Ngăn ngừa chứng tiểu không kiểm soát ở nam giới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiểu không kiểm soát ở nam giới là một triệu chứng của nhiều hội chứng và bệnh lý cần phải kiểm tra. Bạn có thể có các vấn đề ở hệ thần kinh, ở cơ quan niệu – sinh dục hoặc mắc một chứng rối loạn khác. Điều then chốt trong việc ngăn ngừa tái phát là xác định nguyên nhân của tình trạng này trước đây. Suy nghĩ xem liệu có điều gì thay đổi trong cuộc sống của bạn không, ví dụ bạn dùng loại thuốc mới có thể gây ảnh hưởng, hoặc bạn tăng cân khiến bàng quang phải chịu thêm áp lực. Có một số biện pháp phòng ngừa áp dụng cho mọi người khỏe mạnh, nhưng nếu bạn đang bị tiểu không tự chủ thì việc đến bác sĩ khám và trao đổi về các triệu chứng của bạn là một bước khởi đầu đúng đắn.

Các bước[sửa]

Thực hiện các bước ngăn ngừa tiểu không tự chủ[sửa]

  1. Xác định các dạng tiểu không tự chủ mà bạn có thể ngăn ngừa được. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây tiểu không tự chủ và không may là không thể kiểm soát. U xơ tiền liệt tuyến, rối loạn thần kinh, đột quỵ, ung thư tiền liệt tuyến/ bàng quang, v.v… là không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ mắc một số căn bệnh tiềm ẩn này.
  2. Cai thuốc lá. Một cách tuyệt vời để giảm rủi ro phát triển chứng tiểu không tự chủ là ngừng hút thuốc lá. Viện Sức khỏe Quốc gia báo cáo rằng có đến 50% số ca ung thư bàng quang là do hút thuốc lá. Các u bướu gây áp lực lên bàng quang dẫn đến són tiểu. Nếu cần trợ giúp, bạn hãy hẹn với bác sĩ, người có thể giúp bạn cai thuốc lá. Bác sĩ có thể kê toa thuốc và giới thiệu cho bạn một nhóm hỗ trợ trong khu vực.[1]
  3. Giảm cân để ngăn ngừa tiểu không tự chủ. Khi bạn thừa cân, bàng quang sẽ phải chịu thêm áp lực. Áp lực lên bàng quang có thể dẫn đến tiểu không tự chủ. Tuy giảm cân là một nhiệm vụ gian nan, nhưng cuối cùng sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra. Bạn hãy bắt đầu tập thể dục nhiều hơn và cố gắng ăn thực phẩm lành mạnh. Các phương pháp giảm cân khác bao gồm:[2]
    • Đảm bảo hàng ngày ăn đúng lượng đạm, hoa quả, rau củ, sữa ít béo và tinh bột lành mạnh. Các nhóm thực phẩm nạp vào hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và sức khỏe của bạn. Nếu cần tiêu thụ 2.000 calorie một ngày, bạn nên ăn 6 -8 khẩu phần hạt ngũ cốc, 4 – 5 khẩu phần rau, 4 -5 khẩu phần hoa quả, 85 – 170 gram đạm, 2 – 3 khẩu phần sữa ít béo, 2 -3 khẩu phần mỡ và dầu.[3]
    • Lên lịch tập thể dục và tuân theo. Lịch tập luyện của bạn nên bao gồm các bài tập tốt cho tim mạch (như chạy hoặc bơi lội), bài tập về trọng lượng (như chống đẩy hoặc nâng tạ) và bài tập cho sự linh hoạt (như yoga hoặc giãn cơ).
    • Giới hạn các khẩu phần cho mỗi bữa ăn.
    • Chọn các món ăn vặt ít calorie như hoa quả và rau củ.
  4. Tăng cường lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến, lượng kẽm trong các tế bào ác tính tuyến tiền liệt giảm 62 -75%, và kẽm đóng vai trò trong quá trình tiến triển thành ác tính của các tế bào tuyến tiền liệt. Việc bổ sung kẽm được khuyến nghị là cần thiết, tuy nhiên hiện nay số lượng chưa rõ là bao nhiêu. Bạn cần tham khảo bác sĩ về liều lượng bổ sung kẽm thích hợp dựa trên mức kẽm trong chế độ dinh dưỡng hiện tại của bạn.[4]
  5. Tăng lượng lycopene nạp vào. Lycopene là các dưỡng chất thực vật và chất chống ô –xy hóa hữu hiệu đã được chứng minh là có thể chống ung thư. Năm loại thực phẩm có hàm lượng lycopene cao nhất trong một cup gồm:[5]
    • Ổi: 8587 uq
    • Dưa hấu: 6889 uq
    • Cà chua: 7298 uq
    • Đu đủ: 2651 uq
    • Bưởi: 2611uq
  6. Ăn đậu nành nhiều hơn. Chất isoflavone trong đậu nành có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.[5] Bạn có thể tăng lượng đậu nành trong thực đơn với đậu nành Nhật Bản, sữa đậu nành hoặc đậu phụ.
  7. Bổ sung a-xít béo omega-3 trong chế độ ăn. A-xít béo omega-3 có trong nhiều loại cá và hải sản như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá vược. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 có tác dụng chống lại ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.[6]
  8. Giữ đủ nước cho cơ thể. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để phòng ngừa các căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón và sỏi thận gây nên tình trạng tiểu không tự chủ. Bạn cũng nên cân nhắc uống phần lớn lượng chất lỏng vào ban ngày và hạn chế uống vào buổi tối trước khi ngủ.
  9. Tập đi tiểu theo giờ. Nếu lo ngại tình trạng tiểu không tự chủ phát triển, bạn có thể rèn luyện bàng quang ở một mức độ nào đó. Đặt ra giờ đi tiểu nhất định trong ngày. Đây là một cách để rèn luyện bàng quang, giúp tránh tình trạng tiểu không tự chủ.
  10. Tránh những thức ăn và nước uống gây són tiểu. Các chất có thể dẫn đến tiểu không tự chủ gồm chất cồn, caffeine, thức ăn chua, cay, đường hoặc chất ngọt nhân tạo.[7]
    • Cồn có tính lợi tiểu, một chất khiến cơ thể mất nước. Nó cũng gây kích thích bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ. Cố gắng hạn chế lượng rượu bia uống vào trong khoảng một ly mỗi đêm nếu có.
    • Caffeine cũng là chất lợi tiểu. Nên dùng thức uống có chứa caffeine vào thời gian sớm trong ngày nếu có.
  11. Thử các bài tập Kegel. Các bài tập Kegel là một phương pháp tuyệt vời để ngăn ngừa tiểu không tự chủ nhờ việc tăng cường sức mạnh các cơ vùng đáy chậu. Học cách tập sao cho đúng có thể hơi phức tạp vì bạn phải tách biệt các cơ vùng chậu. Các cơ vùng chậu là các cơ bạn sử dụng khi cố gắng chặn dòng nước tiểu. Bạn sẽ nhìn thấy hoặc cảm thấy tinh hoàn nâng lên khi bạn siết chặt các cơ vùng chậu.[8]
    • Khi đã tách biệt các cơ vùng chậu, siết lại và giữ yên trong khi đếm đến 5, sau đó thả lỏng trong thời gian đếm đến 5. Chỉ tiêu của bài tập là lặp lại 10 lần, 3 lần một ngày.[8]
  12. Tránh thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu là một dược chất giúp thải trừ chất dịch thừa trong cơ thể. Thuốc này thường được chỉ định cho người mắc bệnh tim. Đáng buồn là nó có khuynh hướng gây tiểu không tự chủ. Có nhiều loại thuốc lợi tiểu: thiazide, loop, potassium-sparing, và quinazoline. Các thuốc lợi tiểu phổ biến bao gồm:[9]:
    • Thuốc lợi tiểu thiazide: Clorpres, Tenoretic, Thalitone, Capozide, Dyazide, Hyzaar, Lopressor HCT, Maxzide, và Prinzide.
    • Thuốc lợi tiểu loop: Lasix và Demadex.
    • Thuốc lợi tiểu potassium-sparing: Aldactazide, Aldactone, Dyazide, và Maxzide.
    • Thuốc lợi tiểu quinazoline: Zaroxolyn
    • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngưng uống thuốc đã được kê toa.
  13. Cân nhắc tránh các loại thuốc giãn cơ. Thuốc giãn cơ được chỉ định để điều trị một số dạng tổn thương cơ bắp. Không lạ gì khi thuốc này giúp thư giãn cơ thể đồng thời cũng gây tiểu không tự chủ. Các thuốc giãn cơ phổ biến bao gồm:[10]
    • Valium, Soma, Flexeril, Skelaxin, và Robaxin.
    • Thuốc an thần (sedative) cũng có thể gây tiểu không tự chủ.
  14. Xác định các thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây són tiểu. Thuốc điều trị cao huyết áp được sử dụng để giảm huyết áp. Thuốc điều trị cao huyết áp có thể là hợp chất của nhiều loại thuốc lợi tiểu khác nhau. Nếu đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp, bạn hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc không có tác dụng phụ gây tiểu không tự chủ. Các thuốc lợi tiểu phổ biến bao gồm:[11]
    • Moduretic, Minizide, Monopril HCT, và Accuretic.

Điều trị tiểu không kiểm soát tràn đầy (overflow incontinence)[sửa]

  1. Để ý các triệu chứng của bệnh tiểu không kiểm soát tràn đầy. Tiểu không kiểm soát tràn đầy xảy ra do sự tắc nghẽn lối thoát của bàng quang, dẫn đến “tràn đầy” và gây són tiểu. U xơ tuyến tiền liệt (BPH) là nguyên nhân hàng đầu vì tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép lên niệu đạo. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây nên các triệu chứng này, trong đó gồm:[12]
    • Số lần đi tiểu tăng
    • Tiểu ngập ngừng (khó khăn khi tiểu mặc dù có nhu cầu)
    • Tiểu đêm (đi tiểu ban đêm nhiều lần)
    • Dòng nước tiểu yếu
    • Nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại (UTIs)
    • Tiểu không tự chủ
    • Thỉnh thoảng bị bí tiểu (không tiểu được)
  2. Đến bác sĩ khám. Mặc dù u xơ tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu không kiểm soát tràn đầy, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Bạn nên đến bác sĩ và mô tả các triệu chứng để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
    • Một khối u trong bàng quang hoặc tuyến tiền liệt cũng có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát tràn đầy, do đó bác sĩ sẽ thực hiện khám sàng lọc để loại trừ các khả năng đó. Các xét nghiệm sẽ bao gồm xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong máu, kiểm tra trực tràng (DTE) để thăm dò các bất thường của tuyến tiền liệt, và/ hoặc nội soi bàng quang (một ống được đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo để kiểm tra liệu có khối u không). Nếu phát hiện ra khối u trong bất cứ trường hợp nào, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết để xác định khối u đó là lành tính hay ác tính.
  3. Xác định các loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát tràn đầy. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về các loại thuốc bạn đang dùng, vì một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ gây ra chứng tiểu không kiểm soát tràn đầy. Các loại thuốc lợi tiểu điều trị bệnh tim mạch, thuốc an thần và thuốc giãn cơ là những loại thuốc phổ biến gây ra các vấn đề tiểu không tự chủ. Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ và thuốc điều trị cao huyết áp cũng có liên quan đến chứng tiểu không kiểm soát tràn đầy.[13]
    • Bởi vì các loại thuốc này được chỉ định để điều trị các vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với chứng són tiểu, bạn không bao giờ được ngừng các loại thuốc đã được kê toa trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
    • Tuy không phải là thuốc, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà, chất cồn và vitamin B hoặc C cũng có thể dẫn đến chứng tiểu không kiểm soát tràn đầy. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có quá nhiều vitamin B và/hoặc C không.
  4. Hỏi về các loại thuốc điều trị chứng tiểu không kiểm soát tràn đầy. Đối với các trường hợp u xơ tuyến tiền liệt (BPH) ở mức nhẹ và trung bình, có nhiều loại thuốc được kê toa để kiểm soát các triệu chứng như:[12]
    • Nhóm thuốc ức chế alpha như Hytrin, tuy không thực sự thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, nhưng có thể làm giảm các triệu chứng trong vòng vài tuần.
    • Nhóm thuốc ức chế 5-alpha-reductase như Avodart có tác dụng thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt nhưng có thể không cải thiện các triệu chứng cho đến sáu tháng sau.
    • Cialis, mặc dù vốn được dùng để điều trị rối loạn cương dương (ED) nhưng cũng giúp cải thiện các triệu chứng BPH.
    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc kết hợp Avodart và Hytrin để có được cả hai tác dụng. Đây là cách điều trị thông dụng, an toàn và hiệu quả để kiểm soát chứng tiểu tiện không kiểm soát tràn đầy.
  5. Cân nhắc lựa chọn phẫu thuật trong các trường hợp nặng. Cắt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo (TURP) là một thủ thuật tối ưu để thông tắc lối ra niệu đạo do sự phì đại của tuyến tiền liệt gây cản trở bàng quang trút nước tiểu ra ngoài. Kỹ thuật này dùng một ống nội soi đưa vào niệu đạo và nạo hoặc cắt bỏ mô tuyến tiền liệt dư thừa xâm lấn niệu đạo.[14]
    • Thủ thuật này có thể dùng bất cứ phương tiện nào, từ tia lazer hoặc sóng vi ba đến kim xuyên niệu đạo hoặc kỹ thuật bay hơi chọn lọc hình ảnh. Đây là thủ thuật ít xâm lấn và được thực hiện như một phương pháp điều trị trong nhiều trường hợp.[14]
    • Có thể cần phẫu thuật lần thứ hai sau khoảng mười năm do sự phát triển lại của mô.[14]

Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức (stress incontinence)[sửa]

  1. Xác định các triệu chứng của tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (còn gọi là són tiểu do tăng áp lực ổ bụng) thường liên quan nhiều đến tình trạng rỉ nước tiểu hơn vô số các triệu chứng liên quan đến tiểu không kiểm soát tràn đầy. Bạn có thể nhận thấy nước tiểu són ra khi cười, ho, hắt xì, chạy bộ hoặc nâng nhấc vật nặng.[15]
  2. Xác định các nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Áp lực gia tăng lên bàng quang do béo phì hoặc mang thai là nguyên nhân thường gặp nhất. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức cũng có thể xảy ra vì thiếu áp lực co thắt bàng quang do các biến chứng sau phẫu thuật. Các phẫu thuật thường liên quan đến biến chứng này gồm phẫu thuật tuyến tiền liệt và cắt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo (TURP).[16]
    • 10 – 20% ca phẫu thuật TURP dẫn đến biến chứng tiểu không kiểm soát khi gắng sức, và tỷ lệ cao hơn trong phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.[16]
  3. Đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và làm một số xét nghiệm để xác định phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn. Đối với bệnh nhân béo phì, có thể cần xét nghiệm tìm rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như các bệnh lý tuyến giáp tiềm ẩn có thể là nguyên nhân gây tăng cân.[16]
  4. Giảm cân. Nếu bác sĩ kết luận rằng cân nặng của bạn gây áp lực không cần thiết lên bàng quang, họ có thể đề nghị bạn giảm cân như một cách điều trị chính cho căn bệnh này.
    • Quá trình này sẽ bao gồm chuyển sang chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, kết hợp với tập luyện đều đặn. Bạn có thể tìm thêm thông tin ở bài viết "Cách để giảm cân" "Cách để ăn uống lành mạnh".
    • Bạn có thể cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên riêng để lập kế hoạch tốt nhất, lành mạnh nhất giúp bạn giảm cân.
  5. Tập luyện các bài tập Kegel. Tuy chủ yếu được biết là giúp phụ nữ cải thiện các cơ đáy chậu sau khi mang thai, các bài tập Kegel cũng có thể giúp nam giới cải thiện chứng tiểu không kiểm soát do gắng sức. Thực hiện bài tập này bằng cách siết chặt các cơ kiểm soát quá trình bài tiết. Đầu tiên bạn có thể tập luyện bằng cách ngừng tiểu giữa chừng để biết động tác siết chặt là như thế nào khi thực sự thực hành lúc không đi tiểu.[8]
    • Từ từ siết các cơ trong thời gian đếm đến 5, sau đó từ từ thả lỏng cũng trong thời gian đếm đến 5. Thực hiện động tác này 10 lượt, mỗi ngày tập 3 lần.[8]
  6. Cân nhắc về lựa chọn phẫu thuật giảm cân. Với người béo phì bệnh lý, bác sĩ có thể đề nghị đặt đai thắt dạ dày hoặc các lựa chọn phẫu thuật giảm cân khác. Một nghiên cứu cho thấy 71% bệnh nhân giảm trên 18 điểm chỉ số khối cơ thể (BMI) nhờ phẫu thuật thắt dạ dày đã có lại khả năng kiềm chế tiểu trong vòng một năm sau phẫu thuật.[17]

Điều trị tiểu không kiểm soát do bàng quang thần kinh (neurogenic bladder incontinence)[sửa]

  1. Xác định nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát do hội chứng bàng quang thần kinh. Quá trình bài tiết nước tiểu xảy ra khi các dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu lên não và từ não xuống, ra lệnh cho các cơ bàng quang và các vùng xung quanh co thắt và thả lỏng. Nếu bạn bị rối loạn thần kinh – cơ, chẳng hạn như chứng đa xơ cứng (MS), các tín hiệu này có thể bị gián đoạn, gây nên hội chứng bàng quang thần kinh. Người vừa bị đột quỵ cũng có thể bị hội chứng bàng quang thần kinh nếu các cơ ở bàng quang chịu trách nhiệm co thắt và thả lỏng bị ảnh hưởng.[18]
  2. Đến gặp bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân có hội chứng bàng quang thần kinh đều đã quen với các nguyên nhân tiềm ẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tổng quan về các lựa chọn trong việc điều trị, đồng thời giúp bạn cân nhắc phương pháp nào là tốt nhất đối với trường hợp cụ thể của bạn.
  3. Thử dùng liệu pháp thể chất – tâm lý. Còn gọi là bài tiết theo giờ, liệu pháp thể chất – tâm lý kết hợp giữa sức mạnh ý chí và việc tập luyện để giúp điều trị chứng tiểu không tự chủ.[18] Liệu pháp này kết hợp giữa các bài tập Kegel (mô tả trong phần điều trị chứng tiểu không kiểm soát khi gắng sức) và ghi nhật ký bài tiết để giúp bạn tránh các cơn tiểu không tự chủ trước khi chúng xảy ra.[18]
    • Nhật ký bài tiết là việc ghi lại hàng ngày số lượng chất lỏng uống vào, số lần đi tiểu, số lượng nước tiểu và các lần bị són tiểu. Bạn có thể dùng ghi chép này để xác định những lúc bạn cần ở gần toa lét cũng như những khi bạn nên bắt buộc mình đi tiểu để hạn chế các cơn tiểu không tự chủ.[18]
  4. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc có thể lựa chọn. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc cho các cơ thắt bàng quang để giúp chữa trị chứng bàng quang thần kinh, nhưng vẫn có một số thuốc có thể giúp giảm hoặc tăng sự co thắt cơ.[18] Bác sĩ sẽ xác định một trong các nhóm thuốc có thể điều trị trường hợp cụ thể của bạn.
  5. Bàn với bác sĩ về các lựa chọn phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, tùy vào nguyên nhân tiềm ẩn gây hội chứng bàng quang thần kinh của bạn. Bác sĩ có thể bàn về:[18]
    • Liệu pháp kích thích điện, bao gồm các điện cực và một thiết bị kích thích nhỏ được cấy ghép để giúp đưa đi các tín hiệu bị gián đoạn do các dây thần kinh bị thương tổn.
    • Cơ vòng nhân tạo, là một vòng gắn vào cổ bàng quang và hoạt động kết hợp với một thiết bị bơm được cấy ghép và bóng điều chỉnh để thu nước tiểu.

Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt (overactive bladder)[sửa]

  1. Xác định các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một hội chứng dẫn đến nhu cầu đi tiểu cấp kỳ không thể dừng.[19] Các triệu chứng thường gặp bao gồm:[19]
    • Tiểu gấp (triệu chứng chủ yếu)
    • Tiểu gấp không kiểm soát (không kịp vào nhà vệ sinh)
    • Tiểu lắt nhắt nhiều lần và tiểu đêm (thức dậy ban đêm đi tiểu)
  2. Đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn chính thức chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt như một nguyên nhân tiềm ẩn. Chỉ có 2% nam giới mắc chứng bàng quang tăng hoạt có triệu chứng tiểu không kiểm soát, do đó bác sĩ cần phải xem xét mọi nguyên nhân tiềm tàng khác.[19]
    • Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, thậm chí có thể nội soi trong các trường hợp phức tạp.[19]
    • Kết quả cũng cho thấy sự tăng hoạt của cơ bàng quang ở vách bàng quang.[19]
  3. Đi tiểu theo giờ. Phương pháp điều trị gồm liệu pháp hành vi với chế độ đi tiểu theo giờ. Chế độ đi tiểu theo giờ gồm đi tiểu cách các khoảng thời gian nhất định – ví dụ, cứ mỗi bốn giờ đi một lần - cho dù bạn không thực sự muốn đi tiểu.
    • Đây là một chế độ luyện tập bàng quang, một hình thức của liệu pháp nhận thức – hành vi. Bạn hãy cố gắng luyện tập bàng quang trút nước tiểu vào các thời gian nhất định để ngăn ngừa tiểu không tự chủ.
    • Một báo cáo gần đây cho thấy liệu pháp hành vi phản hồi sinh học (tiểu theo giờ) được chứng minh là tốt hơn dược lý trị liệu với oxybutynin hoặc dùng giả dược ở các bệnh nhân đang điều trị tình trạng bất ổn định cơ chóp.[20]
    • Phản hồi sinh học là liệu pháp trong đó bệnh nhân được gắn một số điện cực để đo các phản hồi sinh lý vô thức, chủ quan của họ. Với phương pháp này bệnh nhân có thể thấy cơ thể mình có phản hồi sinh học (như buồn tiểu và chú ý đến nhu cầu của mình) chống lại với “báo động giả”. Khả năng thấy được dữ liệu thực sự hơn là phán đoán sẽ giúp họ đánh giá những tín hiệu của cơ thể.
  4. Hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể sử dụng. Có một số phương pháp can thiệp thuốc men, đặc biệt là Ditropan, với liều lượng 5 mg, mỗi ngày hai lần. Các liệu pháp kết hợp hành vi, thuốc men và phản hồi sinh học được áp dụng phổ biến.[19]

Lời khuyên[sửa]

  • Khuyến khích lối sống lành mạnh hơn luôn là một ý tưởng tốt – lối sống không thuốc lá, động thời kết hợp vận động và chế độ dinh dưỡng cân bằng – cũng có thể ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cnn.com/2011/HEALTH/03/21/worse.incontinence.health/index.html
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/basics/causes/CON-20037883
  3. http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/NutritionCenter/HealthyDietGoals/Suggested-Servings-from-Each-Food-Group_UCM_318186_Article.jsp
  4. Pamela Christudos, R Selvakumar, Joseph, Fleming. Zinc Status in Patients With Benign Prostatic Hyperplasia and Prostatic Carcinoma, Indian Journal of Urology 2011 Jan-March 27 (1) 14-18
  5. 5,0 5,1 http://www.cancer.org/cancer/prostatecancer/detailedguide/prostate-cancer-new-research
  6. Zhennen, Gu, Janel Suburu, Haigin, Chin et al Mechanism of Action of Omega Poly usaturated Fatty Acids in Prostate Cancer Prevention, Biomedical Resident International 2013 824563 May 23 doi 1155/2013/824563
  7. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0001517/
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/kegel-exercises-treating-male-urinary-incontinence
  9. http://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/diuretics-for-high-blood-pressure
  10. http://www.webmd.com/back-pain/muscle-relaxants-for-low-back-pain
  11. http://www.health.harvard.edu/newsletters/Harvard_Womens_Health_Watch/2009/August/Medications-for-treating-hypertension
  12. 12,0 12,1 Jonathan L Edwards MD Diagnosis and Management of Benign Prostatic Hyperplasia American Family Physician, 2008 May 1577 (10) 1403-1410
  13. http://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/4-medications-that-cause-or-worsen-incontinence
  14. 14,0 14,1 14,2 Ravi Kacker, Stephen B Williams EndoUrologic Procedures for Benign Prostatic Hyperplasia, Urology Journal71-176.
  15. http://www.webmd.com/women/tc/kegel-exercises-topic-overview
  16. 16,0 16,1 16,2 Daniel Elliot, Landon Trost Male Stress Incontinence : A Review of Surgical Treatment Options and Outcomes Advanced Urology 2012 May 8 101155 /2012/287489
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17978117
  18. 18,0 18,1 18,2 18,3 18,4 18,5 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-neurogenic-bladder/urology_treatment
  19. 19,0 19,1 19,2 19,3 19,4 19,5 http://emedicine.medscape.com/article/459340-overview
  20. Cardozo, LD, Biofeedback in Overactive Bladder, Urology 2005, May 55( 5A Supp) 24-28 Dis.