Loại bỏ chất nhầy trong cổ họng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ho giúp loại bỏ chất nhầy nên bạn không nên nhịn ho. Nên súc miệng với nước ấm pha muối và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi hoặc dùng thuốc thích hợp. Ngoài ra, có thể cân nhắc việc dùng nguyên liệu tự nhiên và tránh những thực phẩm kích thích sản sinh chất nhầy như chế phẩm từ sữa. Cuối cùng, bạn nên xác định nguyên nhân gây chất nhầy (ví dụ như dị ứng) và tìm cách điều trị.

Các bước[sửa]

Phương pháp điều trị cơ bản[sửa]

  1. Loại bỏ đờm hoặc chất nhầy trong cổ họng bằng cách ho. Nếu chất nhầy tích tụ trong cổ họng, bạn có thể ho để đẩy chất nhầy ra ngoài. Tìm một nơi riêng tư như phòng tắm và cố gắng ho hoặc khạc nhổ để đẩy dịch nhầy khỏi cổ họng. Không nên ho quá mạnh hoặc quá nhiều để tránh gây thương tổn.
  2. Súc miệng với nước muối ấm. Hòa tan một thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Đổ nước vào miệng, ngửa đầu ra sau (không được nuốt nước muối) và bắt đầu súc sao cho nước tiếp cận đến sâu trong cổ họng.
  3. Uống nhiều nước suốt cả ngày. Uống nước đúng cách giúp pha loãng dịch nhầy trên thành cổ họng khi nước di chuyển xuống thực quản. Bạn có thể uống các loại nước giúp làm loãng chất nhầy đã được chứng minh hiệu quả như:
    • Trà ấm từ mật ong và chanh. Trà mật ong và chanh nên là lựa chọn thường xuyên. Tính axit của chanh rất tốt trong việc phá vỡ chất nhầy, còn mật ong sẽ tạo lớp bảo vệ cho cổ họng.
    • Súp ấm. Súp gà là lựa chọn được yêu thích vì nước dùng loãng và giúp giảm chất nhầy. Lưu ý nên ăn súp loãng thay vì súp đặc và quá béo.
    • Nước mát. Uống càng nhiều nước càng tốt để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  4. Thử xông hơi. Xông hơi và để hơi ấm di chuyển xuống xoang và cổ họng có thể giúp làm loãng dịch nhầy tích tụ bên trong. Xông hơi bằng cách:
    • Trùm khăn lên đầu và hít lấy hơi nước đang tỏa lên từ nước ấm. Để tăng hiệu quả, bạn có thể ủ một ít trà (trà hoa cúc La Mã là tốt nhất) trong nồi lớn, sau đó úp mặt phía trên nồi (phải thật cẩn thận) và hít lấy hơi nước.
    • Tắm nước ấm. Nếu tắm lâu, bạn nên dưỡng ẩm cho da sau khi tắm vì nước ấm sẽ lấy mất đi lớp dầu và độ ẩm cần thiết cho da.
    • Dùng máy tạo độ ẩm/máy tạo hơi nước. Bật máy tạo độ ẩm để bơm không khí ẩm vào phòng. Cẩn thận và không nên bơm quá nhiều hơi ẩm vào không khí.
  5. Dùng thuốc giúp giảm bớt chất nhầy. Thuốc gốc như Mucinex có bán sẵn để giúp làm loãng chất nhầy. Nên tìm mua thuốc có dán nhãn "thuốc long đờm", tức giúp loại bỏ đờm hoặc chất nhầy.

Thử dùng nguyên liệu thảo mộc và nguyên liệu tự nhiên[sửa]

  1. Dùng tinh dầu khuynh diệp. Từ lâu, tinh dầu khuynh diệp đã được dùng làm thảo mộc giúp giảm chất nhầy. Cách sử dụng hiệu quả nhất là thoa dầu dẫn (như dầu dừa) lên vùng ngực trên, sau đó thoa thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp. Ban đầu, phương pháp này có thể khiến bạn ho nhiều hơn nhưng sau đó sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng.
    • Cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào máy tạo hơi nước cũng là một cách hiệu quả. Nên nhớ không được uống tinh dầu khuynh diệp.
  2. Cho bột nghệ vào nước để hỗ trợ đường tiêu hóa. Nghệ hoạt động như một chất khử trùng. Hòa tan 1 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong vào 240 ml nước nóng. Uống nước nghệ nhiều lần cho kết quả tốt nhất.
  3. Ăn thức ăn cay để giúp dịch nhầy loãng ra và chảy ra ngoài. Có rất nhiều thực phẩm cay có thể giúp giảm dịch nhầy, ví dụ như:
    • Mù tạt hoặc củ cải ngựa
    • Ớt, ví dụ như ớt Jalapeno hoặc Anaheim
    • Gừng hoặc tỏi

Tránh thức ăn và tác nhân kích ứng tạo chất nhầy[sửa]

  1. Tránh xa sữa và chế phẩm từ sữa. Mặc dù có nhiều bằng chứng trái chiều [1] về việc chế phẩm từ sữa làm tăng dịch nhầy nhưng tốt nhất bạn nên tránh sữa nếu cho rằng dịch nhầy tăng lên sau khi dùng. Nguyên nhân được cho là do lượng chất béo cao trong sữa khiến dịch nhầy đặc lại và kích ứng hơn.
  2. Tránh xa chế phẩm từ đậu nành. Mặc dù giàu protein và tốt cho sức khỏe nhưng chế phẩm từ đậu nành, ví dụ như sữa đậu nành, đậu phụ, tương đậu nành có thể làm tăng độ nhớt của chất nhầy và gây tích tụ dịch nhầy. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng chế phẩm từ đậu nành cho an toàn.
  3. Bỏ thuốc lá. Lại có thêm một lý do nữa nếu bạn chưa bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá gây kích ứng cổ họng, làm suy yếu chức năng hô hấp và gây tắc nghẽn.
  4. Tránh các tác nhân kích ứng khác như hóa chất mạnh hoặc sơn. Sơn và sản phẩm vệ sinh gia dụng như Ammonia có thể kích ứng mũi và cổ họng, tăng tiết dịch nhầy.

Chẩn đoán vấn đề[sửa]

  1. Xác định xem bạn có bị cảm lạnh không. Bạn có biết vì sao cảm lạnh lại đi kèm với tình trạng tiết dịch nhầy dai dẳng không? Dịch nhầy thực hiện 2 chức năng đó là[2]:
    • Bao phủ các cơ quan bên trong cơ thể, giữ ẩm và ngăn các cơ quan này khô đi.
    • Hoạt động như lớp bảo vệ đầu tiên để chống lại tác nhân ô nhiễm và vi khuẩn (chúng thường bị mắc kẹt trong dịch nhầy trước khi xâm nhập vào phần còn lại của cơ thể).
  2. Xác định xem có bị hội chứng chảy dịch mũi sau không. Hội chứng chảy dịch mũi sau là khi cơ thể sản sinh quá nhiều dịch nhầy khiến dịch nhầy chảy xuống cổ họng thay vì chảy ra khỏi mũi.[3] Hội chứng chảy dịch mũi sau có thể là do cảm lạnh hoặc dị ứng, do dùng một số thuốc (bao gồm thuốc cho người bị cao huyết áp), lệch vách ngăn mũi và khói từ tác nhân kích ứng. Đi khám bác sĩ ngay nếu nước mũi có mùi hôi hoặc chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày.
  3. Xác định xem dịch nhầy có phải là do dị ứng theo mùa hoặc phản ứng dị ứng hay không. Dị ứng có thể kích thích tiết chất nhầy. Dịch nhầy do dị ứng thường trong suốt, trong khi dịch nhầy do cảm lạnh hoặc cảm cúm thường có màu vàng hơi xanh. [4] Nếu nghi ngờ bị dị ứng, bạn nên tránh ra ngoài vào những ngày có lượng phấn hoa trong không khí cao và tránh xa:
    • Rêu mốc
    • Lông thú nuôi
    • Mạt bụi
  4. Xác định xem việc mang thai có khiến tình trạng tiết dịch nhầy trầm trọng hơn không. Mang thai có thể là một trong những yếu tố làm tăng tiết dịch nhầy. Mặc dù không thể uống thứ gì khác ngoài thuốc chữa tắc nghẽn như Claritin nhưng bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi biết rằng tình trạng tăng tiết dịch nhầy sẽ không kéo dài mãi.

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh xa sơn và khói vì chúng sẽ nghẹt trong cổ họng.
  • Thử ăn đồ cay.
  • Uống một cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng.
  • Nghỉ ngơi và uống trà thảo mộc.
  • Nước nóng, nước cốt chanh, mật ong và một ít quế là thức uống tuyệt vời.
  • Súc miệng với nước muối ấm mỗi tiếng hoặc 30 phút nếu cần thiết.
  • Tắm nước ấm mỗi ngày. Hơi nước sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bắt đầu ho ra máu hoặc chất nhầy có màu xanh hơi vàng.
  • Nằm nghỉ ngơi và gối cao đầu để giảm tiết dịch nhầy và dễ ho.
  • Tránh uống nước lạnh. Thay vào đó, bạn nên uống trà thảo mộc hoặc nước pha mật ong.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]