Nấu thịt gà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhiều cách khác nhau để nấu thịt gà.

10 Second Summary[sửa]

1. Place the chicken in a stockpot.
2. Cover the chicken with water.
3. Season with salt.
4. Cook the chicken until the meat is white and juices run clear.

Nguyên liệu[sửa]

Chuẩn bị 4-6 phần ăn

Các loại thịt gà[sửa]

  • 450 g thịt ức gà không da, không xương
  • 900 g thịt ức gà còn xương
  • 450 g thịt gà phi lê không xương
  • 900 g thịt đùi gà còn xương
  • 900 g thịt cẳng gà
  • 1800 g thịt gà nguyên

Phương pháp nấu gà với nước[sửa]

  • 4 lít nước
  • 1 thìa (15 ml) muối

Phương pháp nấu gà bằng nước dùng gà[sửa]

  • 4 lít nước dùng gà
  • 2-3 củ hành tây
  • 2-3 củ cà rốt
  • 1-2 thân cần tây

Phương pháp nấu gà bằng nước ép táo[sửa]

  • 2 lít nước ép táo hoặc giấm táo
  • 2 lít nước lọc
  • 1 củ hành tây cỡ vừa
  • 1-2 củ cà rốt
  • 2 thìa cà phê (10 ml) tỏi băm nhuyễn
  • 1 thìa cà phê (5 ml) cỏ xạ hương cắt nhỏ
  • 1 quả táo

Phương pháp nấu gà bằng rượu[sửa]

  • 4 cốc (1 lít) rượu vang trắng khô
  • 4 cốc (1 lít) nước dùng gà
  • 2 lít nước lọc
  • 1 1/2 cốc (375 ml) hành tây củ nhỏ
  • 1/2 thìa cà phê (2.5 ml) muối
  • 1/4 thìa cà phê (1.25 ml) tiêu đen
  • 1 thìa (15 ml) tỏi băm nhuyễn
  • 1 thìa (15 ml) rau mùi tây tươi băm nhỏ
  • 1 thìa (15 ml) rau Oregano tươi băm nhuyễn
  • 1 thìa (15 ml) cỏ xạ hương tươi băm nhuyễn

Các bước[sửa]

Thời gian nấu gà[sửa]

  1. Nấu thịt ức gà không xương, không da trong vòng 15-20 phút. [1] Phần thịt ức gà dày cần nấu trong 20 phút. Còn những miếng ức gà cắt đôi, mỏng hơn và phẳng hơn, nhỏ hơn chỉ cần nấu 15 phút.
  2. Nấu thịt ức gà còn xương trong 30 phút. Phần da và xương sẽ làm tăng thêm độ dày cho miếng ức gà nên thời gian chế biến cần kéo dài gấp đôi.
  3. Nấu thịt gà phi lê không xương, không da trong khoảng 10 phút hoặc ít hơn. Miếng gà phi lê thường rất mỏng nên có thể chín trong vòng chưa đến 10 phút. Thời gian chế biến này cũng được áp dụng cho phần ức gà không xương và được cắt thành miếng cỡ 5 cm.
  4. Nấu đùi gà còn xương trong 40 phút. Lượng xương sẽ làm tăng thêm thời gian chế biến. Hơn nữa, cũng giống như thịt nâu, thịt đùi cần được chế biến lâu hơn thịt ức.
  5. Nấu thịt cẳng gà trong 30-40 phút. Vì phần cẳng gà ít thịt hơn phần đùi nên thường không cần nấu lâu bằng thịt đùi.
  6. Nấu gà nguyên con khoảng 1 tiếng.[2] Một con gà cỡ vừa (khoảng 1,8 kg) cần nấu khoảng 1 tiếng. Mỗi 450 g trọng lượng tăng lên sẽ cần nấu thêm 10-20 phút.

Nấu gà bằng nước lọc[sửa]

  1. Cho gà vào nồi. Kích thước nồi sẽ phụ thuộc vào kích thước của miếng gà và khoảng không gian mà miếng gà chiếm lấy bên trong nồi. Theo quy tắc cơ bạn, phần gà đem nấu sẽ chiếm khoảng 1/4-1/3 không gian trong nồi.
    • Nồi dung tích 8 lít là lượng nước vừa phải và đủ cho vừa nguyên một con gà. Có thể bạn cần dùng nồi lớn hơn nếu con gà nặng hơn 1,8 kg.
    • Có thể dùng nồi dung tích 8 lít để nấu ức gà không xương hoặc nồi nhỏ hơn để nước nhanh sôi hơn.
  2. Đổ nước vào nồi. Đổ nước lạnh vào nồi sao cho đủ ngập hoàn toàn phần thịt gà.
    • Dùng nước lạnh sẽ tốt hơn nước ấm.
  3. Rắc muối vào nước. Rắc khoảng 1 thìa cà phê (5 ml) đến 1 thìa (15 ml) muối vào nước. Lượng muối ít sẽ phù hợp hơn khi nấu ức gà không xương và thịt gà phi lê; lượng muối nhiều phù hợp hơn khi nấu gà nguyên con.
    • Việc cho muối vào nước là không bắt buộc. Bạn có thể luộc gà mà không cho muối nhưng vị của thịt sẽ nhạt hơn.
  4. Nấu đến khi thịt chín. Đậy nắp nồi và nấu gà dưới ngọn lửa vừa. Tuân thủ thời gian khuyến nghị trong bài viết khi nấu từng loại thịt gà.

Nấu gà bằng nước dùng gà[sửa]

  1. Đổ nước hầm thịt gà (nước dùng gà) ngập nửa nồi. Đổ nước dùng gà vào nồi sao cho nước ngập một nửa nồi.
    • Nước dùng gà sẽ làm tăng hương vị gà, nhờ đó thịt sẽ không nhạt như khi nấu trong nước lọc.
    • Có thể dùng nước dùng gà nấu sẵn. Hoặc bạn có thể hòa tan hạt nêm vị gà trong nước. Thông thường, bạn cần dùng khoảng 1 thìa cà phê hạt (5 ml) hoặc một viên nước dùng gà cho 1 cốc (250 ml) nước.
    • Dùng nước hầm xương gà thay nước hầm thịt gà để tạo hương vị đậm đà và béo ngậy hơn.
  2. Cắt nhỏ rau củ. Cắt nhỏ giúp hương vị của rau củ hòa quyện và tạo vị đậm đà cho nước nấu gà.
    • Lột vỏ hành tây và cắt củ làm đôi hoặc làm tư.
    • Rửa sạch cà rốt và cắt thành lát mỏng khoảng 2,5 cm.
    • Rửa sạch cần tây và cắt thành khúc 2,5 cm.
  3. Cho rau củ vào nước dùng. Cho rau củ đã cắt nhỏ vào nồi. Rau củ sẽ làm dậy thêm hương vị của nước dùng.
    • Việc dùng rau củ là không bắt buộc. Bạn có thể nấu gà với nước dùng thông thường và không cần thêm rau củ.
  4. Cho gà vào nước dùng. Cho gà vào nồi nước dùng. Nếu cần thiết, có thể đổ thêm nước dùng gà hoặc nước lọc vào nồi để gà ngập nước hoàn toàn.
  5. Nấu thịt gà. Đun sôi nước dùng dưới ngọn lửa lớn. Đậy nắp rồi hạ nhỏ lửa xuống mức vừa hoặc thấp để nấu liu riu.
    • Nấu gà theo thời gian được khuyến nghị trong bài viết.
    • Dùng dụng cụ gắp hoặc thìa có lỗ để vớt gà đã nấu chín ra.
    • Nếu muốn, bạn có thể chắt lấy nước luộc gà để dành nấu các món ăn khác. Có thể bảo quản nước dùng gà trong tủ lạnh khoảng 3 ngày hoặc trong tủ đông khoảng 2 tháng.
    • Phần lớn rau củ sẽ trở nên mềm nhũn nên bạn có thể đem bỏ đi. Mục đích chính khi cho rau củ vào nấu cùng là để tăng thêm hương vị, không phải để ăn kèm với thịt gà.

Nấu gà bằng nước ép táo[sửa]

  1. Cho gà vào nồi rồi đổ nước vào. Cho gà vào nồi rồi đổ nước cùng nước táo vào sao cho ngập gà hoàn toàn.
    • Để thịt gà có vị táo nồng hơn, bạn có thể đổ 2 lít nước táo vào nồi rồi mới đổ thêm nước sao cho ngập gà.
    • Để thịt gà có vị táo tinh tế hơn, bạn có thể đổ cùng lúc nước táo và nước theo tỉ lệ 1:1 vào nồi.
    • Có thể dùng giấm táo thay nước ép táo. Giấm táo thường có vị gắt hơn và nhiều người cảm thấy thích hơn so với vị dịu nhẹ của nước ép táo.
    • Đảm bảo sao cho phần thịt gà, nước và nước ép táo chiếm khoảng 1/2-3/4 không gian trong nồi.
  2. Cắt nhỏ rau củ và thảo mộc. Vị mặn của rau củ sẽ giúp cân bằng vị ngọt tự nhiên của nước ép táo.
    • Lột vỏ hành tây và cắt củ làm đôi hoặc làm tư.
    • Rửa sạch cà rốt và cắt thành lát mỏng khoảng 2,5 cm. Rửa sạch cần tây và cắt thành khúc 2,5 cm.
    • Nếu dùng tỏi củ, bạn nên băm nhỏ 4 tép tỏi. Nếu dùng bột tỏi, bạn nên dùng khoảng 1/2 thìa cà phê (2,5 ml) để nêm nếm.
    • Có thể dùng khoảng 1 thìa cà phê (5 ml) đến 1 thìa (15 ml) cỏ xạ hương tươi cắt nhỏ. Nếu dùng cỏ xạ hương khô, lượng cần dùng có thể giảm xuống khoảng 1/3.
  3. Cho rau củ vào. Cho hành tây, cà rốt, tỏi và cỏ xạ hương vào nồi nước ép táo.
  4. Nấu đến khi thịt gà gần chín. Đun sôi nước dưới ngọn lửa lớn. Sau đó, hạ nhỏ lửa sao cho nước chỉ còn sôi liu riu rồi đậy nắp lại và nấu theo khoảng thời gian được hướng dẫn trong phần "thời gian chế biến".
  5. Chuẩn bị táo. Khoảng 10 phút trước khi gà chín hoàn toàn, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị táo. Gọt vỏ, cắt bỏ hạt và cắt táo thành từng lát nhỏ.
    • Cho thêm táo vào khi gần nấu xong sẽ làm tăng thêm hương vị táo cho món gà.
  6. Cho táo vào nồi và nấu thêm 5 phút. Vớt gà ra sau khi nấu xong. Không dùng kèm với rau củ, táo, gia vị hay nước dùng gà.
    • Các nguyên liệu khác chỉ dùng để tăng thêm hương vị của thịt gà khi nấu. Bản thân các nguyên liệu sẽ trở nên quá mềm và nhũn sau khi nấu nên sẽ không còn tạo cảm giác ngon miệng.

Nấu gà bằng rượu vang[sửa]

  1. Đổ nước vào ngập nửa nồi. Đổ rượu vang trắng khô và nước dùng gà vào nước. Sau đó, đổ thêm nước lọc vào sao cho ngập một nửa nồi.
    • Rượu vang làm tăng thêm vị nồng đượm cho thịt gà nhưng có thể quá nồng nếu dùng quá nhiều.
    • Chỉ dùng lượng nước dùng gà bằng với lượng rượu vang. Nếu không, hương vị của nước dùng gà sẽ lấn át hương rượu vang.
    • Chỉ nên đổ thêm nước lọc nếu cần thiết.
  2. Cho hành tây và gia vị vào nước. Cho hành tây củ nhỏ, muối, tiêu, tỏi, mùi tây, rau Oregano và cỏ xạ hương vào nồi.
    • Không cần cắt hành tây củ nhỏ.
    • Nếu không có sẵn tỏi băm nhỏ, bạn có thể tự băm hoặc nghiền nhỏ 6 tép tỏi.
    • Nếu dùng thảo mộc tươi, lượng cần dùng là 1 thìa (15 ml) mỗi loại. Nếu dùng thảo mộc khô, lượng cần dùng giảm xuống còn 1 thìa cà phê (5 ml) mỗi loại.
  3. Đun sôi trong vài phút. Đun sôi hỗn hợp dưới ngọn lửa lớn vừa. Để hỗn hợp sôi khoảng 2-5 phút trước khi hạ nhỏ lửa và đun liu riu.
    • Quá trình này giúp hương gia vị lan tỏa và giảm bớt vị đắng của rượu vang.
  4. Cẩn thận cho gà vào nồi. Dùng dụng cụ gắp khi cho gà vào nồi. Đun sôi nước rồi hạ nhỏ lửa để đun liu riu.
  5. Nấu chín thịt gà. Đậy nắp nồi và nấu gà theo thời gian được khuyến nghị trong bài viết.
    • Thưởng thức thịt gà. Phần nước và nguyên liệu rau củ chỉ dùng để tăng thêm hương vị, không phải để dùng kèm thịt gà.
  6. Hoàn thành.

Lời khuyên[sửa]

  • Thịt gà sau khi nấu chín có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong hộp trữ thực phẩm đóng kín. Bảo quản thịt gà không quá 3 ngày trong tủ lạnh và không quá 2 tháng trong tủ đông.
  • Có thể ăn thịt gà nguyên con hoặc xé nhỏ.

Cảnh báo[sửa]

  • Phần thịt ức gà và các phần khác cần đạt nhiệt độ bên trong khoảng 77 độ C khi nấu chín. Thịt gà nguyên con cần đạt nhiệt độ bên trong khoảng 82 độ C. Dùng nhiệt kế chuyên dụng để kiểm tra nhiệt độ bên trong của miếng thịt.
  • Không được nấu thịt gà đông lạnh. Phải đảm bảo thịt gà được rã đông hoàn toàn trước khi nấu.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nồi (dung tích 8 lít) có nắp đậy
  • Dao làm bếp
  • Dụng cụ gắp
  • Dụng cụ chắt nước

Nguồn và Trích dẫn[sửa]