Luôn luôn có thái độ tích cực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn đã bao giờ thấy bên cạnh mình có một người luôn tìm được điều tốt đẹp ở mọi thứ hay chưa? Nếu muốn trở thành người lạc quan hơn, hãy nhận ra những bước nhỏ bạn có thể thực hiện để đem lại thay đổi lớn tới nhân sinh quan của mình. Qua xác định và chuyển biến những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn sẽ tạo ra tư duy tích cực. Nhân sinh quan tích cực sẽ cải thiện cách thức bạn đối mặt với những hoàn cảnh đau thương hay tiêu cực.

Các bước[sửa]

Thay đổi Tư duy Của bạn[sửa]

  1. Đưa ra các khẳng định tích cực. Hàng ngày, hãy nhớ những điều ở bản thân mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng. Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tích cực về chính mình, bởi những khẳng định và tuyên bố này có tác dụng khích lệ tinh thần bạn. Các khẳng định đó cũng khiến bạn yêu thương và quan tâm hơn tới bản thân, giúp bạn sẵn sàng chiến đấu với mọi suy nghĩ tiêu cực của mình.[1] Ví dụ về những khẳng định tích cực bao gồm:
    • Mình có năng lực và đã trang bị đầy đủ để hoàn thành mọi việc trong hôm nay.
    • Mình có quyền năng để vượt qua hoàn cảnh tồi tệ này và xoay chuyển tình thế.
    • Mình là người mạnh mẽ và tháo vát, mình sẽ tiếp tục được.
  2. Viết về những khía cạnh tích cực của bạn. Sử dụng những khẳng định tích cực để lên danh sách các đức tính của chính mình mà bạn nhận thấy. Tự hỏi về điều mà bạn yêu thích nhất ở bản thân và viết ra.[2] Bạn cũng có thể bổ sung những kỹ năng hay thành quả khiến bạn tự hào.[2] Ví dụ, bạn có thể viết "tháo vát," "có năng lực," hoặc "đã hoàn thành chương trình học."
    • Sử dụng danh sách này để nhắc nhở bản thân về những giá trị tốt đẹp của bạn. Bạn sẽ muốn đọc chúng mỗi ngày để thực sự tiếp nhận những suy nghĩ tích cực về bản thân.
  3. Làm điều mà bạn yêu thích. Thật dễ để sập bẫy tư duy tiêu cực khi bạn không tận hưởng điều mình đang làm. Có thể bạn đang choáng ngợp bởi công việc hoặc cuộc sống gia đình. Hãy dành chút thời gian trong ngày để làm điều đem lại niềm vui cho bạn. Điều đó có thể đơn thuần là giờ nghỉ bên tách cà phê cùng một người bạn, hoặc ngâm mình trong bồn tắm vào cuối ngày.
    • Các nghiên cứu cho thấy rằng làm điều khiến bạn nở nụ cười sẽ thực sự giúp bạn xoa dịu nỗi đau.[3]
  4. Thừa nhận tầm quan trọng của sự tự tin và lòng biết ơn. Xây đắp sự tự tin và lòng tự tôn được coi là hình thức tư duy tích cực về bản thân. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lòng biết ơn sẽ đem tới cho bạn ý thức về niềm hạnh phúc, đồng thời tăng cường cảm giác tự tôn trong bạn.[4] Lòng biết ơn cũng thúc đẩy cảm xúc tích cực của bạn đối với người khác[5] và nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.[6]
    • Cảm giác về sự biết ơn cũng có liên hệ tới những cấp độ cao hơn của lòng thương cảm, giúp bạn kết nối hơn với người khác.[4]

Luyện tập Lối sống Tích cực[sửa]

  1. Thiền có ý thức. Thay vì thiền để thanh lọc suy nghĩ, hãy tập trung vào sự hiện diện của bản thân vào thời điểm đó và nhận thức đầy đủ về trải nghiệm của mình.[7] Tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để dành thời gian tập trung vào những suy nghĩ của bạn. Bài tập này sẽ cải thiện tinh thần của bạn và khiến bạn cảm thấy sẵn sàng hơn, cả hai hệ quả đều giúp bạn duy trì trạng thái tích cực.[8] Nhắc nhở tâm trí bạn tĩnh lặng và không làm gì khác ngoài suy nghĩ, từ phút này qua phút khác.[9]
    • Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái có ý thức có thể giảm thiểu căng thẳng. Trạng thái này sẽ cải thiện suy nghĩ tích cực bằng cách giảm thiểu âu lo, tâm trạng tồi tệ, và ít năng lượng do căng thẳng.[10]
  2. Luyện tập hít thở sâu. Bắt đầu tập trung vào hơi thở của bạn. Lưu ý cảm xúc và cảm nhận của cơ thể khi bạn hít vào và thở ra. Buộc bản thân tập trung vào những điều đang diễn ra quanh mình.[9] Khi hít thở có suy nghĩ, hãy sử dụng các giác quan để nhận ra những gì bạn đang thấy, nghe, và cảm nhận trong căn phòng hoặc không gian xung quanh.[9] Tự hỏi liệu rằng cơ thể bạn đang cảm thấy mệt mỏi, thoải mái, hay căng cứng. Để ý tới suy nghĩ và cảm xúc của mình.
    • Hít thở sâu là cách tuyệt vời để nhớ lại những điều tiêu tốn suy nghĩ và ảnh hưởng nhiều nhất tới cảm xúc của bạn trong ngày.
  3. Thực hiện Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (LPNT-HV). Cân nhắc làm việc với chuyên gia trị liệu được đào tạo về LPNT-HV. Phương pháp trị liệu này sẽ giúp bạn thay đổi tư duy hiện tại của mình.[11] Vì những suy nghĩ có tác động mạnh mẽ tới nhân sinh quan của bạn, hãy bắt đầu biến đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Để làm được như vậy, bạn cần bắt đầu lưu tâm tới suy nghĩ của mình. Ngăn bản thân lại khi có một suy nghĩ tiêu cực và chuyển biến nó thành tích cực.[12] Ví dụ, khi phải chờ xe buýt, hãy trân trọng quãng thời gian bạn có để thư giãn hoặc trò chuyện với ai đó cũng đang phải đợi xe.
    • Sẽ có ích nếu bạn viết lại những suy nghĩ của mình để chuyển biến chúng. Ví dụ, bạn có thể viết về một suy nghĩ tiêu cực (ví dụ như không thích lái xe khi trời mưa) và chuyển thành một suy nghĩ tích cực (có cơ hội để luyện tập lái xe dưới trời mưa nhiều hơn).
  4. Viết về những mục tiêu của bạn. Một phần của sự tích cực là cảm giác tràn trề hy vọng vào tương lai. Đặt ra đích đến là cách tuyệt vời để tập trung vào tương lai. Lòng tự tôn của bạn cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ khi bạn đạt được những mục đích này. Để tăng khả năng thành công khi thực hiện mục tiêu, hãy đảm bảo rằng những mục tiêu này:[13]
    • Được viết ra (Các nghiên cứu cho thấy rằng những mục tiêu đó sẽ chi tiết hơn và có khả năng thành công cao hơn)[14]
    • Chi tiết
    • Thực tế
    • Được tạo ra với một khung thời gian hoặc hạn chót
    • Được thể hiện một cách tích cực
  5. Có những kỳ vọng thực tế. Dù việc luôn luôn giữ thái độ tích cực có vẻ là một ý hay, nhưng bạn cần phải thực tế với bản thân. Sẽ có những lúc trong cuộc sống mà bạn đơn thuần không cảm thấy tích cực. Thực tế, có những hoàn cảnh xảy ra khiến bạn cảm thấy thực sự buồn bã và bực dọc. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhân sinh quan tích cực để đối mặt với những cảm xúc đau thương và đem tới cho bản thân nhận thức về niềm hy vọng hoặc sự chấp nhận.
    • Ví dụ, nếu mất đi thú cưng, bạn hẳn sẽ thấy buồn bã hay khó chịu. Bạn vẫn có thể sử dụng tư duy tích cực để nhắc nhở bản thân về những điều mà mình cần trân trọng, ví dụ như khoảng thời gian bạn đã dành bên thú cưng. Hoặc, bạn có thể dùng sự tích cực để nhắc nhở bản thân rằng quãng thời gian đau đớn này rồi cũng sẽ qua thôi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây