Loại bỏ vùng da đen quanh miệng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vùng da đen quanh miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù gây khó chịu nhưng may mắn là vùng da đen quanh miệng có thể loại bỏ được. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chẩn đoán và điều trị vùng da đen quanh miệng.

Các bước[sửa]

Chẩn đoán vùng da đen[sửa]

  1. Hiểu vì sao có vùng da đen quanh miệng. Vùng da này thường là do lượng melanin làm đen da tại một số vùng da. Melanin có thể tăng cao do yếu tố kích thích từ bên trong và ngoài cơ thể. Tình trạng tăng melanin được gọi là tăng sắc tố da. Yếu tố kích thích có thể là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nám da và viêm da.
    • Đồi mồi (đốm da cháy nắng): Các cụm đốm nâu đậm này có thể mất hàng tháng, thậm chí hàng năm, mới xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Khi xuất hiện, chúng thường không biến mất, trừ khi được điều trị. Tình trạng thay đổi sắc tố này xuất hiện gần bề mặt da nên có thể điều trị bằng kem và sản phẩm chà xát. Dùng kem chống nắng thường xuyên giúp ngăn ngừa đồi mồi xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng.
    • Nám da (Chloasma): Các đốm đen đối xứng này xuất hiện do thay đổi hormone (do sử dụng thuốc ngừa thai hoặc trong thai kỳ). Khi các hormone này tiếp xúc với ánh nắng, các đốm nám da có thể xuất hiện trên má, trán hoặc môi trên. Dạng tăng sắc tố da này thường dễ tái phát, ngay cả khi được điều trị.
    • Tăng sắc tố da sau viêm: Nếu thuộc tông màu tối, da sẽ dễ xuất hiện các đốm đen sau khi bị bỏng, mụn hoặc các tổn thương khác trên da.Trong trường hợp đó, melanin nằm sâu trong da và đốm đen có thể mất 3-6 tháng mới mờ dần.
  2. Xem xét yếu tố khí hậu. Da quanh môi thường khô hơn vào mùa lạnh. Một số người thường liếm môi để làm ẩm và điều này dẫn đến đen da. Nếu không ra ngoài trời nắng nhiều, bạn sẽ dễ làm ướt quá mức vùng da quanh miệng. [1]
  3. Biết rằng vùng da quanh miệng rất mỏng. Da mỏng có thể dẫn đến đổi màu da, khô da và nếp nhăn quanh miệng. Những vấn đề này không sâu trong da nên bạn không cần điều trị xâm lấn. Tình trạng đổi màu da có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách điều trị hoặc tẩy tế bào chết cho da.
  4. Đi khám bác sĩ da liễu. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây đen vùng da quanh miệng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị. Thay đổi màu da có thể là dấu hiệu sớm của ung thư da và nhiều rối loạn nghiêm trọng khác nên tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra triệu chứng.

Kem, tẩy tế bào chết và thuốc kê đơn[sửa]

  1. Tẩy tế bào chết hàng ngày bằng sản phẩm dịu nhẹ. Sản phẩm tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào da chết và dần làm mờ vùng da đen quanh miệng. Chấm một lượng nhỏ sản phẩm tẩy tế bào chết (cỡ bằng hạt đậu) lên khăn ẩm. Nhẹ nhàng chà khăn lên mặt để loại bỏ tế bào da mang sắc tố và làm sạch da.
    • Có thể tìm mua sản phẩm tẩy tế bào chết ở các hiệu thuốc, cửa hàng mỹ phẩm và cửa hàng chuyên bán sản phẩm chăm sóc cơ thể. Đọc kỹ đánh giá sản phẩm trước khi mua. Một số sản phẩm tẩy tế bào chết được dùng để điều trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác; chúng thường dùng axit và hóa chất để làm sạch da.
  2. Dùng kem sáng da không kê đơn. Bạn có thể tìm mua sản phẩm sáng da, dưỡng ẩm tại các hiệu thuốc và cửa hàng chuyên bán sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Tìm mua kem có chứa vitamin C, axit kojic (chiết xuất từ một số loài nấm), arbutin (từ cây mạn việt quất), axit azelaic (từ lúa mì, lúa mạch và hắc mạch), chiết xuất cam thảo, niacinamide, hoặc chiết xuất hạt nho. Những thành phần này giúp chặn enzyme tyrosinase - enzyme mà tế bào da cần để sản sinh melanin. Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da quanh miệng. Làm theo hướng dẫn và không dùng kem sáng da quá 3 tuần.[2]
    • Axit kojic là phương pháp điều trị nổi tiếng nhưng có thể kích ứng da nên bạn cần cẩn thận.
  3. Cân nhắc sử dụng kem kê đơn. Nếu vùng da đen không biến mất, bác sĩ da liễu có thể kê đơn kem dạng thuốc như Hydroquinone. Hydroquinone giúp hạn chế tế bào tạo sắc tố và làm chậm quá trình sản sinh tyrosinase của da. Đốm đen thường biến mất nhanh chóng khi lượng sắc tố sản sinh ra giảm dần.
    • Nghiên cứu ở động vật cho thấy mối liên quan giữa Hydroquinone và ung thư nhưng động vật được thí nghiệm được cho ăn và tiêm loại thuốc này. Còn các phương pháp điều trị ở người chủ yếu là thoa ngoài và không có nghiên cứu nào cho thấy Hydroquinone gây độc tính ở người. Vì vậy, nhiều chuyên gia da liễu không đồng tình với ý kiến cho rằng Hydroquinone liên quan đến ung thư.[3]
    • Hầu hết người bệnh cho thấy dấu hiệu đầu tiên của quá trình da sáng màu trong vòng vài ngày và hầu hết hiệu quả kéo dài trong vòng 6 tuần. Sau khi điều trị, bạn có thể chuyển sang dùng kem không kê đơn để giữ sắc tố da sáng màu.
  4. Thử điều trị bằng laser. Tia laser như Fraxel thường là cách hiệu quả và lâu dài nhất để điều trị tình trạng đổi màu gần bề mặt da. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bằng laser không phải lúc nào cũng vĩnh viễn. Hiệu quả sẽ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mức độ tiếp xúc với tia UV và thói quen chăm sóc da của bạn. Điều trị bằng laser cũng thường tốn kém hơn các phương pháp điều trị khác.
  5. Thử dùng mặt nạ lột da từ axit glycolic hoặc axit salicylic. Bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị dùng mặt nạ để tiếp cận và điều trị tế bào bị thương tổn sâu trong da. Lưu ý rằng hiệu quả của mặt nạ lột không vĩnh viễn. Tùy vào khuynh hướng di truyền và mức độ tiếp xúc với tia UV mà đốm đen có thể tái phát sau vài tuần hoặc vài năm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng và điều trị đốm đen sớm để đảm bảo hiệu quả của phương pháp điều trị kéo dài.

Nguyên liệu tự nhiên[sửa]

  1. Làm sáng da một cách tự nhiên bằng nước cốt chanh. Hòa nước cốt 1/4 quả chanh với 1 thìa mật ong hoặc sữa chua trong bát nhỏ. Rửa mặt sạch bằng nước ấm để giúp giãn lỗ chân lông. Phết một lớp hỗn hợp dày lên vùng da đen rồi chờ mặt nạ khô. Nhẹ nhàng rửa sạch da với nước ấm.
    • Có thể đổ hỗn hợp 2 thìa nước cốt chanh và đường lên miếng bông trang điểm. Chà miếng bông trang điểm lên vùng da tối màu khoảng 2-3 phút rồi rửa sạch bằng nước.
    • Để tăng hiệu quả, bạn có thể cắt đôi quả chanh rồi vắt nước lên vùng da đen. Rửa sạch sau 10 phút.
    • Tránh tiếp xúc với ánh nắng sau khi sử dụng chanh. Nên dùng chanh vào buổi tối, khi không phải tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng.
  2. Dùng lô hội. Thoa gel lô hội hoặc chiết xuất lô hội tươi lên vùng da đen. Cách này giúp dưỡng ẩm da và giúp da hồi phục. Lô hội hữu ích nhất đối với da bị đen do tiếp xúc với ánh nắng.
  3. Trộn dưa chuột bào nhỏ với nước cốt chanh. Dùng lượng nguyên liệu vừa phải theo tỉ lệ 1:1, đủ để thoa đều vùng da đen. Thoa hỗn hợp quanh miệng và để khoảng 20 phút. Rửa sạch bằng nước ấm. Phương pháp này giúp da hồi phục.[4]
  4. Dùng mặt nạ bột và nghệ. Chuẩn bị hỗn hợp từ bột Gram, 1 thìa cà phê bột nghệ và 1/2 cốc sữa đông. Thoa hỗn hợp lên vùng da đen và để khoảng 20 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
  5. Dùng yến mạch tẩy tế bào chết. Chuẩn bị hỗn hợp tẩy tế bào chết từ 1 thìa yến mạch, 1 thìa cà phê nước ép cà chua, 1 thìa cà phê sữa đông. Trộn đều nguyên liệu với nhau. Nhẹ nhàng chà hỗn hợp lên da khoảng 3-5 phút rồi rửa sạch sau 15 phút.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng quên dưỡng ẩm cho da.
  • Nhẹ nhàng. Không chà quá mạnh để tránh làm đau hoặc để lại sẹo quanh miệng.
  • Chà xát để tẩy tế bào chết có thể gây đau trong lần đầu nhưng bạn sẽ quen dần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]