Loại bỏ một bài hát ra khỏi tâm trí

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hầu hết mọi người thường bị kẹt với các các bài hát lởn vởn trong đầu sau mỗi một hoặc hai tuần. Triệu chứng này thường được gọi là "sâu tai" hoặc "sâu não", chúng có thể đem lại sự vui vẻ và thư giãn cho bạn hoặc cũng có thể là một cơn ác mộng đối với bạn. Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm hiểu cách để xử lý các bài hát và loại bỏ chúng khỏi tâm trí của bạn.

Các bước[sửa]

Tập trung sự Chú ý vào Bài hát[sửa]

  1. Lắng nghe toàn bộ ca khúc. Hầu hết các giai điệu bị mắc kẹt trong đầu bạn, hoặc "sâu tai", thực chất là một phần của ca khúc, chẳng hạn như một lời điệp khúc dễ nhớ hoặc thậm chí một hoặc hai câu nhạc. Hãy lắng nghe toàn bộ ca khúc từ đầu đến cuối. Não của bạn có thể sẽ lặp lại điệp khúc này vì nó "bị kẹt" và không biết phải làm gì tiếp theo. Hãy lắng nghe bài nhạc từ đầu đến cuối. Đây là giải pháp hiệu quả nhất, mặc dù vẫn có nhiều lúc nó không đem lại kết quả như mong đợi.
    • Không phải ai cũng có thể thực hiện biện pháp này. Nếu bạn không thích phải nghe lại ca khúc đó, hãy bỏ qua bước này và tiến đến tìm hiểu các kỹ thuật tạo sự xao nhãng cho bản thân.
  2. Tìm kiếm lời nhạc. Lời nhạc cũng có thể "vô hiệu hoá" não bộ của bạn. Hãy tìm kiếm lời nhạc trực tuyến. Hát to theo lời nhạc hoặc "hát" thầm để giúp não bộ có thể xử lý bài hát.
    • Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể ghi nhớ toàn bộ lời nhạc vì cách này sẽ giúp não bộ không thể lưu giữ bài hát trong đầu vì nó quá dài.
  3. Dùng nhạc cụ để tái thể hiện bài hát. Nếu bạn có thể sử dụng nhạc cụ, hãy cố gắng tái tạo lại bài hát đó. Tìm hiểu bài nhạc và tìm cách để tái thể hiện bài hát đó có thể giúp nhiều nhạc sĩ giải quyết được vấn đề.
    • Hãy thử thực hiện các điều chỉnh và thêm vào các thay đổi khác nhau để phá vỡ chu kỳ lặp đi lặp lại của ca khúc.
  4. Mường tượng sự thay đổi trong bài hát. Ngay cả khi cách này có thể gây khó khăn cho bạn, khả năng kiểm soát có thể giúp bạn cảm thấy ít lo lắng hơn về tình hình. Trong một vài phút hoặc cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy thất vọng, hãy cố gắng thay đổi bài hát theo các cách sau:
    • Hãy tưởng tượng rằng bạn đang giảm âm lượng của bài hát cho đến khi âm lượng của ca khúc "nghe" như một lời thì thầm.
    • Hãy hình dung rằng tâm trí của bạn là một căn phòng có chứa nhiều phòng khác bên trong. Xây dựng rào cản phía trước bài hát, nhẹ nhàng nhốt nó vào các khu vực xa dần. Mỗi khi bạn hình thành rào cản, âm lượng của bài hát sẽ trở nên nhỏ dần và ngày càng như bị nghẽn lại.
  5. Hình dung về sự kết thúc của bài hát. Khi âm lượng của bài hát trở nên nhỏ dần, đã đến lúc bài hát phải kết thúc. Hãy sử dụng thêm các kỹ thuật trực quan khác để loại bỏ bài hát hoàn toàn khỏi tâm trí bạn:
    • Hãy hình thành hình ảnh của một thanh kiếm hoặc một vật nhọn nào đó trong đầu để cắt đứt sự liên kết giữa tâm trí của bạn và bài hát.
    • Hãy tưởng tượng về hình ảnh của một chiếc máy phát nhạc càng chi tiết càng tốt. Tập trung vào sự di chuyển của chiếc kim trên máy trên các đường rãnh của đĩa hát khi bài hát đang được phát. Nhấc kim khỏi đĩa nhạc và lắng nghe sự tĩnh lặng đột ngột mà nó đem lại. [1]
    • Khi bài hát gần kết thúc, hãy hát nốt nhạc cuối cùng (hát to trong đầu của bạn), sau đó đều đặn hạ thấp âm vực của nốt nhạc đó cho đến khi nó trở nên thấp hơn bất kỳ một nốt nhạc nào trong ca khúc. Đôi khi cách này có thể giúp bài nhạc không thể lặp lại trong đầu bạn một lần nữa.

Tạo sự Xao nhãng cho Bản thân[sửa]

  1. Nhai kẹo cao su. Đối với nhiều người, nhai kẹo cao su có thể can thiệp vào khả năng "lắng nghe" bài nhạc trong đầu của họ.[2] Cách này cũng có thể giúp bạn phớt lờ bài nhạc trong bước tiếp theo.
  2. Hãy để tâm trí suy nghĩ vẩn vơ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đấu tranh với bài hát thường sẽ làm chúng sẽ lặp lại thường xuyên hơn và lâu dài hơn trong tương lai.[3] Cố gắng phớt lờ giai điệu bằng cách suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện biện pháp này, tuy nhiên hãy dành một vài phút thử cố gắng.
  3. Giải đố. Đảo chữ, ô chữ, và các trò chơi giải đố khác có thể giúp bạn loại bỏ bài hát khỏi tâm trí.[4] Khi bạn suy nghĩ về từ ngữ, bộ não của bạn cũng phải sử dụng chức năng tương tự như khi nó suy nghĩ về lời một bài hát để giải quyết chúng. Hãy cố gắng tập trung và như vậy sẽ khiến bộ não của bạn chỉ có thể giải quyết một trong hai nhiệm vụ.
    • Nếu phương pháp này không đem lại sự khác biệt gì cho bạn và khiến bạn cảm thấy thất vọng hơn, hãy ngừng lại. Thỉnh thoảng, sâu tai có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn cố gắng chống lại nó.
  4. Tạo sự xao nhãng cho bản thân thông qua việc sử dụng ngôn ngữ. Hoạt động thư giãn sẽ đem lại kết quả nếu bạn cảm thấy lo ngại về triệu chứng sâu tai của bạn, hoặc cảm thấy lo lắng vì bạn không thể kiểm soát nó. Sau đây là một vài phương pháp mà bạn có thể thực hiện để có thể chiếm lĩnh sự tập trung của trung tâm lắng nghe và trung tâm ngôn ngữ của não:[5]
    • Hãy đọc thuộc lòng hoặc đọc to một bài đọc nào đó.
    • Trò chuyện.
    • Ngồi thiền.
    • Cầu nguyện.
    • Đọc sách.
    • Xem tivi.
    • Chơi các thể loại game có sử dụng ngôn ngữ và/hoặc đoạn văn bản.
  5. Lắng nghe một bài hát có khả năng "chữa lành". Luôn nhớ lựa chọn ca khúc mà bạn thích để loại trừ khả năng chúng có thể lặp lại trong đầu của bạn! Tốt nhất là bạn bạn nên sử dụng "giai điệu chữa lành" có thể giúp bạn loại bỏ bài hát cũ khỏi đầu mà không làm chúng bị kẹt trong tâm trí của bạn. Hầu hết các "giai điệu chữa lành" của mỗi người mỗi khác, nhưng trong một cuộc khảo sát đã được tiến hành trước đây, các ca khúc sau có vẻ như là những bài hát phổ biến nhất:
    • God Save the Queen (Thượng đế hãy Phù hộ cho Nữ hoàng)
    • Karma Chameleon (Kiếp Tắc kè) trình bày bởi Culture Club
    • Happy Birthday To You (Chúc mừng Sinh nhật)
    • Nhạc nền của bộ phim The A-Team (Biệt đội hành động)
    • Kashmir trình bày bởi Led Zeppelin
    • Sledgehammer (Búa tạ) trình bày bởi Peter Gabriel
    • Nếu bạn không thích nghe các bài nhạc này, hãy tiếp tục tìm hiểu lời khuyên để có thể tìm bài hát của riêng mình.
  6. Hát theo một ca khúc mà bạn không biết rõ. Hãy bắt đầu bằng một bài hát khó có khả năng bị tâm trí ghi nhớ. Tránh nghe các giai điệu "dễ nhớ", và cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm bài hát mà bạn đã từng nghe qua một hoặc hai lần trước đó. Bài nhạc càng khó để bạn hát theo sẽ càng khó để bạn ghi nhớ chúng trong đầu.
  7. Hát theo một ca khúc mà bạn biết rõ. Nếu các cách trên không đem lại hiệu quả, đã đến lúc bạn phải thực hiện biện pháp mạnh hơn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này sẽ không thể bị loại bỏ khỏi bộ não của bạn, nhưng hy vọng rằng nó sẽ ít làm bạn khó chịu hơn. Sau đây là một vài thể loại nhạc có thể "bị kẹt" trong đầu của bạn:
    • Các bài hát mà bạn biết rõ, đặc biệt là các bài hát gắn liền với nỗi nhớ hoặc một kỷ niệm nào đó của bạn.[6]
    • Các bài hát mà bạn có thể dễ dàng hát theo. Các bài hát này thường có các đoạn nhạc kéo dài và không có nhiều thay đổi trong âm vực.[7] Hầu hết các bài hát thuộc thể loại nhạc phổ thông (nhạc pop) khá phù hợp với mô tả này.
    • Các bài hát có các giai điệu lặp lại. Các bài hát này bao gồm các ca khúc dành cho trẻ em, bài nhạc với điệp khúc lặp đi lặp lại, và, một lần nữa, các bài hát thuộc thể loại nhạc phổ thông.
  8. Giải toán. Đôi khi bạn có thể loại bỏ một bài nhạc khỏi tâm trí bằng cách tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc giải quyết các bài toán.[1] Hãy cố gắng tính toán kết quả của bài toán 8208 ÷ 17, hoặc 2 x 2 x 2 x 2... miễn là bạn có thể.
    • Một bài toán quá khó sẽ không thể thu hút sự tập trung của bạn. Hãy lựa chọn một vấn đề nào đó nằm trong khả năng của bạn.[4]

Lời khuyên[sửa]

  • Sử dụng các đầu ngón tay để tạo ra các giai điệu khác nhau.
  • Lắng nghe “tiếng ồn trắng” (white noise). Mặc dù bài hát bị mắc kẹt trong tâm trí của bạn không phải là do màng nhĩ tạo nên, các tế bào thần kinh tương tự cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tiếng ồn trắng sẽ cải thiện tình trạng của các tế bào thần kinh này.
  • Hát phối hợp nhiều ca khúc khát nhau như kiểu nhạc remix.
  • Tự nói chuyện to với bản thân.
  • Nghe các ca khúc trong phim. Các ca khúc này thường khá dài và thường được phân chia theo cách khiến chúng không bị lặp lại.
  • Lắng nghe một ca khúc khác. Hãy thử lắng nghe một ca khúc có giai điệu khác hoặc thuộc thể loại nhạc khác.
  • Hãy thử thể hiện ca khúc theo hướng ngược lại trong đầu bạn!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.bbc.com/news/magazine-17302237
  2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25896521
  3. Beaman, C.P. và T.I. Williams (2010). Sâu tai (hội chứng bài nhạc bị mắc kẹt trong đầu): Tìm hiểu lịch sử tự nhiên của các suy nghĩ có tính xâm nhập. Nghiên cứu Tâm lý học của Anh quốc 101(4): 637–653.
  4. 4,0 4,1 http://www.telegraph.co.uk/news/science/science-news/9950143/Get-that-tune-out-of-your-head-scientists-find-how-to-get-rid-of-earworms.html
  5. http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0086170
  6. Williamson, Victoria J. và Sagar R. Jilka. Tìm hiểu sâu tai: Một nghiên cứu về Hình ảnh Âm nhạc Không tự nguyện. Tâm lý của Âm nhạc: Tháng 9 năm 2014, vol. 42, no. 5, pp.653-670
  7. Williamson, Victoria J. và Daniel Müllensiefen. Sâu tai nhìn từ Ba Góc độ: Tiền đề Thực trạng, Khuynh hướng Tính cách và Tìm hiểu Thể thức Âm nhạc. Tham khảo tại http://icmpc-escom2012.web.auth.gr/sites/default/files/papers/1124_Proc.pdf

Liên kết đến đây