Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Với cách hiểu như trên, đánh giá kết quả học tập có nhiều mục đích, mục tiêu khác nhau. Cụ thể:

Đối với học sinh[sửa]

  • Tuyển chọn và phân loại cho đúng năng lực, trình độ (đánh giá đầu vào).
  • Xác định kết quả tiếp thu, vận dụng KT - KN và thái độ cần có dựa theo mục tiêu đề ra.
  • Thúc đẩy học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình.
  • Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu ĐT và yêu cầu của thực tiễn (Đánh giá đầu ra).

Đối với GV[sửa]

  • Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện của học sinh (hay nhóm học sinh).
  • Cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp họ giảng dạy và giáo dục tốt hơn.
  • Kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chinh, cải tiến mục tiêu, nội dung CT, PPDH, kế hoạch ĐT nhàm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình này.

Đối với nhà trường[sửa]

- Đánh giá việc thực hiện nội dung CT, kế hoạch giáo dục của các tổ bộ môn, GV,... căn cữ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường nói chung và các bộ phận chuyên ưách nói riêng.

- Đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của trường và cơ sờ, như:

+ Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lí của đội ngũ GV và cán bộ quản lí giáo dục ở cơ sở,...

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện dạy học,...

- Đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ, chính sách.

Đối với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục[sửa]

- Đánh giá về dư luận xã hội, sự phản ánh của cơ sở cử người đi học, về cách thức tuyển sinh, về kết quả của toàn bộ hệ thống giáo dục, nhằm giúp cơ quan quản lí GĐ thấy được thực trạng, nhu cầu và định hướng sửa đồi mục tiêu, nội dung CT, PPDH,...

- Đánh giá công tác tổ chức, quản lí giáo dục.

Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ GDĐT thì các kì thi và KT có thể phục vụ các mục đích chính sau đây:

Đo lường kết quả học tập[sửa]

Khái niệm đo lường thường được hiểu theo Vật lí học, đố là sự so sánh đại lượng cần đo với một đại lượng được cho là đơn vị đo. Lí thuyết đo lường cho thấy có những sai số trong khi đo lường. Sai số này lớn hay nhỏ phụ thuộc công tác chuẩn bị cho việc đo. Chẳng hạn như: công cụ đo, phương pháp đo,...

Đo lường trong giáo dục là vấn đề phức tạp vì đổi tượng đo lường ờ đây là con người. Do đó, để đo lường được phải làm rõ nội dung đánh giá thành các tiêu chuẩn, tiêu chí hay những dấu hiệu, những thao tác,... cố gắng làm rõ, sao cho có thể quan sát được, hay có thể đo lường được. Đo lương trong giáo dục bao gồm cả định tính và định lượng. Định tính bao gồm mô tả, nhận xét,...định lượng thể hiện ở các con số, ờ các số liệu, kết quả đo.

Để đo lường trong giáo dục người ta phải xác định được mục tiêu và xây dựng được chuẩn đầu ra, từ đó so sánh kết quả học tập của học sinh với chuẩn đầu ra, dựa theo các tiêu ngầm định trong mục tiêu giáo dục.

Đo lường kết quả học tập của học sinh sau khi hoàn thành một giai đoạn học tập là mục đích chung và đơn giản nhất cùa một kì KT, hay kì thi, cho dù nó được thực hiện bởi một tổ chức hay là do một GV tự biên soạn và tổ chức.

Để xây dựng một bài KT như vậy thì các mục tiêu của giai đoạn học tập phải được xác định rõ ràng theo các thuật ngữ về KT-KN của con người. Không có con đường nào để nhìn vào trong đầu của một học sinh, để xác định em đó biết được những gì; chúng ta chỉ có thể xác định được điều đó bàng những biểu hiện KN hay cách trình bày bài lảm của các em, cỏ thể là bằng lời nói hoặc việc làm.

Để xác định học sinh có nắm được một KT nào đó GV cần phải xây dựng một đề KT bao gồm những tiêu chí, với các mức độ, yêu cầu cần đạt khác nhau về KT - KN,... mà học sinh cần vượt qua. Tuy nhiên, khả năng vượt qua một yêu cầu cần đạt về KT không chi trong nội bộ môn học mà còn cả ở khả năng áp dụng chúng trong GQVĐ hay trong thực tiễn.

Tuyển chọn[sửa]

Tuyển chọn là không thể tránh được khi chỉ có một số chỗ được định sẵn, chẳng hạn kì thi đại học, ở đó số thí sinh nhiều hơn là chỉ tiêu trúng tuyển. Những kỉ thi như vậy không phải là đạt hay không, mà đòi hỏi phải xếp hạng giữa các thí sinh. Nói chung người ta giả thiết rằng, kì thi có thể phân biệt được giữa các thí sinh với nhau có số điểm không phân tán lắm.

Dự đoán[sửa]

Những kì thi được sử dụng để dự đoán xem những người dự thi có thể đạt được những kết quả nào ứong tương lai. Đạt thành tích cao trong môn học ờ những năm cuối cấp THPT là một chỉ số tốt về khả năng thông minh của học sinh để cỏ thể trờ thành một sinh viên giỏi theo chuyên ngành ở bậc đại học. Tuy nhiên, trên thực tế thì không hẳn như vậy, vì có rất nhiều học sinh vào những năm sau đỏ có thể không thích học ngành mà mình có điểm số caọ ở trường PT.

Người ta thường cho ràng những kì thi dùng cho tuyển chọn có giá trị dự đoản. Giá trị dự đoán của một bài KT hay kì thi chỉ có thể được xác định khi so sánh sự thể hiện của học sinh trên bài KT với mức độ đạt được cùa học sinh ở môn học mà kì thi được sử dụng để dự đoán.

Chấn đoán[sửa]

Những KT chẩn đoán được xây dựng không nhằm để đánh giá kết quả học tập trong một môn học, mà còn để phát hiện những năng lực của học sinh trong những lĩnh vực học tập chuyên biệt. Như vậy, nó cũng đem lại những thông tin về chẩn đoán, mặc dù những khiếm khuyết trong các KT đó có thể biểu lộ những khỏ khăn thách đố chẩn đoán năng lực sát thực.

Một kì thi hay KT có thể mang giá trị chẩn đoán khi trả lòi câu hỏi: “Việc dạy ờ một phần nào đó của chương là có hiệu quả hay không?”, vấn đề là ở chỗ một câu ưả lời không tốt của học sinh có thể là do việc giảng dạy hay việc chọn các đồ dùng DH không phù hợp. Đối với GV thông tin phản hồi này về tính hiệu quả trong giảng dạy cùa mình là quan trọng.

Kết quả cuối cùng của việc xử lí tốt các kết quả thu được từ KT chẩn đoán có thể là sự cải thiện bài giảng, cải thiện việc dạy, cải thiện kết quả học tập của học sinh và cải thiện cách KT.

Kích thích động cơ[sửa]

Động cơ học tập được coi như là một trong những thành phần chù yếu của quá trình học tập. Dù cho các kì KT là do Bộ, hay Sở, hay GV tạo nên thì chứng đều có tác động khích lệ đến cả GV và học sinh.

Đặc biệt ở THPT, kết quá đánh giá còn cung cấp một mục tiêu và kích thích các trường và cá nhân học sinh trong dạy và học.

Các kì thi được tồ chức theo chu kì sẽ thúc đẩy học sinh phải biết cách tổ chức thói quen học tập của mình một cách hệ thống hơn và hiệu quả hơn. Các kì thi cũng đem lợi ích đến cho GV, các kế hoạch bài học phải được chuẩn bị một cách hệ thống, dạy qua hết CT, theo CT quy định và GV có căn cứ để đánh giá lớp học của mình.

Tổ chức điều khiển quá trình DH[sửa]

Kì thi có thể giúp GV cũng như học sinh định hưởng và tự điều chỉnh trong quá trình dạy học. Để việc dạy cỏ hiệu quả, mục tỉêu dạy học phải được xác định rõ ràng, kinh nghiệm học tập phải được cung cấp để đạt được những mục tiêu này và KT là một phần của qụậ trình, nó xác định mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Xem thêm[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây