Nấu nước thịt

Từ VLOS
(đổi hướng từ Nấu Nước thịt)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Với phần mỡ thịt quay còn dư lại, bạn có thể dễ dàng tạo ra thứ nước thịt vô cùng hấp dẫn. Mặt khác, khi không có mỡ thịt quay, bạn vẫn có thể chế biến nước thịt từ kem và nước dùng. Vậy còn khi không có nhiều thời gian thì sao? Đừng lo lắng! Bạn vẫn có thể nấu nước thịt từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Dưới đây là 3 hướng dẫn cách nấu nước thịt dành cho bạn:

Nguyên liệu[sửa]

Nước thịt Đơn giản[sửa]

  • 2 thìa bột mì
  • 2 thìa bơ
  • 1 cốc nước dùng

Nước thịt Không có Mỡ thịt quay[sửa]

  • 1/2 cốc bơ (không muối)
  • 1/2 cốc bột mì
  • 4 cốc nước dùng gà
  • 1/3 cốc kem sữa béo (không bắt buộc)
  • Muối, tiêu để nêm

Nước thịt Có Mỡ thịt quay[sửa]

  • Mỡ thịt quay
  • ¼ cốc bột mì hoặc bột ngô
  • Nước dùng (không bắt buộc)
  • Bơ (không bắt buộc)

Các bước[sửa]

Nấu Nước thịt Đơn giản[sửa]

  1. Đun sôi 1 cốc nước dùng trong nồi dưới ngọn lửa vừa. Bạn có thể nấu nước dùng từ thịt gà, thịt bò hoặc nước dùng từ rau củ, tùy theo sở thích và món ăn mà bạn ăn kèm với nước thịt (ví dụ, nên dùng nước dùng gà khi muốn ăn kèm với món ăn được chế biến từ thịt gà).
    • Công thức này chỉ dùng cho 2-4 phần ăn nên bạn không cần dùng nồi quá lớn. Nếu cần thiết, bạn có thể tăng gấp đôi (thậm chí gấp ba) lượng nguyên liệu và dùng nồi lớn hơn.
  2. Cho 2 thìa bơ và 2 thìa bột mì vào bát nhỏ và đánh thành kem. Phải đảm bảo rằng bơ mềm nhưng không được tan chảy (bơ tan chảy sẽ không tạo thành kem được). Thành phẩm sẽ là một hỗn hợp mịn và trong tiếng Pháp được gọi là “beurre manié”.
    • Nếu hỗn hợp hơi vón cục, bạn nên chờ khoảng 5-10 phút trước khi cho vào nước dùng. Đun nước dùng với lửa nhỏ và tăng lên lửa vừa khi hỗn hợp bơ-bột mì đã sẵn sàng để cho vào.
  3. Cho hỗn hợp bơ-bột mì vào nước dùng và khuấy mạnh. Ban đầu, hỗn hợp sẽ hơi vón cục và không đẹp mắt. Tuy nhiên, sau đó hỗn hợp sẽ tan vào nước dùng và làm cho nước dùng đặc lại.
    • Tiếp tục khuấy trong quá trình đun. Bước này giúp không khí lưu thông và nước thịt đặc quánh lại nhanh hơn.
  4. Hạ nhỏ lửa và chờ nước thịt đặc lại. Lửa quá lớn sẽ khiến nước thịt sôi, đặc quá nhanh và nổi bọt. Vì vậy, bạn nên để lửa nhỏ, khuấy nhẹ trong khi đun và kiểm tra độ đặc của nước thịt. Quá trình này mất khoảng 10 phút nên bạn không cần quá nóng vội.
    • Nếm thử nước thịt khi bạn cho rằng nước thịt đã đủ đặc. Múc một thìa nước thịt để nếm thử và kiểm tra xem độ đặc đã vừa ý chưa.
  5. Nêm nếm. Đối với nước thịt nấu theo cách này (không có mỡ thịt quay hoặc kem), bạn nên nêm thêm một ít muối và tiêu hoặc gia vị mà bạn yêu thích. Cho gia vị từ từ và nếm thử để tránh nêm nếm quá tay.
    • Lưu ý rằng nước thịt được dùng để ăn kèm với các món ăn khác. Do đó, nếu vị nước thịt không đủ đậm đà thì bạn cũng không cần lo lắng. Hương vị của nước thịt sẽ được hòa quyện với hương vị của các món ăn kèm.

Nấu Nước thịt Không có Mỡ thịt quay[sửa]

  1. Làm nước sốt Roux (đọc là “roo”) bằng cách nấu bột mì với bơ đến khi tạo hỗn hợp mịn hoàn hảo. Sau đó, sốt Roux sẽ được nấu cùng nước dùng nguội đến khi sánh lại để tạo thành nước thịt đậm đà. Quy trình làm nước sốt Roux như dưới đây:[1]
    • Cắt 8 thìa (1/2 cốc) bơ ‘’không’’ muối thành từng khối (bơ muối sẽ khiến nước thịt bị mặn). Sau đó, cho bơ đã cắt khối vào nồi cỡ vừa.
    • Bật lửa nhỏ và đun đến khi bơ nổi bọt. Bơ bắt đầu cháy nghĩa là bạn đã bật lửa quá lớn.
    • Cho ½ cốc bột mì trắng vào nồi.
  2. Khuấy đều và liên tục. Ban đầu, hỗn hợp sẽ trông không ngon miệng và vón cục, nhưng dần dần nó sẽ mịn và quyện đều hơn. Tiếp tục khuấy và đun hỗn hợp dưới ngọn lửa nhỏ để cho không khí lưu thông và hỗn hợp đặc lại.
    • Sau khoảng 6-12 phút, hỗn hợp sẽ có mùi giống như bánh được nướng trong lò. Lúc này, bột đã được nấu chín và sẽ không khiến nước thịt có vị giống bột nữa.
  3. Cho 1 cốc nước dùng vào nồi. Dùng nước dùng từ thịt gà, thịt bò hoặc nước hầm rau củ đều được. Liên tục khuấy đều trong khi đổ nước dùng vào nồi cho nguyên liệu hòa quyện. Đổ tiếp 1 cốc nước dùng vào nồi và tiếp tục khuấy cho nguyên liệu quyện đều. Lặp lại quá trình đổ nước dùng vào nồi đến khi tạo thành phẩm là nước thịt đặc sánh và không còn vón cục.
    • Nước thịt phải đặc sánh. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nếu nước thịt trông hơi giống súp thì bạn cũng không cần lo lắng vì điều đó là bình thường.
  4. Tiếp tục đun dưới ngọn lửa nhỏ đến khi nước thịt sánh lại. Khi dùng thìa múc thử, nước thịt phải bám dính trên thìa và nhỏ từng giọt, không được loãng giống nước. Để nước thịt sánh lại thường mất khoảng 10-15 phút.
    • Khuấy liên tục để phần nước thịt dưới đáy nồi không bị quá nóng, đồng thời giúp cho nhiệt và không khí lan tỏa đều. Quá trình này sẽ mất một chút thời gian nên bạn hãy kiên nhẫn.
    • Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là bước cuối cùng của quá trình nấu nước thịt.
  5. Cho 1/3 cốc kem sữa béo vào nồi khi nước thịt đã sánh lại. Khuấy 2-3 phút rồi dùng thìa kiểm tra độ đặc của nước thịt. Nước thịt phải dính vào mặt sau của thìa và nhỏ giọt thật chậm. Vậy là nước thịt đã được nấu xong.
  6. Nêm nếm. Mặc dù nước thịt nấu theo cách này không cần nêm thêm gia vị nhưng bạn có thể cho muối và tiêu theo sở thích. Ngoài ra, các gia vị khác cũng được yêu thích như:[2]
    • Sốt cà chua
    • Nước tương
    • Cà phê
    • Đường
    • Súp nấm nấu nhuyễn
    • Kem chua

Nấu Nước thịt Có Mỡ thịt quay[sửa]

  1. Giữ lại phần mỡ thịt quay. Để nấu nước thịt từ mỡ thịt quay, đầu tiên bạn cần giữ lại phần mỡ thịt quay và phần thịt còn dính trên chảo (thường là thịt gà, thịt bò hoặc thịt vịt). Mỡ thịt quay sẽ mang đến hương vị tuyệt vời cho nước thịt mà các loại nước dùng khác không thể tạo ra.

    • Cho mỡ thịt quay vào bát có miệng rộng. Nên dùng bát miệng rộng để dễ tách mỡ thịt quay hơn.
  2. Tách mỡ. Để mỡ thịt quay lắng lại khoảng 1-2 phút cho mỡ nổi nổi lên. Sau đó, dùng thìa vớt mỡ và cho vào cốc đong. Phần mỡ này tuy trông không ngon miệng nhưng sẽ mang lại hương vị ngon lành cho nước thịt.

    • Đong lượng mỡ tách được để sử dụng với lượng bằng với lượng bột mì. Thông thường, lượng mỡ vớt được cần phải đầy 1/4 cốc.
    • Giữ lại cả phần mỡ thịt quay không còn váng mỡ để dùng trong các bước tiếp theo.
  3. Cho mỡ và bột mì theo tỉ lệ 1:1 vào nồi. Đổ mỡ trong cốc đong vào nồi lớn và đun dưới ngọn lửa vừa. Sau đó, đổ lượng bột mì tương tự vào nồi (1/4 cốc bột mì nếu dùng 1/4 cốc mỡ).

    • Nếu muốn nấu nhiều nước thịt và không có đủ mỡ thịt quay, bạn có thể dùng thêm bơ. Cho bơ vào chảo và đun đến khi bơ chảy ra rồi cho bột mì vào (lượng bột mì cũng phải bằng với lượng bơ).
    • Nếu không có bột mì, bạn có thể dùng bột ngô để thay thế.
  4. Trộn mỡ và bột mì với nhau. Dùng thìa gỗ khuấy đến khi hỗn hợp mỡ và bột mì đặc lại và chuyển thành màu hơi nâu giống bơ lặc. Bước này thường mất khoảng vài phút và bạn cần chú ý không để cho hỗn hợp bị cháy.
    • Phần hỗn hợp ở đáy nồi bị cháy xém nghĩa là bạn đã đun với ngọn lửa quá lớn. Tốt nhất bạn nên khuấy đều và đun lửa nhỏ để hỗn hợp không bị cháy.
  5. Đổ nước dùng vào. Đổ toàn bộ phần mỡ thịt quay không có váng mỡ vào nồi và khuấy đều cùng với hỗn hợp bột mì/mỡ. Khuấy đến khi toàn bộ hỗn hợp đạt độ mịn và đặc sánh giống nước thịt.
    • Nếu lượng mỡ thịt quay không đủ để nấu ra lượng nước thịt mà bạn mong muốn, bạn có thể dùng thêm nước dùng đóng hộp. Dùng nước dùng được nấu từ loại thịt giống với loại thịt được dùng làm nguyên liệu nấu món ăn kèm. Vi dụ, dùng nước dùng thịt bò nếu ăn kèm với món ăn từ thịt bò hoặc nước dùng thịt gà nếu ăn kèm với món ăn từ thịt gà.
  6. Nêm nếm. Khi nấu với mỡ thịt quay, chắc chắn nước thịt sẽ có vị ngon sẵn. Tuy nhiên, bạn có thể nêm thêm một ít muối, tiêu hoặc kem (kem chua hoặc kem thường), sốt cà chua, nước tương hoặc cà phê (đối với nước thịt vị thịt bò) tùy theo sở thích.
  7. Hoàn thành.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu nấu nước thịt từ bột ngô, bạn nên khuấy bột ngô trong nước lạnh trước khi cho vào nước dùng (vẫn dùng cả phần thịt dính trên chảo và mỡ thịt quay). Nên khuấy đến khi bột ngô tan hoàn toàn trước khi đổ vào nước dùng.
  • Đối với nước thịt còn dư lại, bạn có thể đổ vào hũ đựng, sau đó đổ lên trên một ít nước hoặc sữa và đậy nắp lại để bảo quản.
  • Nếu có thời gian, bạn có thể nướng xương trong lò nướng ở 200 độ C để xương chuyển màu nâu. Sau đó, cho xương vào nước dùng để "lấy đi phần màu nâu bên ngoài xương" và tạo hương vị đậm đà hơn cho nước thịt.
  • Nếu nước dùng lâu đặc lại, bạn có thể cho thêm một ít bột mì thô và bơ vào để tăng tốc độ. Mặc dù hương vị nước thịt thành phẩm sẽ không ngon như mong đợi nhưng sẽ ngon hơn so với nước thịt nấu theo những phương pháp khác.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nồi
  • Bát
  • Cốc đong
  • Thìa gỗ
  • Dụng cụ đánh trứng
  • Dao
  • Gia vị (tùy thích)

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây