Quan niệm về đánh giá trong giáo dục

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đánh giá trong giáo dục[sửa]

Đến nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá trong giáo dục. Sự khác nhau thường là do ở cách tiếp cận về đánh giá trong giáo dục của các tác giả đó không như nhau. Chẳng hạn, có người tiếp cận theo hướng chỉ đề cập đến kết quả giáo dục, có người tiếp cận ở góc độ kiểm định chất lượng giáo dục,...

Dưới đây là một số quan niệm (khái niệm) mà chúng ta có thể thấy qua các tài liệu về đánh giá:

- Theo Jean - Marie De Ketele (1989) thì: "Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”.

- Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”

- Trong Giáo dục học thì: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.

- Theo Ralph Tyler (1984) thì: Quá trình đánh giá chủ yểu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các CT giáo dục.

- Theo A.I Vroeịịenstịịn thì: Đánh giá chất lượng là mọi hoạt động có cấu trúc nhằm đưa đến sự xem xét về chất lượng của quá trình DH, bao gồm tự đánh giá hay đánh giá bởi các chuyên gia từ bên ngoài.

- Theo Trung tâm nghiên cứu về Đánh giá của Đại học Melboume (Úc) thì: “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập (KQHT)”.

Qua xem xét các quan niệm về đánh giá như phần trên ta có thể thấy còn có sự không giống nhau trong cách phát biểu, nhưng giữa chúng cũng có những điểm chung sau đây:

+ Đánh giá là quá trình, thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng và hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của HS;

+ Đánh giá gắn bó chặt chẽ với các mục tiêu, chuẩn giáo dục;

+ Đánh giá tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Hiện nay, ở nước ta đang thiên về cách hiểu: Đánh giá là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

Như thế, đánh giá trong giáo dục thường gồm ba khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Theo đó, đánh giá là một quá trình, bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và nó kết thúc khi chúng ta đã đề ra một quyết định liên quan đến mục tiêu đó. Tuy nhiên, với cách diễn đạt như thế ta không nên hiểu rằng quá trình đánh giá kết thúc khi ra được quyết định, mà cần hiểu quyết định có được đó tiếp tục đánh dấu cho sự khởi đầu một quá trình khác, tiếp theo. Chẳng hạn: điều chỉnh nội dung, PPDH; điều chỉnh CT, chuẩn KT-KN; điều chỉnh chế độ chính sách giáo dục;...

Ngày nay, xu hướng chung trong đánh giá giáo dục là chuyển từ đánh giá tổng kết (Đánh giá cuối cùng) sang đánh giá quá trình; từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sang việc công khai tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá (công khai đầu ra); từ đánh giá các sự kiện, KN riêng lẻ sang đánh giá KT, KN tổng hợp;...

Đánh giá KQHT[sửa]

Đến nay, quan niệm về đánh giá KQHT của HS còn chưa được thống nhất. Sở dĩ như vậy về cơ bản là do các tác giả tiếp cận với đánh giá theo các góc độ không như nhau. Chẳng hạn, có người tiếp cận theo hướng chỉ đề cập đến KQHT; có người tiếp cận theo hướng chỉ đề cập đến NL người học;...

Hiện nay, qua các tài liệu hiện hành ở nước ta cho thấy các tác giả đang thiên về cách hiểu: Đánh giá KQHT của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, đạt mục tiêu học tập xác định, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.

Theo đó, đánh giá KQHT đòi hỏi phàỉ xác định mức độ nắm vững KT, KN,...của HS so với yêu cầu của CT đề ra. Trong quá trình dạy học thường có 2 loại đánh giá KQHT của HS. Đó là đánh giá chính thức đánh giá không chính thức.

Đánh giá không chính thức diễn ra ngay khi tiến hành dạy một bài học hay một đơn vị kiến thức, thông qua quan sát, hay cách thức HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra, qua việc hoàn thành các bài tập về nhà,... nhằm cung cấp liên tục cho GV và HS những thông tin phản hồi, từ đó mỗi đối tượng sẽ có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Đánh giá chính thức thường tiến hành vào cuối mỗi đơn vị học tập, nhằm xác định KQHT sau khi học.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây