Một số vấn đề của chữ viết tiếng Việt dính liền

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cuộc vận động cải cách chữ viết tiếng Việt VNY2K (tiếng Việt mới cho năm 2020)[1] có mục đích tốt đẹp là làm chữ viết tiếng Việt hợp lí hơn. Các tác giả cuộc vận động này cho rằng tiếng Việt hiện đại là ngôn ngữ đa âm tiết[1][2], và các đơn vị từ thống nhất nên được viết dính liền lại với nhau. Ví dụ các từ "quấn quýt", "rời rạc", "bâng khuâng", "lạnh lẽo", "sạch sành sanh", ...nên được viết dính liền lại với nhau. Tuy nhiên, tồn tại một số khó khăn cản trở cuộc vận động này.


Những khó khăn cản trở cuộc vận động cải tổ chữ viết tiếng Việt VNY2K[sửa]

Mới đầu chưa quen với cách viết mới, người đọc sẽ gặp phải một số khó khăn trong cách đọc và cách gõ văn bản trên máy tính. Đó là:

a) Chữ viết dính liền gây khó khăn trong việc  phân biệt các từ có cách viết giống nhau, ví dụ:  

+ "thúy" ở đây đọc là "thúy" hay là "thú y"?[3]

+ "pháthành" trường hợp này "phát hành" hay "phá thành" đều có nghĩa. Nếu bàn sâu hơn thì trường hợp này là cách viết cho "phát hành", vì "phát hành" là một động từ, còn "phá thành" theo quy tắc phải viết thành hai từ riêng chứ không được phép viết dính liền vì động từ "phá", đi sau nó là đối tượng "thành", tuy nhiên lúc đầu chưa quen người viết có thể sẽ có nhầm lẫn trong cách viết như vậy.

+ "côngân" (khi gặp chữ côngân biết đọc thế nào đây? "cô ngân"  hay "công ân" mới là đúng, vì dù theo chuẩn chính tả chữ ngân trong "cô ngân" phải viết hoa nhưng đôi khi vẫn có người viết sai chính tả như thế. Tôi sẽ tìm ví dụ khác thuyết phục hơn, nhưng những ví dụ tương tự như vậy có nhiều).

b) Chữ viết dính liền gây khó khăn cho người đọc trong việc đọc tài liệu (gây nhức mỏi cơ mắt vì phải đánh vần để tách các tiếng)

c) Chữ viết dính liền gây khó khăn trong việc gõ tiếng Việt trên máy vi tính theo kiểu telex: Gõ tiếng Việt theo kiểu telex được coi là phổ biến và  hiệu quả nhất  hiện nay (do tốc độ gõ văn bản tiếng Việt không có xen từ nước ngoài nhanh nhất), nhưng telex không hỗ trợ việc viết dính liền các tiếng (trong một từ gồm 2 tiếng trở lên  telex không cho phép hai vị trí bỏ dấu, ví dụ không thể gõ từ "ánhsáng" theo kiểu telex được).

Cách khắc phục[sửa]

a) Tạm thời chúng ta dùng dấu ngang nối thay vì viết các tiếng dính liền. Việc này không trái với ý nghĩa chính của cuộc cải cách chữ viết tiếng Việt là nối các đơn vị từ đa âm tiết có ý nghĩa thống nhất lại với nhau.

Đối với những cụm từ có dấu ngang nối trong cách viết thông thường hiện nay thì chúng ta nên thay bằng dấu gạch ngang dưới  "_" hay hai dấu ngang nối liên tiếp " ". (ví dụ: tỉnh Thừa-Thiên_Huế, hay tỉnh Thừa-Thiên--Huế).

Còn việc tiết kiệm dung lượng lưu trữ văn bản nhờ cách viết dính liền sẽ thành hiện thực nếu như trong tương lai có cách viết tiếng Việt mới khác ra đời và giải quyết những hạn chế đã nêu của kiểu viết dính liền hiện nay.

b) Có thể dùng kiểu gõ Tubinhtran (chương trình gõ WinVNKey cho phép cách gõ này), chọn cách kết hợp dấu là "Nhiều vần kiểu tự do"[4].

Tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 dchph. VNY2K “Sửađổi Cáchviết ChữViệt Haylà ChữViệt Năm 2020”. Truy cập 8 tháng 1 năm 2011.
  2. Nguyễn Phước Đáng. “Chữ Việt có hai vần”.
  3. Phụng Nghi. “Cái gạch nối trong chữ Việt”.
  4. Trần Tư Bình. “Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt”.

Tác giả[sửa]

Nguyễn Tiến Hải
Ngày viết bài: 06 tháng 01 năm 2011.

Nguồn:http://nguyentienhai.blogspot.kr/2011/01/mot-so-van-e-cua-chu-viet-tieng-viet.html

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây