Mang thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đối với một số người, việc tránh thai là một việc khó. Tuy nhiên, với những người khác thì việc mang trong mình một đứa trẻ lại là điều khó khăn và trắc trở. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và sản phẩm giúp tăng khả năng thụ thai hứa hẹn mang lại những kết quả tuyệt vời, nhưng khó có thể kết luận được loại nào phù hợp với bạn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nhưng cũng có một số điều bạn có thể làm để tăng cơ hội mang thai cho mình.

Các bước[sửa]

Điều Cơ bản của Việc mang thai[sửa]

  1. Ngưng sử dụng các dụng cụ tránh thai. Một số phương pháp tránh thai cần một khoảng thời gian để tái thích nghi lâu hơn so với những phương pháp khác, vì vậy bạn không nên thụ thai ngay lúc này. Thời gian để cơ thể người phụ nữ sẵn sàng mang thai là sau khi ngừng sử dụng các phương pháp tránh thai.
    • Thuốc tránh thai nội tiết tố - như viên uống tránh thai, tiêm hooc môn, hoặc vòng tránh thai âm đạo - có thể kéo dài thời gian tái thích nghi của cơ thể bạn.
    • Nếu sử dụng phương pháp tránh thai cấy ghép như đặt vòng tránh thai, bạn cần gặp bác sỹ để tháo nó ra.
    • Nếu sử dụng phương pháp tránh thai có màng ngăn (như bao cao su, mũ đội cổ tử cung, màng chắn tránh thai hoặc miếng xốp tránh thai) thì bạn không cần phải lo lắng về thời gian tái thích nghi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thụ thai ngay lập tức. (Ngoài ra, hãy chú ý để tránh nhiễm trùng qua đường tình dục nếu bạn sử dụng các dụng cụ tránh thai này).
  2. Tìm thời điểm dễ thụ thai. Nếu bạn xác định được đúng thời điểm thì khả năng bạn có thai sẽ cao hơn. Có một số bí quyết để theo dõi sự rụng trứng của bạn:
    • Tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Trung bình, hầu hết phụ nữ rụng trứng 14 ngày sau ngày đầu tiên bắt đầu kỳ kinh. (Điều đó có nghĩa là bạn chỉ nên bắt đầu thụ thai 2 tuần sau kỳ kinh? Điều này không chính xác. Hãy xem Bước 3 để có thêm thông tin!)
      • Nếu bạn có chu kỳ kinh ổn định, bạn có thể ước tính thời điểm rụng trứng bằng cách chia chu kỳ của mình thành 2 phần. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh của bạn thường kéo dài 28 ngày, có khả năng bạn sẽ rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ (14 ngày sau khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt). Nếu bạn có chu kỳ dài hơn, bạn có thể rụng trứng muộn nhất là 20 ngày sau khi chu kỳ của mình bắt đầu.[1]
    • Hãy tải về một ứng dụng theo dõi. Nếu bạn thấy khó có thể theo dõi được lịch trình chu kỳ của mình thì hãy để ứng dụng giúp bạn. Tìm kiếm từ khóa “bộ theo dõi rụng trứng” và để ứng dụng thực hiện công việc đó cho bạn.
    • Kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Vào thời điểm rụng trứng, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng nhẹ, đây là dấu hiệu bạn thụ thai.[2] Hãy để nhiệt kế ngay bên giường và đo nhiệt độ vào buổi sáng khi bạn vừa ngủ dậy. (Cố gắng làm điều này vào khoảng thời gian tương tự). Ghi lại nhiệt độ mà bạn đo được mỗi ngày. Nếu bạn thấy nhiệt độ tăng từ 0.5-1 độ F kéo dài hơn 1 ngày thì có thể bạn đang rụng trứng![1]
      • Khả năng thụ thai ở mức cao nhất là trong khoảng 2 đến 3 ngày trước khi nhiệt độ cơ thể tăng[1] vì vậy nếu quan sát mô hình hàng tháng mà thấy nhiệt độ cơ thể tăng, thì bạn có thể dự đoán đó là thời điểm tốt nhất để thụ thai.
    • Theo dõi chất nhầy cổ tử cung. Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng việc này rất hiệu quả. Khi dịch âm đạo trong và đàn hồi giống như lòng trắng trứng sống, bạn có nhiều khả năng thụ thai và nên lập kế hoạch cho việc quan hệ hàng ngày trong 3 - 5 ngày kể từ ngày bạn nhận thấy rõ điều đó. Một khi dịch âm đạo trở nên đục và khô hơn thì bạn sẽ ít có khả năng thụ thai.
    • Sử dụng bộ dự báo rụng trứng. Giống như mua que thử thai, bạn có thể mua bộ dự báo rụng trứng tại các hiệu thuốc địa phương. Mặc dù chi phí có thể tăng lên nhưng đây là cách tốt để tái khởi động biểu đồ lịch trình bằng cách tìm ra thời điểm bạn sẽ rụng trứng.
  3. Quan hệ tình dục. Khi bạn biết mình có khả năng thụ thai, hãy quan hệ tình dục! Quan hệ tình dục trong thời điểm nào và bao lâu có thể ảnh hưởng tới việc nhanh chóng thụ thai, do vậy hãy thử các mẹo sau:
    • Bắt đầu việc quan hệ thường xuyên một cách nhẹ nhàng trước khi rụng trứng. Trứng có thể sống được 24 giờ nhưng tinh trùng có thể sống tới 1 tuần trong ống dẫn trứng. Để đảm bảo bạn không bỏ lỡ cơ hội, hãy bắt đầu việc thụ thai vài ngày trước khi bạn nghĩ rằng mình sẽ rụng trứng.
    • Giữ cho tinh trùng được khỏe mạnh. Tuy tinh trùng "có thể" sống tới 1 tuần nhưng không có nghĩa chúng sẽ giữ mãi sự khỏe mạnh sau đó. Để khắc phục được điều này, hãy quan hệ ít nhất mỗi ngày trong khi bạn đang có khả năng thụ thai. (Dù vậy bạn cũng có thể quan hệ thường xuyên hơn!)
    • Không sử dụng chất diệt tinh trùng, chất bôi trơn hoặc các chất kích thích hóa học. Nếu đang muốn thụ thai, bạn nên tránh những sản phẩm tránh thai hoặc làm tăng sự hưng phấn.[3]
    • Hãy tận hưởng. Sự cực khoái sau khi bạn tình xuất tinh vào trong có thể giúp tinh trùng đi vào cổ tử cung, tạo sự thuận lợi cho sự di chuyển của tinh trùng.
    • Thư giãn sau khi giao hợp. Đừng bắt tinh trùng phải chống lại trọng lực - thay vì ngồi dậy ngay lập tức sau đó, bạn hãy ngả lưng và thư giãn trong ít phút. Các nghiên cứu về sự hiệu quả của thụ tinh nhân tạo đã chỉ ra rằng việc nằm trong 15 phút sau quan hệ có thể gia tăng tỷ lệ thụ thai lên tới 50%.[4]
  4. Thử thai. Khi thời điểm rụng trứng đã qua, đây là lúc bạn chờ đợi kết quả. Hãy đợi đến thời điểm dự kiến tiếp theo – nếu như bạn không thấy kinh nguyệt hãy dùng que thử thai và xem kết quả. Nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn thì bạn có thể thử các phương pháp sau đây sớm hơn một chút:
    • Duy trì theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể của bạn giữ ở mức cao trong 14 ngày liên tiếp sau kỳ rụng trứng, bạn có thể đã thụ thai.
    • Quan sát các triệu chứng kèm theo. Một số phụ nữ thấy bị chảy máu kèm theo, triệu chứng thường xuất hiện đốm máu nhỏ khi hợp tử bám vào thành tử cung. Triệu chứng này thường xảy ra từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể bị chuột rút nhẹ.

Tăng cường Khả năng Sinh sản[sửa]

  1. Đừng nản lòng quá sớm. Hầu hết các đôi vợ chồng đều không thụ thai thành công ngay lập tức. Mỗi tháng, cứ 100 cặp đôi cố thụ thai thì có khoảng 15-20 cặp đôi sẽ thành công. Tuy nhiên, có tới 95% số cặp đôi cố thụ thai sẽ có con trong vòng 2 năm. Bạn không thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của mình nhưng có vài thay đổi đơn giản có thể gia tăng tỷ lệ thụ thai.
  2. Kiểm tra sức khỏe tiền sinh sản. Thậm chí khi bạn không gặp bất kỳ chướng ngại nào về khả năng sinh sản thì việc kiểm tra tiền sinh sản cũng là một điều tốt. Việc mang thai sẽ khiến cho tình hình sức khỏe vốn có sẽ có thể trở nên xấu đi một cách đáng kể. Bác sĩ sẽ có thể tiến hành kiểm tra khung xương chậu và yêu cầu các đợt kiểm tra máu cơ bản. Một số rối loạn bạn có thể gặp phải trước khi mang thai bao gồm:
    • Hội chứng buồng trứng đa năng (PCOS) có thể ảnh hưởng tới sự rụng trứng.
    • Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể ức chế khả năng sinh sản.
    • Bệnh tiểu đường: Nếu điều trị bệnh tiểu đường trước khi mang thai, bạn sẽ có thể tránh dị tật bẩm sinh thường liên quan với căn bệnh này.
    • Bệnh về tuyến giáp: Giống như bệnh tiểu đường, bệnh về tuyến giáp tương đối không gây nguy hại đối với việc mang thai miễn là bệnh được chẩn đoán và quản lý tốt.[5]
  3. Giữ khỏe mạnh. Nếu như bạn không thụ thai ngay, hãy nắm lấy cơ hội này để tập trung vào việc chăm lo cho sức khỏe. Bạn sẽ cải thiện được khả năng mang thai và sẽ bắt đầu quá trình mang thai một cách tốt nhất.
    • Giảm cân: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ bị béo phì lâm sàng sẽ khó có thể có thai cũng như gặp nhiều vấn đề hơn trong suốt quá trình mang thai. [6] Bạn nên cân nhắc tới chế độ ăn kiêng và tập luyện nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn một chút.
      • Truy cập địa chỉ http://www.choosemyplate.gov/ để có thêm gợi ý về chế độ ăn kiêng lành mạnh.
      • Giữ cơ thể thon gọn. Bạn hãy đánh tan mỡ bụng bằng việc bắt đầu bài tập chạy hoặc tập yoga.
      • Đừng trở nên thái quá: Những phụ nữ thiếu cân nói chung (chỉ số khối cơ thể dưới 18.5) có thể không thấy kinh nguyệt và khó có thể có thai. [7] Mục tiêu là có cân nặng một cách khỏe mạnh chứ không phải thái quá.
  4. Uống vitamin trước khi mang thai. Bắt đầu uống vitamin trước khi mang thai sẽ cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ví dụ, uống bổ sung axit folic trước khi mang thai sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tật nứt đốt sống và khuyết tật ống thần kinh khác.
    • Đảm bảo vitamin bạn uống chứa axit folic, canxi và sắt.[8]
  5. Để ý tới chế độ ăn. Một số chất có hại đối với khả năng thụ thai, một số chất khác lại gây hại cho em bé mới đang hình thành của bạn.
    • Việc thụ thai gặp khó khăn cũng có thể do ăn phải thực phẩm chứa thuốc trừ sâu. Vì thế, các cặp vợ chồng cần lựa chọn những thực phẩm hữu cơ.
    • Tránh các a-xít béo, loại chất béo thường thấy trong đồ nướng và thực phẩm có đường. Có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn chứa hàm lượng a-xít béo cao (đặc biệt liên quan đến hàm lượng chất béo không bão hòa đơn) có thể làm giảm khả năng thụ thai.[9]
    • Ăn những thực phẩm tăng cường khả năng thụ thai. Y học cổ truyền và văn hóa dân gian từ lâu đã cho rằng có các loại thực phẩm nhất định tăng cường hoặc làm giảm khả năng sinh sản và ham muốn tình dục. Trong những năm gần đây, nghiên cứu khoa học đã khẳng định một số cơ chế sinh học tiềm năng trong việc hấp thụ một số thực phẩm nhất định có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
    • Ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng từ những thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật bao gồm ngũ cốc, các loại hạt, trái cây và rau xanh. Các chất chống oxy hóa, vitamin, và khoáng chất cung cấp bởi các loại thực phẩm này được cho là tăng cường sức khỏe tế bào và thậm chí là thúc đẩy một tử cung khỏe mạnh.
    • Các loại đạm thích hợp có thể giúp tăng cường khả năng sinh sản; đậu phụ, thịt gà, trứng và một số hải sản giàu axit béo omega 3, sắt, khoáng chất selenium và các thành phần tăng cường khả năng sinh sản khác.
    • Dùng sản phẩm từ sữa nguyên kem, chẳng hạn như sữa nguyên chất hoặc sữa chua đông lạnh nguyên chất, có thể tăng cường khả năng sinh sản hơn một chế độ ăn uống chỉ có ít chất béo hoặc sữa ít béo.[10]
  6. Khuyến khích bạn đời ăn thực phẩm tăng cường sức khỏe tinh trùng. Đàn ông nên uống vitamin tổng hợp có chứa vitamin E và vitamin C, ăn một chế độ ăn giàu hoa quả và rau xanh, và tránh uống quá nhiều rượu, cà phê, và nạp quá nhiều đường và chất béo.[11]
    • Đàn ông cũng nên bổ sung nhiều khoáng chất selenium (55mcg/ngày) vì selenium có thể tăng khả năng sinh sản đặc biệt là ở nam giới.[12]
  7. Tránh các chất kích thích và giảm đau. Các thứ mang tính tiêu khiển như thuốc lá, rượu, cà phê và các chất ma túy cực mạnh có thể làm chậm thời gian thụ thai của bạn. Tuy nhiên, chúng cũng là những thứ bạn nên tránh khi mang thai, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ! Dưới đây là những điều bạn cần làm:
    • Bỏ hút thuốc. Hút thuốc khi mang thai không chỉ là một việc không nên mà trước hết nó còn gây khó khăn cho việc thụ thai của bạn.[13] Việc cai chất gây nghiện lúc mang thai có thể gây ra căng thẳng trầm trọng, vì thế hãy bỏ những chất gây hại đó trước khi có thai để bảo vệ cơ thể bạn khỏi những thương tổn.
      • Đàn ông cũng nên làm điều này. Những người hút thuốc thường xuyên sẽ có lượng tinh trùng thấp hơn và có nhiều bất thường hơn. [13] Hút thuốc thụ động cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bạn.
    • Ngừng uống rượu bia. Phụ nữ có dự định mang thai nên tránh uống đồ uống có cồn 2 tháng trước khi muốn thụ thai. Điều này đặc biệt đúng đối với những cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai.
    • Tránh các thực phẩm chứa caffeine quá mức. Chất này có trong cả thức ăn (như sô cô la) và trong đồ uống (như cà phê). Phụ nữ uống nhiều hơn ba cốc đồ uống chứa caffeine mỗi ngày thì khả năng có thai thấp hơn nhiều so với những phụ nữ uống hai cốc hoặc ít hơn.[14]
    • Không dùng ma túy. Các chất ma túy cấm chẳng hạn như cocaine hay cần sa, có thể làm giảm khả năng thụ thai và ảnh hưởng tới sự phát triển khỏe mạnh của bé.
  8. Điều trị rối loạn chức năng tình dục. Bạn sẽ khó có thể mang thai nếu bạn hoặc chồng bạn không có hứng thú trong quan hệ tình dục. Một chuyên gia về sinh sản học hoặc chuyên gia trị liệu tình dục chuyên sâu có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề này.
    • Cố gắng không để cho việc vô sinh làm cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng. Áp lực mang thai cũng như phương pháp điều trị sinh sản xâm lấn và căng thẳng trong cảm xúc, thực sự có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và thậm chí làm cho việc có thai trở nên khó khăn hơn.[15] Bạn hãy tạo một tâm trạng thoải mái, không đòi hỏi ở bạn đời quá nhiều và trong thời gian này cố gắng hiểu nhau trước khi bạn phải lo lắng về việc mang thai.
  9. Hãy duy trì một tư duy lành mạnh và tích cực. Rất nhiều người tin vào sức mạnh của tinh thần; một khi quyết định mang thai, một số người tin rằng cách bạn nghĩ như thế nào về quá trình mang thai và mối quan hệ sẽ có ảnh hưởng tới sự mang thai thành công của bạn. Căng thẳng có thể lấn át sức khỏe thậm chí ngay cả khi sức khỏe của bạn ở thời điểm tốt nhất, do đó, hãy giữ một quan điểm sống tích cực nhất có thể để cơ thể được khỏe mạnh và giữ được sự bình yên trong tâm hồn.
    • Hãy nắm bắt cơ hội và tích cực nhiều nhất có thể. Nếu bạn bị phân tâm khi đang ở bên bạn đời của mình, bạn hãy tưởng tượng ra một em bé xinh xắn cho tới khi tâm trí quay trở lại với mong muốn có thai. Việc quan tâm đến nhau và mục tiêu mang thai có thể giúp bạn quên đi những căng thẳng khác. Vì sợ rằng căng thẳng sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn nên bạn đừng quá chú trọng vào việc mang thai. Nếu như cảm thấy việc mang thai trở nên áp lực và dường như quá mức thì bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Khi nào Cần Tham khảo Ý kiến Chuyên gia[sửa]

  1. Sắp xếp thời gian. Sẽ khó để kiên nhẫn khi bạn đang mong có thai nhưng cố gắng cho mình thời gian. Sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ sẽ làm dịu đi sự lo lắng và giúp bạn sẵn sàng cho một giai đoạn mang thai. Đây là lúc bạn nên tìm sự giúp đỡ:[16]
    • Các cặp vợ chồng khỏe mạnh dưới 35 tuổi giao hợp thường xuyên (2 lần một tuần) sẽ có thể thụ thai trong vòng 12 tháng (cộng với khoảng thời gian cho việc tái thích nghi sau khi ngừng tránh thai).
    • Nếu bạn trên 35 tuổi, hãy đi khám bác sĩ sau sáu tháng cố thụ thai. Phụ nữ trên 35 tuổi và những người tiền mãn kinh có thể gặp khó khăn trong việc mang thai do sự suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên theo tuổi tác. Trong hầu hết các trường hợp, vẫn có thể thụ thai nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn và đòi hỏi thay đổi lối sống và việc giao hợp có mục đích hơn.
    • Bạn cần đi khám bác sĩ khoa sản ngay khi gặp một số trường hợp đặc biệt. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, viêm khung xương chậu, điều trị ung thư trước đó, tiền sử sảy thai hoặc trên 40 tuổi thì hãy đi khám bác sĩ khoa sản ngay khi bạn muốn thụ thai.
  2. Làm xét nghiệm đối với những vấn đề về sinh sản thông thường. Tất cả mọi thứ từ bệnh tật, căng thẳng tới tập luyện quá mức và dùng thuốc có thể làm giảm khả năng sinh sản.
    • Một số loại thuốc có thể ngăn chặn hoặc làm cho việc mang thai trở nên phức tạp. Hãy trao đổi với chuyên viên y tế về danh sách đầy đủ các loại thuốc, thảo dược, thuốc bổ, và bất kỳ thức uống hay thực phẩm đặc biệt mà bạn đang dùng để người đó có thể đánh giá về trở ngại sinh sản tiềm tàng.
    • Hãy kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm giảm khả năng thụ thai, trong khi những người khác có thể bị vô sinh nếu không được điều trị.
    • Đi khám phụ khoa. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể có một màng mô có thể di chuyển ngăn tinh trùng tiếp cận với trứng, hoặc tình trạng thể chất có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, như Hội chứng Đa nang Buồng trứng.[17] Nói chung, khám phụ khoa định kỳ mỗi năm một lần là điều nên làm để đảm bảo rằng bạn đang khỏe mạnh.
  3. Cân nhắc việc kiểm tra khả năng sinh sản chuyên sâu. Nếu vợ chồng bạn đều được bác sỹ trao cho một kết quả khám sức khỏe tổng quan tốt, thì hãy cân nhắc đến việc xét nghiệm tinh trùng và kiểm tra về y tế về khả năng sinh sản của mình.
    • Đàn ông nên làm phân tích tinh dịch để kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng trong quá trình xuất tinh. Xét nghiệm sinh sản nam giới bổ sung bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hooc môn và siêu âm để theo dõi quá trình xuất tinh hoặc tắc nghẽn ống dẫn tinh.[18]
    • Kiểm tra khả năng sinh sản cho phụ nữ thường bao gồm xét nghiệm hooc môn để kiểm tra tuyến giáp, tuyến yên, và nồng độ hooc môn khác trong quá trình rụng trứng và vào những thời điểm khác của chu kỳ kinh nguyệt. Chụp X-quang tử cung vòi trứng, nội soi, siêu âm vùng chậu có thể được tiến hành để đánh giá tử cung, màng nội mạc tử cung, và ống dẫn trứng để lại sẹo, tắc nghẽn, hoặc bệnh tật. Xét nghiệm buồng trứng và xét nghiệm di truyền cho vấn đề vô sinh do di truyền cũng có thể được thực hiện.[18]

Sử dụng các Phương pháp Điều trị Khả năng Sinh sản[sửa]

  1. Cân nhắc các lựa chọn của bạn. Điều trị liên quan đến sinh sản có thể tốn kém, căng thẳng và tốn thời gian. Hãy dành một chút thời gian để có quyết tâm trước khi bạn bắt đầu.
    • Trao đổi với nửa kia của bạn. Hãy chắc chắn rằng cả hai đã sẵn sàng về mặt tài chính và tâm lý với một quá trình chi tiết như vậy. Trao đổi về việc bạn sẵn sàng thử phương pháp điều trị trong bao lâu, bạn sẵn sàng chi tiêu những gì và khi nào hoặc nếu cả hai muốn cân nhắc những lựa chọn khác, chẳng hạn như nhận con nuôi.
    • Trao đổi với chuyên gia y tế tin cậy trước khi đến một phòng khám sản. Một chuyên viên y tế không thúc ép một quá trình hay liệu pháp điều trị đặc biệt có thể giúp bạn và bạn đời hiểu các lựa chọn cơ bản cho các liệu pháp hỗ trợ sinh sản.
    • Đánh giá quá trình khám của bạn. Một số liệu pháp mang lại những rủi ro, và những liệu pháp khác chỉ có thể được khuyến khích ở phụ nữ mà không có các vấn đề về sức khỏe nhất định. Một chuyên gia về sức khỏe sẽ không tiến hành sử dụng các thủ thuật khác mà không phù hợp với tình hình của bạn.
    • Xem xét các khoản chi phí. Nhiều bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên về chi phí và mức bảo hiểm và đưa ra một gợi ý có tính thực tế và công minh về thời gian và mức độ thành công mà các phương pháp hỗ trợ sinh sản để cố gắng giúp đỡ vợ chồng bạn.
    • Tìm đúng chuyên gia. Xin các khuyến nghị về chuyên gia sinh sản hoặc các phòng khám cụ thể, và xin giấy giới thiệu nếu cần thiết.
  2. Gặp một chuyên gia về sinh sản hoặc đi khám tại phòng khám sản. Sắp xếp một cuộc hẹn chỉ để nói về tình hình của bạn và những mong muốn của bạn cho việc mang thai.
    • Lập một danh sách các câu hỏi trước giờ hẹn. Trao đổi những câu hỏi đó với chồng bạn để chắc chắn rằng bạn không quên bất cứ điều gì. Đề cập đến bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về chi phí, tác dụng phụ, và sự thành công của các phương pháp điều trị.
    • Tại lần gặp đầu tiên, bạn đừng mong nhận được đánh giá về thể chất hoặc sẽ bắt đầu điều trị. Chỉ cần bạn sẵn sàng đến đặt câu hỏi và tìm hiểu về các lựa chọn của mình.
    • Bạn đừng thấy bắt buộc phải đến một trung tâm điều trị đặc biệt sau một lần khám; hãy khám một vài nơi và giữ những lựa chọn mở cho đến khi bạn xác định được phòng khám nào là tốt nhất.
  3. Tìm hiểu về công nghệ NaPRO để thụ thai.[19] NaPRO cố gắng khắc phục nguyên nhân vô sinh thông qua việc cải thiện, theo dõi các dấu hiệu của khả năng sinh sản và can thiệp phẫu thuật có mục đích. Trong các thử nghiệm nhỏ, quá trình này mang lại kết quả tốt hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm, cùng với đó các liệu pháp liên quan đến NaPRO có thể có trong nhiều chương trình bảo hiểm.
  4. Cân nhắc việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để thụ thai. IVF được coi là phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất thông qua công nghệ hỗ trợ sinh sản.[20]
    • IVF bao gồm việc lấy trứng trưởng thành từ cơ thể của bạn (hoặc của người hiến tặng) và cho thụ tinh với tinh trùng của chồng bạn (hoặc của người hiến tặng) trong một phòng thí nghiệm, sau đó đưa trứng đã thụ tinh vào tử cung của bạn để thúc đẩy việc cấy ghép.
    • Mỗi chu trình có thể kéo dài 2 tuần hoặc hơn, nhưng hầu hết các công ty bảo hiểm chỉ chi trả cho một vài chu trình - nếu có nhiều chu trình IVF. Quá trình này là xâm lấn và cả việc di chuyển trứng lẫn các phần cấy thụ tinh trong ống nghiệm đều mang rủi ro.[21]
    • IVF ít có khả năng thành công ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, những người trước đây chưa sinh con, và những phụ nữ sử dụng phôi đông lạnh. Phụ nữ trên 40 tuổi thường được khuyên sử dụng trứng hiến tặng do tỷ lệ thành công thấp hơn 5%.[22]
  5. Tìm hiểu về thụ tinh nhân tạo (IUI). Nếu những rắc rối về sinh sản của bạn là do tinh trùng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với trứng, thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh người hiến tặng có thể là một giải pháp.[23]
    • Thụ tinh nhân tạo bao gồm việc bơm tinh trùng vào cơ thể của người phụ nữ để khắc phục những trục trặc trong việc xuất tinh của nam giới. Nếu người chồng bị vô sinh thì tinh trùng của một người hiến tặng có thể được tiêm vào cơ thể của người phụ nữ trong nỗ lực để thụ thai. Quá trình này thường được thực hiện một ngày sau khi hooc môn rụng trứng tăng, và có thể được thực hiện trong một văn phòng của bác sĩ mà không đau đớn hay không phải phẫu thuật.[24]
    • Có thể dùng phương pháp IUI tới sáu tháng trước khi thay thế bằng các liệu pháp điều trị đắt tiền hơn và phải xâm lấn nhiều hơn. Trong một số trường hợp, liệu pháp này có thể được kết hợp cùng các thuốc tăng khả năng sinh sản cho phụ nữ với việc bơm đợt tinh trùng khỏe mạnh đầu tiên.
  6. Tìm hiểu về phương pháp điều trị khả năng sinh sản khác. Trong một số trường hợp, các thuốc tăng khả năng thụ thai có thể thích hợp để tăng cường hooc môn sinh sản và cho phép thụ thai tự nhiên. Trong những trường hợp khác, các lựa chọn sinh sản như Chuyển Giao tử qua Ống dẫn trứng (GIFT)[25] hoặc mang thai hộ có thể được khuyến khích.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn sẽ không thể có thai nếu đã mãn kinh (ngừng có kinh nguyệt hoàn toàn) hoặc nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc thắt ống dẫn trứng.
  • Đừng khiến nửa kia của mình phải căng thẳng nếu như mọi việc không có hiệu quả. Nhiều khi việc gây căng thẳng chỉ tốn thời gian vô ích.
  • Một người đàn ông có thể mặc đồ lót mà không làm giảm số lượng tinh trùng. Tuy nhiên, tắm nước nóng, tắm bồn, quần áo thể thao bó sát, đi xe đạp nhiều, và để máy tính xách tay ở vùng xương chậu có thể làm giảm số lượng tinh trùng.[26]
  • Một trong hai người bị béo phì cũng có thể làm giảm cơ hội thụ thai. Đầu tiên hãy để cơ thể có được một cân nặng hợp lý bạn sẽ có thể thụ thai dễ dàng hơn và có một thai kỳ khỏe mạnh.[27] [28]

Cảnh báo[sửa]

  • Việc cố gắng hết sức để có thai, đặc biệt là tuân theo lịch trình quá ngặt nghèo có thể gây ra căng thẳng và làm giảm sự gần gũi về thể chất cũng như cảm xúc giữa bạn và bạn đời.
  • Trở thành cha mẹ là một quyết định lớn mà không nên xem nhẹ. Hãy chắc chắn rằng vợ chồng bạn đã sẵn sàng để có con.
  • Đảm bảo vợ chồng bạn không ai bị bệnh và bị nhiễm trùng trước khi ngừng sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 MayoClinic.com on getting pregnant
  2. MayoClinic.com on basal body temperature for natural family planning
  3. http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/News_and_Publications/Practice_Guidelines/Committee_Opinions/optimizing_natural_fertility(2).pdf
  4. http://health.usnews.com/health-news/family-health/womens-health/articles/2009/10/29/laying-still-raises-artificial-insemination-success
  5. http://www.endocrine.niddk.nih.gov/pubs/pregnancy/
  6. http://www.marchofdimes.com/pregnancy/complications_obesity.html
  7. http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/weightfertility.pdf
  8. http://www.webmd.com/baby/guide/prenatal-vitamins
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17978119
  10. http://humrep.oxfordjournals.org/content/22/5/1340.long
  11. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/fertility/art-20047584?pg=2
  12. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002414.htm
  13. 13,0 13,1 http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/smoking.pdf
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/prevention/con-20034770
  15. http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/Sexual_Dysfunction-Fact.pdf
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/female-infertility/basics/symptoms/con-20033618
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pcos/basics/symptoms/con-20028841
  18. 18,0 18,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/tests-diagnosis/con-20034770
  19. http://www.naprotechnology.com/infertility.htm
  20. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/in-vitro-fertilization/basics/definition/prc-20018905
  21. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/intrauterine-insemination/basics/what-you-can-expect/prc-20018920
  22. http://www.mayoclinic.com/health/in-vitro-fertilization/MY01648/DSECTION=results
  23. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/intrauterine-insemination/basics/how-you-prepare/prc-20018920
  24. http://www.mayoclinic.com/health/intrauterine-insemination/MY00104/DSECTION=what%2Dyou%2Dcan%2Dexpect
  25. http://www.americanpregnancy.org/infertility/gift.html
  26. MayoClinic.com on low sperm count
  27. http://www.sciencedaily.com/releases/2007/12/071211233947.htm
  28. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1924918/

Liên kết đến đây