Nói với ai đó rằng bạn ngược đãi bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nói với ai đó rằng bạn ngược đãi bản thân có thể là một điều rất đáng sợ nhưng đó lại là sự dũng cảm mà bạn có thể cảm thấy tự hào. Ban đầu có lẽ bạn không nhận được phản ứng mà bạn hy vọng nhưng nói về việc tự làm bản thân tổn thương là một bước quan trọng để bạn tiến tới quá trình hồi phục. Chia sẻ cảm xúc và vấn đề sẽ trở nên thuận lợi hơn nếu trước tiên bạn dành thời gian để suy nghĩ về nó.

Các bước[sửa]

Chọn đúng người[sửa]

  1. Suy ngẫm xem ai đã ở bên cạnh bạn trong suốt thời điểm khó khăn trong quá khứ. Xem xét chia sẻ với người đã giúp đỡ và ủng hộ bạn trước đây.[1]
    • Một người bạn đã ở bên bạn trước đây có lẽ bây giờ không ở bên cạnh bạn. Đôi khi, người bạn đó sẽ bị sốc đến mức họ không có phản ứng thông cảm mà bạn hy vọng ở họ.
    • Hiểu rằng họ đã ở bên bạn trong quá khứ, tuy nhiên nếu họ không phản ứng theo cách bạn hy vọng có thể là do họ bị sốc.
  2. Chọn người mà bạn tin tưởng. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Bạn phải cảm thấy thực sự thoải mái với người này và biết rằng bạn có thể trò chuyện và tin tưởng sự có mặt của họ là vì bạn.[1]
    • Tuy nhiên, bạn nên biết rằng chỉ vì người bạn đó đã giữ bí mật của bạn trong quá khứ không có nghĩa là họ sẽ làm điều đó bây giờ. Mọi người thường hoảng sợ khi nghe một người bạn đang hành hạ bản thân và họ có thể cảm thấy cần phải nói với ai đó về điều này vì họ muốn giúp đỡ bạn.
  3. Nghĩ về mục đích của bạn khi trò chuyện với đối phương. Nếu bạn chỉ muốn nói ra cho nhẹ nỗi lòng, bạn sẽ muốn chọn một người bạn đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ mình cần được giúp đỡ y tế, bạn có thể chọn trò chuyện với bác sĩ trước tiên. Nghĩ về những gì bạn hy vọng có được từ cuộc trò chuyện này sẽ giúp bạn quyết định nên chia sẻ với ai.[1]
    • Nếu đang ở tuổi thiếu niên, trước hết bạn sẽ cần xem xét trò chuyện với người lớn tuổi hơn mà bạn tin tưởng trước khi nói với bạn bè. Thử nói chuyện với bố mẹ, nhân viên tư vấn của trường hoặc giáo viên. Bằng cách này, bạn sẽ có được sự hỗ trợ thích hợp trước khi bạn nói với bạn bè.
    • Nếu bạn đã được điều trị vì vấn đề gì đó, trước hết hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể làm việc với bạn để tìm ra cách tốt nhất để trò chuyện với bạn bè và gia đình của bạn. Nếu bạn không được điều trị, thì bây giờ là lúc để tìm sự giúp đỡ vì điều tốt nhất cần làm là vượt qua quá trình này với người chuyên nghiệp và có kinh nghiệm đối phó với vấn đề ngược đãi bản thân.
    • Bạn có thể đang gặp khó khăn với một số vấn đề về niềm tin, do đó có thể bạn muốn trò chuyện với linh mục hay mục sư.
    • Trước khi trò chuyện với bác sĩ, hãy nghĩ đến một số dịch vụ mà bác sĩ có thể đề nghị bạn quyết định bạn muốn gì: chấp nhận giới thiệu đến các nhóm trị liệu hoặc tư vấn cá nhân, có y tá đến nhà, hoặc trao đổi về một số loại thuốc nếu bạn đang trầm cảm hoặc lo lắng.
    • Nếu thành tích của bạn tại trường đang bị ảnh hưởng, bạn có thể chọn trò chuyện với nhân viên tư vấn hướng dẫn tại trường hay giáo viên.
    • Nếu bạn chưa đến tuổi kết hôn và bạn trò chuyện với một chuyên gia hay nhân viên ở trường, có lẽ bạn cần biết trước rằng nhiệm vụ của họ là báo cáo việc bạn tự tổn thương bản thân. Trước tiên bạn chỉ cần hỏi họ quy tắc về việc họ chia sẻ bất kỳ thông tin mà bạn sẽ nói với họ.[2]

Chọn đúng thời điểm, đúng nơi và đúng phương pháp[sửa]

  1. Thực hành trước gương. Nói với ai đó bạn ngược đãi bản thân có thể rất đáng sợ và khó khăn. Diễn tập trước một số cuộc hội thoại có thể giúp bạn giải thích thông điệp tốt hơn khi trò chuyện với bạn bè và mang lại cho bạn sự tự tin cũng như sức mạnh.[1]
    • Thực hành tại nhà cũng có thể giúp bạn vạch ra trong đầu những gì bạn dự định nói và bạn có thể tập phản hồi với các phản ứng tiềm năng. Nghĩ về cách bạn bè có thể phản ứng và chuẩn bị cách để phản hồi.
  2. Đích thân nói với họ một cách riêng tư. Trò chuyện trực tiếp luôn khó khăn hơn nhưng nó lại cho phép bạn bày tỏ trong thời gian thực. Thêm vào đó, những vấn đề cảm xúc nghiêm trọng xứng đáng để bạn chú ý trực tiếp. Những cái ôm và giọt nước mắt được chia sẻ khi gặp nhau có thể giúp xoa dịu.[1]
    • Trò chuyện trực tiếp với ai đó có thể tiếp thêm nhiều sức mạnh.
    • Phản ứng ban đầu có thể không giống như những gì bạn đã hy vọng, vì thế hãy chuẩn bị tâm thế đối mặt với cơn giận dữ, buồn bã và kích động.
  3. Chọn một địa điểm mà bạn thấy thoải mái. Đích thân nói với ai đó là một việc quan trọng và bạn xứng đáng được ở trong một không gian thoải mái và riêng tư khi bạn tiết lộ nó.[1]
  4. Viết thư hoặc email. Mặc dù phương pháp này có nghĩa là người mà bạn đang trò chuyện sẽ phải đối mặt với tin gây sốc mà không có cơ hội để phản ứng ngay lập tức, đôi khi sự trì hoãn là những gì bạn và họ cần. Bạn có thể chọn chính xác những gì bạn muốn nói và cách bạn muốn nói mà không bị gián đoạn. Điều này cũng sẽ cho người nhận có thời gian để xử lý thông tin đó.[3]
    • Sau khi gửi thư hay email, đảm bảo bạn gọi điện thoại hoặc trò chuyện trực tiếp bởi vì người đọc thư sẽ lo lắng cho bạn. Đợi nghe tin từ bạn thêm lần nữa có thể khiến họ rất lo lắng. Kết thúc lá thư với kế hoạch gọi cho họ trong 2 ngày hoặc gửi email cho bạn khi họ sẵn sàng để trò chuyện.[1]
  5. Gọi điện thoại cho ai đó. Trò chuyện với một người bạn hoặc ai đó mà bạn tin tưởng qua điện thoại vẫn cho phép bạn thảo luận trong thời gian thực với hỗ trợ là bạn không phải đích thân đối mặt với phản ứng ban đầu của họ.[1]
    • Bạn sẽ không nhận được lợi ích nào của việc giao tiếp không dùng lời nói, vì thế hãy thận trọng để tránh hiểu nhầm.
    • Nếu bạn đang trò chuyện với người mà đang ở xa, họ có thể cảm thấy bất lực trong việc giúp bạn. Cố gắng đề nghị những cách mà họ có thể hỗ trợ bạn ngay cả khi họ ở xa.
    • Gọi điện thoại cho dịch vụ cung cấp lời khuyên là một cách hay để bạn bắt đầu trò chuyện với mọi người và có thể mang lại cho bạn sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin để trò chuyện với người quen.
  6. Cho ai đó mà bạn tin tưởng xem các vết sẹo. Nếu bạn không thể tìm đúng từ ngữ để bắt đầu cuộc trò chuyện, chỉ cần cho ai đó xem những gì bạn đã làm để đối phó có thể tạo cơ hội thuận lợi để nói về vấn đề.[4]
    • Cố gắng khiến họ tập trung vào ý nghĩa phía sau hành vi đó ngay lập tức, thay vì tập trung vào chính vết sẹo.
  7. Viết, vẽ hay phác thảo về nó. Bày tỏ cảm xúc theo cách sáng tạo không chỉ giúp bạn thể hiện chính mình và cảm thấy nhẹ nhõm, mà nó còn là phương pháp khác để truyền đạt cảm giác của bạn đối với người khác.[5]
  8. Đừng bao giờ trò chuyện với ai đó khi đang giận dữ. Nói rằng: “bạn khiến tôi tự cắt chính mình” có thể làm mất sự tập trung khỏi mong muốn của bạn và khiến người nghe ở thế phòng thủ. Cuộc tranh cãi có thể sẽ bắt đầu và làm hỏng cuộc trò chuyện rất quan trọng này.[3]
    • Ngay cả khi cảm xúc của bạn xuất phát từ vấn đề giữa cá nhân mà bạn đang có với họ, tự cắt hoặc tự tổn thương bản thân luôn luôn là lựa chọn của bạn, do đó đổ lỗi cho ai đó khi giận dữ sẽ không giúp gì cho bạn.
  9. Sẵn sàng đối mặt với câu hỏi. Người mà bạn kể với họ sẽ có vô vàn câu hỏi dành cho bạn. Đảm bảo bạn chọn thời điểm để trò chuyện với họ khi bạn có nhiều thời gian.[3]
    • Nếu họ đặt ra một câu hỏi mà bạn không sẵn sàng trả lời, chỉ việc từ chối. Đừng cảm thấy bị áp lực phải trả lời tất cả câu hỏi của họ.
    • Những câu hỏi có thể xuất hiện là: Tại sao bạn làm điều đó; bạn có muốn tự tử không; điều đó giúp ích cho bạn ra sao; có phải đó là do tôi đã làm gì đó, và tại sao bạn không dừng lại?
  10. Ngược đãi bản thân bằng việc uống rượu. Bạn sẽ có xu hướng tạo nên sự can đảm giả và giảm bớt sự ức chế bằng cách uống rượu trước khi tâm sự với ai đó, tuy nhiên rượu có thể gia tăng phản ứng cảm xúc và bất ổn trong một tình huống vốn đã khó khăn.[2]

Trò chuyện với ai đó[sửa]

  1. Nói về lý do tại sao bạn tự hành hạ bản thân. Tự cắt không phải là một vấn đề mà chính là cảm xúc tiềm ẩn sau mỗi vết cắt. Biết được nguyên nhân của hành vi có thể giúp bạn và người lắng nghe bạn xử lý vấn đề.[1]
    • Cởi mở càng nhiều càng tốt đối với cách bạn cảm nhận và lý do tại sao bạn tự cắt. Có được sự hiểu biết của người khác sẽ đảm bảo bạn có sự hỗ trợ cần thiết về lâu dài.
  2. Đừng chia sẻ chi tiết minh họa hoặc hình ảnh. Bạn muốn người khác hiểu nhưng không sợ hãi hay ngừng chú ý bởi vì họ thấy rất khó khăn để nghe điều đó.[1]
    • Có thể bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về thói quen tự tổn thương bản thân nếu bạn đang trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu. Những chuyên gia này sẽ cần sự hiểu biết sâu sắc này để giúp bạn đối phó tốt hơn.
  3. Nói lý do tại sao bạn kể với họ. Một số người thừa nhận rằng việc ngược đãi bản thân là do họ cảm thấy cô đơn và cô lập và không muốn vượt qua nó một mình. Một vài người sợ việc tự hành hạ bản thân càng tệ hại hơn và muốn nhận được giúp đỡ. Nói với bạn bè lý do tại sao bạn đang kể về nó lúc này sẽ giúp họ hiểu được bạn đang cảm nhận như thế nào.[1]
    • Có lẽ bạn có kỳ nghỉ sắp tới hoặc muốn thân thiết với ai đó nhưng sợ để lộ vết sẹo trong lần đầu.
    • Có lẽ ai đó phát hiện ra và đe dọa sẽ nói với bố mẹ của bạn, vì thế bạn muốn kể với họ trước tiên.
    • Có lẽ bạn đã không nói với họ trước đó bởi vì bạn lo sợ việc bị dán nhãn hoặc khiến cho cách đối phó của bạn mất đi giá trị của nó.
  4. Thể hiện rằng bạn chấp nhận bản thân. Sự chấp nhận của bạn bè sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu họ nhận ra rằng bạn hiểu rõ về lựa chọn tự làm mình tổn thương, lý do tại sao bạn làm vậy, và tại sao bạn kể cho họ nghe về điều đó.[2]
    • Đừng xin lỗi. Bạn không nói ra để khiến họ buồn và bạn không ngược đãi bản thân để khiến họ khó chịu.
  5. Chuẩn bị cho trường hợp gây sốc, giận dữ, và buồn bã. Khi bạn tiết lộ cho ai đó về việc tự tổn thương bản thân, phản ứng bản năng đầu tiên của họ có thể là giận dữ, kích động, lo sợ, xấu hổ, tội lỗi hoặc buồn bã. Nhớ rằng điều này là do họ quan tâm đến bạn.[3]
    • Những phản ứng đầu tiên không phải lúc nào cũng là dấu hiệu rằng ai đó sẽ ủng hộ bạn. Bạn của bạn có thể phản ứng khó chịu nhưng đây không phải là sự chỉ trích bạn mà là do kỹ năng đối phó và cảm xúc của riêng họ.
    • Hiểu rằng người mà bạn tâm sự sẽ cần thời gian để thấu hiểu những thông tin này.
  6. Nghĩ đến yêu cầu khiến bạn dừng lại. Bạn của bạn có thể yêu cầu bạn ngừng việc ngược đãi bản thân như một cách để cố gắng bảo vệ và lo lắng cho bạn. Họ thường cảm thấy họ đang làm điều đúng đắn bằng cách yêu cầu bạn làm vậy.[1]
    • Họ có thể đe dọa là sẽ không làm bạn hay người yêu của bạn nữa, hoặc nói rằng họ sẽ không trò chuyện với bạn, cho tới khi bạn dừng lại. Bạn của bạn có thể hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với bạn hoặc thậm chí họ có thể dùng đến cách dọa nạt.
    • Nói với họ rằng yêu cầu của họ không có ích và gây ra nhiều áp lực cho bạn hơn. Thay vào đó, yêu cầu họ thể hiện sự hỗ trợ bằng cách ở bên cạnh bạn khi bạn trải qua hành trình này.
    • Giải thích với bạn bè hoặc thành viên gia đình rằng đây không phải là chuyện một sớm một chiều, mà việc chữa bệnh và đối phó cần có thời gian và bạn cần sự hỗ trợ của họ trong suốt quá trình đó. Hãy nhắc nhở họ rằng khi họ đang tìm hiểu thông tin này về bạn, thì bạn cũng vẫn đang tìm hiểu về bản thân.
    • Nếu bạn đang gặp bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu, hãy nói với bạn của bạn. Điều này có thể trấn an họ rằng bạn đang được chăm sóc.
  7. Đoán trước quan niệm sai lầm. Bạn của bạn có thể tự động giả định rằng bạn muốn tự tử, gây nguy hiểm cho người khác, cố gắng có được sự chú ý, hoặc bạn thực sự có thể dừng lại nếu muốn.[1]
    • Bạn bè cũng có thể giả thuyết là việc bạn tự cắt hoặc tự tổn thương bản thân như một phần của trào lưu.
    • Kiên nhẫn và hiểu được sự nhầm lẫn của bạn bè và chia sẻ nguồn thông tin với họ để giúp họ hiểu về hội chứng ngược đãi bản thân.
    • Giải thích việc tự hành hạ bản thân không giống như tự tử, mà là một cơ chế đối phó bạn đang áp dụng.
    • Nói với họ rằng bạn không muốn gây chú ý. Thực ra, hầu hết mọi người chọn che giấu việc ngược đãi bản thân trong thời gian dài trước khi quyết định nói về nó.
  8. Chịu trách nhiệm cho cuộc nói chuyện. Nếu bạn của bạn đang la mắng bạn hoặc đe dọa bạn, hãy lịch sự nói rằng la hét và đe dọa không có ích. Đây là vấn đề của bạn, và bạn sẽ làm hết sức để đối mặt với nó. Dừng cuộc nói chuyện nếu cần.[2]
  9. Duy trì nói về bạn. Tùy thuộc vào người mà bạn chọn để trò chuyện, họ sẽ có những phản ứng khác nhau. Bố mẹ của bạn có thể nghĩ rằng đó là lỗi của họ. Bạn của bạn có thể cảm thấy có lỗi khi họ đã không nhận ra.[3]
    • Hiểu rằng sẽ thật khó khăn để họ lắng nghe bạn, tuy nhiên hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng bạn cần tâm sự về cảm xúc của bạn ngay bây giờ.
    • Để họ biết bạn đang trò chuyện với họ bởi vì bạn tin tưởng họ, không phải vì bạn muốn đổ lỗi cho họ.
  10. Đưa cho họ nguồn thông tin. Chuẩn bị sẵn một số trang web hoặc sách để chia sẻ với người mà bạn đang trò chuyện. Có lẽ họ e ngại những gì họ không hiểu, vì thế bạn có thể cung cấp công cụ để họ giúp đỡ bạn.[3]
  11. Nói với họ cách để họ có thể giúp đỡ bạn. Nếu bạn muốn có những chiến lược đối phó khác, hãy yêu cầu chúng. Nếu bạn muốn người khác chỉ cần ngồi bên cạnh khi bạn cảm thấy như muốn làm tổn thương bản thân, hãy nói với họ. Nói cho họ biết nếu bạn muốn có người đi cùng đến gặp bác sĩ.[1]
  12. Xử lý cảm xúc của bạn sau đó. Hãy tự hào với ưu điểm và lòng dũng cảm mà bạn đã thể hiện khi tâm sự về vấn đề. Dành cho bản thân thời gian để phản hồi.[2]
    • Có thể bạn cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn bây giờ khi bạn đã chia sẻ bí mật của mình. Cảm giác dễ chịu này có thể là một động lực để trò chuyện nhiều hơn về hội chứng ngược đãi bản thân của bạn với chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ. Bạn sẽ không cần phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái khi trò chuyện về vấn đề đó, tuy nhiên đây là một bước quan trọng hướng tới việc điều trị.
    • Có thể bạn giận dữ và thất vọng nếu bạn của bạn đã không phản ứng theo cách bạn mong muốn. Nếu họ phản ứng khó chịu, hãy nhớ rằng đây là sự phản ánh cho những vấn đề tình cảm và kỹ năng đối phó của họ. Nếu họ phản ứng khó chịu và nó ảnh hưởng tiêu cực đến bạn, thì điều này sẽ khiến bạn tái phạm và khiến việc tự hành hạ bản thân trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy nhớ rằng bạn bè đã nhận thông tin sốc và họ cần thời gian để điều chỉnh. Mọi người thường hối tiếc về phản ứng đầu tiên của họ đối với tin tức bất ngờ.
    • Nếu bạn vẫn chưa có được sự giúp đỡ chuyên nghiệp, bây giờ là lúc để tìm kiếm nó. Việc chia sẻ thông tin này với ai đó thân thiết là một bước khởi đầu tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn có rất nhiều vấn đề tình cảm để bày tỏ và giải quyết, và việc chia sẻ này được thực hiện tốt nhất với người có kinh nghiệm và đã qua đào tạo trong lĩnh vực này.

Cảnh báo[sửa]

  • Mặc dù ngược đãi bản thân không phải là một dấu hiệu của hành vi tự tử, nếu bạn cảm thấy muốn tự tử hoặc như thể bạn muốn tự làm hại bản thân nghiêm trọng, hãy liên hệ với dịch vụ cấp cứu hoặc gọi 115. Nếu đang sống ở Hoa Kỳ, bạn cũng có thể gọi đường dây Ngăn chặn Tự tử Quốc gia tại 1-800-273-TALK (8255). Ở Việt Nam, bạn có thể gọi số 1900599930 để liên lạc với Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP).
  • Hành vi tự tổn thương bản thân có thể gây hại nhiều hơn dự định, dẫn đến những biến chứng hoặc thậm chí tử vong.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]