Ngăn ngừa chứng mồ hôi tay

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn ngừa chứng Mồ hôi Tay)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tình trạng tay ra quá nhiều mồ hôi có thể làm bạn rơi vào hoàn cảnh khó xử và lúng túng. Trong quá trình phỏng vấn xin việc, buổi hẹn hò đầu tiên, và sự kiện nào đó mà có thể kèm theo hành động đập tay ăn mừng chiến thắng, thì chắc chắn bạn luôn muốn thoát khỏi chứng mồ hôi tay này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách để chữa trị dứt điểm bệnh này trong đời sống hàng ngày.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Thử Phương pháp Cấp tốc[sửa]

  1. Bôi sản phẩm ngăn tiết mồ hôi lên tay. Có rất nhiều loại sản phẩm được thiết kế đặc biệt giúp ngăn ngừa bệnh đổ mồ hôi tay và chân. Loại sản phẩm không kê toa này sẽ tạm thời bít lỗ chân lông, nơi mà mồ hôi thoát ra, có nghĩa là nó sẽ giúp giảm thiểu sự sản sinh mồ hôi trên da bạn.[1] Hãy chắc chắc rằng bạn chọn sản phẩm chống mồ hôi, chứ không phải là sản phẩm khử mùi; bởi vì chúng là hai loại sản phẩm khác nhau được sử dụng với mục đích hoàn toàn riêng biệt.
    • Sẽ là một ý kiến hay nếu bạn dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi để chăm sóc toàn cơ thể hàng ngày vì đôi khi chúng có thể giúp bạn tránh ra mồ hôi hơn là chỉ tập trung vào việc điều trị chứng ra mồ hôi tay.
    • Tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc nhân viên y tế để có thêm hướng dẫn trong việc dùng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi khác nhau.
  2. Chọn quần áo có thể hỗ trợ bạn hoạt động thoải mái. Loại trang phục rộng rãi tôn dáng có thể giúp cơ thể bạn tự điều chỉnh nhiệt độ, từ đó giảm lượng mồ hôi tiết ra ở khu vực được che chắn trên cơ thể. Vải cotton, len, và lụa thường cho phép da bạn dễ thở và là sự lựa chọn hoàn hảo cho thời tiết nóng nực. Quần áo thể thao thấm hút mồ hôi cũng được xem là ý kiến hay khi tập thể dục.
  3. Xoa bột tan (talcum powder) hoặc bột ngô giữa lòng bàn tay. Loại bột này sẽ hấp thu chất ẩm dễ dàng và giúp đôi tay bạn không bị nhớp nháp do mồ hôi. Chúng còn giúp tăng độ bám cho tay vì mồ hôi tiết ra có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc cầm nắm mọi thứ. Tránh phủ lớp bột dày lên tay vì hành động này sẽ làm tay bạn ra nhiều mồ hôi hơn. Bạn chỉ nên thoa một lớp bột nhẹ lên bàn tay là đủ.
    • Hãy đảm bảo rằng bạn rửa sạch lớp bột sau đó.
  4. Thường xuyên nghỉ ngơi khi làm việc gì đó liên quan đến đôi tay. Một vài công việc như đánh máy, xây dựng, hoặc viết lách thường đòi hỏi phải có sự ma sát, nhiệt, và vận động. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn dành thời gian giải lao khi thực hiện các công việc này để cơ thể bạn có thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Dùng khăn mềm hay khăn mặt lau lại tay cũng có thể giúp bạn ngăn mồ hôi tiết ra. Ngoài việc nghỉ ngơi, bạn cũng nên cân nhắc đến việc áp dụng một số mẹo giúp giảm mồ hôi ở trong bài viết này. Chẳng hạn như, bạn nên rửa tay hoặc di chuyển đến nơi thoáng mát trong suốt thời gian giải lao.
    • Nếu có thể, cố gắng luân phiên hoạt động trong suốt một ngày. Ví dụ như bạn có thể đánh máy trong vòng nửa tiếng đồng hồ, và sau đó làm công việc khác trước khi quay lại tiếp tục đánh máy. Thói quen này sẽ giúp cơ thể có thời gian để thư giãn.
  5. Để không khí lưu thông vào lòng bàn tay và các ngón tay. Đừng đút tay vào túi áo, đeo găng tay, hay thậm chí đeo nhẫn. Khi bàn tay được đặt trong khu vực tù túng và gò bó, chúng sẽ dễ dàng tiết mồ hôi, ẩm ướt, và oi bức. Mặc dù không khí thoáng mát sẽ làm một số khu vực hay ra mồ hôi trên da cảm thấy khó chịu hoặc trở nên lạnh lẽo, nhưng chúng sẽ giúp giảm đáng kể lượng mồ hôi tiết ra.
  6. Luôn mang theo bên mình khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô tay mỗi khi cần thiết. Một chiếc khăn cotton cũng đủ để giúp tay bạn khô ráo trong suốt một khoảng thời gian dài. Bạn không nhất thiết là phải lau tay thường xuyên. Bạn chỉ nên thực hiện động tác này khi tay của bạn ra mồ hôi quá nhiều. Vải cotton thường được ưa chuộng vì nó thấm hút hơi nước tốt. Nên cân nhắc đến việc mang theo một chiếc túi nhựa để chứa khăn tay dùng rồi.
    • Nhúng khăn tay hoặc vải cotton vào trong chất khử trùng có thể giúp bàn tay bạn sạch sẽ và sảng khoái hơn.

Tập trung vào Bữa ăn[sửa]

  1. Uống nhiều nước để giúp cơ thể hạ nhiệt. Cơ thể hấp thụ nhiều nhiệt sẽ tiết nhiều mồ hôi để tự làm mát bản thân. Do đó, cung cấp đủ nước đóng vai trò quan trọng vì hành động này sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Hơn thế nữa, thưởng thức đồ uống lạnh, thay vì đồ uống ở nhiệt độ thường hay đồ uống âm ấm, có thể giúp ngăn ngừa mồ hôi tiết ra quá mức. Lý do là hấp thụ nước uống lạnh sẽ giúp cơ thể bạn hạ nhiệt nhanh chóng.[2]
    • Nước luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể uống trà đá hoặc đồ uống khác không chứa thành phần calorie và có vị dễ chịu – chúng càng có vị dễ chịu bao nhiêu thì bạn càng có cảm giác muốn thưởng thức bấy nhiêu.[3]
    • Bạn có thể dùng nước uống thể thao. Tuy nhiên, loại đồ uống này thường dành cho vận động viên uống khi họ tham gia hoạt động sôi nổi đòi hỏi sự hao tổn sức lực. Chúng còn chứa thành phần carbohydrate và electrolyte mà bạn có thể không cần nếu bạn không luyện tập thường xuyên như họ.
  2. Tránh thức ăn có chứa nhiều đường phụ gia. Thực phẩm ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, và dẫn đến tình trạng hoa mắt, buồn ngủ, và đổ nhiều mồ hôi. Nếu bạn dễ nhạy cảm với đường, ăn nhiều thức ăn ngọt sẽ dẫn đến việc cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn. Thêm vào đó, một số tình trạng như phản ứng hạ đường huyết còn làm bạn ra mồ hôi, bồn chồn lo sợ, và nhức đầu sau khi hấp thụ thực phẩm chứa nhiều đường.[4]
    • Thực phẩm khác có chứa đường đơn, như bánh mì trắng hay khoai tây, có thể làm phản ứng hạ đường huyết trở nên trầm trọng hơn ngay cả khi chúng không bao gồm đường phụ gia. Do đó, bạn nên cắt bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày, hoặc thay thế chúng bằng một vài sự lựa chọn khác, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám hoặc khoai lang. Loại thực phẩm này thường chứa nhiều thành phần carb phức hợp.
  3. Nói không với đồ ăn cay và nước uống chứa caffeine. Đặc biệt, bạn nên tránh xa chúng vào những ngày thời tiết nóng nực. Gia vị cay và caffeine thường kích hoạt thần kinh dẫn truyền đặc trưng thông báo cho cơ thể bạn sản sinh nhiều mồ hôi hơn.[5] Thay vào đó, chọn thức ăn ít gia vị và đồ uống chứa ít caffeine là sự lựa chọn sáng suốt.
    • Nên nhớ rằng thậm chí ngay cả cà phê đã được lọc hết caffeine cũng có thể còn chút thành phần caffeine trong đó. Và đây cũng có thể là vấn đề đáng để lưu tâm đối với những người nhạy cảm.
  4. Cung cấp cho cơ thể nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đây được xem là một nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ, vitamin, khoáng chất có thể giúp điều chỉnh chức năng cơ thể. Thực phẩm toàn phần sẽ giúp đẩy mạnh sự ổn định của lượng đường trong máu, từ đó phòng tránh chứng đổ mồ hôi tay hiệu quả. Rau quả tươi thường chứa nhiều nước, có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, đặc biệt nếu chúng được ướp lạnh.
    • Bạn có thể cân nhắc đến việc thêm vitamin tổng hợp vào trong bữa ăn nếu bạn không thể hấp thu nhiều loại rau quả cùng một lúc.
    • Trái ngược với những gì mọi người nghĩ, khẩu phần ăn bao gồm trái cây và rau xanh không thể "thanh lọc" cơ thể và đốt mỡ (detox).[6] Vì vậy, tốt hơn hết là bạn chỉ nên bao gồm chúng như một phần của bữa ăn hàng ngày hơn là chế độ ăn kiêng tăng cường.
  5. Hạn chế hấp thụ thực phẩm chứa nhiều iốt. Loại thức ăn này có thể kể đến như gà tây, củ hành, quả nam việt quất, thực phẩm sữa, khoai tây, bông cải xanh, thịt bò, và chi măng tây. Mặc dù chúng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều iốt có thể góp phần đẩy nhanh tình trạng suy nhược tuyến giáp – một dạng của hội chứng chuyển hóa. Một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp là cơ thể tiết mồ hôi quá nhiều.[7]
    • Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán được bệnh nhược tuyến giáp. Nếu bạn đang lo lắng về việc cơ thể phát triển hội chứng chuyển hóa, đừng quên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
  6. Luôn cân bằng trọng lượng cơ thể ở cấp độ khỏe mạnh. Tình trạng ra nhiều mồ hôi tay thường phổ biến hơn ở cá nhân thừa cân, béo phì, hoặc không đủ sức khỏe.[8] Mặc dù luyện tập thể dục, đặc biệt là bài tập khắc nghiệt, thường là nguyên nhân làm cơ thể bạn tiết mồ hôi, nhưng bạn có thể giảm thiểu được tình trạng mồ hôi đổ ra nhiều trong cuộc sống hàng ngày nếu bạn biết cách duy trì trọng lượng khỏe mạnh và sẵn sàng tham gia hoạt động thể dục thể thao bổ ích.

Thay đổi Lối sống hàng ngày[sửa]

  1. Tránh đến những nơi oi bức và độ ẩm cao. Cơ thể bạn thường tiết mồ hôi để tự giảm nhiệt độ. Thời tiết nóng nực thường làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn thường xuyên ra ngoài vào mùa nóng trong năm, đừng quên tấp nào nơi nào đó thoáng mát để nghỉ ngơi, hoặc bạn thậm chí có thể trú mát dưới bóng râm hoặc che dù khi đi ra ngoài.
    • Một vài nơi công cộng, như quán cà phê, thư viện, và bảo tàng thường trang bị máy điều hòa trong suốt mùa nóng. Sẽ là một ý kiến sáng suốt nếu bạn dành thời gian đến những khu vực này để thư giãn và vượt qua thời tiết nóng khắc nghiệt.
  2. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước. Mặc dù điều này nghe có vẻ hơi khác thường, nhưng rửa tay với nước mát có thể giảm nhiệt độ cơ thể bạn xuống, từ đó giúp ngăn ngừa chứng đổ mồ hôi tay quá nhiều. Dùng xà bông sẽ giúp đôi tay bạn sạch sẽ và không còn vi khuẩn. Hãy chắc chắn rẳng bạn dùng khăn mềm lau sạch tay sau khi rửa xong.
    • Tuy nhiên, rửa tay quá nhiều sẽ làm tay khô hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế số lần rửa hoặc suy nghĩ đến việc bôi lotion sau khi rửa tay
    • Dung dịch rửa tay chứa chất cồn sẽ giữ đôi tay bạn luôn sảng khoái và sạch sẽ.[9]
  3. Tắm nước mát để giúp cơ thể không bị đổ mồ hôi. Tắm nước lạnh dưới vòi hoa sen được xem là một cách hay để giảm nhiệt độ cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng nực hay ngày dài oi bức. Chú ý rằng bạn không nên tắm quá nhiều vì thói quen này sẽ làm da bạn trở nên khô và mất đi lượng dầu nhờn trên cơ thể, từ đó gây trở ngại trong việc tiết mồ hôi cần thiết. Cân nhắc đến việc dùng kem dưỡng ẩm hoặc lotion cho cơ thể cũng như sản phẩm ngăn ngừa mô hôi sau khi tắm xong.
  4. Kiểm soát sự lo lắng và stress. Tình trạng căng thẳng có thể làm cơ thể bạn tiết ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.[10] Tốt hơn hết bạn nên chế ngự sự căng thẳng của bản thân bằng cách tập yoga, thiền định, hoặc mát xa. Suy nghĩ đến việc thực hành một số phương pháp thư giãn khác nhau, chẳng hạn như thở sâu, thư giãn động: căng – chùng cơ, và thậm chí cười sảng khoái. Kết hợp các bài tập trên vào trong đời sống hàng ngày để đấu tranh với từng loại stress khác nhau – chẳng hạn như bạn nên tập Yoga vào buổi sáng, và thở sâu trong suốt một ngày.
    • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm cũng có thể giúp bạn xoa dịu sự căng thẳng (và thậm chí là mồ hôi tiết ra), ngay cả khi hành động này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn.

Tìm đến sự Trợ giúp của Y khoa nếu Vấn đề trở nên Trầm trọng[sửa]

  1. Hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem liệu bạn có bị tăng tiết mồ hôi hay không. Chứng rối loạn này thể hiện sự đặc trưng thông qua việc đổ mồ hôi quá nhiều. Bạn nên nhanh chóng hẹn gặp bác sĩ nếu lượng mồ hôi ở cơ thể bạn tăng đột ngột, hay nếu tình trạng đổ nhiều mồ hôi gây trở ngại đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hoặc nếu cơ thể bạn ra nhiều mồ hôi vào ban đêm mà không rõ lý do. Bác sĩ có thể đặt một vài câu hỏi về đời sống hàng ngày, hay hỏi về lịch sử triệu chứng bệnh của bạn.[11]
    • Nhân viên y tế có thể khuyên bạn nên dùng sản phẩm đặc trị mồ hôi được bày bán ở tiệm thuốc, hoặc kê cho bạn liều thuốc bôi nồng độ mạnh hơn, ví dụ như Drysol.
    • Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn chẩn đoán chứng rối loạn có thể điều trị được, ví dụ như bệnh ra mồ hôi chân tay.
  2. Thử cân nhắc đến việc hỏi bác sĩ về phương pháp điện chuyển ion (iontophoresis). Đây là quá trình dịch chuyển dòng điện mức độ nhẹ lên vùng bị da ảnh hưởng, ví dụ như lòng bàn tay. Nó được chứng minh sẽ giúp giảm việc tiết mồ hôi cơ thể trong nhiều trường hợp. Phương pháp điều trị này không mang lại kết quả vĩnh viễn. Khi áp dụng khoảng 2 lần trong ngày, cơ thể bạn sẽ giảm tiết mồ hôi trong vòng vài tuần. Sau đó, bạn nên lặp lại tiến trình thường xuyên để có kết quả như mong muốn.[12]
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng máy điện chuyển ion để tự điều trị tại nhà. Phương pháp điện chuyển này không phù hợp nếu bạn đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc sử dụng máy tạo nhịp tim.
  3. Suy nghĩ đến phương pháp tiêm Botox. Botox, thường được biết đến như biện pháp thẩm mỹ xóa bỏ nếp nhăn trên da mặt, có thể giúp giảm tiết mồ hôi bằng cách làm tê liệt dây thần kinh trong lòng bàn tay bạn. Phương pháp điều trị này còn có tác dụng trên bộ phận khác của cơ thể, như lòng bàn chân. Tiến trình tiêm botox có thể tốn kém hơn so với lựa chọn khác. Hơn nữa, nó chỉ mang tính tạm thời, tức là ngăn ngừa chứng ra mồ hôi trong vòng từ 6 đến 12 tháng.[12]
  4. Thảo luận với bác sĩ về việc phẫu thuật. Một số tiến trình phẫu thuật có thể làm thay đổi dây thần kinh kích thích sản sinh nhiều mồ hôi. Trong khi đó, số khác có thể giúp loại bỏ các tuyến có vấn đề trong lòng bàn tay bạn. Sau tiến trình khoảng 1 tháng, phẫu thuật sẽ có tác dụng vĩnh viễn. Do đó, vẫn có khả năng đảo ngược sự thay đổi.[13] Điều này không có nghĩa là coi nhẹ phương pháp phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật thường cao và bạn có thể trải qua nguy cơ gặp phản ứng phụ không mong muốn sau quá trình.

Lời khuyên[sửa]

  • Giữ tay bạn mở ra, không nên nắm chặt chúng lại hay để trong túi áo.
  • Phấn cho trẻ em hoặc bột tan có thể mang theo và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên thoa chúng mỗi khi rửa tay xong hoặc sau khi dùng nhà vệ sinh xong.
  • Tránh đặt tay lên bề mặt nào đó, như mặt bàn, trong một thời gian dài.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

ơ

Các bước[sửa]

Thử Phương pháp Cấp tốc[sửa]

  1. Bôi sản phẩm ngăn tiết mồ hôi lên tay. Có rất nhiều loại sản phẩm được thiết kế đặc biệt giúp ngăn ngừa bệnh đổ mồ hôi tay và chân. Loại sản phẩm không kê toa này sẽ tạm thời bít lỗ chân lông mà mồ hôi thoát ra, có nghĩa là giúp giảm thiểu sự sản sinh mồ hôi trên da bạn.[1] Hãy chắc chắc rằng bạn chọn sản phẩm chống mồ hôi, chứ không phải là sản phẩm khử mùi; bởi vì chúng là hai loại sản phẩm khác nhau được sử dụng với mục đích hoàn toàn riêng biệt.
    • Sẽ là một ý kiến hay nếu bạn dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi để chăm sóc toàn cơ thể hàng ngày vì đôi khi chúng có thể giúp bạn tránh ra mồ hôi hơn là chỉ tập trung vào việc điều trị chứng ra mồ hôi tay.
    • Tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc nhân viên y tế để có thêm hướng dẫn trong việc dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi khác nhau.
  2. Chọn quần áo có thể hỗ trợ bạn hoạt động thoải mái. Loại trang phục rộng rãi tôn dáng có thể giúp cơ thể bạn tự điều chỉnh nhiệt độ, từ đó giảm lượng mồ hôi tiết ra ở khu vực được che chắn trên cơ thể. Vải cotton, len, và lụa thường cho phép da bạn dễ thở và là sự lựa chọn hoàn hảo cho thời tiết nóng nực. Quần áo thể thao thấm hút mồ hôi cũng được xem là ý kiến hay khi tập thể dục.
  3. Xoa bột tan (talcum powder) hoặc bột ngô giữa lòng bàn tay. Loại bột này sẽ hấp thu chất ẩm dễ dàng và giúp đôi tay bạn không bị nhớp nháp do mồ hôi. Chúng còn giúp tăng độ bám cho tay vì mồ hôi tiết ra có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc cầm nắm mọi thứ. Tránh phủ lớp bột dày lên tay vì hành động này sẽ làm tay bạn ra nhiều mồ hôi hơn. Bạn chỉ nên thoa một lớp bột nhẹ lên bàn tay là đủ.
    • Hãy đảm bảo rằng bạn rửa sạch lớp bột sau đó.
  4. Thường xuyên nghỉ ngơi khi làm việc gì đó liên quan đến đôi tay. Một vài công việc như đánh máy, xây dựng, hoặc viết lách thường đòi hỏi phải có sự ma sát, nhiệt, và vận động. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn dành thời gian giải lao khi thực hiện các công việc này để cơ thể bạn có thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Dùng khăn mềm hay khăn mặt lau lại tay cũng có thể giúp bạn ngăn mồ hôi tiết ra. Ngoài việc nghỉ ngơi, bạn cũng nên cân nhắc đến việc áp dụng một số mẹo giúp giảm mồ hôi ở trong bài viết này. Chẳng hạn như, bạn nên rửa tay hoặc di chuyển đến nơi thoáng mát trong suốt thời gian giải lao.
    • Nếu có thể, cố gắng luân phiên hoạt động trong suốt một ngày. Ví dụ như bạn có thể đánh máy trong vòng nửa tiếng đồng hồ, và sau đó làm công việc khác trước khi quay lại tiếp tục đánh máy. Thói quen này sẽ giúp cơ thể có thời gian để thư giãn.
  5. Để không khí lưu thông vào lòng bàn tay và các ngón tay. Đừng đút tay vào túi áo, đeo găng tay, hay thậm chí đeo nhẫn. Khi bàn tay được đặt trong khu vực tù túng và gò bó, chúng sẽ dễ dàng tiết mồ hôi, ẩm ướt, và oi bức. Mặc dù không khí thoáng mát sẽ làm một số khu vực hay ra mồ hôi trên da cảm thấy khó chịu hoặc trở nên lạnh lẽo, nhưng chúng sẽ giúp giảm đáng kể lượng mồ hôi tiết ra.
  6. Luôn mang theo bên mình khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô tay mỗi khi cần thiết. Một chiếc khăn cotton cũng đủ để giúp tay bạn khô ráo trong suốt một khoảng thời gian dài. Bạn không nhất thiết là phải lau tay thường xuyên. Bạn chỉ nên thực hiện động tác này khi tay của bạn ra mồ hôi quá nhiều. Vải cotton thường được ưa chuộng vì nó thấm hút hơi nước tốt. Nên cân nhắc đến việc mang theo một chiếc túi nhựa để chứa khăn tay dùng rồi.
    • Nhúng khăn tay hoặc vải cotton vào trong chất khử trùng có thể giúp bàn tay bạn sạch sẽ và sảng khoái hơn.

Tập trung vào Bữa ăn[sửa]

  1. Uống nhiều nước để giúp cơ thể hạ nhiệt. Cơ thể hấp thụ nhiều nhiệt sẽ tiết nhiều mồ hôi để tự làm mát bản thân. Do đó, cung cấp đủ nước đóng vai trò quan trọng vì hành động này sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Hơn thế nữa, thưởng thức đồ uống lạnh, thay vì đồ uống ở nhiệt độ thường hay đồ uống âm ấm, có thể giúp ngăn ngừa mồ hôi tiết ra quá mức. Lý do là hấp thụ nước uống lạnh sẽ giúp cơ thể bạn hạ nhiệt nhanh chóng.[2]
    • Nước luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể uống trà đá hoặc đồ uống khác không chứa thành phần calorie và có vị dễ chịu – chúng càng có vị dễ chịu bao nhiêu thì bạn càng có cảm giác muốn thưởng thức bấy nhiêu.[3]
    • Bạn có thể dùng nước uống thể thao. Tuy nhiên, loại đồ uống này thường dành cho vận động viên uống khi họ tham gia hoạt động sôi nổi đòi hỏi sự hao tổn sức lực. Chúng còn chứa thành phần carbohydrate và electrolyte mà bạn có thể không cần nếu bạn không luyện tập thường xuyên như họ.
  2. Tránh thức ăn có chứa nhiều đường phụ gia. Thực phẩm ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, và dẫn đến tình trạng hoa mắt, buồn ngủ, và đổ nhiều mồ hôi. Nếu bạn dễ nhạy cảm với đường, ăn nhiều thức ăn ngọt sẽ dẫn đến việc cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn. Thêm vào đó, một số tình trạng như phản ứng hạ đường huyết còn làm bạn ra mồ hôi, bồn chồn lo sợ, và nhức đầu sau khi hấp thụ thực phẩm chứa nhiều đường.[4]
    • Thực phẩm khác có chứa đường đơn, như bánh mì trắng hay khoai tây, có thể làm phản ứng hạ đường huyết trở nên trầm trọng hơn ngay cả khi chúng không bao gồm đường phụ gia. Do đó, bạn nên cắt bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày, hoặc thay thế chúng bằng một vài sự lựa chọn khác, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám hoặc khoai lang. Loại thực phẩm này thường chứa nhiều thành phần carb phức hợp.
  3. Nói không với đồ ăn cay và nước uống chứa caffeine. Đặc biệt, bạn nên tránh xa chúng vào những ngày thời tiết nóng nực. Gia vị cay và caffeine thường kích hoạt thần kinh dẫn truyền đặc trưng thông báo cho cơ thể bạn sản sinh nhiều mồ hôi hơn.[5] Thay vào đó, chọn thức ăn ít gia vị và đồ uống chứa ít caffeine là sự lựa chọn sáng suốt.
    • Nên nhớ rằng thậm chí ngay cả cà phê đã được lọc hết caffeine cũng có thể còn chút thành phần caffeine trong đó. Và đây cũng có thể là vấn đề đáng để lưu tâm đối với những người nhạy cảm.
  4. Cung cấp cho cơ thể nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đây được xem là một nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ, vitamin, khoáng chất có thể giúp điều chỉnh chức năng cơ thể. Thực phẩm toàn phần sẽ giúp đẩy mạnh sự ổn định của lượng đường trong máu, từ đó phòng tránh chứng đổ mồ hôi tay hiệu quả. Rau quả tươi thường chứa nhiều nước, có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, đặc biệt nếu chúng được ướp lạnh.
    • Bạn có thể cân nhắc đến việc thêm vitamin tổng hợp vào trong bữa ăn nếu bạn không thể hấp thu nhiều loại rau quả cùng một lúc.
    • Trái ngược với những gì mọi người nghĩ, khẩu phần ăn bao gồm trái cây và rau xanh không thể "thanh lọc" cơ thể và đốt mỡ (detox).[6] Vì vậy, tốt hơn hết là bạn chỉ nên bao gồm chúng như một phần của bữa ăn hàng ngày hơn là chế độ ăn kiêng tăng cường.
  5. Hạn chế hấp thụ thực phẩm chứa nhiều iốt. Loại thức ăn này có thể kể đến như gà tây, củ hành, quả nam việt quất, thực phẩm sữa, khoai tây, bông cải xanh, thịt bò, và chi măng tây. Mặc dù chúng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều iốt có thể góp phần đẩy nhanh tình trạng suy nhược tuyến giáp – một dạng của hội chứng chuyển hóa. Một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp là cơ thể tiết mồ hôi quá nhiều.[7]
    • Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán được bệnh nhược tuyến giáp. Nếu bạn đang lo lắng về việc cơ thể phát triển hội chứng chuyển hóa, đừng quên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
  6. Luôn cân bằng trọng lượng cơ thể ở cấp độ khỏe mạnh. Tình trạng ra nhiều mồ hôi tay thường phổ biến hơn ở cá nhân thừa cân, béo phì, hoặc không đủ sức khỏe.[8] Mặc dù luyện tập thể dục, đặc biệt là bài tập khắc nghiệt, thường là nguyên nhân làm cơ thể bạn tiết mồ hôi, nhưng bạn có thể giảm thiểu được tình trạng mồ hôi đổ ra nhiều trong cuộc sống hàng ngày nếu bạn biết cách duy trì trọng lượng khỏe mạnh và sẵn sàng tham gia hoạt động thể dục thể thao bổ ích.

Thay đổi Lối sống hàng ngày[sửa]

  1. Tránh đến những nơi oi bức và độ ẩm cao. Cơ thể bạn thường tiết mồ hôi để tự giảm nhiệt độ. Thời tiết nóng nực thường làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn thường xuyên ra ngoài vào mùa nóng trong năm, đừng quên tấp nào nơi nào đó thoáng mát để nghỉ ngơi, hoặc bạn thậm chí có thể trú mát dưới bóng râm hoặc che dù khi đi ra ngoài.
    • Một vài nơi công cộng, như quán cà phê, thư viện, và bảo tàng thường trang bị máy điều hòa trong suốt mùa nóng. Sẽ là một ý kiến sáng suốt nếu bạn dành thời gian đến những khu vực này để thư giãn và vượt qua thời tiết nóng khắc nghiệt.
  2. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước. Mặc dù điều này nghe có vẻ hơi khác thường, nhưng rửa tay với nước mát có thể giảm nhiệt độ cơ thể bạn xuống, từ đó giúp ngăn ngừa chứng đổ mồ hôi tay quá nhiều. Dùng xà bông sẽ giúp đôi tay bạn sạch sẽ và không còn vi khuẩn. Hãy chắc chắn rẳng bạn dùng khăn mềm lau sạch tay sau khi rửa xong.
    • Tuy nhiên, rửa tay quá nhiều sẽ làm tay khô hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế số lần rửa hoặc suy nghĩ đến việc bôi lotion sau khi rửa tay
    • Dung dịch rửa tay chứa chất cồn sẽ giữ đôi tay bạn luôn sảng khoái và sạch sẽ.[9]
  3. Tắm nước mát để giúp cơ thể không bị đổ mồ hôi. Tắm nước lạnh dưới vòi hoa sen được xem là một cách hay để giảm nhiệt độ cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng nực hay ngày dài oi bức. Chú ý rằng bạn không nên tắm quá nhiều vì thói quen này sẽ làm da bạn trở nên khô và mất đi lượng dầu nhờn trên cơ thể, từ đó gây trở ngại trong việc tiết mồ hôi cần thiết. Cân nhắc đến việc dùng kem dưỡng ẩm hoặc lotion cho cơ thể cũng như sản phẩm ngăn ngừa mô hôi sau khi tắm xong.
  4. Kiểm soát sự lo lắng và stress. Tình trạng căng thẳng có thể làm cơ thể bạn tiết ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.[10] Tốt hơn hết bạn nên chế ngự sự căng thẳng của bản thân bằng cách tập yoga, thiền định, hoặc mát xa. Suy nghĩ đến việc thực hành một số phương pháp thư giãn khác nhau, chẳng hạn như thở sâu, thư giãn động: căng – chùng cơ, và thậm chí cười sảng khoái. Kết hợp các bài tập trên vào trong đời sống hàng ngày để đấu tranh với từng loại stress khác nhau – chẳng hạn như bạn nên tập Yoga vào buổi sáng, và thở sâu trong suốt một ngày.
    • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm cũng có thể giúp bạn xoa dịu sự căng thẳng (và thậm chí là mồ hôi tiết ra), ngay cả khi hành động này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn.

Tìm đến sự Trợ giúp của Y khoa nếu Vấn đề trở nên Trầm trọng[sửa]

  1. Hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem liệu bạn có bị tăng tiết mồ hôi hay không. Chứng rối loạn này thể hiện sự đặc trưng thông qua việc đổ mồ hôi quá nhiều. Bạn nên nhanh chóng hẹn gặp bác sĩ nếu lượng mồ hôi ở cơ thể bạn tăng đột ngột, hay nếu tình trạng đổ nhiều mồ hôi gây trở ngại đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hoặc nếu cơ thể bạn ra nhiều mồ hôi vào ban đêm mà không rõ lý do. Bác sĩ có thể đặt một vài câu hỏi về đời sống hàng ngày, hay hỏi về lịch sử triệu chứng bệnh của bạn.[11]
    • Nhân viên y tế có thể khuyên bạn nên dùng sản phẩm đặc trị mồ hôi được bày bán ở tiệm thuốc, hoặc kê cho bạn liều thuốc bôi nồng độ mạnh hơn, ví dụ như Drysol.
    • Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn chẩn đoán chứng rối loạn có thể điều trị được, ví dụ như bệnh ra mồ hôi chân tay.
  2. Thử cân nhắc đến việc hỏi bác sĩ về phương pháp điện chuyển ion (iontophoresis). Đây là quá trình dịch chuyển dòng điện mức độ nhẹ lên vùng bị da ảnh hưởng, ví dụ như lòng bàn tay. Nó được chứng minh sẽ giúp giảm việc tiết mồ hôi cơ thể trong nhiều trường hợp. Phương pháp điều trị này không mang lại kết quả vĩnh viễn. Khi áp dụng khoảng 2 lần trong ngày, cơ thể bạn sẽ giảm tiết mồ hôi trong vòng vài tuần. Sau đó, bạn nên lặp lại tiến trình thường xuyên để có kết quả như mong muốn.[12]
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng máy điện chuyển ion để tự điều trị tại nhà. Phương pháp điện chuyển này không phù hợp nếu bạn đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc sử dụng máy tạo nhịp tim.
  3. Suy nghĩ đến phương pháp tiêm Botox. Botox, thường được biết đến như biện pháp thẩm mỹ xóa bỏ nếp nhăn trên da mặt, có thể giúp giảm tiết mồ hôi bằng cách làm tê liệt dây thần kinh trong lòng bàn tay bạn. Phương pháp điều trị này còn có tác dụng trên bộ phận khác của cơ thể, như lòng bàn chân. Tiến trình tiêm botox có thể tốn kém hơn so với lựa chọn khác. Hơn nữa, nó chỉ mang tính tạm thời, tức là ngăn ngừa chứng ra mồ hôi trong vòng từ 6 đến 12 tháng.[12]
  4. Thảo luận với bác sĩ về việc phẫu thuật. Một số tiến trình phẫu thuật có thể làm thay đổi dây thần kinh kích thích sản sinh nhiều mồ hôi. Trong khi đó, số khác có thể giúp loại bỏ các tuyến có vấn đề trong lòng bàn tay bạn. Sau tiến trình khoảng 1 tháng, phẫu thuật sẽ có tác dụng vĩnh viễn. Do đó, vẫn có khả năng đảo ngược sự thay đổi.[13] Điều này không có nghĩa là coi nhẹ phương pháp phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật thường cao và bạn có thể trải qua nguy cơ gặp phản ứng phụ không mong muốn sau quá trình.

Lời khuyên[sửa]

  • Giữ tay bạn mở ra, không nên nắm chặt chúng lại hay để trong túi áo.
  • Phấn cho trẻ em hoặc bột tan có thể mang theo và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên thoa chúng mỗi khi rửa tay xong hoặc sau khi dùng nhà vệ sinh xong.
  • Tránh đặt tay lên bề mặt nào đó, như mặt bàn, trong một thời gian dài.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf1
  2. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf2
  3. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf3
  4. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf4
  5. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf5
  6. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf6
  7. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf7
  8. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf8
  9. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf9
  10. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf10
  11. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf11
  12. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf12
  13. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vrf13

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này