm giác này cho bạn để trút bỏ cơn giận. Tuy nhiên, đừng gửi thư.
    • Gửi thư cho họ là một ý tưởng khá tồi tệ. Hành động này sẽ dễ dàng bị xem như sự trả đũa hoặc đối phương sẽ không nhìn nhận nó một cách tốt đẹp và điều này có thể khiến vấn đề leo thang.[13] Ngay cả khi bạn viết thư theo cách lịch sự hết mức có thể, đối phương có thể sẽ hiểu sai ý bạn, đặc biệt nếu họ sở hữu lòng tự trọng thấp hoặc gặp phải nỗi đau cá nhân khác.
  4. Tập thể dục hoặc theo đuổi sở thích. Tập thể dục sẽ giúp bạn giải tỏa cơn giận một cách tích cực về mặt thể chất. Bạn có thể lựa chọn loại hình tập luyện mà bạn yêu thích. Đi dạo trong công viên, đi bơi để thư giãn, hoặc chơi bóng rổ. Điều quan trọng là bạn cần phải chuyển hướng nguồn năng lượng mà bạn cảm thấy rằng chúng sẽ hình thành sự tức giận vào hoạt động gì đó tích cực hơn cho bản thân.[13]
    • Nếu bạn không thích tập thể dục, bạn có thể đi dạo, chuyển hướng nguồn năng lượng vào quá trình theo đuổi một sở thích mới, hoặc thực hiện một điều gì đó khá tử tế cho bạn bè hoặc gia đình bạn.[14]
  5. Tìm đến với đức tin của bạn hoặc thiền. Nếu bạn tin tưởng ở Thượng Đế, bạn có thể cầu nguyện Ngài ban cho bạn sức mạnh và sẵn sàng để loại bỏ cơn giận của mình. Khi loại bỏ sự giận dữ có vẻ như đang vượt ra khỏi khả năng đối phó của bạn, thỉnh cầu với thần linh sẽ giúp bạn mở lòng đủ để giải phóng cơn giận của mình để trở nên tốt đẹp hơn. Cho dù là bạn có tin tưởng vào một tôn giáo nào đó hay không, thiền là phương pháp khá tuyệt vời để giúp bạn ổn định cơ thể, tâm trí và linh hồn. Có khá nhiều loại thiền mà bạn có thể thực hiện, vì vậy, bạn nên lựa chọn loại thiền nào phù hợp nhất với cơ thể bạn và với nhu cầu của bạn.
    • Nhờ người đứng đầu tôn giáo hoặc những người chia sẻ cùng đức tin với bạn hỗ trợ và hướng dẫn bạn. Hãy đọc kinh thánh, hoặc đọc sách thánh về chủ đề giận dữ và tha thứ.
  6. Tránh tham gia vào hoạt động xã hội nếu cần. Nếu người khiến bạn tức giận sẽ tham dự một sự kiện xã hội nào đó và bạn muốn tránh bị cám dỗ trong việc tranh cãi hoặc nhắc lại cảm xúc hoặc sự oán trách nào đó với họ, bạn hoàn toàn có thể không tham gia vào sự kiện này, ngay cả khi người khác không thể hiểu rõ lý do.
    • Tương tự, bạn cũng nên tránh cho phép người khiến bạn tức giận phá hủy cuộc sống của bạn. Nếu cả hai có cùng bạn bè, bạn nên sắp xếp thời gian gặp gỡ bạn bè khi không có sự có mặt của người đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Wallace H, Exline J, Baumeister R (2008) Hệ quả của sự tha thứ giữa người với người: tha thứ cản trở hay khuyến khích hành vi phạm tội lặp đi lặp lại?" Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm Xã hội. 44, 453-460.
  2. Sanchez-Gonzalez, Marcos A., et al. "Tác động của yếu tố tình cảm tiêu cực và sự tha thứ đối với huyết áp động mạch chủ và sự tuần hoàn máu của mạch vành". Tâm sinh lý học 52.2 (2015): 296+. Academic OneFile. Thứ Tư. 29 tháng Một. 2015. http://go.galegroup.com/ps/i.do?id=GALE%7CA398478725&v=2.1&u=nat&it=r&p=AONE&sw=w&asid=247159d41436f5ecec1292f2f472fe97
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/adult-health/in-depth/forgiveness/art-20047692
  4. http://www.aish.com/sp/pg/Six-Steps-to-Letting-Go-of-Anger.html
  5. Newman, Leonard S., và Lindsay R. Kraynak. "Sự mơ hồ giữa tội lỗi và cách xin lỗi ảnh hưởng đến phản ứng tức thì". Hành vi Xã hội và Tính cách: tạp chí quốc tế 41.1 (2013): 31+. Academic OneFile. Thứ Tư. 30 tháng Một. 2015. http://go.galegroup.com/ps/i.do?id=GALE%7CA333742333&v=2.1&u=nat&it=r&p=AONE&sw=w&asid=541f37c08e4913d2aed211f060cd9414
  6. 6,0 6,1 Stimec, Arnaud và Poitras, Jean, Sự chín mùi, Sẵn sàng và Đau buồn trong Phân tích Mâu thuẫn. IACM Bài Hội nghị Năm thứ 23. Có thể tham khảo tại SSRN: http://ssrn.com/abstract=1615043 hoặc http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1615043
  7. 7,0 7,1 7,2 http://tinybuddha.com/blog/40-ways-to-let-go-and-feel-less-pain/
  8. http://www.virtualhospice.ca/en_US/Main+Site+Navigation/Home/Topics/Topics/Emotional+Health/Guilt_+Regret_+Forgiveness_+Reconciliation.aspx
  9. Pies, Ronald. "Ai có thể tha thứ cho Jared Loughner?" Tạp chí Tâm lý học Times tháng Hai. 2011: 1. Academic OneFile. Thứ Tư. 29 tháng Một. 2015. http://go.galegroup.com/ps/i.do?id=GALE%7CA250886694&v=2.1&u=nat&it=r&p=AONE&sw=w&asid=e2830d054df4c511fee2486309cb1f1a
  10. Stimec, Arnaud và Poitras, Jean, Sự chín mùi, Sẵn sàng và Đau buồn trong Phân tích Mâu thuẫn. IACM Bài Hội nghị Năm thứ 23. Có thể tham khảo tại SSRN: http://ssrn.com/abstract=1615043 hoặc http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1615043
  11. http://itmanagersinbox.com/1894/5-ways-to-stay-positive-in-negative-situations/
  12. http://www.huffingtonpost.com/carl-phillips/leave-positive-footprints_b_5047596.html
  13. 13,0 13,1 Stimec, Arnaud và Poitras, Jean, Sự chín mùi, Sẵn sàng và Đau buồn trong Phân tích Mâu thuẫn. IACM Bài Hội nghị Năm thứ 23. Có thể tham khảo tại SSRN: http://ssrn.com/abstract=1615043 hoặc http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1615043
  14. http://psychcentral.com/lib/leave-that-pillow-alone-better-ways-to-deal-with-anger/0002874

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này